Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cái Trống Thiếc
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trên Tấm Thảm Xơ Dừa
P
hải, vào cái ngày tôi vừa kể lại đó, Oskar đã đem lại cho Klepp đầy đủ lý do để ra khỏi giường. Hắn hoan hỉ tung hê mớ chăn nệm hôi hám mốc meo; hắn cho phép nước máy chảy tràn trên người hắn, hắn là một con người mới thuộc dạng lúc nào cũng sôi nổi hô "A-lê, hấp!" và "Thế giới là của chúng ta!". Vậy mà bây giờ, khi mà đến lượt Oskar được ưu tiên nằm lì trên giường, tôi lại nghĩ thế này: Klepp đang cố trả miếng tôi, hắn đang tim cách đẩy bật tôi ra khỏi cái giường cũi của bệnh viện tâm thần này vì tôi đã khiến hắn phải rời khỏi cái giường kiêm bếp nấu spaghetti của hắn.
Mỗi tuần một lần, tôi phải chịu đựng cuộc đến thăm của hắn, nghe những thuyết giảng về jazz và tuyên ngôn âm nhạc- cộng sản của hắn. Trong những ngày nằm lì trên giường, với tư cách là một kẻ bảo hoàng, hắn đã một lòng một dạ với hoàng gia Anh, thế mà tôi vừa tách rời hắn khỏi cái giường và trường phái kèn túi Elisabeth, hắn liền trở thành một đảng viên đóng nguyệt phí đều đặn. Vừa uống bia và nhậu dồi tiết, hắn vừa rao giảng cho những con người vô thưởng vô phạt đứng tựa ở quầy chăm chú nghiên cứu các nhãn chai về những lợi ích của cố gắng tập thể, của một ban nhạc jazz làm việc toàn phần, của một nông trường tập thể Xô-viết.
Vào thời chúng tôi, một kẻ mơ mộng chẳng thể làm được nhiều nhặn gì. Một khi ra khỏi cái giường chở che, Klepp có thể trở thành một tovarich, thậm chi một tovarich bất hợp pháp, bởi thế lại càng thêm phần hấp dẫn. Jazz là tôn giáo thứ hai trong tầm khả năng của hắn. Ba nữa, vốn được rửa tội theo Tin Lành, hắn có thể cải giáo thành tín đồ đạo Thiên Chúa.
Cần phải thừa nhận là Klepp tỉnh táo: hắn để ngỏ các con đường vào mọi tôn giáo. Sự thận trọng, da thịt đầy đà bóng bẩy của hắn và một ý thức hài hước tồn tại được nhờ sự tán thưởng đã tạo cho hắn một bí quyết ranh ma để kết hợp những giáo huấn của Cách mạng với huyền thoại jazz. Nếu một ngày kiạ, tình cờ hắn gặp một linh mục cánh tả thuộc loại linh mục-công nhân, nhất là nếu ông ta có một bộ đĩa nhạc Dixieland, quý vị sẽ thấy một tay Cách mạng mê nhạc jazz đến chịu thánh lễ vào ngày chủ nhật, đem cái mùi thân thể mô tả trên đây của hắn hòa với hương thơm của một nhà thờ lớn Tân Gô-tích.
Trấn giữa tôi và một số phận như vậy là cái giường này, mà Klepp đang tìm cách nhử tôi thoát ra bằng những hứa hẹn chộn rộn tình yêu đời, hắn liên tiếp, gửi hết kiến nghị này đến kiến nghị khác đến toà án và cộng tác mật thiết với luật sư của tôi để yêu cầu một phiên xử mới: hắn muốn Oskar được trắng án, được trả tự do - hắn muốn người ta cho tôi xuất viện - chỉ vì lý do duy nhất là hắn thèm muốn cái giường của tôi.
Mặc dù thế, tôi vẫn không hề hối tiếc là trong thời gian trọ ở cán hộ của Zeidler, tôi đã biến một người bạn nằm dài thành một người bạn đứng, khoa tay giậm chân và thậm chí thi thoảng còn chạy nữa. Ngoài những giờ trầm tư dành cho Xơ Dorothea, đời sống riêng của tôi hiện nay hoàn toàn vô tư lự. "Này Klepp," tôi vỗ vai hắn, "chuyện lập ban nhạc jazz ấy ra sao rồi?" Thế là hắn bèn xoa cái bướu của tôi mà hắn cưng gần bằng cái bụng của hắn. "Oskar và tôi," hắn thông báo với toàn thế giới, "chúng tôi sắp lập một ban nhạc jazz. Chúng tôi chỉ còn thiếu một tay ghi-ta cừ mà khi cần có thể chơi cả băng-jô luôn."
Hắn có lý. Chỉ trống và sáo thì chưa đủ, cần có thêm một nhạc cụ giai điệu thứ hai. Một công-Crờ- bát gẩy, xét về phương diện thuần túy thị giác, cũng khả dĩ nhưng người chơi đâu có dễ kiếm. Cho nên chúng tôi ráo riết lùng một nhạc công ghi-ta. Chúng tôi đi xem phim thường xuyên, chụp ảnh mỗi tuần hai lần như tôi đã kể và vừa nhậu bia với dồi tiết và hành vừa làm đủ mọi trò ngu xuẩn với những tấm ảnh hộ chiếu của mình. Chính vào đận ấy, Klepp đã gặp cô nàng Ilse tóc đỏ của hắn, quá nhẹ dạ tặng cô ta tấm ảnh và chỉ vì vậy mà phải cưới cô ta. Nhưng chúng tôi vẫn không tìm được người chơi ghi-ta.
Trong thời gian làm mẫu vẽ, tôi đã thu lượm được một số kiến thức về thành phố cổ Düssendorf với những ô cửa sổ tròn, những mùi phó-mát, mù-tạc và bia, với cái ấm cúng đặc trưng vùng Hạ Rhine của nó, nhưng chỉ với Klepp, tôi mới trở nên thân quen với nó. Chúng tôi tìm người chơi ghi-ta ở khắp vùng xung quanh Nhà thờ Thánh Lambert, ở mọi quán bar và đặc biệt là ở tiệm Kỳ Lân phố Ratinger- Strasse, vì Bobby, người đứng đầu ban nhạc khiêu vũ ở dó, thỉnh thoảng vẫn để chúng tôi hoà sáo và trống cùng họ: anh ta thán phục ngón trống của tôi, tuy anh ta cũng là một nhạc công bộ gõ không xoàng mặc dù thiếu một ngón ở bàn tay phải.
Chúng tôi không tìm được tay ghi-ta nào ở tiệm Kỳ Lân, nhưng tôi đã có một số cơ hội thực hành. Với kinh nghiệm hồi ở đoàn văn công tiền tuyến, lẽ ra tôi đã có thể nhanh chóng quen tay trở lại nếu thỉnh thoảng Xơ Dorothea không làm tôi lỡ nhịp.
Phân nửa những ý nghĩ của tôi vẫn hướng về nàng. Thế cũng được nếu như nửa còn lại tập trung hoàn toàn vào cái trống. Nhưng sự thể lại xoay ra như vầy: những ý nghĩ của tôi bắt đầu với cái trống để rồi kết thúc với chiếc huy hiệu Chữ Thập Đỏ của Xơ Dorothea. Klepp đã xuất sắc bù đắp những hụt hẫng của tôi bằng tiếng sáo của hắn; song hắn lo lắng khi thấy tôi chìm đắm tới nửa trong suy tư. "Cậu đói à? Để tớ gọi ít dồi nhé?"
Con mắt của Klepp nhìn thấy một cơn đói cào cấu đằng sau mọi buồn khổ trên đời này. Mọi nỗi đau của con người - hắn tin thế - đều có thể chữa được bằng một suất dồi tiết. Dạo ấy, Oskar đã phải ngốn biết bao dồi tiết cùng những lát hành chiêu bằng bia để làm cho bạn Klepp tin rằng mình buồn vì đói chứ không phải vì Xơ Dorothea.
Thường thường cứ sáng sớm, chúng tôi rời căn hộ của Zeidler và ăn điểm tâm ở Khu phố cổ. Tôi thôi không đến Trường Mỹ thuật nữa trừ những khi cần tiền đi xem xi-nê. Nàng Thơ Ulla, giờ đây đã đính hôn lần thứ ba hay thứ tư với Lankes, không còn thời gian dành cho trường nữa vì Lankes đang có những đơn đặt hàng công nghiệp quan trọng đầu tiên của mình. Nhưng Oskar không thích ngồi mẫu mà không có Ulla, vì khi tôi làm mẫu một mình, bao giờ họ cũng bóp méo tôi khủng khiếp và vẽ tôi bằng những màu đen tối nhất. Và như vậy tôi giao phó mình trọn vẹn cho bạn Klepp của tôi. Tôi cũng có thể đến thăm Maria và bé Kurt, nhưng căn hộ ấy không mang bình yên lại cho tôi: me-xừ Stenzel, sếp và lão bồ có vợ của nàng, luôn luôn có mặt ở đó.
Một hôm vào đầu mùa thu năm 1949, Klepp và tôi rời phòng mình và gặp nhau ở hành lang, gần cánh cửa lắp kính mờ. Chúng tôi đã sắp sửa ra khỏi căn hộ thì Zeidler mở hé cửa phòng khách và gọi chúng tôi.
Ông đẩy một cuộn thảm lớn nhưng hẹp ngang và muốn nhờ chúng tôi giúp ông rải trong hành lang. Đó là một tấm thảm xơ dừa dài tám mét hai mươi nhưng hành lang chỉ dài có bảy mét bốn mươi lăm. Klepp và tôi phải cắt đi bảy mươi lăm phân thừa ra. Chúng tôi phải ngồi bệt để làm việc đó vì cắt xơ dừa đâu phải chuyện dễ. Khi chúng tôi cắt xong thì tấm thảm lại hụt mất hai phân nhưng bề ngang thì vừa khít. Tiếp đó, Zeidler nói là ông không cúi xuống được nên nhờ chúng tôi đóng đinh để cố định tấm thảm trên sàn. Oskar nảy ra sang kiến là vừa đóng đinh vừa kéo căng thảm ra, nhờ đó bù lấp được chỗ hụt chỉ còn hở tí chút không đáng kể. Chúng tôi dùng đinh đầu bẹt và rộng vì đầu nhỏ dễ tuột qua mắt dệt thô của xơ dừa. Cả Oskar lẫn Klepp đều không lần nào nện búa phải ngón cái mình. Tuy nhiên, chúng tôi có làm quằn một số đinh, nhưng đó không phải lỗi tại chúng tôi mà do chất lượng đinh kém - số đinh này lấy từ đống dự trữ của Zeidler, nghĩa là được chế tạo trước cuộc cải cách tiền tệ. Khi đã cố đinh được nửa tấm thảm, chúng tôi đặt búa xuống bắt chéo nhau và tia về phía Con Nhím đang giám sát công việc của chúng tôi một cái nhìn tuy không đòi hỏi một cách trắng trợn nhưng lộ rõ vẻ thèm khát, ông liền biến vào phòng ngủ kiêm phòng khách của mình và trở lại với một chai rượu shnaps cùng ba trong bộ ly uống rượu trứ danh của mình. Chúng tôi nâng ly chúc cho sự lâu bền của tấm thảm. Cạn ly thứ nhất xong, chúng tôi nhận xét - lại với giọng thèm muốn hơn là đòi hỏi - rằng cái giống xơ dừa này đến là mau làm người ta khát khô cổ. Tôi dám chắc rằng những cái ly này hẳn sẽ vui sướng có cơ hội được chứa schnaps mấy lần liền trước khi bị một cơn thịnh nộ quen thuộc của Con Nhím biến thành thủy tinh vụn. Khi Klepp vô ý đánh rơi một chiếc ly xuống thảm, nó chẳng những không vỡ mà thậm chí không phát ra một âm thanh nào. Tất cả chúng tôi đều trầm trồ ca ngợi tấm thảm. Khi bà Zeidler, từ nãy vẫn đứng ở cửa phòng khách kiêm phòng ngủ xem chúng tôi làm, phụ họa với chúng tôi khen tấm thảm xơ dừa có khả năng bảo vệ được những chiếc ly rơi khỏi hư hại, thì Con Nhím liền nổi đóa. Ông giậm chân trên phần thảm chưa được đóng đinh cố định, vớ lấy ba chiếc ly và biến vào phòng ngủ kiêm phòng khách. Tủ ly lanh canh - ông đang lấy thêm ly: ba cái chưa đủ - và một lát sau, Oskar nghe thấy tiếng nhạc quen thuộc và mường tượng ra cái bếp lò gạch men nhà Zeidler, tám cái ly uống rượu vỡ tan dưới cửa gang của nó, Zeidler cúi xuống lấy chổi và xẻng hót bụi, Zeidler hót sạch tất cả những gì Con Nhím đập phá. Bà Zeidler vẫn đứng ở cửa phòng trong khi những chiếc ly loảng xoảng, choang choang đằng sau bà. Bà rất quan tâm đến công việc của chúng tôi; trong khi Con Nhím đang lôi đình thịnh nộ thì chúng tôi lại cầm búa lên. Ông không quay trở lại, nhưng ông đã để lại chai schnaps. Thoạt đầu, chúng tôi hơi bối rối khi luân phiên nhau tu rượu thẳng từ chai trước mặt bà Zeidler. Nhưng bà gật đầu với chúng tôi một cái đầy vẻ thân thiện, khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái; tuy nhiên, chúng tôi không hề nghĩ đến chuyện đưa chai mời bà tợp một hớp. Dù sao, chúng tôi cũng đã hoàn thành công việc tươm tất, đinh đóng cách nhau đều đặn. Khi Oskar quai búa ngay bên ngoài phòng của Xơ Dorothea, những ô kính mờ cứ mỗi nhát lại kêu lanh tanh. Điều đó làm hắn đau nhói, đến nỗi có lúc phải buông búa xuống. Nhưng khi qua khỏi cánh cửa kính mờ, hắn và cả cái búa đều cảm thấy dễ chịu hơn.
Mọi sự đều phải đi đến kết thúc và chuyện cái thảm dài này cũng vậy. Những cái đinh đầu to bẹt chạy từ đầu này đến đầu kia, lút sâu vào ván sàn đến tận cổ, chỉ nhú đầu trên mặt xơ dừa xoắn rối, lờm xờm. Hài lòng với bản thân, chúng tôi diễu qua diễu lại trong hành lang, thích thú với chiều dài của tấm thảm, tấm tắc tự khen về công việc của mình, nhân tiện nhấn mạnh rằng trải và cố định một tấm thảm như thế này với cái bụng rỗng trước khi điểm tâm đâu phải là chuyện dễ. Cuối cùng, chúng tôi cũng đạt mục đích: bà Zeidler mạo hiểm bước lên tấm thảm mới toanh, trinh nguyên, đi vào bếp rót cà-phê và tráng mấy quả trứng cho chúng tôi. Chúng tôi ăn trong phòng tôi. Bà Zeidler lật đật đi khỏi: đã đến giờ bà phải đến văn phòng Mannesmann làm việc. Chúng tôi để ngỏ cửa, vừa nhai vừa chiêu cái mệt của mình bằng cách ngắm công trình của mình, tấm thảm xơ chạy dài tới chúng tôi như một dòng sông.
Tại sao lại lắm lời thế về một tấm thảm rẻ tiền chỉ có đôi chút giá trị trao đổi trước cuộc cải cách tiền tệ? Câu hỏi đặt ra là có lý. Oskar đã đón trước và xin trả lời: chính trên tấm thảm dài này, đêm hôm sau, Oskar đã gặp Xơ Dorothea lần đầu tiên.
Khi tôi trở về nhà, bụng đầy bia và dồi tiết, chắc đã gần nửa đêm. Tôi đã để Klepp ở lại Khu phố cổ tiếp tục tìm người chơi ghi-ta. Tôi rờ thấy lỗ khóa căn hộ Zeidler, tìm thấy tấm thảm dài trong hành lang, tìm thấy dường qua trước cánh cửa lắp kính mờ tối om tới phòng mình và, sau khi cởi bỏ quần áo ngoài, tìm thấy giường mình. Tôi không tìm thấy bộ đồ ngủ, nó ở trong chậu giặt nhà Maria, thay vì tôi tìm thấy mảnh thảm thừa ra mà chúng tôi đã cắt bỏ, đặt nó xuống cạnh giường, rồi nằm lên giường nhưng chẳng tìm đâu thấy giấc ngủ.
Khỏi, cần phải kể với quý vị những gì Oskar đã nghĩ hoặc không phải đích thực là nghĩ mà chỉ vần vò trong đầu trong khi hắn không tìm thấy giấc ngủ. Giờ đây, tôi nghĩ tôi đã phát hiện ra lý do khiến tôi mất ngủ. Trước khi lên giường, tôi đã đứng chân không trên tấm thảm giường mới, tức là cái miếng dư cắt từ tấm thảm dài. Xơ dừa đâm qua làn da trần và luồn vào mạch máu thành thử sau khi đã nằm một hồi lâu, tôi vẫn cảm thấy như mình đang đứng trên xơ dừa và vì thế không tài nào ngủ được; bởi vì không gì rấm rứt, làm khó ngủ và kích thích suy nghĩ bằng đứng chân không trên một chiếc chiếu xơ dừa.
Hồi lâu sau nửa đêm, Oskar vẫn ở trạng thái vừa đứng trên thảm vừa nằm trên giường. Vào quãng ba giờ sáng, hắn nghe thấy tiếng một cánh cửa rồi một eánh cửa nữa. Có lẽ, tôi nghĩ, đó là Klepp trở về không kiếm được tay ghi-ta nào nhưng bụng thì đầy dồi tiết. Tuy nhiên tôi biết không phải Klepp đã mở cánh cửa thứ nhất rồi cánh cửa tiếp theo. Giả dĩ, tôi nghĩ, mày đã nằm không chán chê trên giường cho xơ dừa cắn gan bàn chân rồi, thôi thì cứ ra béng khỏi giường đứng thực sự trên thảm xơ cạnh giường chứ không phải trong tưởng tượng nữa xem sao. Oskar làm đúng như thế. Và đây là những hậu quả. Vừa chạm gan bàn chân vào thảm, cái mảnh bảy lăm phân ấy liền nhắc tôi nhớ đến gốc gác của nó là tấm thảm dài bảy mét bốn mươi ba phân ngoài hành lang. Phải chăng vì tôi thương cái miếng dư thừa bị cắt rời này hay vì tôi đã nghe thấy tiếng mở cửa và đoán là Klepp song lại không tin vậy? Oskar trần truồng, bởi lúc vào giường không tìm thấy bộ đồ ngủ, cúi xuống, mỗi tay túm lấy một đầu miếng thảm, dạng hai chân ra cho đến khi hắn không còn đứng trên thảm nữa mà lạ trên sàn, kéo mảnh thảm bảy lăm phân lên phía trước tấm thân trần một mét hai mốt của hắn. Như vậy là che được tươm tất sự lõa lồ, nhưng từ đầu gối đến vai lại nằm trong vùng ảnh hưởng của xơ dừa. Và ảnh hưởng ấy càng tăng lên khi hắn rời căn phòng tối om với tấm lá chắn xơ dừa để ra hành lang cũng tối om và đặt chân lên tấm thảm mẹ.
Ư, nếu tôi có bước vội đi đến nơi duy nhất không có xơ dừa dưới sàn là buồng vệ sinh để tìm sự an toàn, thì có gì là lạ?
Nơi này cũng tối như ngoài hàng lang hoặc trong phòng Oskar, ấy thế mà cũng có người: một tiếng kêu khẽ, giọng nữ, chứng tỏ điều đó. Tấm ‘da’ xơ dừa của tôi đụng phải đầu gối một người ngồi. Khi thấy tôi không hề nhúc nhích để rời buồng vệ sinh - vì đằng'sau tôi là sự đe dọa của xơ dừa - người ngồi đó bèn cố đẩy tôi ra. “Ông là ai? Ông muốn gì? Ông đi đi!” Đó không thể là giọng của bà Zeidler, Có một cái gì rền rĩ trong mấy tiếng “Ông là ai?” ấy.
“Vậy ra là Xơ Dorothea, Xơ thử đoán xem là ai nào,” tôi đánh liều lấy giọng đùa cợt hòng giảm nhẹ cái hoàn cảnh gặp gỡ oái ăm của chúng tôi. Nhưng nàng chẳng có bụng dạ nào mà đoán. Nàng đứng dậy, vươn tay ra về phía tôi trong bóng tối, định đẩy tôi ra ngoài hành lang, nhưng nàng nhằm quá cao, vào khoảng không trên đầu tôi. Nàng chỉnh cho thấp xuống, nhưng lần này vần không trúng tôi mà đụng phải cái tạp-dề xơ dừa của tôi. Nàng lại thốt ra một tiếng kêu khe khẽ - Ôi, tại sao đàn bà cứ phải kêu luôn mồm thế nhỉ? Có vẻ như Xơ Dorothea đã tưởng lầm tôi là kẻ nào đó vì nàng bắt đầu run cầm cập và thì thào: “Ôi trời, quỷ sứ!” Tôi bật ra một tiếng cười khẽ không kìm nổi nhưng không có ác ý. Nhưng nàng lại nghĩ đó chính là tiếng cười gằn của quỷ sứ. Cái từ quỷ sứ làm tôi phật ý và khi nàng hỏi lại lần nữa với một giọng rất sợ hãi: “Ông là ai?” Oslar bèn đáp: “Ta là Xa-tăng đến thăm Xơ Dorothea đây!” Và nàng: “Ôi trời, tại sao vậy?”
Tôi từ từ nhập vai và Xa-tăng là người nhắc vở cho tôi: “Vì Xa-tăng phải lòng Xơ Dorothea!” “Không, không, không, tôi không muốn!” nàng kêu lên. Một lần nữa, nàng cố tìm cách thoát thân nhưng một lần nữa lại ôm chầm phải tấm lá chắn xơ dừa ma quỷ - chiếc áo ngủ của nàng chắc là rất mỏng. Mười ngón tay nàng cũng vớ phải đám rừng rậm cám dỗ và nàng bỗng ngã xỉu. Nàng ngã giúi về đằng trước. Tôi đỡ kịp nàng bằng chiếc áo thảm của mình, giữ được nàng ở tư thế thẳng đứng cho đến khi đi đến một quyết định phù hợp với vai trò Xa-tăng của mình. Tôi nhẹ nhàng và thận trọng đỡ nàng khuyu gối xuống nhưng không để cho chạm tới sàn gạch hoa lạnh của buồng vệ sinh, mà là trên tấm thảm dài ngoài hành lang. Đoạn tôi đặt nàng nằm ngửa trên thảm, đầu quay về hướng tây, tức là về phía phòng Klepp. Toàn bộ chiều dài mặt sau lưng nàng (nàng phải cao ít nhất là một mét sáu mươi) tiếp xúc với tấm thảm dàl. Tôi phủ lên nàng cùng một chất liệu ấy, nhưng tôi chỉ có trong tay bảy mươi lăm phân. Thoạt tiên, tôi đặt mép trên mảnh thảm dưới cằm nàng, nhưng như vậy, mép dưới lại xuống quá thấp, tới tận đùi nàng. Tôi phải nhích nó lên độ năm phân nữa; giờ thì nó phủ lên miệng nàng, nhưng còn để hở mũi để nàng thở. Nàng không chỉ thở, mà hổn hà hổn hên. khi Oskar nằm lên cái vừa nãy là thảm chân giường của hắn để cho hàng nghìn sợi xơ bắt đầu rung chuyển: thay vì tìm cách đụng chạm trực tiếp ngay với Xơ Dorothea, hắn muốn trước hết dựa vào tác động của xơ dừa đã. Một lần nữa hắn thử gợi chuyện, nhưng Xơ Dorothea vẫn còn đang hơi xỉu. Nàng chỉ thều thào: “Ôi trời, ôi trời” và cứ hỏi đi hỏi lại tên và gốc gác của Oskar. Có một thoáng rùng mình run rẩy giữa thảm dưới và thảm trên khi tôi xưng danh và phát âm hai tiếng Xa-tăng với một tiếng rít qua kẽ răng rất chi là Xa-tăng và cho biết địa chỉ của mình là Địa ngục kèm theo một vài động tác mô tả ngoạn mục. Đồng thời, tôi quẫy thật mạnh trên mảnh thảm chân giường của mình để cho nó tiếp tục chuyển động: những gì tai tôi nghe thấy chứng tỏ rành rành là xơ dừa đem đến cho Xơ Dorothea một cảm giác y hệt như cảm giác mà bột sủi đã gây cho Maria thân yêu của tôi năm xưa; điều khác biệt duy nhất là bột sủi đã giúp cho tôi giường cao cột buồm chiến thắng, còn ở đây, trên mảnh thảm xơ dừa, tôi đã thất bại nhục nhã: tôi không sao cắm neo được. Cậu bạn nhỏ của tôi, vào thời kỳ bột sủi cũng như sau đó, luôn luôn hiên ngang đứng thẳng, đầy quyết tâm và tham vọng, thì nay lại rũ đầu xuống; trên lớp xơ dừa đây, cu cậu cứ xun lại, mềm oặt, chẳng phản ứng gì. Cả những lập luận thuần tuý trí tuệ của tôi lần những tiếng thở dài và rên rĩ xen giữa những lời nài nỉ hổn hển “Nào, Xa-tăng, tới đi!” của Xơ Dorothea đều không thể kích động được cậu, Tôi cố an ủi nàng bằng những hứa hẹn. “Xa-tăng đang tới đây!” tôi nói bằng giọng rất Xa-tăng. Đồng thời, tôi đối thoại với tên Xa-tăng đã cư ngụ trong tôi từ buổi tôi chịu lẽ rửa tội. Tôi cự nự: Đừng có phá đám làm hỏng cuộc vui, Xa-tăng. Tôi khẩn khoản: Mình xin cậu đấy, Xa-tăng, đừng làm nhục mình như thế. Và dỗ dành: Thật chẳng giống cậu tí nào. Nghĩ lại đi, hãy nhớ đến Maria, hoặc hơn thế nữa, đến bà goả Greff, hoặc đến cái đận hai đứa mình đú đởn với nàng Roswitha yêu dấu của mình giữa Paris hoa lệ như thế nào! Trước sau, Xa-tăng chỉ lặp đi lặp lại một câu trả lời buồn bã: Mình không hứng, Oskar ạ. Khi mà Xa-tăng không hứng, Đức Hạnh ắt chiến thắng. Chẳng phải cả đến Xa-tăng thi thoảng cũng có lúc mất hứng sao?
Viện dẫn những tục ngữ tương tự, Xa-tăng từ chối hỗ trợ tôi. Tôi vẫn day hoài mảnh thảm đến trợt cả da Xơ Dorothea tội nghiệp, nhưng tôi yếu dần đi. “Nào, Xa-tăng,” nàng hổn hển, “ôi, làm ơn, tới đi!” Cuối cùng, đáp lại lời thỉnh cầu của nàng, tôi thọc một mũi tấn công tuyệt vọng, ngớ ngẩn, hoàn toàn vô căn cứ dưới mảnh thảm: tôi nhằm vào hồng tâm bằng một khẩu súng không lắp đạn. Nàng tìm cách giúp Xa-tăng của mình, rút hai cánh tay từ dưới mảnh thảm ra ôm lấy tôi, sờ thấy cái bướu của tôi, thấy làn da ấm nóng hơi người và không chút xơ xớp của tôi. Nhưng đó không phải là tên Xa-tăng mà nàng đang cần. Thay vì thầm thì: “Nào, Xa- tăng, tới đi!” nàng đằng hắng và nhắc lại câu hỏi ban đầu nhưng với một giong hoàn toàn khác: “Lạy Chúa, ông là aí, ông muốn gì?” Tôi chỉ còn nước thu sừng lại mà thừa nhận rằng theo giấy tờ căn cước, tên tôi là Oskar, láng giềng của nàng, Xơ Dorothea, và rằng tôi yêu nàng bằng cả trái tim mình.
Nếu một tâm hồn độc ác nào nghĩ rằng Xơ Dorothea sẽ nguyền rủa và đẩy tôi xuống tấm thảm dài, thì Oskar có thể khẳng định với một niềm thoả mãn pha chút buồn tủi rằng: Xơ Dorothea cất tay khỏi cái bướu của tôi rất chậm rãi, thậm chí có thể nói là tư lự nữa, tựa hồ một cử chỉ vuốt ve tiếc nuối, buồn vô hạn. Nàng bắt đầu khóc, thổn thức nhưng vừa phải thôi. Tôi hầu như không nhận thấy lúc nàng lách ra từ dưới mảnh thảm và tôi, khiến tôi lăn xuống sàn. Tấm thảm nuốt hết tiếng bước chân nàng trong hàng lang. Tôi nghe thấy tiếng cửa mở rồi đóng lại, tiếng chìa khóa xoay trong ổ; rồi trên cánh cửa kính mờ, sáu ô vuông sáng lên từ bên trong và trở nên hiện thực.
Oskar nằm đấy, đắp mảnh thảm thừa còn sót chút hơi ấm Xa-tăng. Mắt tôi dán vào những ô vuông sáng. Thi thoảng, một cái bóng lướt trên mặt kính mờ. Nàng đang đi đến tủ quần áo, tôi tự bảo, và bây giờ lại ra bồn rửa mặt. Oskar liều giở một ngón ma quái cuối cùng. Kéo theo mảnh thảm thừa, tôi bò tới cánh cửa đó, gại vào mặt gỗ, rướn người lên một chút, hoa hoa một bàn tay cầu khẩn trên hai ô kính dưới cùng. Xơ Dorothea không mở cửa; nàng vẫn tất bật đi đi lại lại giữa tủ áo và bồn rửa. Tôi biết và phải thừa nhận sự thật là: Xơ Dorothea đang gói ghém hành lý, chuẩn bị chạy trốn, phải, trốn khỏi tôi.
Cả đến chút hy vọng le lói rằng khi rời khỏi phòng, nàng sẽ để lộ gương mặt dưới ánh điện cho tôi được thấy, cũng tiêu tan. Đầu tiên, đèn tắt sau lớp kính mờ, rồi tôi nghe thấy tiếng chìa khóa, tiếng cửa mở, tiếng giày trên tấm thảm dài - tôi với tay về phía nàng, chạm phải mộ£ chiếc va-li, một cẳng chân đi tất. Nàng đá một cái vào ngực tôi bằng một chiếc giày bộ hành mà tôi đã thấy trong tủ áo, và khi Oskar thốt lên lời khẩn cầu cuối cùng: “Xơ Dorothea,” thì cánh cửa căn hộ đóng sầm: một người đàn bà đã bỏ tôi.
Tất cả những ai hiểu nỗi đau của tôi giờ đây sẽ bảo: Đi ngủ thôi, Oskar. Tội vạ gì cậu phải nán lại trong hành lang sau cái pha nhục nhã ấy? Bốn giờ sáng rồi. Cậu nằm trần như nhộng trên một tấm thảm xơ chẳng có gì đắp ngoài một mảnh thảm thừa lờm xờm. Tay và đầu gối cậu trầy cả da, tim cậu rớm máu, của quý cũng đau buốt, hổ nhục kêu không thấu trời. Cậu đã làm ông Zeidler thức giấc. Ông ta lại đánh thức vợ. Chỉ một phút nữa, họ sẽ ra khỏi giường, mở cửa cái phòng ngủ kiêm phòng khách và trông thấy cậu. Đi ngủ thôi, Oskar, đồng hồ sắp điểm năm tiếng rồi.
Đó cũng đích thị là những lời tôi tự khuyên mình. Nhưng tôi chỉ run bần bật và nằm im. Tôi cố hình dung lại thân thể của Xơ Dorothea. Tôi chẳng cẳm thấy gì khác ngoài xơ dừa, chỗ nào cũng là xơ dừa, kể cả giữa hai hàm răng tôi. Thế rồi một vệt sáng rọi vào Oskar: cánh cửa phòng ngủ kiêm phòng khách nhà Zeidler hé mở. Bên trên cái đầu nhím của Zeidler là cái đầu đầy những ống cuộn tóc bằng kim loại của vợ ông. Họ trố mắt nhìn, ông chồng húng hắng ho, bà vợ cười rinh rích, ông gọi tôi, tôi không trả lời, bà tiếp tục cười rinh rích, ông bảo bà im đi, bà hỏi có gì không ổn với tôi, ông bảo thế này thì không ra sao cả, bà nói đây là một ngôi nhà khả kính, ông dọa tống cổ tôi, nhưng tôi lặng thinh vì sự tình chưa tới cực hạn. Hai vợ chồng Zeidler mở cửa, ông bật đèn hành lang, họ tiến về phía tôi, mắt gườm gườm, gườm gườm, ông ta đang điên tiết và lần này chắc ông không trút nó lên những chiếc ly uống rượu, ông cúi xuống tôi và Oskar chờ cơn thịnh nộ của Con Nhím. Nhưng Zeidler không có dịp xả cơn giận khỏi lồng ngực: có tiếng ồn ào ở chỗ cầu thang, tiếng rờ rẫm tìm chìa khóa rồi tiếng ổ khóa lách cách và Klepp bước vào, kéo theo một người cũng say khướt như hắn: Scholle, tay ghi-ta bao lâu tìm kiếm.
Hai gã trấn an vợ chồng Zeidler, cúi xuống Oskar, không hỏi han gì mà chỉ nhấc tôi lên, tôi và cái mảnh thảm ma quỷ của tôi, khiêng cả về phòng tôi.
Klepp chà xát người tôi cho ấm lên. Tay ghi-ta nhặt quần áo của tôi và cả hai mặc cho tôi, lau nước mắt cho tôi. Nức nở. Bên ngoài cửa sổ, rạng đông. Chim sẻ. Klepp quàng cái trống vào cổ tôi và triềng cây sáo gỗ của hắn ra. Nức nở. Tay ghi-ta cầm cây đàn của mình lên. Lũ chim sẻ. Bạn bè bao quanh tôi, đặt tôi giữa bọn họ, dắt gã Oskar vẫn nức nở nhưng không chống lại ra khỏi căn hộ, ra khỏi ngôi nhà ở phố Jiilicher-Strasse, đi về phía lũ chim sẻ, dắt gã tách xa khỏi ảnh hưỏng của xơ dừa, dắt tôi qua những con phố bình minh, qua vườn Hofgarten đến Cung Thiên văn và bờ sông Rhine với dòng nước xám xuôi về phía Hà Lan cùng những con thuyền phất phới quần áo trên dây phơi.
Buổi sáng tháng chín mù sương đó, từ sáu giờ đến chín giờ, Klepp nghệ sĩ sáo, Scholle nghệ sĩ ghi-ta và Oskar, nghệ sĩ bộ gõ ngồi trên bờ bên phải sông Rhine. Chúng tôi chơi nhạc, tập dượt cho vào “phom”, uống chung một chai, nhìn sang những cây dương ở bờ bên kia, và chiêu đãi những chiếc sa-lan chở than từ Duisburg đang hì hụi ngược dòng bằng những khúc jazz cuồng nhiệt hoặc những điệu nhạc buồn Mississippi. Đồng thời chúng tôi tìm một cái tên cho ban nhạc jazz vừa ra đời.
Khi một chút nắng pha màu vào màn sương sớm và tiếng nhạc của chúng tôi đã cồn cào cơn thèm lót dạ, Oskar đứng dậy - giờ đây, đã có cái trống ở giữa ngăn cách bản thân gã với cái đêm hôm trước - lấy ở trong túi áo măng-tô ra ít tiền để chi vào bữa điểm tâm và tuyên bố với các bạn tên của ban nhạc mới thành lập; “Bộ Ba Sông Rhine”, cả bọn nhất trí và chúng tôi rủ nhau đi ăn sáng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cái Trống Thiếc
Günter Grass
Cái Trống Thiếc - Günter Grass
https://isach.info/story.php?story=cai_trong_thiec__gnter_grass