Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Vô Gia Đình
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 40: Thuyền Thiên Nga
S
au khi ông anh Bốp lên bờ, dưới thuyền rất im lặng. Chúng tôi chỉ nghe thấy tiếng gió thổi qua những cột thuyền và tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền mỗi lúc một tăng thêm.
Hồi lâu, có tiếng chân người đi trên boong, tiếng dây ném xuống thuyền, tiếng máy thả dây cuộn dây, tiếng buồm kéo lên, tiếng bánh lái kèn kẹt. Tự nhiên con thuyền nghiêng hẳn về phía bên trái và tròng trành. Người ta khởi hành. Tôi thoát nạn.
Thoạt tiên, thuyền hơi lắc lư, nhưng rồi mỗi lúc một mạnh hơn. Con thuyền nhào xuống rồi lại nhô lên, sóng đập vào mũi thuyền, vào mạn thuyền bên phải dữ dội.
Tôi cầm tay Mã-Tư nói:
- Thương hại anh quá!
Anh nói:
- Không sao, anh ạ! Tôi đã biết trước. Lúc ngồi trên xe thấy gió thổi rạp những ngọn cây, tôi biết là sóng to và chúng ta sẽ được khiêu vũ. Bây giờ, quả thực.
Lúc đó, cửa buồng mở ra. Ông anh Bốp quay vào bảo chúng tôi:
- Các anh có lên boong thì lên. Bây giờ không sợ nguy hiểm nữa.
Mã-Tư hỏi:
- Ở chỗ nào khỏi mệt?
- Nằm xuống thì khỏi.
- Cảm ơn ông, tôi nằm vậy.
Mã-Tư liền nằm dài ra sàn.
Thuyền Trưởng nói tiếp:
- Thủy thủ sẽ đem đến các thứ cần dùng cho anh.
Mã-Tư nói:
- Nếu được ngay thì tốt lắm.
- Anh đã mệt lắm à?
- Tôi thấy khó chịu đã lâu…
Tôi lại ngồi cạnh anh, nhưng anh giục tôi lên boong.
- Tôi không việc gì anh ạ. Bây giờ anh thoát nạn rồi, tôi không cần gì cả. Tôi rất sung sướng được say sóng!
Ở trên boong, tôi phải nắm chặt vào dây mới đứng vững được. Tôi nhìn ra biển, trong bóng đêm sâu thẳm, tôi chỉ thấy một lớp bọt trắng gợn lên. Con thuyền nghiêng hẳn về một bên như sắp đổ, nhưng nó không đổ, nhờ sức gió tây, nó vùn vụt rẽ sóng tiến lên.
Tôi quay lại nhìn vào bến. Những ánh đèn chỉ còn là những điểm li ti lấp lánh sau màn sương tối, yếu dần đi rồi lần lượt biến mất hết. Lòng tôi cởi mở, tôi để lời vĩnh biệt nước Anh.
Thuyền Trưởng bảo tôi:
- Nếu gió thổi đều, chiều nay ta có thể đến Ích-Nhi sớm được. Chiếc thuyền “Nguyệt-Thực” này chạy khá lắm.
Phải mất một ngày, hơn một ngày đi trên biển, khổ thay cho Mã-Tư! Nhưng những lớp sóng đã làm anh “say” thì cũng làm cho anh sung sướng! Suốt ngày hôm đó, tôi hết lên boong lại xuống buồng, hết xuống buồng lại lên boong. Buổi chiều, gặp tôi trên boong, Thuyền Trưởng trỏ tay về phía tây-nam, chỗ có một cột khói trắng nổi cao trên nền trời xanh. Ông bảo:
- Đó là tỉnh Bạc-Lơ (Barfleur).
Tôi vội trèo xuống báo tin mừng cho Mã-Tư hay: Chúng tôi đã trông thấy đất Pháp. Nhưng khoảng từ Bạc-Lơ đến Ích-Nhi còn xa, vì phải lượn quanh bán đảo Cốt-Tăng-Tanh (Cotentin) mới đến Ích-Nhi.
Khi thuyền Nguyệt-Thực cập bến, thì tối đã lâu. Thuyền trưởng vui lòng cho chúng tôi ngủ lại ở đấy. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi ân cần cảm ơn Thuyền Trưởng và từ biệt ông.
Ông bắt mạnh tay chúng tôi và dặn:
- Khi nào các anh muốn trở lại nước Anh thì cứ trở lại đây. Thuyền Nguyệt-Thực rời bến Ích-Nhi vào những ngày thứ ba.
Chúng tôi cảm ơn lòng quý hóa của ông một lần nữa rồi đi vì tôi cũng như Mã-Tư không ai muốn trở lại một nơi mà mình đã sợ và lánh cho nhanh.
Bước chân lên đất Pháp, chúng tôi chỉ còn những quần áo đang mặc trong người và những nhạc khí của chúng tôi thôi. Mã-Tư đã cẩn thận giữ cho tôi cây thụ-cầm mà tôi đã gửi lại ở lều anh Bốp để đi quán trọ Cây Sồi. Còn hai túi đồ đạc của chúng tôi thì vẫn còn để ở trong xe của gia đình Điệp-Công. Chúng tôi rất băn khoăn về việc này, chúng tôi không thể tiếp tục nghề cũ vì không có sơ-mi, không có bít-tất dài và nhất là không có giấy căn cước.
May sao, Mã-Tư còn để dành được 12 phật-lăng, thêm vào đó phần tiền mà anh Bốp đã chia cho chúng tôi sau buổi diễn ở Trường Đua 22 đồng Shillings hay 27 phật-lăng rưỡi, thành ra chúng tôi có gần 40 phật-lăng, một món tiền khá lớn cho chúng tôi.
Mã-Tư đã đem số tiền này biếu cho anh Bốp để đỡ anh những khoản chi tiêu về việc vượt ngục của tôi, nhưng Bốp không nhận, anh nói:
- Ai lại lấy tiền công khi giúp bạn.
Ở thuyền Nguyệt-Thực lên, công việc thứ nhất của chúng tôi là phải tìm mua một cái túi cũ của nhà binh, hai áo sơ-mi, hai đôi bít-tất dài, một miếng xà-phòng, một cái lược, kim, chỉ, cúc và một thứ nữa rất cần thiết là bản đồ nước Pháp.
Thực vậy, bây giờ ở đất Pháp rồi. Chúng tôi biết đi đâu? Đi đường nào? Đi thế nào?
Đó là một vấn đề làm rối óc chúng tôi từ khi ở Ích-Nhi ra đường Bay-ơ (Bayeux).
Mã-Tư nói:
- Theo ý tôi, không có đường nào hơn kém cả, đi sang bên phải hay rẽ sang bên trái cũng được. Tôi chỉ cần có một điều.
- Điều gì?
- Là theo dòng sông lớn, sông con hay sông đào, vì tôi có một ý định.
Tôi chưa kịp hỏi đến ý định của anh, anh nói tiếp:
- Tôi nghĩ cần phải cắt nghĩa ý định của tôi cho anh nghe. Khi mà An-Tuyên còn ốm, mẹ cậu còn phải đưa cậu đi chơi như ngày nào anh đã gặp trên thuyền “Thiên-Nga”.
- An-Tuyên không ốm nữa.
- Nghĩa là bệnh tình cậu ấy đã khá, cậu ấy không ốm nặng nữa. Nhưng cần phải nhờ vào sự săn sóc tận tâm của mẹ cậu thì cậu mới khỏi hẳn được. Vì thế tôi nghĩ, muốn cho bệnh khỏi hẳn, tất mẹ cậu phải đưa cậu đi chơi bằng thuyền trên sông lớn, sông con, các sông đào nào mà Thiên-Nga có thể đi qua được. Nay cứ theo các dòng sông đó, may ta có thể tìm được bà Mỹ-Lưu.
- Ai bảo anh biết thuyền Thiên-Nga còn ở Pháp?
- Không anh bảo cả. Nhưng thuyền Thiên-Nga không thể đi biển được, tất nhiên còn ở Pháp. Chúng ta có nhiều cái may tìm thấy. Giá chúng ta chỉ có một cái may, thì anh có đồng ý với tôi đành liều cái may ấy không? Ý kiến của tôi là nên tìm bà Mỹ-Lưu và không nên quản ngại gì cả.
- Thế còn Lệ-Hoa, An-Sinh, Bằng-Mai, Yến-Chi?
- Trong khi tìm bà Mỹ-Lưu, ta sẽ ghé thăm các bạn đó. Vậy thì phải theo một con sông. Anh xem bản đồ xem con sông nào gần chỗ chúng ta nhất.
Bản đồ được giở ra trên đường cái. Chúng tôi tìm một con sông gần nhất, thì thấy là sông Xen.
Mã-Tư nói:
- Vậy chúng ta theo sông Xen.
- Sông Xen qua Ba-Lê.
- Thì “làm sao”?
- “Làm sao” lắm chứ! Ngày xưa ông Vỹ-Tiên thường bảo tôi muốn tìm ai thì cứ về Ba-Lê mà tìm thì thấy. Nếu Cảnh-binh nước Anh truy nã tôi, đang đợi ở đó nay tôi lại đâm đầu vào, thế chẳng hóa cuộc chạy trốn của ta vô ích lắm sao?
- Thế ra Cảnh-sát cuộc nước Anh có thể cho người sang Pháp để đuổi theo anh?
- Tôi không biết, nhưng việc đó có thể xảy ra được thì không nên về Ba-Lê.
- Sao ta lại không có thể theo sông Xen đến gần Ba-Lê, vòng lối khác để rồi lại theo sông Xen được? Tôi cũng sợ gặp Phú-Lợi.
- Tất nhiên.
- Cứ đi như thế, ta hỏi thăm những chủ thuyền, những người kéo ghe vì thuyền Thiên-Nga có cái hiên lạ kiểu, ai cũng phải nhìn nếu nó đi qua. Nếu không tìm thấy Thiên-Nga ở sông Xen, ta tìm nó ở sông Loa, sông Ga-Ron và tất cả các sông khác ở Pháp, thì thế nào cũng phải thấy!
Tôi không còn lý gì nữa để cãi lại Mã-Tư. Chúng tôi nhất định ngược theo bờ sông Xen.
Nghĩ cho chúng tôi xong rồi, bây giờ chúng tôi phải nghĩ đến Lãnh-Nhi. Lãnh-Nhi lông vàng thì không phải là Lãnh-Nhi của tôi. Chúng tôi mua xà-phòng đen, gặp chỗ có nước đầu tiên, chúng tôi liền tắm và chải cho nó đến mỏi tay thì thôi.
Thuốc nhộm của Bốp tốt quá, thành ra tốn bao nhiêu xà-phòng, bao nhiêu công chải xát và mất bao nhiêu tuần lễ, bao nhiêu tháng trời, con Lãnh-Nhi mới lấy lại được bộ lông trắng đẹp như xưa.
May sao xứ Noóc-Măng-Đi là miền lắm nước, ngày nào chúng tôi cũng tắm cho Lãnh-Nhi được.
Từ Bay-ơ chúng tôi phải đi qua mấy tỉnh nhỏ mới tới tỉnh Bùi (Bouille) ở trên sông Xen.
Một buổi chiều, đi hết con đường cây cối rậm rạp, chúng tôi đến chỗ ngoẹo. Leo lên đỉnh đồi, Mã-Tư chợt nhìn thấy sông Xen ở trước mặt và reo lên.
Chúng tôi nhìn ra: con sông vòng qua chỗ chúng tôi đứng, nước to nhưng sóng lặng, nước xuôi những con thuyền buồm trắng và những chiếc tàu lớn nhả từng cuộn khói xanh. Hai bên bờ nào là đồng cỏ, nào ruộng mầu, nào rừng cây làm cho phong cảnh thêm mát mẻ, xinh tươi.
Mã-Tư nói:
- Chắc chắn bà Mỹ-Lưu đưa con dạo chơi trên sông này.
- Chúng ta dò hỏi những người ở làng ven sông sẽ rõ.
Tôi không biết việc hỏi thăm người dân xứ Noóc-Măng-Đi rất khó. Họ trả lời vớ vẩn và hỏi lại mình nữa:
“Anh hỏi tàu ở Havre hay tàu ở Rouen?”
“Nó là cái tàu, phải không?”
“Nó là cái thuyền nan? Cái ca-nô? Cái sà-lan?”
Sau khi trả lời tất cả câu hỏi của họ, chúng tôi biết rằng thuyền Thiên-Nga không qua tỉnh Bùi hoặc có qua nhưng về ban đêm chăng, nên không ai nhìn thấy.
Từ tỉnh Bùi đến tỉnh Ru-Ăng (Ruoen), chúng tôi thăm tìm nhưng vô ích. Đến tỉnh En-Bớp (Elbeuf), chúng tôi hỏi, chả ai trông thấy Thiên-Nga. Đến Pô-Dơ (Poses), nơi này ngang sông có đập, thuyền bè xuôi ngược đều phải đi qua. Chúng tôi hỏi, người coi đập trả lời không hề gặp con thuyền lạ đó bao giờ.
Chúng tôi không nản chí, cứ ngược theo bờ sông đi, tới Ba-Lê và quá Ba-Lê.
Chúng tôi đi không những để mỗi ngày tiến thêm một quãng đường mà còn phải dừng lại đây đó để đàn hát, diễn trò để mưu sinh. Sau năm tuần lễ, chúng tôi đi tới Sa-Tăng-Tanh (Charentin).
Đến đây một câu hỏi được nêu ra: chúng tôi phải theo sông Xen hay theo sông Mạc (Marne) – là sông nhánh đổ vào sông Xen. Ngồi trước tấm bản đồ, tôi do dự không biết chọn đường nào.
May sao, trong khi chúng tôi đang bối rối và ra bến dò hỏi, một người chủ thuyền cho chúng tôi biết là lần thứ nhất, ông ta được trông thấy một con thuyền du lịch có hiên, giống như Thiên-Nga. Mã-Tư vui sướng quá nhẩy nhót trên bến. Anh lấy vĩ-cầm đánh một khúc khải hoàn hùng tráng.
Trong khi đó, tôi tiếp tục hỏi, người chủ thuyền vui lòng trả lời cặn kẽ những câu hỏi của tôi. Tôi không còn ngờ gì nữa. Con thuyền lạ người ta đã gặp chính là Thiên-Nga. Thuyền đó qua bến này cách đây hai tháng và ngược dòng sông Xen.
Hai tháng! Một thời gian quá xa rồi! Nhưng có hề chi. Chúng tôi cứ việc đi rồi chúng tôi phải đuổi kịp, mặc dầu chúng tôi đi bằng chân mà con thuyền thì do ngựa kéo.
Vấn đề thời gian không quan hệ, quan hệ nhất là hiện diện của thuyền Thiên-Nga. Nay Thiên-Nga vẫn còn ở Pháp, thế là chúng tôi vững lòng.
Mã-Tư kêu lên:
- Ai có lý, hở anh?
Tôi chỉ cười và không đáp.
Thiên-Nga ở trước mặt, chúng tôi chỉ có việc theo dọc bờ sông Xen thôi, không cần dừng lại để hỏi ai nữa.
Nhưng đến tỉnh Mô-Rê (Moret), có một sông nhánh chẩy vào sông Xen, chúng tôi lại phải hỏi xem Thiên-Nga theo ngả sông nào. Rồi đến Mông-Rô (Montereau), chúng tôi lại phải hỏi lần nữa.
Lần này, Thiên-Nga đã bỏ sông Xen để sang sông Ôn (Yonne). Người ta bảo thuyền đó đã rời Mông-Rô cách đây hơn hai tháng, trên thuyền có một bà người Anh và một đứa con trai nằm dài trên giường.
Theo sông Ôn, chúng tôi càng đi càng gần nơi Lệ-Hoa ở. Lòng tôi hồi hộp. Tôi mở bản đồ ra xem: đến Goa-Nhi (Joigny), không biết bà Mỹ-Lưu chọn sông đào Buốc-Gô (Bourgogne) hay kênh Niên (Nivenais).
Chúng tôi đi tới ngã ba sông Ôn và sông Ác-Măng (Armençon), biết Thiên-Nga vẫn ở sông Ôn: chúng tôi sẽ được qua Đơ-Di và thăm Lệ-Hoa. May ra cô đã thấy bà Mỹ-Lưu và An-Tuyên, cô sẽ kể cho chúng tôi biết.
Từ khi chúng tôi chạy theo Thiên-Nga, đến đâu chúng tôi cũng chỉ diễn cho mau cho chóng để đi. Lãnh-Nhi, một kịch sĩ kiên nhẫn, không hiểu sao chúng tôi lại vội vã thế, không để cho Lãnh-Nhi có thì giờ ngậm bát gỗ ngồi lỳ trước quý khán giả cố tình không mở túi? Phải biết đợi chứ!
Nhưng chúng tôi không đợi, vì thế số thu nhập càng ngày càng kém. Gia dĩ, số 40 phật-lăng của chúng tôi còn lại cũng mòn dần. Không những không kiếm thêm ra, chúng tôi còn ăn vào vốn. Nhưng Mã-Tư cứ giục.
- Chúng ta đi mau lên để đuổi kịp Thiên-Nga.
Tôi cũng họa theo:
- Chúng ta đi mau lên!
Tối đến, không bao giờ chúng tôi kêu mệt, mặc dầu đã đi những độ quá dài. Không những thế, chúng tôi còn bảo nhau sáng hôm sau đi thật sớm.
Mã-Tư là người thích ngủ, nên vẫn nhắc tôi:
- Sáng mai gọi tôi nhé!
Mỗi khi tôi gọi, không bao giờ anh dậy chậm, sốt sắng sửa soạn đi luôn.
Muốn để dành tiền, chúng tôi hạn chế các khoản chi tiêu. Trời nắng, Mã-Tư tuyên bố không muốn ăn thịt vì “mùa hè ăn thịt thì độc”. Chúng tôi chỉ dùng bánh mì và trứng mặn hay chút bơ thôi. Chúng tôi đi qua miền sản xuất rượu vang, mà chúng tôi chỉ uống nước lạnh.
Chúng tôi không hề phàn nàn. Tuy vậy Mã-Tư thỉnh thoảng cũng có ý thèm thuồng. Anh nói:
- Tôi mong bà Mỹ-Lưu vẫn còn người đầu bếp cũ, khéo làm những bánh mứt, bánh nhân hạt mơ.
- Chưa bao giờ anh ăn các thứ đó à?
- Tôi đã ăn những bánh khoai. Tôi chưa từng ăn các bánh mứt. Nhưng tôi đã trông thấy. Có phải những thứ bánh vàng vàng có điểm những hạt trăng trắng?
- Hạt hạnh nhân.
- Ô!
Và Mã-Tư há hốc mồm như muốn nuốt cả tấm bánh vào miệng.
Từ Gioa-Nhi đến Ôt-Xe (Auxerre); sông Ôn lượn quanh co. Chúng tôi đi đường tắt nên lợi thì giờ. Nhưng đến Ôt-Xe thì Thiên-Nga đã sang sông Niên và đi nhanh hơn vì nước sông yên lặng. Trên sông này thuyền bè ít đi lại, đến mỗi cửa “đập”, chúng tôi lại hỏi, ai ai cũng nhìn thấy chiếc thuyền lạ kiểu ấy.
Không những người ta tả rõ thuyền Thiên-Nga, người ta còn kể trong thuyền có một bà người Anh và một cậu con trai nằm ở cái giường trên boong, dưới cái hiên có hoa có lá và thỉnh thoảng cậu ta ngồi dậy trông ra ngoài. Chúng tôi biết cậu An-Tuyên đã đỡ rồi.
Chúng tôi tới gần Mộc-Văn (Đơ-Di). Còn hai ngày nữa. Còn một ngày. Còn vài giờ nữa thôi. Sau cùng, chúng tôi nhìn thấy cánh rừng mà chúng tôi đã dạo vào mùa thu trước. Rồi chúng tôi nhìn thấy bờ đập cùng nhà bà Cát-Tường.
Không ai bảo ai, Mã-Tư và tôi cùng rảo bước: chúng tôi không đi nữa mà chúng tôi chạy. Lãnh-Nhi chạy trước chúng tôi. Nó báo tin cho Lệ-Hoa biết để ra đón chúng tôi. Nhưng không có Lệ-Hoa nào ra đón và Lãnh-Nhi thì cúp đuôi chạy trở lại như người bị đuổi đánh.
Chúng tôi liền đứng lại và tự hỏi thế là nghĩa lý gì? Có việc gì xảy ra? Nhưng chẳng ai nói ra và lại tiến bước.
Lãnh-Nhi tiu nghỉu đã về tới chân chúng tôi. Một người đàn ông đang kéo cánh cửa “đập”, chúng tôi nhìn kỹ, không phải là ông chú của Lệ-Hoa.
Chúng tôi vào tận nhà. Một người đàn bà mà chúng tôi không quen, đang đi lại trong bếp.
Chúng tôi vào hỏi:
- Bà Suy-Ô (tức Cát-Tường) có nhà không?
Bà ta quay ra nhìn chúng tôi một lúc, hình như chưa hiểu chúng tôi hỏi gì. Sau cùng bà đáp:
- Bà ấy không ở đây nữa.
- Thế bây giờ ở đâu?
- Ở Ai-Cập.
Mã-Tư và tôi ngẩn người, nhìn nhau. Ở Ai-Cập! Chúng tôi không hiểu Ai-Cập là nước nào và ở đâu? Nhưng chúng tôi đoán là xa, xa lắm, ở góc biển bên trời.
- Còn cô Lệ-Hoa? Bà có biết Lệ-Hoa không?
- Lệ-Hoa à? Cô ta đi thuyền với một bà người Anh.
Lệ-Hoa hiện ở thuyền Thiên-Nga! Chúng tôi đã lạc trong giấc mơ chăng?
Nhưng bà ta đã trả lời là chúng tôi đang ở trong cảnh thực bằng câu:
- Anh là Lê-Minh à?
- Phải.
- Vậy thì, khi ông Suy-Ô chết đuối…
- Chết đuối?
- Chết đuối trong “đập”. Ông ta trượt chân ngã xuống đập, bị nước cuốn và móc vào một cái đinh ở gầm sà-lan. Đó là cái tai nạn về nghề nghiệp thường xảy ra. Vì thế ông ta chết đuối. Sau đó chồng tôi đến thay. Bà Cát-Tường đảm đang thực nhưng không tránh nổi cảnh khốn quẫn. Khi tiền hết, người ta không thể “đúc” ngay ra được. Có người chủ cũ định thuê bà sang Ai-Cập để trông nom mấy đứa trẻ. Nhưng bà lúng túng không quyết vì còn đứa cháu gái, Lệ-Hoa. May sao, một chiều kia, có một bà người Anh giong thuyền cho đứa con trai ốm đi chơi, dừng lại ở cửa đập. Người ta nói chuyện. Bà khách kia đang cần một đứa trẻ để làm bạn với con mình cho vui, liền xin Lệ-Hoa để nuôi nấng, dậy dỗ và chữa bệnh cho. Thấy bà khách kia hiền hậu, quá tốt, dịu dàng với kẻ nghèo khó, bà Cát-Tường chấp thuận. Trong lúc Lệ-Hoa lên thuyền theo bà người Anh, bà Cát-Tường sang Ai-Cập. Trước khi từ biệt, Lệ-Hoa không biết nói, ra hiệu cho cô là bà Cát-Tường nhờ tôi một việc: khi nào anh đến thăm cô thì kể lại sự tình cho anh nghe. Vì thế tôi mới biết tên anh là Lê-Minh.
Tôi cảm động quá không biết nói câu gì. Mã-Tư sáng suốt hơn tôi, hỏi luôn bà đó:
- Thế bà người Anh ấy đi đâu?
- Đi miền nam nước Pháp hay sang Thụy sĩ. Đáng lẽ Lệ-Hoa phải nhờ người viết thư gởi về đây cho anh biết địa chỉ. Nhưng từ đó tôi không nhận được tin tức gì.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vô Gia Đình
Hector Malot
Vô Gia Đình - Hector Malot
https://isach.info/story.php?story=vo_gia_dinh__hector_malot