Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nhạc Phi Diễn Nghĩa
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 41 -
G
iúp cha, Nhạc Vân lên Ngưu Đầu sơn
Kết nghĩa, Quan Linh tặng ngựa xích thố
Quân sư Hấp Mê Xi nói:
Nhạc Phi là kẻ đa mưu túc trí, vũ dũng phi thường, muốn bắt được hắn ở ngoài trận.địa quả là khó. Vì vậy muốn bắt Nhạc Phi phải có kế thần diệu mới được. Tôi nghe Nhạc Phi ở với mẹ nó chí hiếu, tôi còn biết rõ mẹ hắn là An Nhân cùng gia quyến ở tại huyện Thang âm, nay ta thừa cơ hội sai người đến bắt hết gia quyến của hắn đem về đây rồi cho hắn hay, thì có lo chi mà hắn chẳng đầu hàng. ấy là kế bắt sống. Còn muốn cho hắn chết thì bắt hết gia quyến hắn đem về Kim quốc, hắn sẽ rầu rĩ mà chết!
Ngột Truật hết sức mừng rỡ khen là diệu kế, vội sai Nguyên soái Tiết Lý Hoa Báo và nha tướng là Trương Triệu Nô dẫn năm ngàn binh mã giả làm binh Cần Vương, lén qua sông Hoàng Hà rồi đi qua huyện Thang âm bắt hết gia quyến Nhạc Phi, song phải bắt sống chứ không được giết nại. Hai người vâng lệnh đi ngay.
Lúc này nhà cửa của Nhạc Nguyên soái tại huyện Thang âm đã lập thành phủ đệ rất nguy nga, trong phủ có đến vài trăm gia nhân, công tử lớn là Nhạc Vân đã được mười hai tuổi, khôi ngô tuấn tú, tướng mạo oai hùng. Thái Thái mời thầy về dạy nhưng Nhạc Vân quá thông minh, hễ thầy nói một thì biết hai, nên thầy chỉ dạy được một thời gian rồi xin kiếu từ, phải đi mời thầy khác. Thầy văn cũng như thầy võ, chỉ có thể dạy trong thời gian ngắn rồi không còn dạy được nữa. Về sau Nhạc Vân một mình ở chốn thư phòng lấy sách của cha mình ra tự học, chẳng bao lâu binh thư, chiến pháp đều thuộc làu. Vả lại chàng thừa hưởng sức mạnh của cha, nên mới mười hai tuổi mà sức vóc như một chàng trai cường tráng, sức khỏe hơn người, ngày ngày thường dượt thương, múa bổng, lại sai gia tướng đóng một bộ khôi giáp rất tốt, trong nhà sắm đủ cung tên, thương, ngựa, thường hay dắt gia tướng lên rừng săn bắn, có khi lại đến giáo trường xem Lưu Đô Viện luyện binh để học tập Thái Thái xem chàng như ngọc ngà châu báu, còn Lý phu nhân thì không thể ngăn chàng được.
Hôm ấy trời nóng bức, Nhạc Vân xin phép mẹ dắt mấy đứa gia nhân cưỡi ngựa ra khỏi thành đi đến rừng liễu gần mé sông để dạo mát, ngờ đâu trời bỗng kéo đầy mây đen nghịt, sấm sét bủa giăng, gia nhân vội kêu Nhạc Vân bảo:
- Chúng tôi xem trời sắp mưa lớn lắm, công tử phải tìm nơi trú ẩn mới được.
Nhạc Vân đưa mắt nhìn bấn phía không thấy nhà cửa chi cả, trời lại đổ mưa như trút, quần áo ướt sướt mướt không biết làm sao, đành phải giục ngựa đi dầm ngoài mưa gió.
Đi được vài dậm chợt thấy một tòa miếu cổ, ba thầy trò xuống ngựa dắt nhau vào. Sau khi cột ngựa xong, cả ba cởi áo ra vắt phơi tại lan can. Trời mưa mỗi lúc một tràng hạt, Nhạc Vân ngồi trước bàn thờ thần, đôi mắt lim dim, bỗng chàng giật mình nghe phía sau có tiếng quân reo la với tiếng hét như sấm.
Nhạc Vân nghĩ thẳm:
- "Lạ thật, chỗ này là chỗ rừng hoang vắng vẻ sao lại có cuộc giao phong?"
Nghĩ đoạn, chàng đứng dậy chạy ra ngoài nhìn qua phía đất trống thấy một vị tướng quân mặt xanh, râu đỏ tướng mạo oai vệ ngồi trên một chiếc kiệu, hai bên có mười vị tướng đứng hầu. Vị tướng này đang chỉ bảo cho hai người đang đứng dưới đất múa chùy.
Đường chùy của hai người này quả nhiên lợi hại. Nhạc Vân bước đến gần xem, ban đầu hai người còn múa chậm chạp rồi sau mỗi lúc một nhanh, ánh chùy tỏa sáng ngời cả một vùng không còn thấy thân người đâu nữa, đến nỗi không một giọt nước mưa nào lọt vào người họ được, thật là võ thuật điêu luyện. Hai người tiếp tục biểu diễn ba mươi sáu đường chùy biến hóa ra bảy mươi hai chiêu thức tạo thành một bức tường chùy bao quanh không một sức mạnh nào có thể tấn công nổi.
Nhạc Vân thích chí quá vùng la lớn lên:
- Đường chùy hay quá tưởng thế gian này không ai bì kịp.
Vị tướng quân mặt xanh, râu đỏ ngồi trên kiệu nghe tiếng reo vội quay lại nạt lớn:
- Ai dám đến đây khen như vậy? Hãy bắt hắn cho ta.
Nhạc Vân nghe nói liền bước tới vòng tay bẩm:
- Tôi là Nhạc Vân, con của Nhạc Phi, nhân vào đây trú mưa vừa trông thấy chùy pháp hay quá nên vô ý lớn tiếng khen làm kinh động tướng quân, xin tướng quân tha tội.
Vị tướng quân nghe Nhạc Vân nói vậy đổi giận làm vui ôn tồn nói:
-Thì ra ngươi là con của Nguyên soái Nhạc Phi sao? Nếu ngươi ham chuộng võ nghệ, ta sẵn sàng đem chùy pháp này truyền dạy lại cho ngươi, ngươi có vui lòng thụ giáo không?
Nhạc Vân mừng rỡ đáp:
- Nếu được tướng quân dạy bảo thì ơn đức ấy tôi chẳng dám quên.
Vị tướng quân ấy vội gọi một trong hai người múa chùy kia bảo:
- Lôi tướng, hãy truyền dạy chùy pháp cho Nhạc Vân gấp để sau hắn kiến công lập nghiệp.
Người ấy tuân lệnh trao cho Nhạc Vân cặp chùy rồi từ từ chỉ bảo cho Nhạc Vân từng nét một. Nhạc Vân chăm chú nhìn và múa theo.
Nhạc Vân thông minh lắm nên chỉ trong giây lát đã tinh thục múa lẹ như chim, chàng lấy làm đắc ý.
Bỗng nghe văng vẳng bên tai có tiếng gọi:
- Công tử, trời tạnh mưa rồi, hãy dậy đi, về thôi!
Nhạc Vân giật mình thức dậy mở mắt ra mới biết vừa rồi mình nằm chiêm bao. Nhạc Vân đứng dậy tới bàn thần vén màn lên xem trông thấy tượng thần ngồi giữa mặt xanh, râu đỏ có bài vị để trước chàng lẩm bẩm đọc:
- "Sắc phong Đông Bình Vương Thơ Dương Trương Công chi vị".
Hai bên cũng có hai vị tướng quân và phía trước đều có bài vị là Lôi tướng quân chi vị; và Tế nam tướng quân chi vị.
Diện mạo của ba người này đều giống hệt như người trong mộng, nên Nhạc Vân lấy làm kích động, liền lạy hai lạy, lâm râm khấn vái hứa sau này sẽ tu bổ miếu võ và sơn thếp tượng thần.
Vái lạy xong, Nhạc Vân lấy áo ướt trao cho gia tướng cầm rồi ở trần lên ngựa chạy thẳng về nhà vào thư phòng nghỉ ngơi.
Qua hôm sau Nhạc Vân sai gia tướng làm một cặp ngân chùy. Gia tướng kêu thợ đến làm một cặp nặng ba mươi cân, Nhạc Vân cầm múa thử chê nhẹ phải làm một cặp nặng tám mươi cân mới vừa tay.
Từ đó hàng ngày Nhạc Vân tập luyện một mình, rồi chàng xin mẹ hai trăm lượng bạc, sai gia tướng đi sửa sang miếu võ và sơn thếp tượng thần lại rất tề chỉnh.
Thời gian thấm thoát qua nhanh, Nhạc Vân lên mười bốn tuổi. Hôm ấy chàng vào hậu đường thăm Thái Thái. Bà An Nhân bảo:
- Lâu nay ông Lưu Đô Viện đã nhiều phen sai người đến hỏi thăm cháu, nay cháu cũng đã lớn rồi, sao cháu không đến tạ ơn người để tỏ ra mình là con nhà biết lễ.
Nhạc Vân cúi đầu đáp:
- Nếu bà không dạy, cháu đâu dám đi, vậy hôm nay cháu xin vâng lời bà đi thăm người ngay.
Nói rồi từ biệt Thái Thái trở vào phòng thưa cho mẹ hay, rồi dắt bốn gia tướng lên ngựa ra đi, vừa đi vừa nghĩ thầm:
"Để ta qua đó hỏi thăm ông Lưu Đô Viện xem cha ta hiện ở đâu, rồi đến đó giúp người một tay".
Nhạc Vân đến cửa viên môn, chờ cho quan kỳ bài vào báo rồi ra mời, chàng mới vào ra mắt và làm lễ Đô viện Lưu Thế Quang.
Lưu Thế Quang đỡ chàng dậy và mời ngồi, rót trà mời uống, chàng nói:
- Cháu vâng mạng bà nội, đến thăm ngài.
Lưu Thế Quang đáp:
- Ta rất cảm ơn Thái Thái, vậy lúc nào công tử trở về hãy bẩm lại rằng, kính lạy mừng Thái Thái, lúc nào rảnh rỗi xin sẽ đến thăm.
Nhạc Vân nói:
- Xin đại nhân hãy cho cháu biết rõ hiện giờ cha của cháu đang ở đâu?
Lưu Thế Quang nghe hỏi, nghĩ thầm:
- "Nhạc Thái Thái đã căn dặn ta đừng cho hắn biết, vậy hôm nay hắn hỏi, ta phải tìm cách giấu đi mới được".
Nghĩ rồi nói dối rằng:
- Từ ngày Nhạc Nguyên soái xuống kinh đến nay không có tin tức gì về cả, nên không biết hiện nay người đi chinh chiến ở đâu, cũng có thể người còn ở tại kinh bảo giá cũng nên. Vậy lúc nào ta hay tin, chắc chắn sẽ đến cho công tử hay.
Nhạc Vân từ biệt Lưu Thế Quang ra về, khi ra đến nghi môn chợt thấy cái trống thủng vội hỏi quân sĩ:
- Mấy cái trống thủng cả sao không đổi những cái khác còn để đó làm gì?
Quân sĩ đáp:
- Công tử không rõ đấy, hiện nay Nhạc lão gia đang bảo giá tại Ngưu Đầu sơn, hôm trước người sai Ngưu Cao tướng quân về đây vận lương, chẳng dè Ngưu tướng quân quá nôn nóng về việc lương thảo nên mới dùng giản đánh thủng hết trống, lão gia của tôi muốn để yên như vậy để làm kỷ niệm, có ý muốn cho thiên hạ biết, Nhạc lão gia đã hết lòng vì nước.
Nhạc Vân nghe nói hiểu ngay, song giả vờ không biết lặng lẽ ra khỏi nghi môn lên ngựa dắt gia tướng trở về ra mắt Thái Thái.
Thái Thái hỏi:
- Cháu qua đó, Lưu Đô Viện có nói gì không?
Nhạc Vân nhanh nhẩu đáp:
- Cháu qua đó bị người quở trách đủ điều, người nói cha cháu hiện bảo giá tại Ngưu Đầu sơn, giao phong với Ngột Truật, tại sao cháu không đến giúp cha, lại ở nhà ăn chơi như vậy.
Thái Thái nghe nói nạt lớn:
- Đừng nói bậy, hãy vào thư phòng mà lo học hành.
Chờ cho Nhạc Vân bước ra, Thái Thái nói với Lý phu nhân:
- Tại sao ta đã căn dặn mà Lưu Đô Viện lại nói cho nó biết làm gì? Nó hãy còn nhỏ chưa đủ sức tranh đấu với người, nếu cho nó biết chỉ có hại thôi, vậy cần phải coi chừng kẻo nó trốn đi thì khốn đấy.
Lý phu nhân nói:
- Con xin vâng lời mẹ, sẽ chú ý coi sóc giữ gìn nó.
Hôm sau Thái Thái và phu nhân đang ngồi trò chuyện với nhau bỗng thấy gia nhân hớt hải chạy vào báo:
- Nguy tai rồi! Có vô số quân Phiên kéo đến vây bắt nhà ta, hiện chúng nó gần đến đây rồi.
Thái Thái và phu nhân nghe báo thất kinh hồn vía, không biết làm sao cả, bọn tôi tớ trong nhà cũng hốt hoảng kêu khóc om sòm, bỗng thấy Nhạc Vân chạy ra bảo:
- Xin bà và mẹ hãy an tâm, nghe nói quân Phiên chỉ có bốn năm ngàn, để chúng đến đây cháu sẽ ra tay trừ khử chứ không đáng sợ đâu.
Thái Thái nói:
- Cháu còn nhỏ thế kia mà sao dám nói chuyện động trời vậy?
Nhạc Vân thản nhiên đáp:
- Cháu bà sẽ tận lực bảo vệ gia đình, nếu không được thì bà cháu mình sẽ chạy trấn.
Nói rồi, mang giáp lên ngựa, xách chùy đem theo một trăm gia tướng, đi chưa đầy ba dặm đã thấy một đạo binh Phiên kéo đến.
Nhạc Vân giục ngựa lướt tới quát to:
- Loài Phiên nô, có phải chúng bay định kéo đến hành hung nhà họ Nhạc không? Hãy bảo cho chủ tướng bay biết, có tiểu tướng quân ở đây mau ra mà chịu chết.
Tiểu Phiên trở lại báo với Tiết Lý Hoa Báo:
- Phía trước có tên tiểu Nam man cản đường quân ta.
Tiết Lý Hoa Báo nghe nói nổi giận vùng đao lướt tới hét như sấm nổ:
- Thằng nhỏ kia, mi điên rồi sao dám đến đây cản đường quân ta?
Nhạc Vân cười gằn đáp:
- Ngươi chẳng biết ta là ai sao? Ta đây chính là đại công tử của Nhạc Nguyên soái, tên là Nhạc Vân đây, chắc mi đã tới số rồi nên mới đến đây nạp mạng.
Tiết Lý Hoa Báo nghe nói há hốc mồm, cười hềnh hệch:
- Ta được lệnh lùng bắt ngươi mà ngươi đem mạng đến đây nạp thì hay biết bao nhiêu?
Nhạc Vân không thèm nói thêm nửa lời cứ việc giục ngựa xốc tới vung chùy đánh bổ xuống ngay đầu đối phương. Tiết Lý Hoa Báo thấy Nhạc Vân bé nhỏ nên khinh thường nhẹ nhàng đưa đao lên đỡ, ngờ đâu quả chùy của Nhạc Vân như trời giáng hạ làm gãy cây đao và trúng ngay giữa đỉnh đầu Tiết Lý Hoa Báo văng óc ra chết tươi.
Trương Triệu Nô thấy thế thất kinh vung búa đến chém Nhạc Vân, nhưng lại bị Nhạc Vân đón đỡ đánh lại một đường chùy quá mạnh làm văng búa ra xa lắc rồi bị Nhạc Vân đánh bồi một chùy nữa, cả người lẫn ngựa đều nát như tương.
Bao nhiêu quân Phiên thấy hai chủ tướng mình chết hết liền bỏ chạy thục mạng. Nhạc Vân giục ngựa đuổi theo, vung song chùy giết chết quân Phiên vô số. Còn Lưu Thế Quang nghe tin quân Phiên kéo đến bắt nhà họ Nhạc, cũng vội điểm binh mã đến cứu ứng, vừa gặp quân Phiên thua chạy liền chận lại giết hết không chừa một tên rồi hiệp cùng Nhạc Vân về phủ ra mắt Thái Thái.
Lúc ấy các quan địa phương hay tin cũng đều đến phủ thăm viếng. Nhạc Vân bước ra tạ ơn từng người.
Các quan về rồi, Nhạc Vân nói với bà:
- Nay cháu muốn lên Ngưu Đầu sơn giúp cha cháu, xin bà cho phép cháu đi.
Thái Thái rất lo ngại cho tính mạng của đứa cháu cưng của mình, nhưng vốn biết ý chí cương quyết của Nhạc Vân, nên bà nói:
- Để chầm chậm ít ngày bà sắm sửa hành lý cho con đã rồi bà sẽ cho gia tướng đi với con cho có bạn.
Nhạc Vân lui về thư phòng nghĩ thầm:
- "Việc cứu binh như cứu hỏa, nay Ngưu Đầu sơn bị vây gấp lẽ ra phải đi suốt ngày đêm cho kịp sao bà lại bảo hãy chầm chậm là sao? Hay bà nói thế để giữ ta ở nhà chăng?
Nghĩ rồi chàng viết một phong thư, chờ đến hoàng hôn sai tên tiểu đồng đem trao cho Thái Thái, còn chàng xách chùy lên ngựa ra đi. Quân giữ cửa không dám ngăn cản, vội chạy vào báo cho Thái Thái hay.
Thái Thái xem thư xong, vội sai bốn năm tên gia tướng chạy theo, song chúng không tài nào theo Nhạc Vân kịp, đành phải trở lại. Thái Thái không biết làm sao, phải sắm sửa hành lý sai người đem đến Ngưu Đầu sơn cho chàng.
Nhạc Vân vừa đi vừa hỏi thăm ngót bốn ngày ròng rã mới đến Ngưu Đầu sơn, trông thấy phía trước một ngọn núi cao, bốn phía đều là đất bằng, cỏ cây rậm rạp, chẳng thấy binh mã chi cả.
Chàng nghĩ thầm:
- "Không lẽ quân Phiên đã bị cha giết hết rồi sao?"
Nhạc Vân còn đang nghi hoặc, bỗng nghe trên núi có tiếng tiều phu đốn củi, chàng giục ngựa chạy lên hỏi:
- Đây có phải Ngưu Đầu sơn không?
Lão tiều phu đáp:
- Đúng đấy, đây chính là Ngưu Đầu sơn, tiểu tướng hỏi để làm gì?
Nhạc Vân nói:
- Nếu đây quả là Ngưu Đầu sơn, tại sao quân Phiên đi đâu cả rồi?
Lão tiều phu mỉm cười nói:
- Vậy thì tiểu tướng quân đi lầm đường rồi. Chỗ này là Sơn Đông Ngưu Đầu sơn, còn chỗ có quân Phiên là Hồ Quảng Ngưu Đầu sơn, cách nhau xa lắm.
Nhạc Vân nói:
- Nay tôi muốn qua Hồ Quảng Ngưu Đầu sơn thì phải đi đường nào gần hơn?
Lão tiều nói:
- Nếu tiểu tướng quân trở lại Tương Châu rồi theo đại lộ qua Hồ Quảng thì đường đi dễ, nhưng xa lắm, còn muốn đi gần thì cứ noi theo con đường nhỏ này mà đi, có thể đến sớm hơn mấy ngày, ngặt vì đường sá gập ghềnh khó đi lắm.
Nhạc Vân tạ ơn lão tiều phu rồi nhắm ngay đường nhỏ giục ngựa đi được mười dặm, con ngựa chàng bỗng quỵ hai chân trước. Nhạc Vân bước xuống nắm dây cương kéo dậy mà lẩm bẩm:
- "Ngựa ta đã mệt rồi mà từ đây qua Hồ Quảng không biết đường còn bao xa, làm sao đi cho thấu?"
Còn đang lo lắng, bỗng nghe đâu đây có tiếng ngựa hí vang, chàng tìm kiếm bốn phía thì thấy trong đám rừng có một con ngựa lông đỏ như son, yên lạc sẵn sàng, chàng tặc lưỡi khen:
- "ồ, con ngựa này tốt quá, sao lại không có chủ? Thôi để ta đổi con ngựa này may ra có thể đến Ngưu Đầu sơn được".
Nhạc Vân toan dắt ngựa mình lại đổi, bỗng nghe
trên núi có tiếng hét vang:
- Nghiệt súc, mi chạy đi đâu?
Nhạc Vân ngước mặt ngó lên trên triền núi trông thấy một gã thiếu niên lối chừng mười hai mười ba tuổi, đang nắm đuôi con cọp to tướng trì lại, chàng khen thầm: - ồ, thằng bé này mạnh quá nhỉ, con ngựa này chắc là của hắn rồi, thôi để ta gạt hắn lấy quách con ngựa mới được".
Nghĩ đoạn, chàng lớn tiếng gọi:
- Tiểu tử, con cọp của ta nuôi đấy, chớ có giết nó.
Gã thiếu niên nghĩ thầm:
- Cọp của người nuôi hèn chi dạn, dễ bắt quá.
Thiếu niên cười ha hả nói:
- Thật thế sao? Thôi ta trả cọp lại cho ngươi đó.
Vừa nói vừa xách cổ con cọp ném xuống trước mặt Nhạc Vân, ngờ đâu thiếu niên ném mạnh quá con cọp chết ngay không kịp thở. Nhạc Vân lấy làm phục thầm, song chàng giả vờ hầm hầm sắc giận nói:
- Ngươi quăng con cọp của ta chết rồi, hãy bồi thường cho ta.
Vừa nói vừa xách con cọp quăng lên đỉnh núi. Gã thiếu niên.thấy thế giật mình nghĩ thầm: "Ôi chao, có khi tên tiểu tử này mạnh hơn ta cũng nên".
Thiếu niên vội vã xách cọp chạy xuống đứng trước mặt Nhạc Vân ôn tồn bảo:
- Ông bạn chịu phiền chờ hôm nào tôi bắt được con cọp khác sẽ bồi thường cho.
Nhạc Vân được thể, lắc đầu đáp:
- Không thể được, cọp ta là cọp nuôi dạn rồi, ngươi có bồi thường con cọp hoang cho ta được sao?
Thiếu niên bực mình:
- Dầu sao việc cũng đã lỡ rồi, ngươi bảo ta phải làm sao bây giờ?
Nhạc Vân nói:
- Điều ấy không khó, ngươi hãy thế con ngựa của ngươi cho ta, ta bằng lòng ngay.
Thiếu niên cười gằn:
- Ngươi quả thật là một tên bịp bợm. Người ta thường bảo dưỡng hổ di họa, xưa nay ai mà nuôi cọp bao giờ? ấy chẳng qua ngươi muốn đoạt con ngựa của ta nên kiếm chuyện nói vậy thôi.
Vừa nói vừa bước tới đám cỏ lấy ra một cây thanh long yểm nguyệt đao, nhảy phóc lên ngựa nghiêm giọng bảo:
- Ngươi hãy tỉ thí với ta, nếu hơn ta được thì con ngựa này tất nhiên ngươi trọn quyền sử dụng, bằng không thì ta khuyên ngươi cút đi cho sớm.
Nhạc Vân cười ha hả nói:
- Đã là anh hùng hảo hán, một lời đã nói ra đáng giá ngàn vàng, sau đừng chối cãi đấy nhé.
Bằng giọng cương quyết, thiếu niên đáp:
- Ta không chối đâu.
Nhạc Vân lên ngựa múa song chùy xông tới. Hai tiểu anh hùng ra tay đánh nhau hơn bảy mươi hiệp, cây cối xung quanh đều nát tan mà chưa phân thăng bại.
Nhạc Vân nghĩ thầm:
- Mới bước ra khỏi nhà gặp một đứa nhỏ như vậy mà đánh không nổi thì vào chốn thiên binh vạn mà làm sao được?
Hai người tiếp tục đánh cho đến khi trời tối vẫn chưa ai hơn thua. Thiếu niên dừng đao nhìn Nhạc Vân bảo:
- Trời tối rồi, ta muốn về ăn cơm, ngay mai tiếp tục đấu võ với ngươi.
Nhạc Vân lắc đầu:
- Chắc gì ngày mai ngươi đến đây, hơi đâu ta lại ở đây chờ đợi, nếu muốn đi hãy để ngăn lại đây làm tin mới được.
Thiếu niên gằn giọng:
- Ngươi lại âm mưu chiếm con ngựa của ta rồi. Thôi được để ta gửi cây đao của ta lại đây cho ngươi rồi mai ta đến quyết phân thắng bại với ngươi.
Dứt lời, ném cây đao cho Nhạc Vân rồi quất ngựa đi lập tức Nhạc Vân đứng sững trong rừng hoang, bóng tối bao trùm cả vạn vật, chàng không biết chỗ nào nghỉ ngơi. Gió rừng thổi tạt qua lạnh buốt chàng nằm xuống cạnh thây cọp cho ấm rồi ngủ thiếp đi.
Ngờ đâu lúc ấy có một vị viên ngoại đi chơi về, băng ngang qua đó, theo sau có vài tên gia đinh, đứa gánh đồ, đứa cầm đuốc.
Đang đi bỗng nhiên một tên gia đinh la thất thanh:
- Ôi chao, không xong rồi, một con cọp đang ăn người kia kìa.
Viên ngoại bước tới rọi cao đuốc lên xem thì thấy một chàng thiếu niên đang ôm cọp ngủ say, lão lớn tiếng gọi:
- Tiểu tử, hãy thức dậy.
Nhạc Vân giật mình thức dậy, mở choàng mắt ra thấy một lão già liền hỏi:
- Chẳng hay lão bối đi đâu giờ này và gọi tiểu sinh có việc gì?
Viên ngoại nói:
- Chỗ này rừng núi hoang vu lại thêm tối tăm lạnh lẽo ngươi ôm con cọp chết ngủ như vậy bất tiện quá, nếu gặp con cọp sống đi ngang qua đây thì tính mạng ngươi ắt không còn.
Nhạc Vân đáp:
- Chẳng giấu chi lão bối, nguyên vì tôi muốn đi qua Ngưu Đầu sơn, lại gặp một vị anh hùng tỉ võ với tôi trọn một ngày mà không phân thắng bại, hai bên ước định ngày mai, sẽ đến tiếp tục tỉ thí cho nên tôi mới ở đây chờ đợi.
Viên ngoại nói:
- Nếu người ấy không đến thì sao?
Nhạc Vân đáp:
. Người ấy có để cây đao lại làm tin, lẽ nào lại không đến?
Viên ngoại hỏi:
- Đao ở đâu?
Nhạc Vân vội lấy cây đao trao cho viên ngoại xem, viên ngoại vừa thấy đao biết ngay là của cháu mình liền ôn tồn bảo:
- Túc hạ tên họ chi và quê quán ở đâu?
Nhạc Vân đáp:
- Tiểu sinh tên Nhạc Vân, con của Nhạc Phi quê ở huyện Thang Âm.
Viên ngoại nói:
- Thì ra ngươi là Nhạc công tử mà lão phu không biết thật có tội, vậy xin mời công tử về nhà lão phu nghỉ tạm một đêm rồi mai sẽ hay.
Nhạc Vân bằng lòng xách đao, xách chùy dắt ngựa đi theo viên ngoại. Đến nơi, vừa bước vào trung đường, viên ngoại đã hối gia đinh dọn tiệc thết đãi.
Nhạc Vân nói:
- Lão bối vui lòng cho tiểu sinh biết quý danh?
Viên ngoại đáp:
- Lão phu họ Trần tên Quý, thiếu niên đấu võ với công tử khi chiều đó chính là cháu của lão phu đấy.
Rồi Trần Quý cho gọi thiếu niên ấy đến ra mắt Nhạc Vân.
Nhạc Vân nói:
- Đao pháp của lệnh điệt quả thật cao cường, có phải đao pháp ấy do lão bối truyền dạy chăng
Viên ngoại nói:
- Cháu lão họ Quan tên Linh, cha nó chính là một anh hùng Lương Sơn Bạc tên là Đại Đạo Quan Thắng, cho nên đao pháp ấy do anh rể lão phu truyền lại rồi lão phu dạy cho hắn đấy.
Còn đang chuyện vãn, đã thấy Quan Linh bước vào, chợt thấy Nhạc Vân, thiếu niên nói:
- Tiểu tử này xảo trá lắm, sao cậu dắt hắn về đây làm gì? Hắn muốn chiếm con ngựa của cháu đấy.
Quan Linh vừa nói tới đây, viên ngoại đã nghiêm sắc mặt mắng:
- Cháu đừng nói bậy! Người này chính là Nhạc Vân đại công tử của Nhạc Nguyên soái mà hàng ngày cậu thường kể với cháu đó, có nhớ không? Hãy bước đến làm lễ người cho mau.
Quan Linh ra vẻ hối hận:
- Nếu quả thật Nhạc công tử sao không nói sớm để tôi dâng con ngựa tôi cho, lại để đánh nhau suốt cả ngày chi cho mệt?
Nhạc Vân cười nói:
- Nếu tôi không gạt anh việc con cọp ấy thì làm sao được hân hạnh lãnh giáo đao pháp của anh?
Hai người cười xòa rồi cùng nhau làm lễ. Đoạn ngồi vào bàn tiệc ăn uống chuyện trò vui vẻ.
Rượu được vài tuần, Nhạc Vân nói với viên ngoại:
- Tiểu tử muốn kết bạn với lệnh tôn chẳng hay ý của viên ngoại thế nào?
Viên ngoại đáp:
- Công tử là quý nhân, cháu tôi đâu dám sánh?
Nhạc Vân nói:
Xin viên ngoại chớ nên nói vậy.
Rồi hai người cùng đứng dậy vái lạy trời đất, kết nghĩa anh em. Quan Linh nhỏ hơn Nhạc Vân một tuổi nên nhường Nhạc Vân làm anh, rồi hai người cùng lạy viên ngoại, viên ngoại cũng đáp lễ rồi cùng nhau ăn uống cho đến mãn tiệc.
Tiệc xong viên ngoại sai gia đinh dọn một phòng riêng cho Nhạc Vân và Quan Linh ngủ chung đêm ấy.
Sáng hôm sau viên ngoại vẽ một tấm họa đồ chỉ rõ đường đi lên Ngưu Đầu sơn, lại lấy vàng bạc tặng cho Nhạc Vân để làm lộ phí và nói:
- Ráng vài năm nữa Quan Linh lớn, lão sẽ cho nó theo lệnh tôn giúp sức.
Nhạc Vân tỏ lời cảm tạ rối rít, Quan Linh lại dắt con ngựa xích thố ra tặng cho Nhạc Vân. Chàng từ giã viên ngoại và Quan Linh ra đi. Quan Linh quyến luyến đưa theo một dặm đường mới trở lại.
Nhạc Vân giục ngựa buông cương đi riết đến xế chiều qua một nơi hai bên sườn núi gập ghềnh, bốn phía đá chồng lớp lớp, cây cối um tùm chung quanh không một bóng nhà, chàng đang phân vân đi tiếp hay tìm chỗ nghỉ chân thì bỗng con ngựa sa hai chân trước rồi cả người lẫn ngựa sa nhào xuống hầm.
Tiếng chiêng trống vang dậy, tiếng hò la ầm ĩ, rồi một loạt câu móc quăng xuống hầm giật bắt Nhạc Vân.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nhạc Phi Diễn Nghĩa
Khuyết Danh
Nhạc Phi Diễn Nghĩa - Khuyết Danh
https://isach.info/story.php?story=nhac_phi_dien_nghia__khuyet_danh