Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ký Ức Vụn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trần Vàng Sao
H
ôm nay vào blog anh Tạo (Nguyễn Trọng Tạo) thấy nhắc đến Bài thơ của người yêu nước mình của Trần Vàng Sao rất trân trọng. Đúng, nếu chọn 10 bài thơ xuất sắc nhất dòng thơ chống Mĩ, thế nào cũng có bài đó và bài Thưa Mẹ, Trái tim... của Trần Quang Long. Không biết ông Thống làm ăn thế nào lại không đưa vào sách giáo khoa cho trẻ con nó học.
Nhưng đó là chuyện của cái ông đầu bù Đỗ Ngọc Thống, bữa nay nhớ anh Đính thì kể chuyện anh Đính thôi.
Mình về Huế mấy năm mới gặp anh Đính. Đọc thơ anh thấy tầm vóc quá, nghĩ người có cái đầu như vậy, theo cách mạng từ thủa chưa biết thắt lưng quần, thì chắc chắn đang làm to ở Hà Nội. Các kì hội họp, hội thảo, các đêm thơ phú tuyệt nhiên không thấy anh, cũng chẳng hỏi ai, cứ đinh ninh anh giống anh Trần Hoàn, đương nhiên ra Hà Nội lâu rồi.
Cái đêm hội thảo cuốn Học phí trả bằng máu của Nguyễn Khắc Phục, mấy ông mệ gộc và mấy ông đang cố gắng chứng minh mình là mệ gộc mặt mày đằng đằng sát khí, làm ầm ầm.
Anh Bửu Chỉ cầm cái bìa do chính anh vẽ, xé hai chữ học phí đi, giơ lên cho mọi ngườì xem ba chữ trả bằng máu. Anh cứ giơ ba chữ trả bằng máu đi đi lại lại. Kinh.
Mình chỉ dám đứng ở cửa nhìn vào thôi, nghĩ bụng anh Phục có mặt ở đây chắc chắn bị voi giày.
Một người gầy gầy, đen đen, thâm thấp, ăn mặc như ông xe ôm đi từ trong hội trường ra, mặt mày sớn sác, miệng lẩm bẩm ua chầu chầu... mần chi dữ rứa hè. hóa ra đó là Trần Vàng Sao.
Mình chạy ra gọi, nói em là Nguyễn Quang Lập. Anh lôi chiếc xe đạp ra, lật đật lên xe nói rồi rồi, mai mốt đến chơi nghe, tui về đã, sợ lắm. Anh vội đạp xe phóng ra khỏi cửa Hội, miệng vẫn không thôi lẩm bẩm ua chầu chầu chi dữ rứa hè.
Sau mới biết vừa hòa bình anh đã bị bắt, chẳng rõ vì chuyện gì. Hôm đến nhà, có anh Thái Ngọc San, mình hỏi sao người ta bắt anh, anh ngó trước ngó sau, nói thôi thôi chuyện qua rồi, nhắc làm chi ôông.
Anh San nói thời đó luật pháp bằng mồm thì bắt bớ cũng chỉ vì cái lỗ mồm thôi. Anh giật nảy nói với anh San mi nói nha, mi nói nha, chớ tao không nói nha.
Mình phì cười nói chi mà anh sợ rứa. Anh nói ua chầu chầu, ôông không biết mô ôông
Từ đó anh không có cơ quan đoàn thể, chỉ ru rú ở nhà, đơm tôm bắt cá sống qua ngày, thủ phận một ông nông dân chính hãng. Ai đến chơi nhà anh thì đến, anh chẳng dám đến nhà ai. Mình hỏi anh răng rứa. Anh nói nhà người ta sang như trời mình đến mần răng.
Nhà anh Điềm (Nguyễn Khoa Điềm) cách nhà anh có một đoạn, bạn học từ thủa con nít, lên rừng hoạt động cùng nhau, gặp nhau vẫn tau mi, nhưng nếu anh Điềm không dặn sang, không cho con sang gọi năm lần bảy lượt thì anh không bao giờ sang. Có bạn bè thì ngồi cùng mâm với anh Điềm, hễ có quan chức là anh tót xuống nhà dưới ngồi với đàn bà con nít liền.
Anh Điềm vẫn sang nhà anh luôn luôn, cho anh cái này cái nọ, làm to mấy khi về nhà, giờ trước giờ sau là sang nhà anh liền, vẫn tau mi như thời con nít.
Hôm mình về Huế, lâu ngày quên nhà anh, nhờ anh Điềm đưa sang. Vừa gặp anh Điềm, anh nói ngay răng mi cho ông Tường (Hoàng Phủ Ngọc Tường) năm trăm mà cho tau có ba trăm thôi. Anh Điềm nói rồi để tau cho thêm mấy trăm. Anh nói tiền trong bóp mi đó. Anh Điềm rút bóp đưa cho anh, nói đây mi coi, thằng ni không tin mình bay. Anh kiểm tra bóp rồi cười, cái miệng móm chành bạnh, nói không có thiệt, hay hè... Bộ chính trị hay hè.
Nhưng đụng chuyện gì lại kéo anh em hỏi nhỏ ông Điềm nói răng không ông Điềm nói răng không. Có lần hỏi mình, mình nói anh thân anh Điềm sao không hỏi anh ấy đi. Anh nói mấy hôm thấy mặt ông Điểm lầm lầm, tui không dám kêu thằng, kêu anh thì trẹo lưỡi, cực rứa chớ.
Những năm 1989, 1990 không khí đổi mới sôi sùng sục. Hội thảo liên tục, ai cũng nói năng hùng hổ. Mình tới rủ anh đi, anh nói ôông cứ đi đi, tui nhất trí hết nhất trí hết. Anh ở nhà, đi vào đi ra nơm nớp. Tối đến mới đạp xe tới nhà mình, đứng ngoài ngõ vẫy vẫy mình ra, hỏi nhỏ răng rồi răng rồi.
Tưởng anh vì tù tội đã mất hết nhuệ khí, đùng cái anh cho in bài thơ Người đàn ông 43 tuổi nói về mình. Hay lạnh người. Phải có một tầm vóc nào, một khí tiết nào mới có thể viết được một bài thơ như thế. Suốt ba tháng trời đi đâu cũng nghe trí thức Huế bàn tán bài thơ của anh.
Khi đó mình mới hiểu ra Trần Vàng Sao là người biết sợ chứ không phải người sợ
Mình nói với anh, chỉ một bài thơ mà hầu như ai cũng hiểu đến tận đáy nguyên nhân bi kịch chúng ta đang gánh chịu. Anh giãy nãy, nói mi nói nha mi nói nha, tao không nói nha.
Mình nhăn răng cười.
Năm ngoái tình cờ lướt mạng, đọc cuốn hồi kí của anh. Khi đó mới ngã người ra, anh bị bắt vì lí do rất củ chuối, vì chính những người mà lâu nay mình vẫn tưởng là tử tế.
Cái chính là thông qua cuốn sách người ta hiểu ra thế nào là trí thức và phẩm chất người trí thức.
Mình gọi điện cho anh, anh nói ua chầu chầu chi lạ rứa hè... ai in ai in? Cuốn ni viết xong tui ném trên tra, đứa mô lấy mất. Mình nói người ta đưa lên mạng chứ không phải in. Anh nói mạng là cái chi, mạng là cái chi. Nói mãi anh mới hiểu.
Anh hỏi Lập ơi can chi không, can chi không. Mình nói anh đừng lo, thời buổi đổi mới rồi, không phải như xưa. Hơn nữa anh chỉ kể người thật việc thật, có nói xấu chế độ đâu mà lo. Anh nói rứa à... may chi nỏ.
Vừa đặt máy anh đã gọi điện lại hỏi Lập ơi can chi không, can chi không. Mình nói anh hay chưa, em nói mà anh không tin à? Anh nói rứa à... may chi nỏ.
Vừa đặt máy anh đã gọi lại, nói Lập ơi can chi không, can chi không?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ký Ức Vụn
Nguyễn Quang Lập
Ký Ức Vụn - Nguyễn Quang Lập
https://isach.info/story.php?story=ky_uc_vun__nguyen_quang_lap