Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Kẻ Trộm Sách
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 40
Đ
ỊNH NGHĨA THỨ 2 CỦA TỪ ĐIỂN TIẾNG ĐỨC DUDEN
Verzeihung - sự tha thứ:
Không còn cảm thấy giận dữ, thù địch hay oán ghét nữa.
Những từ liên quan: tha tội, tha bổng, khoan dung.
Trên đường về nhà, chúng dừng lại ở chỗ chiếc cầu và kiểm tra quyển sách nặng trịch màu đen ấy. Khi Rudy giở lướt qua những trang sách, thằng nhóc tìm thấy một lá thư. Nó nhặt lá thư lên và chậm chạp nhìn về phía kẻ trộm sách. “Lá thư này có đề tên cậu đấy.”
Dòng sông vẫn bình thản trôi đi.
Liesel cầm lấy lá thư.
.LÁ THƯ.
Liesel thân mến,
Ta biết là cháu thấy ta đáng thương hại và đáng tởm (hãy tra từ này trong từ điển nếu cháu không biết nó có nghĩa là gì), nhưng ta phải nói cho cháu biết rằng ta không ngu ngốc đến nỗi không nhìn thấy những dấu chân của cháu trong thư phòng. Khi ta nhận thấy quyển sách đầu tiên bị lấy đi, ta chỉ nghĩ rằng có lẽ là ta đã để nó đâu đó, nhưng sau khi ta nhìn thấy những vết chân trên sàn nhà loang lổ ánh đèn.
Thì ta đã mỉm cười.
Ta rất mừng vì cháu đã lấy đi cái đúng ra thuộc về cháu.
Sau đó ta lại tiếp tục mắc sai lầm khi nghĩ rằng mọi chuyện sẽ kết thúc.
Khi cháu quay lại, lẽ ra ta nên giận dữ mới phải, nhưng ta đã không làm như thế. Ta có thể nghe thấy tiếng cháu lẻn vào lần gần đây nhất, nhưng ta đã quyết định để cháu yên.
Mỗi lần cháu chỉ lấy đi có một quyển sách, và cháu phải ghé thăm nhà ta đến cả hàng nghìn lần cho tới khi mọi quyển sách đều biến mất. Hy vọng duy nhất của ta là một ngày nào đó cháu sẽ gõ lên cánh cửa trước nhà ta và bước vào thư phòng theo một cách văn minh lịch sự hơn.
Một lần nữa, ta rất tiếc khi chúng ta không thể tiếp tục thuê mẹ cháu làm việc.
Cuối cùng, ta hy vọng rằng cháu sẽ thấy quyển từ điển này có ích khi cháu đọc những quyển sách ăn trộm của mình.
Thân mến.
Ilsa Hermann
“Tốt hơn là chúng ta nên về nhà,” Rudy đề nghị, nhưng Liesel không nhúc nhích.
“Cậu có thể đợi ở đây mười phút được không?”
“Dĩ nhiên rồi.”
Liesel khó nhọc quay lại nhà số 8 phố Grande và ngồi trên sự đe dọa quen thuộc của cánh cửa ra vào. Quyển sách đang ở chỗ Rudy, nhưng con bé vẫn giữ lá thư và chà xát những ngón tay nó lên mảnh giấy gấp ấy, trong khi những bậc cấp ngày càng trở nên nặng nề hơn xung quanh nó. Đã bốn lần nó định gõ lên phiến gỗ dầy kịch của cánh cửa, nhưng con bé không thể làm được điều đó. Thành quả lớn nhất mà con bé có thể đạt được là đặt nhẹ nắm tay của mình lên phiến gỗ ấm.
Một lần nữa, em trai nó lại tìm thấy nó.
Từ chỗ cuối những bậc cấp, với cái đầu gối đang bình phục lại rất nhanh, thằng bé nói, “Coi nào Liesel, gõ cửa đi.”
Khi con bé bỏ đi lần thứ hai, nó có thể sớm nhìn thấy bóng dáng Rudy đằng xa ở chỗ cây cầu. Gió mơn man lùa qua tóc con bé. Đôi chân nó như bơi cùng với những cái bàn đạp.
Liesel Meminger là một tên tội phạm.
Nhưng không phải bởi vì nó đã ăn trộm một quyển sách bằng một tay qua cánh cửa sổ để mở.
Lẽ ra mày nên gõ cửa, con bé nghĩ, và mặc cho cảm giác tội lỗi tràn ngập trong nó, vẫn có cái dấu vết rất khó nhận thấy của một nụ cười chưa trọn vẹn.
Khi đạp xe, con bé cố gắng tự nói với mình một điều gì đó.
Mày không đáng được hạnh phúc như thế này, Liesel ạ. Mày thực sự không đáng.
Liệu một con người có thể ăn trộm được niềm hạnh phúc hay không? Hay đó chỉ là một mánh khóe quỷ quái khác bên trong mỗi con người?
Liesel nhún vai để thoát khỏi mọi suy nghĩ trong đầu mình. Con bé băng qua cầu, bảo Rudy hãy nhanh lên và đừng quên mang theo quyển sách.
Chúng đạp xe về nhà trên những chiếc xe đạp han gỉ.
Chúng vượt qua quãng đường vài dặm để về đến nhà, từ mùa hè sang mùa thu, và từ một đêm tĩnh lặng sang đến hơi thở nặng nề của những trận ném bom xuống Munich.
NHỮNG HỒI CÒI BÁO ĐỘNG
Với số tiền nhỏ kiếm được hồi mùa hè, Hans mang về nhà một cái đài cũ. “Bằng cách này,” ông nói, “chúng ta có thể nghe được khi nào thì những cuộc không kích đang ập xuống, thậm chí còn trước cả khi còi báo động vang lên. Cái đài sẽ phát ra một tiếng cúc cu và sau đó thông báo vùng đang có nguy cơ bị ném bom.”
Ông đặt cái đài lên mặt bàn bếp và bật nó lên. Họ cũng đã cố gắng khiến cái đài hoạt động ở trong tầng hầm, vì Max, nhưng khi ở dưới đó, chẳng có gì khác ngoài tiếng sóng nhiễu và những giọng nói đơn giản phát ra từ cặp loa cả.
Vào tháng Chín, họ đã không nghe thấy cái đài khi đang ngủ.
Hoặc là cái đài phát thanh đã bị hỏng trước đó rồi, hoặc là nó đã bị nuốt chửng ngay lập tức bởi âm thanh như tiếng gào khóc của hồi còi báo động.
Một bàn tay nhẹ nhàng khều vai của Liesel khi con bé đang ngủ. Giọng nói của Bố theo sau bàn tay ấy luồn vào, đầy sợ hãi. “Liesel, dậy đi. Chúng ta phải đi thôi.”
Có trạng thái mất phương hướng của một giấc ngủ bị gián đoạn nửa chừng, và Liesel chỉ có thể nhìn thấy những đường nét trên gương mặt Bố. Thứ duy nhất có thể nhìn thấy được rõ ràng là giọng nói của ông.
Trong hành lang, họ dừng lại,
“Đợi đã,” Rosa nói.
Qua bóng tối, họ lao xuống tầng hầm.
Đèn được thắp lên.
Max trườn ra từ đằng sau những thùng sơn và mấy tấm phủ che bụi. Gương mặt anh lộ vẻ mệt mỏi, và anh móc những ngón tay cái của mình vào khe quần dài một cách hồi hộp. “Đã đến lúc phải đi rồi, phải không?”
Hans bước đến chỗ anh. “Phải, đã đến lúc phải đi rồi.” Ông bắt tay anh và vỗ nhẹ lên cánh tay anh. “Chúng ta sẽ gặp lại cháu khi quay lại, phải không nào?”
“Dĩ nhiên rồi.”
Rosa ôm lấy anh, Liesel cũng vậy.
“Tạm biệt, Max.”
Nhiều tuần trước đó, họ đã thảo luận với nhau xem liệu tất cả có nên ở cùng nhau dưới tầng hầm nhà mình không, hay ba người bọn họ nên đi ra ngoài phố, đến một gia đình có họ là Fiedler. Max là người đã thuyết phục họ. “Người ta nói là căn hầm này không đủ sâu. Cháu đã đặt gia đình ta vào đủ loại tình thế nguy hiểm rồi.”
Hans gật đầu. “Thật đáng xấu hổ khi ta không thể đưa cháu theo cùng. Đó là một điều đáng hổ thẹn.”
“Thì hoàn cảnh buộc chúng ta phải vậy mà.”
Bên ngoài, tiếng còi báo động hú lên với những ngôi nhà, và người ta bắt đầu chạy túa ra, tập tễnh và chùn bước lại khi bước ra khỏi nhà mình. Màn đêm chỉ việc đứng đó và quan sát. Có vài người quan sát ngược lại nó, cố gắng tìm kiếm dấu vết của những chiếc máy bay pháo hạm khi chúng lướt ngang dọc trên bầu trời.
Phố Thiên Đàng là một đám rước của những con người lộn xộn, tất cả đều đánh vật với những món đồ quý giá nhất của mình. Trong một vài trường hợp thì đó là một đứa trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp khác, là một đống những album ảnh hay một chiếc hộp bằng gỗ. Liesel thì mang theo những quyển sách của nó, được kẹp giữa cánh tay và mạng sườn con bé. Bà Holtzapfel thì cố gắng mang theo mình một cái vali, bà ta đang phải đánh vật trên vỉa hè với cặp mắt phồng rộp và đôi chân chỉ bước được những bước nhỏ.
Bố, người đã quên tất cả mọi thứ - thậm chí cả cây đàn xếp của ông - bèn chạy vội lại chỗ bà ta và giải cứu chiếc vali khỏi sườn bà.
“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph, bà có cái gì trong này thế?” ông hỏi. “Một cái đe à?”
Bà Holtzapfel bước đi tiếp bên cạnh ông. “Những thứ cần thiết.”
o O o
Gia đình Feidler sống cách đó sáu căn nhà. Gia đình họ có bốn người, tất cả đều có mái tóc màu bột trắng và những đôi mắt tinh anh thuần chất Đức. Điều quan trọng nhất là nhà họ có một tầng hầm tươm tất, đủ độ sâu. Hai mươi hai người tự nhồi nhét mình vào trong đó, bao gồm gia đình Steiner, bà Holtzapfel, Pfiffikus, một người đàn ông trẻ, và một gia đình có họ là Jenson. Vì lợi ích của môi trường, Rosa Hubermann và bà Holtzapfel được tách riêng nhau ra, dù đã có một vài thứ vượt trên những trận cãi vã tầm thường.
Một bóng đèn tròn đong đưa xuống từ trần nhà, gian hầm rất ẩm ướt và lạnh lẽo. Những bức tường lởm chởm thò ra và thọc vào lưng người ta khi họ đứng đó trò chuyện. Âm thanh nghèn nghẹt của còi báo động vẫn luồn lách vào được từ một nơi nào đó. Họ có thể nghe được một bản sao méo mó của những tiếng còi đã làm thế nào đó tìm được đường vào trong hầm. Măc dù đã tạo ra được một sự sợ hãi đáng kể về chất lượng của chỗ trú ẩn này, thì ít nhất họ cũng sẽ có thể nghe được ba hồi còi báo hiệu đợt không kích đã kết thúc, và sau đó là sự an toàn. Họ không cần có một gã Luftschutzwarte - một cố vấn về những cuộc không kích.
Không lâu sau Rudy tìm thấy Liesel và lúc này nó đang đứng bên cạnh con bé. Tóc nó đang chỉ vào một thứ gì đó trên trần nhà. “Điều này chẳng phải là tuyệt lắm sao?”
Con bé không thể ngăn được vài lời mỉa mai châm biếm. “Nó thật là đáng yêu.”
“Ôi, coi nào Liesel, đừng có như thế chứ. Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì kia chứ, bên cạnh việc tất cả chúng ta bị đè bẹp hay nướng chín, hay bất cứ việc gì mà những quả bom mang lại?”
Liesel nhìn quanh, đánh giá những gương mặt. Con bé bắt đầu soạn ra một danh sách những người sợ hãi nhất.
.DANH SÁCH.
1. Bà Holtzapfel.
2. Ông Fiedler.
3. Người đàn ông trẻ tuổi.
4. Rosa Hubermann.
Cặp mắt của bà Holtzapfel đang mở ra trừng trừng như thể chúng không thể khép lại được. Khung người mỏng teo như dây điện của bà gập về đằng trước, và miệng bà là một hình tròn. Ông Fiedler thì làm cho mình bận rộn bằng cách hỏi thăm người khác, đôi khi cứ lặp đi lặp lại một câu hỏi, xem họ đang cảm thấy như thế nào. Người đàn ông trẻ, Rolf Schultz, thì vẫn đứng nguyên trong góc nhà, khẽ trò chuyện với khoảng không xung quanh anh ta, khiển trách nó. Tay anh ta dính cứng ngắc vào trong túi áo. Rosa thì cứ đứng ngồi không yên, nhưng rất nhẹ nhàng. “Liesel,” bà thầm thì, “hãy đến đây.” Bà ôm lấy nó từ đằng sau, tay siết chặt. Bà hát một bài hát, nhưng nó khẽ tới mức Liesel chẳng biết đó là bài gì nữa. Những nốt nhạc được sinh ra từ trong hơi thở của bà, và chúng đã chết ngay trên môi bà rồi. Bên cạnh họ, Bố vẫn im lặng và không hề động đậy. Có lúc, ông đặt bàn tay ấm áp của mình lên chỏm đầu mát lạnh của Liesel. Con sẽ sống, bàn tay ấy nói như thế và nó đã nói đúng.
Bên trái họ, Alex và Barbara Steiner đứng cùng với những đứa con nhỏ của họ, Bettina và Emma. Hai đứa bé gái bám chặt lấy chân phải của mẹ chúng nó. Đứa lớn nhất, Kurt, nhìn chăm chăm về phía trước với một thái độ Thiếu niên Hitler hoàn hảo, và nó đang nắm lấy tay của Karin, một đứa rất bé thậm chí rất bé so với tuổi lên bảy của nó. Đứa mười tuổi Anna-Marie, thì chơi đùa với bề mặt mềm nhão của bức tường xi măng.
Ở bên phía bên kia của gia đình Steiner là Pfiffikus và gia đình Jenson.
Pfiffikus cố gắng không huýt sáo.
Ông Jenson với bộ râu mép đang ôm vợ ông ta rất chặt, và hai đứa con của họ chốc chốc lại phát ra một tiếng động khẽ. Thỉnh thoảng chúng lại cự nự nhau, nhưng chúng đã biết kiềm chế lại khi chuyện này đạt đến mức khởi đầu của một cuộc tranh cãi thực sự.
Sau khoảng mười phút, điều dễ thấy nhất trong căn hầm là một tình trạng bất động. Những cơ thể họ như được gắn chặt lại với nhau và chỉ có chân họ thay đổi vị trí hay áp lực mà thôi. Sự tĩnh mịch được cùm vào gương mặt họ. Họ nhìn nhau và chờ đợi.
. ĐỊNH NGHĨA THỨ 3 CỦA TỪ ĐIỂN TIẾNG ĐỨC DUDEN.
Angst - nỗi sợ hãi:
Một cảm xúc không thoải mái, thường là rất mạnh mẽ, được gây ra bởi việc tham gia vào hay ý thức được một mối nguy hiểm nào đó.
Những từ đồng nghĩa: sự kinh hoàng, sự hoảng hốt, sự lo âu, sự run sợ, sự cảnh giác.
Từ những căn hầm trú ẩn khác, có những câu chuyện về việc người ta hát vang bài Deutschland uber Alles hay về những con người cãi nhau trong bầu không khí nhạt nhẽo của chính hơi thở mình. Những điều đại loại như vậy không xảy ra trong hầm tránh bom của gia đình Fiedler. Nơi đó, chỉ có nỗi sợ hãi và sự e dè, và bài hát chết chóc trên đôi môi bằng giấy các-tông của Rosa Hubermann.
Không lâu trước khi những hồi còi vang lên báo hiệu đợt oanh kích đã kết thúc, Alex Steiner - người đàn ông với gương mặt bất di bất dịch như được làm bằng gỗ - đang dỗ dành những đứa con của mình để chúng không bám vào chân vợ ông nữa. Ông đã có thể vươn người ra và níu lấy bàn tay vẫn còn rảnh của con trai ông. Kurt, vẫn kiên cường và mắt vẫn còn nhìn chằm chằm về vô định như trước, nhẹ nhàng xiết chặt bàn tay của em gái nó. Không lâu sau, tất cả mọi người trong căn hầm đều đang nắm tay một người khác, và nhóm người Đức ấy đứng quây thành một vòng tròn lổn nhổn. Những bàn tay lạnh lẽo tan chảy ra trong những bàn tay ấm áp, và trong một vài trường hợp, cảm xúc của một nhịp đập, tình người được chuyển giao từ người này sang người kia. Nó vượt qua những lớp da tái xanh tái mét, căng cứng ấy. Vài người trong số họ nhắm mắt lại, chờ đợi cái chết cuối cùng của mình, hay hy vọng cho một dấu hiệu rằng cuộc oanh kích sau cùng cũng đã qua đi.
Liệu họ, những con người này, có xứng đáng với bất cứ điều gì tốt đẹp hơn hay không?
Có bao nhiêu người từng ngược đãi, hành hạ người khác, ngây ngất vì mùi thơm tỏa ra từ ánh nhìn trừng trừng của Hitler, lặp đi lặp lại những câu nói của ông ta, những đoạn văn của ông ta, những tác phẩm của ông ta? Liệu Rosa Hubermann có phải chịu trách nhiệm hay không? Bà là người che giấu một người Do Thái? Hay đó là Hans? Liệu tất cả bọn họ có đáng phải chết không? Còn những đứa trẻ thì sao?
Câu trả lời cho mỗi câu hỏi này khiến tôi vô cùng quan tâm, dù tôi không thể cho phép chúng cám dỗ mình. Tôi chỉ biết rằng tất cả những người này đều đã cảm nhận được sự hiện diện của tôi vào đêm hôm đó, trừ những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất. Tôi là một lời gợi ý. Tôi là một lời khuyên, và đôi chân tưởng tượng của tôi đã đi vào nhà bếp và xuống hành lang.
Như vẫn thường thấy ở những con người, khi tôi đọc về bọn họ trong những từ ngữ của kẻ trộm sách, tôi cảm thấy tiếc cho họ, dù không nhiều như tôi cảm thấy tiếc cho những người mà tôi đã xúc lên từ nhiều trại tập trung khác nhau trong quãng thời gian đó. Những người Đức trú ẩn trong những căn hầm là rất đáng thương, hẳn rồi, nhưng ít nhất thì họ cũng có một cơ hội. Căn hầm đó không phải là một phòng tắm. Họ không được gửi đến đó để tắm. Với những người đó, cuộc sống là điều họ vẫn có thể đạt tới được.
Trong một vòng quay không đều, những phút giây thấm qua.
Liesel nắm tay của Rudy, và tay kia nắm lấy tay mẹ nuôi nó.
Chỉ có một suy nghĩ làm nó cảm thấy buồn.
Max.
Làm sao mà Max sống sót nổi nếu những quả bom rơi xuống phố Thiên Đàng?
Xung quanh nó, con bé kiểm tra căn hầm của gia đình Fiedler. Căn hầm này vững chãi và sâu hơn nhiều so với căn hầm của nhà số 33 phố Thiên Đàng.
Con bé khẽ hỏi bố mình.
Bố cũng đang nghĩ đến anh ấy phải không?
Dù câu trả lời khẽ ấy có được nói ra hay không, ông đã gật đầu nhanh với con bé một cái. Sau cái gật đầu ấy vài phút là ba hồi còi báo hiệu đã tạm thời an toàn.
Những người đang có mặt trong nhà số 45 phố Thiên Đàng đắm mình vào sự nhẹ nhõm.
Có vài người nhắm chặt mắt lại rồi lại mở mắt ra. Một điếu thuốc được người ta chuyền tay nhau.
Chỉ khi điếu thuốc ấy tìm được đường đến môi của Rudy Steiner thì nó bị bố thằng nhóc giật phắt lấy. “Không phải chú mày đâu, Jesse Owens kia.”
Bọn trẻ con ôm chầm lấy bố mẹ chúng, và tất cả bọn họ phải mất đến nhiều phút đồng hồ để nhận thức được một cách trọn vẹn rằng họ đã sống sót, và rằng họ sẽ sống sót. Chỉ khi đó thì chân họ mới trèo lên những bậc thang, để lên đến nhà bếp của Herbert Fiedler được.
Bên ngoài, một dòng người đang đi trên con phố một cách câm lặng. Rất nhiều người trong số họ ngước nhìn lên trời và cảm ơn Chúa vì đã cứu sống họ.
o O o
Khi gia đình Hubermann về đến nhà, họ đi thẳng xuống tầng hầm, nhưng có vẻ như Max không có ở đó. Ngọn đèn dưới hầm nhỏ xíu và có màu cam, họ không thể nhìn thấy anh hay nghe thấy câu trả lời nào của anh cả.
“Max?”
“Anh ấy đã biến mất rồi.”
“Max, cháu có ở đó không?”
“Cháu đây.”
Ban đầu họ nghĩ rằng những câu nói ấy vọng ra từ đằng sau tấm phủ che bụi và mấy thùng sơn, nhưng Liesel đã nhìn thấy anh đầu tiên, trước mặt họ. Gương mặt mệt mỏi của anh như được ngụy trang giữa những thứ dụng cụ sơn phết và vải vóc. Anh đang ngồi với cặp mắt và đôi môi lộ rõ vẻ bàng hoàng.
Khi họ đi ngang qua, anh lại cất tiếng nói.
“Cháu không đừng được,” anh nói.
Rosa là người trả lời. Bà ngồi thụp xuống và nhìn thẳng vào mặt anh. “Cháu đang nói cái gì vậy, Max?”
“Cháu...” Anh chật vật tìm một câu trả lời. “Khi mọi thứ trở nên thật yên tĩnh, cháu đã ra hành lang, và tấm rèm trong phòng khách đã hé mở ra một chút... Cháu có thể nhìn thấy bên ngoài. Cháu đã quan sát, chỉ trong vài giây thôi.” Anh đã không nhìn thấy thế giới bên ngoài trong suốt hai mươi hai tháng trời rồi.
Không hề có sự giận dữ hay lời chỉ trích nào. Bố là người mở miệng nói.
“Trông nó thế nào?”
Max ngẩng đầu lên, với một nỗi buồn đau vô hạn, và một sự ngạc nhiên đến cùng cực. “Có những ngôi sao,” anh nói. “Chúng đã thiêu cháy mắt cháu.”
Bốn người bọn họ.
Hai người đang đứng. Hai người kia vẫn ngồi.
Tất cả đều đã nhìn thấy một vài điều vào đêm hôm đó.
Nơi này là một căn hầm thực sự. Đây là một nỗi sợ hãi thực sự- Max bình tĩnh lại và đứng dậy để quay trở về chỗ của mình, đằng sau những tấm phủ che bụi. Anh chúc họ ngủ ngon, nhưng anh không ngủ dưới gầm cầu thang. Với sự cho phép của Mẹ, Liesel ở bên anh cho đến tận khi trời sáng, đọc quyển sách Bài hát trong bóng tối, trong khi anh vẽ phác thảo và viết vào trong quyển sách của mình.
Từ một cửa sổ trên phố Thiên Đàng, anh viết, những ngôi sao làm mắt tôi tóe lửa.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Kẻ Trộm Sách
Markus Zusak
Kẻ Trộm Sách - Markus Zusak
https://isach.info/story.php?story=ke_trom_sach__markus_zusak