Hồi Thứ Ba Mươi Chín - Điêu Ngu Phụ Giục Chồng Làm Bất Nghĩa.
hi Mã thị thấy chồng ngồi làm thinh có vẻ buồn thì hỏi:
- Tướng công ơi! Thiếp can gián tướng công bấy nhiêu lời mà tướng công đem lòng giận thiếp làm chi?
Vương Bỉnh nói:
- Không phải là ta giận phu nhân đâu. Sở dĩ ta làm thinh là đang suy nghĩ cách nào để tra xét việc ấy cho Thiên Tử.
Mã thị nói:
- Nếu tướng công không giận thiếp thì hãy nghe thiếp
một lời này.
Vương Bỉnh nói:
- Phu nhân muốn nói gì cứ nói đi.
Mã thị nói:
- Lời xưa có nói: Gây việc không bằng bới việc. Nếu tướng công đem Quách Hòe ra mà tra thẳng thì đặng lòng Bao Công mà mích lòng Lưu Thái Hậu, tôi e mai sau sanh thù, sanh oán thì Bao Công cũng điềm nhiên tọa thị, không giúp đỡ cho tướng công đâu. Chi bằng tướng công nói việc vô bằng, vô cớ mà phục chỉ Thiên Tử đặng Thiên Tử giao lại cho Bao Công thì mới khỏi gây ra thù oán. Nếu tướng công không nghe lời thiếp thì ắt là họa tới bên mình chớ chẳng không..
Vương Bỉnh nói:
- Nói như phu nhân chẳng là sai lắm. Nếu ta tra đặng án này thì Thiên Tử được mẹ, mà Lý Thần Phi đặng làm Thái Hậu, lẽ nào Thiên Tử và Thái Hậu không mang ơn ta hay sao? Nếu hai bà Thái Hậu mang ơn ta thì ai dám thù oán.
Phu nhân nói:
- Người đàn bà ấy đã gọi là mẹ vua, sao bấy lâu nay lại cam lòng chịu khổ, không đến quan địa phương mà minh oan, để đến lúc Bao Công đi đến Trần Kiều rồi mới tìm cách kêu oan. Tôi chắc là không phải mẹ vua đâu. Sao tướng ông lại thấp trí vụng toan, lời phải cũng nghe, lời quấy cũng nghe, không biết suy xét như vậy
Vương Bỉnh nói:
- Lời phu nhân nói rất phải, nếu ta không nghe theo thì ta thiệt vụng tính lắm.
Mã thị nói:
- Như tướng công nghe theo lời thiếp thì có ngày được hưởng tước lộc cao sang chớ chẳng không.
Vương Bỉnh nói:
- Bây giờ ta đã lỡ lãnh chỉ rồi, vậy phu nhân toan tính lẽ nào?
Mã thị suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Việc ấy không khó, phải làm sao cho có lợi cho mình mà không để phật lòng hai bên là được.
Vương Bỉnh nói:
- Vậy ta sẽ làm đúng theo lời khuyên của phu nhân.
Vợ chồng đang thương nghị thì có gia nhân vào báo:
- Có Vương An đem mật chỉ của Lưu Thái Hậu đến ra mắt.
Vương Bỉnh mời Vương ân vào, rồi giở mật chỉ ra xem, thấy châu báu vàng bạc rất nhiều, còn thật chỉ thì khiến Vương Bỉnh làm sao cho Quách Hòe khỏi tội thì sẽ được hưởng vàng bạc và châu báu ấy.
Vương Bỉnh xem xong, nói với Vương Ân:
- Vậy công công hãy về tâu cùng Thái Hậu rằng việc tôi xin vâng theo lời Thái hậu dạy.
Vương Ân nói:
- Nếu đại nhân vâng theo lời ấy thì chẳng những được thưởng bao nhiêu vàng bạc đó thôi, ngày sau còn cho đại nhân cao thăng quyền tước nữa.
Nói xong từ tạ ra về, còn Vương Bỉnh trở lại hậu đường nói cho phu nhân hay và khiến gia đinh đem vàng bạc châu báu vào cho phu nhân xem nữa.
Phu nhân mừng rỡ nói:
- Tướng công thấy chưa. Có phải là trí tôi liệu định không lầm, công việc chưa ra gì mà Thái hậu nương nương ban cho châu báu như vậy, đến khi xong việc rồi ắt được quyền cao lộc cả chớ chẳng không.
Vương Bỉnh cũng tươi cười nói:
- Phu nhân thật là cao kiến.
Hai vợ chồng mở tiệc ăn mừng. Trong lúc đang ăn uống. Mã thị nói với chồng:
- Quách công công là người tước vị cao trọng, không lẽ tướng công bắt giam trong thiên lao như vậy, xin tướng công sai gia đình đến thiên lao mà rước người về đây đặng cùng ăn uống với vợ chồng ta cho vui.
Vương Bỉnh nói:
- Phu nhân nói cũng phải, nhưng giờ này còn sớm lắm e người ngoài xem thấy không khỏi dị nghị.
Lúc này Bao Công đi tuần nhưng không ngồi kiệu, mà cũng không cỡi ngựa, mặc đồ thường phục, đi với Trương Long, Triệu Hổ, Đổng Siêu, Tiết Bá. Khi gần đến nha môn của Vương Bỉnh thì gặp Vương ân mà Vương ân không biết Bao Công, nên cứ tự nhiên đi tới. Bao Công thấy Vương Ân mặc đồ thái giám, liền đến gần hỏi:
- Vậy chớ ai sai ngươi đi đâu đây?
Vương Ân không thèm trả lời, cứ xăm xăm lướt tới.
Bao Công nghĩ thầm:
- Giờ này mà có người sai thái giám ra đường chắc là có duyên cớ chi đây?
Nghĩ rồi, liền sai Trương Long rượt theo bắt lại:
Vương Ân thất kinh nói lớn:
- Ai mà cả gan dám bắt ta như vậy?
Trương Long nói:
- Bao đại nhân hỏi ngươi sao ngươi không chịu trả lời, nên Bao đại nhân sai ta đến bắt.
Vương ân nghe nói đứng sửng sốt, Bao Công bước đến hỏi:
- Ngươi vâng lệnh ai mà giờ này lại ra đây?
Vương ân đáp:
- Tôi vâng lệnh Thiên Tử chớ ai.
Bao Công hỏi:
- Thiên Tử sai ngươi đi đâu đây?
Vương ân đáp:
- Thiên Tử sai tôi đến dinh Vương Hình bộ.
Bao Công hỏi:
- Thiên Tử sai ngươi đến đó có chuyện chi chăng?
Vương ân nói:
- Thiên Tử sai tôi đến đó dặn dò Vương Hình bộ phải tra xét cho ra việc ly miêu hoán chúa. Vậy đại nhân tha cho tôi về phục chỉ kẻo Thiên Tử trông.
Bao Công nghe nói cười thầm:
- Ngươi đừng có xảo trá. Nay việc đã tiết lộ rồi, ta biết ngươi không phải vâng lệnh Thiên Tử mà do một kẻ nào đó sai khiến.
Nói rồi liền khiến Trương Long, Triệu Hổ dẫn Vương Ân về nhà.
Khi về đến nha môn rồi thì Bao Công khiến dẫn Vương Ân ra giữa pháp đường tra xét.
Vương Ân lớn tiếng nói:.
- Bao Chuẩn. Ta vâng lệnh Thánh Thượng đến dinh
Vương Hình bộ, sao ngươi dám bắt ta?
Bao Công nạt lớn:
- Ngươi đừng có gian dối. Nếu Thánh thượng có sai ngươi đi đâu thì sai lúc ban ngày, còn nếu đi ban đêm thì cũng phải có đèn đuốc, sao lại đi âm thầm như vậy. Bên trong chắc có việc gian dối, nếu ngươi không chịu khai thì ta sẽ tra khảo cho ra lẽ.
Vương ân nghĩ thầm:
- Nếu vậy Bao Chuẩn quả là kẻ thông minh, suy đoán không lầm. Tuy vậy, ta không chịu khai, không lẽ nó làm chi ta được.
Nghĩ như vậy, Vương ân nói:
- Bớ Bao Chuẩn! Ngươi đừng có nói bậy. Rạng ngày ta sẽ tâu lên Thánh Thượng thì ngươi không khỏi tội khi quân.
Bao Công nổi giận, khiến quân tra khảo, Vương Ẩn đau quá nên nghĩ thầm:
- Bao Công là người mặt sắt, không vị nể ai, đến nỗi Thánh Thượng còn phải nể thay. Ta liệu không thể dấu được vậy thì cứ khai phứt đi cho xong.
Nghĩ rồi liền đem hết các việc khai hết cho Bao Công nghe. Bao Công lấy lời khai rồi khiến người đem giam vào ngục và nghiêm cấm không cho ai được tiếp xúc.
Công việc xong, Bao Công ngồi một mình suy nghĩ:
- Nay đã lấy được bằng cớ rõ ràng, Lưu Thái Hậu sai người lo lót với Vương Bỉnh để làm điều quấy, thế mà bấy lâu nay ta cứ tưởng Vương Bình là người công bình, chính trực thế mà bị vàng bạc làm ngã lòng. Vương Bình cũng là người đồng liêu với ta, nếu ta làm cho ra lẽ để thân oan cho Lý Thần Phi mà Vương Bỉnh phải rụng đầu thì cũng thật đau khổ, còn như không làm ra thì ta cũng mang tội khi quân. Thôi, ta cốt giữ lấy sự thật, còn sự việc đến đó sẽ hay.
Nghĩ như vậy, bèn vào phòng an nghỉ.
Đêm ấy, Vương Bình sai người vào thiên lao rước Quách Hòe về dinh mà thết đãi.
Quách Hòe mừng rỡ nói:
- Tôi nghe Vương đại nhân phụng chỉ tra xét án này. Vậy đại nhân chừng nào mới tra xét, xin cho tôi biết.
Vương Bình nói:
- Việc này là tại Bao Công bày ra mà hãm hại công công chớ tôi cùng văn võ bá quan không ai có lòng ấy. Lúc ở trong triều nếu tôi không lãnh mạng tra xét thì chắc Thiên Tử đã giao cho Bao Công rồi.
Quách Hòe nói:
- Dẫu cho Bao Công có tra khảo đến đâu tôi cũng chẳng khai đâu.
Vương Bỉnh nói:
- Nếu Bao Công dùng hình phạt nặng nề thì công công làm sao chịu nổi, cho nên tôi lãnh mạng đem công công về đây mà tra xét cho dễ.
Quách Hòe nói:
- Vậy chớ Lưu Thái Hậu có dặn đại nhân điều chi không?
Vương Bình liền thuật hết các việc Lưu Thái Hậu đem lót tiền bạc cho Quách Hòe nghe. Rồi lại nói với Quách Hòe:
- Khi tôi chưa thấy tờ mật chỉ của Thái hậu thì có muốn che chở việc ấy, đến chừng có mật chỉ rồi thì lại có lòng lo lắng tìm cách bảo vệ cho công công. Nhưng việc này cũng rất khó, cho nên tôi sai người lén vào thiên lao rước công công về đây cùng thương nghị.
Quách Hòe mừng rỡ cùng ngồi lại ăn uống cùng Vương Bình để bàn tính sự việc.
Lời bàn.
Quyền lợi trong cuộc sống con người rải khắp mọi nếu ở triều đình, người ta tranh đoạt nhau, âm mưu từng hành động, từng sự việc, chia nhau từng phe phái để cấu kết với nhau mưu đoạt lợi, thì ở trong gia đình, giữa vợ chồng kẻ thân yêu với nhau cũng do quyền lợi hưởng thụ mà phối mọi cảm nghĩ.
Lúc đầu, Mã thị vì sợ chồng mình lấy lòng ngay thẳng công bình mà bị phe đối địch thù oán, thì về sau, vì sự lợi lộc mà xuyên tạc ý nghĩ ban đầu, không còn sợ hiểm nguy.
Còn Vương Bình thì cũng muốn bày tỏ lương tâm của mình qua hành động để dù nguy hiểm cũng được tiếng thơm thế mà lúc đã ngửi thấy mùi vàng bạc, ý niệm ấy tan biến hết.
Thế nên, tiền bạc, của cải làm cho lòng người biến đổi rất nhanh, đổi từ chỗ thiện tâm đến ác tâm rất dễ.
Bao Công có tiếng là người thiết diện, vô tư, nhưng ở lúc này, khi Vương Bỉnh, người bạn đồng liêu bị sa vào tội lỗi cũng biết đau buồn, khổ sở. Như vậy lẽ công bằng do lương tâm con người mà có, nhưng lương tâm con người lại day dứt trước đau khổ của tình cảm.
Điều đáng nói ở đây là Bao Công đã chiến thắng tình cảm cá nhân mình, khi đứng trước lẽ công bình. Sự chiến lắng ấy chính là bản lãnh đấu tranh, sức mạnh của lẽ phải.
Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa - Khuyết Danh