Chương 39 - Ấp Cổ Vịt
hi ấy, các nơi hương thôn đều phải lập điếm canh nhật, dạ, để kiểm soát những người lạ mặt qua lại trong làng. Vậy Ấp Cổ Vịt thuộc về tên Cờ lê be gần đồn Chi Ngại, tỉnh Hải Dương, cũng phải lập điếm canh. Và nhờ thế lực tên chủ tây, bọn phu tuần ở đây lại được tên chủ đồn Chi Ngại phát cho hai khẩu súng và mấy chục viên đạn!
Hồi tám giờ mới sáng ngày 20 tháng Hai, năm tên phu tuần đương ngồi chơi ở điếm chợt thấy một bọn sáu người, ăn vận lối phu mỏ, vai khoác tay thông đi tới. Chúng liền ngăn lại hỏi thẻ. Bốn người đứng lại đưa thẻ cho chúng coi, còn hai người thì nghiễm nhiên đi thẳng. Chúng vừa hô hoán vừa đuổi theo.
Hai người cầm bom ném lại. Quả bom thứ ba không nổ, nhưng hai quả đầu tiên đã lộn đất trũng, bằng cái thúng. Bọn tuần thấy thế nguy, giương súng bắn. Hai người khách lạ trúng đạn ngã lăn ra mặt đất. Chúng xúm lại, kẻ đâm bằng giáo, người đánh bằng gậy! Chán tay rồi chúng mới bắt trói. Trong khi ấy thì bốn người kia đã vừa ném bom lại, vừa tìm lối tẩu thoát. Những bom ấy, họ đã chứa trong tay thông mà họ khoác trên vai. Hai người mà chúng bắt được, một người tức là anh Học, một người thì là anh Sư Trạch, một nhà tu hành giỏi võ, thường đi theo hộ vệ cho anh. Anh Học bị chúng đánh gẫy tay! Anh Sư Trạch thì bị chúng bắn què chân(1). Hỏi biết lỷ lịch rồi, chúng mửng rơn, tuy vậy, chúng còn nhân nghĩa, vờ:
- Khổ quá! Sao ông không nói ngay. Nếu chúng tôi biết ông là Nguyễn Thái Học thì chúng tôi mặc ông đi tự nhiên! Bây giờ đã trót lỡ rồi, làm thế nào cho được.
Anh Học cười:
- Thôi cứ việc khiêng ta nộp với Tây mà lĩnh thưởng!
Ở đời những sự bắt nhẫn con con, có khi làm lỡ việc lớn. Trong túi anh còn mang súng lục. Nếu anh bắn lũ tuần ngay khi chúng hỏi thẻ, và ném bom ngay bấy giờ, thì chắc là đi thoát. Bởi lòng thương người của anh quá ư cẩn thận, không muốn giết thêm mấy người đồng bào vô tội vì những đồng bào vô tội của ta đã bị hãm hại nhiều lần, nên anh chỉ muốn ném bom doạ cho chúng sợ. Có ngờ đâu “thương người mà khốn đến thân”.
Chúng vội vàng báo bước người chủ Tây, khiêng hai anh lên đồn Chi Ngại. Chúng bỏ mỗi anh vào một cái thúng mà khiêng, có người chủ Tày cưỡi ngựa vác súng đi kèm. Suốt hôm ấy hai anh bị giải từ Chi Ngại lên Hải Dương, từ Hải Dương lên Hà Nội. Nực cườỉ nhất là người chủ Tây tự nhận lấy làm công mình, định tranh với bọn phu tuần năm nghìn đồng bạc thưởng. Nhưng viên Đốc lý Hải Phòng lại cố sức bênh bọn phu tuần.
Anh bị giam ở Hà Nội đến ngày 2 tháng Ba thì người ta cho tất cả gia quyến vào thăm anh.
Bà Bá thấy anh, cố nén lệ mà ôm lấy con. Anh xỉn được lạy tạ bà, vì anh đã “đắc trung thất hiếu”.
Chú thích:
1.Anh Trạch sau bị đày sang I-ny ny, và tự tử ớ đấy.
Nguyễn Thái Học (1902-1930) Nguyễn Thái Học (1902-1930) - Nhượng Tống Nguyễn Thái Học (1902-1930)