Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đằng Sau Những Nụ Cười
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Dấu Chân Trên Cát
C
húng tôi đã cùng nhau sum họp dưới một mái nhà trong mùa lễ Tạ Ơn. Ðây là lần thứ nhất kể từ năm 1975. Một không khí hoàn toàn gia đình. Rất bình yên và hạnh phúc. Tôi cảm thấy điều đó thật rõ ràng trong tiếng cười thoải mái của các con cháu, trên những khuôn mặt giãn ra nhẹ nhõm không in hằn dấu vết của lo âu. Có những đời sống khác đang rất mạnh mẽ vươn lên bên cạnh đời sống của tôi. Những búp măng xinh đẹp và khỏe mạnh.
Chẳng cần phải đợi tới mùa lễ Tạ Ơn tôi mới dâng lời cầu nguyện cảm tạ Thượng Ðế đã cho chúng tôi một đời sống đã có và những sự sống tiếp nối. Mỗi đêm, trước khi chìm vào giấc ngủ, tôi tạ ơn Chúa đã cho tôi một ngày bình an và lương thực dùng đủ. Lời cảm ơn của tôi cũng giản dị như thức ăn, nước uống trong ngày. Sự giản dị bao giờ cũng đẹp.
Con gái chúng tôi cũng có một đời sống và những ý niệm về đời sống thật bình dị. Dù tuổi đời không bao nhiêu, nó đã sớm nhìn ra những phức tạp, phiền toái của đời sống nhiều tham vọng. Không, cuộc đời không có bao nhiêu, tại sao có người phải tự thiêu hủy đi niềm vui, hạnh phúc của mình vì những tham vọng. Cả hai đứa con gái đều mơ ước một đời sống bình thường, và có lẽ như vậy, cả hai quấn quít tôi hơn.
“Mẹ ơi, người mẹ bây giờ có “co” lại rồi đó...” “Không phải đâu con, tại bây giờ con lớn hơn nên con thấy mẹ nhỏ lại đó thôi...” “Misa, rửa chén đi. Sao để mẹ làm vậy?” “Thôi, mẹ để con làm cho...” “Không sao đâu con, có vài cái chén, tiện tay mẹ làm luôn cho rồi...” Ba mẹ con cuộn lấy nhau. Cùng nói. Cùng nghe. Cùng cười. Cùng ăn vào lúc 7 giờ sáng. Con gái tôi đã lớn. Trái tim và cái nhìn cũng lớn rộng hơn. Có nhiều điều, tôi không cần phải cắt nghĩa nữa. Tôi đã không phải làm điều tôi không thích.
Kathy Huệ cười bảo... “Ðầu chị cứng thấy mồ. Chị muốn gật thì gật chứ ai mà bắt được...” “Em cũng thế.” Tưởng gì. Các mợ thì thế cả. Chả có mợ nào... hiền. Biết điều thì có, hiền thì không. Ai được diễm phúc làm chồng mấy mợ này, chắc chắn phải là người có võ, có học gồng vì dù không ngắt, không nhéo, không đấm đá, chỉ nói thôi cũng đủ... trầy da, tróc vẩy rồi. Nhưng mà hoa thơm thường hay có gai, ai cũng biết nhưng chẳng ai tránh khỏi chảy máu, đó là chưa kể đến những người xin được tình nguyện chảy máu.
Kể ra, làm đàn bà cũng... đã thật đấy chứ. Vừa được ăn, được nói, lại được gói mang về. Trong gia đình, ngoài xã hội, phần thắng bao giờ cũng nằm trong tay... phe ta. Chuyện kể rằng... Có một bà nọ, không hiểu vì sao tự dưng nhảy tới đánh một ông kia rồi la bài hãi lên rằng... nó làm hỗn nơi ngực bà. Không cần biết ất giáp, bính đinh gì cả, cảnh sát thộp cổ ông kia về bót sau đó đưa ra tòa. Oan hay ưng, tính sau. Thà bắt lầm còn hơn tha lầm. Ấy, cớm ở đây học một sách, một trường với Tào Tháo, có thua gì đâu.
Các mợ nghe tôi ví, nhao nhao lên phản đối... “Ôi, đó là chuyện kể, chuyện bịa của mấy người dư thì giờ, ác miệng chứ đâu phải chuyện thật. Mà cho dù có đi chăng nữa thì mình cũng chỉ sử dụng... đòn đó với người ngoại quốc thôi, ai lại làm thế với đồng hương của
mình. Ác chết đi được...” “Ác chứ. Ác đứt đuôi đi ấy chứ, nhưng vẫn có người làm. Có lẽ vì họ cho là đàn bà nói, ai cũng phải tin...” “Nói vậy là chị binh các ông à?” “Không phải là binh. Không binh ai mà cũng không bỏ ai. Cái gì cũng phải công bằng mới được. Ðời sống phải được xây dựng trên sự công bằng.”
Câu chuyện xoay quanh đề tài đàn ông và đàn bà. Nồi mắm kho tỏa khói thơm điếc mũi. Hai con cá catfish béo mập trắng phau nằm bên nhau trong rổ. Một núi rau sống ngồn ngộn được chia ra ba dĩa lớn, đặt ba góc bàn, tránh cái cảnh... đánh lộn giành ăn. Các bạn tôi cãi hăng mà ăn cũng không kém. Một tuần gặp nhau một lần, mỗi người thích một món. Tôi tốn công đứng và chút ít củi lửa, mắm muối là có ngay một bữa nóng sốt ngon lành và vui vẻ với những đề tài “trông mặt đặt tên” ngay tại chỗ.
Cãi trên bàn chưa đã, kéo nhau ngồi xuống sàn nhà cãi tiếp. Bác Lê Nguyễn luôn luôn đóng vai trọng tài. “Ðoan, sau vài chai bia trở thành thầy bói. Các mợ cứ là tin như chết.” Tôi phải la lên... “Này, tôi không muốn lấy một thầy bói làm chồng nghe không?” Thánh Heineken vẫn phán khi các mợ xúm lại hỏi thăm sức khỏe... “Ôi, bói ra ma, quét nhà ra rác. Thế kỷ này, thời buổi này mà còn tin thầy bói, hèn gì mà... chạy.”
“Bỏ chuyện này qua chuyện khác cho thêm phần hào hứng...” “Chuyện gì?” Cả chục cái miệng tru ra. Cả chục cặp mắt giương lên chờ đợi. Với các mợ này cứ mang vấn đề quần nọ, áo kia ra mà bàn là phải chết thôi. Ðàn bà mà, ai lại không thích đẹp, nhất là ở đây sau những ngày lễ, tất cả... hàng họ bầy ra ê hề, dưới ánh sáng lung linh muôn màu sắc của những dàn đèn, trắng cũng như đen. Phải thế mới moi tiền của mọi người chứ, nhất là các mợ đang ngồi kia. Kiều Nga, Sơn Tuyền chưa con cái, chân son mình rỗi, bao nhiêu tiền kiếm được chạy vào các kiểu thời trang. Ðến nỗi, tôi phải can... “Ấy, từ từ làm gì mà sắm quần áo dữ vậy, toàn đồ mắc tiền không, phải để tiền trả bill nữa chứ, ba cái quần áo nầy có mang ra trả tiền nhà được đâu, có ăn được đâu.”
Khi tôi cản các người đẹp, tôi đứng ở vị trí của một người đàn bà không còn trẻ dại. Nhưng tự thâm tâm, tôi hiểu tuổi trẻ chỉ đến với mọi người một lần trong đời.
Thoát được mạng nào hay mạng nấy, đừng vì mình đã trải qua mà mong cho người khác phải như mình, nói rõ hơn là đừng vì mình khổ mà muốn người khác cũng phải khốn nạn mới... công bằng. Khi tôi ngồi cùng bàn với các mợ tuổi trẻ, tài cao, tôi cảm thấy lây cái yêu đời, cảm thấy mình lùi lại được ít nhất mười, mười lăm năm. Lời chán. Thế nên, tôi muốn các mợ thật tươi đẹp. Ðừng màu mè quá. Ðừng hoang phí quá. Ðừng “đồng cô, bóng cậu” quá. Mà muốn tươi là phải diền diện đôi chút, chứ quê mùa lu câm như tôi thì cũng không nên. Và bao giờ cũng vậy, kể cả khi giải nguy cho các ông khỏi những cơn ghen chẳng bởi vì đâu, tôi hay lái qua các kiểu thời trang dù đôi lúc chỉ là những lời bàn. Có hao tốn cũng chỉ hao tốn nước miếng. Mợ nào cũng cười toe, làm như chính mình đã mua, đã mặc những bộ quần áo “hót” nhất trong mùa. Người khó tính sẽ cho là đàn bà dễ dụ. Giận mấy, ghen mấy mà cho bộ đồ là cười ngay. Không hẳn như thế đâu nhé, đó chẳng qua là vì họ có những trái tim bao dung, độ lượng. Yêu mình và yêu người, chuyện gì nhỏ, không đáng thì bỏ qua và chắc chắn họ còn biết rõ hơn là những sinh vật đẹp đẽ nhất mà Chúa đã tạo ra vào ngày thứ 7.
“A, bây giờ thì chị Mai lại bênh vực cho phụ nữ chúng ta.” Băng Châu cười cười, lém lỉnh. Sơn Tuyền, Kiều Nga chăm chú ăn hồng mềm mợ Hà mua, tai vẫn lắng nghe. Bác Lê Nguyễn phì phèo điếu thuốc, mặt trông rất muốn đánh, nhìn Kathy Huệ phát biểu ý kiến... “Mình đâu có binh ai, bỏ ai. Cái gì phải thì nói.” Mai Lệ Huyền cười khà biểu đồng tình. Không muốn mọi người đi quá xa cái khu vực mua bán. Hà Khánh Hội lái mọi người trở lại những món hàng lộng lẫy mắc hơn vàng mà mợ đã đăng trong báo mục thời trang của Thời Báo. Nào... LV, nào... Channel... Bác Lâu gái bây giờ mới lên tiếng... “Khiếp, mua làm gì ba cái đồ đó, mắc như quỷ lại quá nhiều người xài, hàng giả nhiều quá, nhìn muốn chóng cả mặt.” Ý kiến của người này bao giờ cũng đưa ra sau và bao giờ cũng có lý. Có lý vì bác Lâu luôn luôn nghĩ đến chồng con trước khi nghĩ đến mình, cho mình. Ôi, mẹ Việt Nam.
Tụi tôi cười òa lên... “Bàn chơi cho vui vậy thôi chị Lâu ơi, chứ thời buổi này, ai dại gì mà mua sắm thứ mắc tiền. Muốn cũng còn không được nữa mà.” Chị Lâu cười... “Gớm, mấy bà này. Nói cứ như thật.” Tôi can... “Hơi sức nào chị nghe. Các mợ chọc chị đó, cứ vững tâm ăn mắm kho cho no vì thứ này lâu lâu em mới nấu một lần, đừng để cho cái thời trang nó làm mình ăn mất ngon. Ðây toàn là mua bán... nước miếng không hà.” Ôi, tiếng cười của những... ác phụ thời đại lại tóe lên, ngồi trước mặt phải cẩn thận né, kẻo... rỗ mặt ráng chịu nhé.
Lễ Tạ Ơn rồi cũng qua. Mọi người ai về việc nấy. Chúng tôi lo áo quần cho Giáng sinh và tết Tây. Không quá đáng nhưng cũng không thể thiếu được. Ước gì chúng ta có thể sống lại cái thời mà bà Eva chưa cho ông Adam ăn trái cấm. Chả tốn kém gì cả. Có bao giờ rừng lại thiếu lá.
Con gái tôi đưa tờ giấy... “Bác Ðoan mua cho con mấy thứ này. Chỗ con ở không có chợ Việt Nam...” “Chiều nay con muốn ăn cơm gì...” “Mẹ cho con canh mồng tơi mướp, để con ăn với cà, rau muống xào mắm tôm, chả trứng. Mẹ kho cho con một nồi thịt, con để dành ăn dần...” “Con ăn gì thì khó chứ ba cái thức ăn này, lẹ mà. Ăn cho no, lát nữa lên tầu ráng mà ngủ một giấc vì tới nơi phải đi làm liền.” Misa hẹn về sớm. Chris bỏ bạn vui với chị trước khi chị đi. Một năm mấy mẹ con, chị em chỉ gặp nhau một lần.
Chúng tôi trở lại không khí êm ả bình thường như mọi ngày. Lễ, Tết, công việc thấy mà ngộp. Không biết phải trả cái bill nào trước. Tiếng cười và những giây phút thoải mái của chúng tôi ví như dấu chân trên cát. Ðời sống là những đợt sóng rất vô tình. Những đợt sóng vô tình, lớp lớp. Sóng sau đè sóng trước. Dấu chân trên cát rất hiếm hoi. Bởi vậy khi có dịp, có thì giờ, chúng tôi tụ lại. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Vào Ðông đã lâu lắm, chúng tôi không cảm thấy lạnh. Phải dưới mái nhà này không có mùa Ðông bao giờ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đằng Sau Những Nụ Cười
Khánh Ly
Đằng Sau Những Nụ Cười - Khánh Ly
https://isach.info/story.php?story=dang_sau_nhung_nu_cuoi__khanh_ly