Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chiến Quốc Sách
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tề V
1
. TÔ TẦN THUYẾT TỀ MẪN VƯƠNG
(Tô Tần thuế Tề Mẫn Vương)
Tô Tần bảo Tề Mẫn Vương:
- Tôi nghe rằng khởi binh mà muốn trước thiên hạ thì phải lo lắng; kết ước mà muốn làm chủ thiên hạ thì tất gây oán thù mà bị cô lập. Khởi binh sau thiên hạ thì được sự nương tựa, mà thừa thời cơ thì tránh được oán hận. Vì vậy thánh nhân hành động thì tất dùng phép quyền biến làm chỗ nương tựa, nhân thời cơ mà dấy lên. Nương tựa vào phép quyền biến thì thống suất được vạn vật, lợi dụng được thời thế thì làm chủ được trăm việc. Cho nên không dùng phép quyền biến, làm trái với thời thế mà thành công được là điều rất hiếm.
Nay tuy có những cây kiếm quí Can Tướng và Mạc Da mà không có nhân lực thì cũng không cắt được gì cả; tuy có tên cứng mũi nhọn mà không có nỏ và dây cung thích hợp thì cũng không bắn được xa mà giết được người. Không phải tại mũi tên không nhọn, lưỡi kiếm không bén. Thế thì tại cái gì vậy? Tại mất sự nương tựa. Tại sao biết được vậy? Xưa kia Triệu đánh úp Vệ, người đánh xe thông tin không ngừng. Vệ cắt thành cầu hoà, tám cửa thành đắp đất lên để chống cự, còn hai cửa thành đã bị phá, như vậy là cái thế mất nước rồi. Vua Vệ đi chân không, qua cầu viện vua Ngụy (Vũ Hầu), vua Ngụy khoác áo giáp, mài lưỡi kiếm, đánh nhau với Triệu trong thành Hàm Đan, kỵ mã chạy mù, miền từ Hoàng Hà tới Thái Hàng Sơn náo loạn,
Vệ nhờ vào đó mà thu thập binh lính, tiến lên phía bắc, phá được Cương Bình, hạ được ngoại thành ở Trung Mâu. Không phải là Vệ mạnh hơn Triệu, Vệ chỉ như mũi tên nhọn mà Ngụy là cây nỏ và dây cung, nhờ được sức của Ngụy mà chiếm được đất Hà Đông, làm cho Triệu phải sợ.
Người Sở cứu Triệu mà đánh Ngụy, khai chiến ở Châu Tây, từ Lương Môn tung ra, quân đóng ở Lâm Trung, ngựa uống nước ở sông lớn. Triệu nhờ được vậy cũng đánh úp miền Hà Bắc của Ngụy, đốt phá miền Cức Cấu, hạ được
Hoàng thành, Cương Bình bị phá, Trung Mâu và Hoàng thành bị hạ, Cức Cấu bị đốt, đều không do ý muốn của Triệu, Ngụy. Thế mà hai nước đó tận lực tiến quân là do lẽ gì vậy? Do Vệ rõ được cái lẽ nương tựa vào thời thế và quyền biến.
Các người trị nước ngày nay thì không vậy. Binh yếu mà lại thích chống với nước mạnh, nước suy mà lại thích kết oán với người. Việc hỏng rồi mà lại thích tiếp tục, binh lực bạc nhược mà lại không chịu ở dưới người, đất hẹp mà lại thích chống với nước lớn, việc hỏng rồi mà lại thích dùng mưu gian. Có sáu hành động đó mà muốn được làm bá chủ thì khó thay!
Tôi nghe nói người khéo trị nước thì thuận ý dân, mà liệu binh lực rồi sau mới theo sau thiên hạ. Cho nên kết ước thì không vì người mà chuốc lấy oán thù, chinh chiến thì không vì người mà toả chiết cường địch. Như vậy thì không hao binh, không khinh dụng quyền mưu, đất đai có thể mở rộng mà nguyện vọng có thể đạt. Xưa Tề cùng với Hàn, Ngụy đánh Tần, Sở; chiến tranh không phải là rất kịch liệt, cắt đất (của Tần, Sở) lại không nhiều gì hơn Hàn, Ngụy, vậy mà thiên hạ riêng đổ tội cho Tề (chứ không đổ tội cho Hàn, Ngụy) là tại sao? Chỉ tại Tề vì Hàn, Ngụy mà chuốc lấy oán. Khắp thiên hạ, nước nào cũng dụng binh, Tề với Yên đánh nhau mà Triệu thôn tính được Trung Sơn, Tần và Sở đánh nhau với Hàn, Ngụy không ngớt, Tống và Việt chuyên tâm dụng binh. Mười nước đó đều nghĩ tới việc đánh nhau, mà thiên hạ chỉ riêng chú ý tới Tề là tại sao? Là vì khi kết ước thì Tề thích đứng vào địa vị gây oán, đánh thì thích toả chiết cường địch.
Vả lại nước mạnh bị hoạ thường là do có ý muốn làm chủ các nước khác, nước yếu bị tai ách thường là do có ý muốn lừa gạt nước khác; vì vậy mà nước lớn thì nguy mà nước nhỏ thì bị diệt. Kế hoạch của nước lớn không gì bằng cử sự sau người ta và coi trọng sự thảo phạt những nước bất nghĩa. Cử sự sau người ta thì được cái lợi là có nhiều nước giúp mà binh của mình lại mạnh, như thế lấy số quân đông và mạnh mà đánh số quân ít và mệt, nhất định phải thành công; việc làm của mình không ngăn tuyệt lòng qui phục của thiên hạ thì cái lợi tất dồn về mình. Nước lớn hành động như vậy thì cái danh chẳng phải cầu cũng tới, sự nghiệp bá vương chẳng phải làm cũng thành. Còn nước nhỏ thì không gì bằng cẩn, tĩnh, đừng nhẹ dạ vội tin chư hầu. Cẩn, tĩnh thì các nước láng giềng không phản mình, ít tin chư hầu thì không bị chư hầu bán đứng mình. Ở ngoài không bị oán, ở trong không bị phản thì hoá vật chứa chất được nhiều tới hư thối mà không dùng tới, lụa vải súc tích đến mục nát mà không mặc tới. Nước nhỏ mà theo chính sách đó thì không cầu khấn mà được phúc, không vay mượn mà tự túc được. Cho nên bảo: “Theo đạo nhân thì dựng được nghiệp vương; lập điều nghĩa thì làm được nghiệp bá; còn ham dùng binh thì bị diệt vong”.
Làm sao biết được điều đó? Xưa Ngô Vương là Phù Sai, ỷ rằng nước mình mạnh lớn nhất thiên hạ, đánh úp nước Dĩnh (tức nước Sở) và cầm tù Việt Vương, bắt các vua chư hầu phải phục tòng; vậy mà kết cục thân chết, nước mất, bị thiên hạ giết, là tại sao? Là tại Phù Sai bình thời tính chuyện làm chủ thiên hạ, cậy nước mạnh và lớn mà thích thống lĩnh thiên hạ, cho nên mới mang hoạ. Xưa kia nước Lai, nước Cử thích dùng mưu kế, nước Tần, nước Thái thích dùng trá thuật; sau Cử ỷ vào Việt mà bị diệt, Thái ỷ vào Tần mà bại vong. Đó là cái hoạ ở trong thì dùng trá thuật, ở ngoài thì tin chư hầu. Do đó mà xét thì cái hoạ của các nước mạnh, yếu, lớn, nhỏ đều thấy rõ ở các việc trước rồi. Ngạn ngữ có câu: “Ngựa kì, ngựa kí khi già yếu thì chạy thua cả con ngựa dở; Mạnh Bôn lúc suy nhược thì sức thua cả đứa con gái”. Gân cốt, sức mạnh của loài ngựa dở, của hạng con gái đâu hơn được gân cốt, sức mạnh của loài kì, kí, của Mạnh Bôn; thế thì tại sao lại thắng được? Chỉ tại cử sự sau thôi.
Ngày nay, thế lực các nước trong thiên hạ ngang nhau, không thể diệt nhau được, nước nào biết án binh mà cử sự sau các nước khác, diệt kẻ không chính trực, mà qui oán cho nước khác, giấu cái ý dụng binh mà mượn cái chính nghĩa, như vậy thì các việc thôn tính thiên hạ có thể vắt chân mà đợi.
Hiểu rõ cái tình ý của chư hầu, xét kỹ cái hình thế đất đai, không kết thân, không trao đổi con tin mà lòng tin vẫn vững; không chạy mà vẫn tiến mau, cộng tác mà không phản phúc, cùng nhau cắt đất của địch mà không ghen ghét lẫn nhau, cùng là cường quốc mà vẫn thân nhau, là nhờ đâu vậy? Nhờ cùng lo với nhau về hình thế đất đai và dùng binh để cùng tìm cái lợi.
Sao biết được như vậy? Xưa kia, Tề và Yên đánh nhau ở chỗ uốn khúc của núi Hoàn Sơn, Yên thua, chết mười vạn quân, rợ Hồ thừa cơ đánh úp các huyện Lâu Phiền, bắt bò, ngựa. Rợ Hồ vốn có thân gì với Tề đâu, mà lúc dùng binh cũng không kết ước hoặc trao đổi con tin gì với Tề để cướp Yên, mà cả hai nước đó đánh Yên, là tại sao? Tại hình thế đất đai làm cho hai nước đó cùng lo như nhau và họ dùng binh để cùng tìm cái lợi như nhau. Do đó mà xét, kết ước với một nước hình thế đất đai giống nước mình thì cái lợi sẽ lâu dài; cử sự sau thì các nước khác hùa với ta và giúp ta. Cho nên bậc minh quân cùng hạng tể tướng giỏi mà thực có cái chí dựng nghiệp bá vương thì không coi chiến tranh là việc phải mưu tính trước hết, vì hễ chiến tranh thì nước sẽ suy tàn, đô thành quận huyện sẽ hao tổn; nước đã suy tàn, hao tổn mà có thể làm cho chư hầu tòng phục mình thì là điều ít thấy.
Chiến tranh là tàn mạt: nghe tin có chiến tranh, kẻ sĩ thì gom của riêng mà cấp cho binh đội; người ở chợ thì gom những đồ ăn uống mà cấp cho lính cảm tử; quan trên ra lệnh chặt đòn ngang của xe để làm củi, giết bò (cày) để đãi lính, như vậy là đưa binh đội đến chỗ suy nhược! Người thường thì cầu khấn, vua chúa thì tế lễ các tử sĩ, từ kinh đô tới các huyện nhỏ đều đặt bàn thờ cúng kiếng, ấp nào có chợ thì cũng ngưng mọi hoạt động mà phục vụ nhà vua, như vậy là làm cho nước hoá rỗng không. Hôm trước hết chiến tranh thì hôm sau lo chôn thây người, giúp đỡ kẻ bị thương, dù có công thắng trận nhưng hao tổn về quân phí, nhân dân bi thảm khóc lóc, cũng đau lòng cho vua. Nhà nào có người chết thì khuynh gia bại sản vì việc ma chay; nhà nào có người bị thương thì dốc hết tiền để lo việc thuốc thang; nhà nào không có người chết hoặc bị thương thì bày tiệc mừng, rượu chè chơi bời, phí tổn cũng không kém những nhà có người chết hoặc bị thương. Phí tổn vào chiến tranh, mười năm thu lúa thì cũng chưa đủ bù. Quân đội mà chiến đấu xong thì mâu và kích gãy, vòng và dây cung đứt, nỏ hao tổn, xe hư hỏng, ngựa mệt mỏi, tên mất thì già nửa, áo giáp cùng binh khí triều đình phát ra, kẻ sĩ và đại phu giấu đi một phần, sĩ tốt lấy trộm một phần, dù thu thuế ruộng mười năm cũng chưa đủ bù vào. Trong thiên hạ, nước nào hao phí đến hai lần như vậy mà làm cho chư hầu tòng phục mình thì là việc ít thấy.
Đánh thành là việc tốn kém, quần áo dân chúng rách hết, đem binh xa và chiến xa để phá thành; người dân ở nhà thì phải cùng nhau làm việc, trốn dưới hang, hầm tiền của dùng hết; chiến sĩ khốn khổ vì công việc xây đắp, tướng thì không lúc nào bỏ áo giáp, một vài tháng mà hạ được thành, đã là mau rồi. Người trên mệt mỏi không còn lo việc giáo hoá dân được nữa, dân chúng thì vì chiến tranh mà bỏ cả việc làm ăn; cho nên ít khi hạ được ba thành mà thắng được địch. Cho nên nói: “Chiến tranh không phải là việc phải làm trước”.
Sau biết được như vậy? Xưa kia Trí Bá Dao đánh Phạm và Trung Hàng, giết được vua, diệt được nước, rồi phía tây vây Tấn Dương, thôn tính hai nước, làm cho một ông vua (tức Triệu Tương Tử) phải lo lắng, dùng binh mà như vậy là giỏi; nhưng kết quả là Trí Bá thân chết, nước mất, bị thiên hạ chê cười, là tại sao? Là vì bị cái nạn coi chiến tranh là việc phải làm trước mà giết Phạm và Trung Hàng.
Xưa Trung Sơn dốc hết binh mà nghinh chiến Yên và Triệu, phía nam đánh ở Trường Tử, thắng được Triệu, phía bắc đánh ở Trung Sơn, thắng được quân Yên, giết được tướng Yên; Trung Sơn là nước ngàn cổ xe mà đánh hai nước vạn cổ xe, hai lần đánh hai lần thắng, dùng binh như vậy là giỏi tuyệt. Vậy mà rồi nước cũng diệt vong, vua Trung Sơn phải thần phục Tề, là tại sao? Tại không hạn chế cái hoạ của sự chinh chiến. Do đó mà xét thì sự suy bại do chiến tranh, có thể thấy ở các việc trước rồi.
Ngày nay người nào chiến tranh hoài không ngừng, thắng lợi liên tiếp, giữ thành không để cho địch công phá được, như vậy thì được khen là khéo dùng binh.
(Nhưng) nước nào được người như vậy để giữ gìn bờ cõi thì không phải là cái lợi cho quốc gia. Tôi nghe nói đánh nhau mà đại thắng, thì tướng sĩ chết nhiều mà binh lực càng yếu, giữ thành mà không cho địch công phá được thì trăm họ mệt mỏi mà thành quách phơi ra. Tướng sĩ chết ở ngoài, dân chúng tàn mạt ở trong, thành quách phơi ra, đâu phải là cái vui của vua. Cái đích để nhắm bắn kia, có tội gì với người đâu mà giương cung nỏ bắn vào, trúng thì được khen, không trúng thì xấu hổ. Lớn nhỏ, sang hèn đều đồng lòng bắn lủng nó, là vì sao vậy? Là vì ghét rằng nó thách thức người ta. Nay người ta đánh nhau không ngừng, thắng lợi liên tiếp, giữ thành không chịu để cho công phá, không phải chỉ là thách thức người mà còn là làm hại người nữa. Như vậy thì nhất định bị thiên hạ cừu thị. Làm cho binh sĩ mệt mỏi, quốc gia thành quách phơi ra mà gây sự oán cừu của nhiều nước trong thiên hạ, bậc minh quân tất không theo chính sách đó. Thường dùng binh thì binh mạnh sẽ hoá yếu, vị tể tướng giỏi tất không theo chính sách đó.
Bậc minh quân và tể tướng giỏi thì không dùng tới năm thứ binh khí mà chư hầu phục tòng, thái độ khiên nhượng mà của cải tới nhiều. Cho nên bậc minh quân tác chiến, không dùng đến giáp binh mà thắng được địch, không dùng đến chiến xa để công hãm thành mà thành ở biên cương phải đầu hàng, nhân dân không biết gì cả mà vua dựng được nghiệp. Bậc minh quân trị nước, dùng ít tiền bạc, tuy mất nhiều ngày giờ nhưng cái lợi được lâu dài. Cho nên bảo: “Dấy binh sau nước khác mà chư hầu ùa lại phục dịch cho ta”.
Tôi nghe nói rằng cái đạo chiến tranh không cần thầy dạy, vậy mà gặp quân đội trăm vạn, có thể ngồi ở trên thềm mưu tính mà đánh đuổi được giặc; tuy địch có những tướng như Hạp Lư, Ngô Khởi, có thể ngồi trong phòng mưu tính mà bắt sống được; cái thành cao ngàn trượng, có thể ngồi ở tiệc rượu mưu tính mà hạ được; chiến xa dài trăm thước, có thể ngồi trên chiếu mưu tính mà phá gẫy được. Cho nên tiếng chuông, tiếng trống, tiếng địch, tiếng cầm không lúc nào ngớt, mà đất có thể mở rộng, nguyện vọng có thể đạt; tiếng ca, tiếng cười của bọn con hát không ngừng mà trong một ngày có thể cầm tù được các vua chư hầu. Cho nên danh tiếng ngang trời đất mà không cho là quá tôn, lợi trùm cả hải nội mà không cho là quá hậu. Cho nên khéo dựng nghiệp vương thì làm cho thiên hạ lao khổ mà mình được thảnh thơi, làm cho thiên hạ loạn lạc mà mình được yên ổn; làm cho sự thảnh thơi yên trị về ta, sự khó nhọc, loạn lạc về thiên hạ, đó đó là cái đạo của bậc vương giả. Binh tinh nhuệ tới thì chống cự, mối lo lắng tới thì gỡ rối, khiến cho mưu mô của chư hầu không thành thì chư hầu không làm cho ta lo lắng lâu được.
Làm sao biết được vậy? Xưa kia vua Ngụy đất rộng ngàn dặm, binh nhiều ba mươi sáu vạn, cậy mạnh mà đánh lấy Hàm Đan, phía tây vây Định Dương, lại cùng với mười hai chư hầu triều kiến thiên tử để mưu đánh nước Tần. Vua Tần lo lắng, ngủ không yên, ăn không ngon, ra lệnh trong nước, đặt chiến cụ ở trên tường các thành để đề phòng, lập bộ đội cảm tử, an bài binh tướng để đợi quân Ngụy. Vệ Ưởng bàn tính với vua Tần rằng: “Ngụy lập được công lớn mà hiệu lệnh được khắp thiên hạ theo, lại cùng với mười hai nước chư hầu triều kiến thiên tử, phe của Ngụy tất phải đông. Cho nên một nước Tần mà địch với nước Ngụy lớn, e không đủ sức. Sao đại vương không sai tôi yết kiến vua Ngụy? Tôi xin làm cho quân Ngụy phải bỏ chạy”. Vua Tần bằng lòng. Vệ Ưởng bèn yết kiến vua Ngụy, tâu: “Công của đại vương lớn lắm! Mệnh lệnh của đại vương thi hành khắp trong thiên hạ! Nay mười hai nước chư hầu theo đại vương, nếu không phải là Tống, Vệ, thì là Trâu, Lỗ, Trần, Thái, toàn là những chư hầu mà đại vương có thể dùng roi ngựa để sai khiến, nhưng cũng chưa đủ cho đại vương làm chủ thiên hạ. Không bằng đại vương, phía bắc chiếm Yên, phía đông đánh Tề, như vậy Triệu tất phục tòng; phía tây chiếm Tần, phía nam đánh Sở, như vậy Hàn tất phục tòng. Đại vương đã có cái ý đánh Tề, Sở mà lại thuận theo chí hướng của thiên hạ, thì vương nghiệp tất thành. Đại vương trước hết nên dùng phục sức của bậc vương giả, rồi sau hãy mưu chiếm Tề, Sở”. Vua Ngụy vui vẻ theo lời Vệ Ưởng, nên mở rộng cung điện, may áo đỏ dựng cờ cửu du, cờ thất tinh, toàn là những biểu hiệu của thiên tử mà vua Ngụy đem dùng; do đó Tề, Sở nổi giận, chư hầu chạy theo Tề hết. Tề bèn đánh Ngụy, giết thái tử, phá mười vạn quân Ngụy, vua Ngụy hoảng sợ, chạy chân không, trấn áp binh trong nước mà sang Tề, rồi sau thiên hạ mới tha cho. Lúc đó vua Tần buông tà áo, chắp tay mà nhận những đất ở phía ngoài miền Hà Tây, không chịu phục vua Ngụy. Cho nên bảo rằng: Vệ Ưởng khi cùng với vua Tần mưu việc, tính toán ở trên chiếu, bàn bạc ở trong tiệc rượu, mưu tính thành công ở chỗ thềm cung mà tướng Ngụy bị quân Tề bắt, chiến xa chưa ra mà những đất ở phía ngoài miền Hà Tây đã nhập vô Tần rồi. Như vậy tôi gọi là: “Ngồi ở thềm mà đánh đuổi được địch, ngồi trong phòng mà bắt được tướng địch, ngồi trên tiệc rượu mà hạ được thành của địch, ngồi trên chiếu mà phá vỡ được chiến xa của địch”.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chiến Quốc Sách
Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
Chiến Quốc Sách - Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
https://isach.info/story.php?story=chien_quoc_sach__gian_chi_nguyen_hien_le