Lời Chú Cuối Sách
ể bạn đọc đỡ mất công tra cứu, chúng lôi cố gắng viết thêm lời chú ở cuối sách này. Với lời chú cuối sách, chúng tôi giải nghĩa một số khái niệm cũ, nhất là các khái niệm và thế thứ hoàng tộc và hệ thống học vị, quan chức... Xin được lưu ý bạn đọc ba điểm sau đây:
- Tất cả lời chú đều được sắp theo thứ tự chữ cái của tiếng Việt. Sau mỗi khái niệm là số thứ tự của giai thoại, được đặt trong dấu ngoặc đơn.
- Lời chú của sách này chỉ có giá trị trong sách này mà thôi. Sở dĩ nói như vậy là vì mỗi thời có những quy định khác nhau, trường hợp giống nhau thường không nhiều.
- Riêng bài văn Nôm của Trùng Quang Đế viết để tế Nguyễn Biểu (in ở giai thoại số 30), chúng tôi chú thích ở cuối cùng, không sắp theo thứ tự chữ cái tiếng Việt.
AN PHỦ SỨ (14): Chức quan đứng đầu một phủ. Chức này đầu thời Trần rất lớn, nhưng sang thời Hồ và thời thuộc Minh, tuy cũng thuộc hàng quan lại o cấp của triều đình, nhưng không lớn như thời Trần nữa.
BĨ CỰC THÁI LAI (36): Vận bĩ cùng cực thì vận thái đến. Quan niệm này có nguồn gốc từ Kinh Dịch. Trong Kinh Dịch có quẻ bĩ, tượng trưng cho sự bế tắc và quẻ thái tượng trưng cho sự hanh thông. Bế tắc đến cùng cực thì hanh thông lại đến. Suy rộng ra, hết rủi là đến may, hết xấu là đến tốt... sự thế chuyển vận không ngừng.
LỐI LỘC MINH (30): chữ lấy trong Kinh Thi (Trung Quốc), tả việc vua đãi yến các sứ giả. Đây ý nói ngon như bữa yến tiệc của vua ban cũng thật khó mà sánh.
CÁC HẠ (29): Nguyên nghĩa là kẻ ở dưới gác. Quan chức trong triều đều được gọi là các hạ. Vì lẽ này, các hạ cũng là tiếng tôn xưng người quan chức.
CỔ LÂU (19): Tên đất. Nguyên đất này thuộc lãnh thổ của ta. Tháng 2 năm Ất Dậu, nhà Hồ sai Hoàng Hối Khanh làm Cát địa sứ (người lo việc cắt đất). Hoàng Hối Khanh đã cắt đất này cho nhà Minh. Trên bản đồ hiện nay, đất Cổ Lâu xưa, giờ là đất hai huyện, vùng Điền Nam của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
CÔNG CHÚA NGUYỆT ĐÍCH (Lời dẫn chuyện): Chưa rõ là Công chúa con của vua nhà Lý nào. Các bản đều chép: "Có người lấy Công chúa Nguyệt Đích, sinh ra Công chúa Nguyệt Đoan.” Đoạn văn ngắn này rất khó hiểu, vì người lấy Công chúa là Phò mã thì con của họ không thể được phong là Công chúa. Chúng tôi chỉ xin dịch đúng nguyên văn, chờ khảo cứu sau.
CÔNG CHÚA NGUYỆT ĐOAN (Lời dẫn chuyện): Xin xem Công chúa Nguyệt Đích đã chú ở trên.
CÔNG SƠN (7): Tích lấy trong thiên Dương hóa của sách Luận ngữ, theo đó thì Công Sơn tức Công Sơn Phất Nhiễu, nguyên là quan tể (chức đứng đầu) của họ Quý, nhưng rồi khi giữ đất Phí, Công Sơn Phất Nhiễu đã làm phản.
CỰ TỘC (Lời dẫn chuyện): Dòng họ có thế lực lớn.
CHÁNH SỨ (28): Đây không phải là chức tước của người đứng đầu một phái bộ sứ giả, mà là chức nhà Minh ban cho Hồ Hán Thương. Năm 1405, vua Minh đã ban chức này cho Hồ Hán Thương. Bản thân chức vị này cũng đã đủ để tỏ rõ rằng, nhà Minh đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, coi nước ta chỉ là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.
CHI HẬU TỨ CỤC CHÁNH CHƯỜNG (Lời dẫn chuyện): Tên quan chức. Thời Trần, chức này rất lớn, thường chỉ do các bậc thân vương nắm giữ. Đến cuối thời Trần, chức này có thể giao cho người ngoại tộc và vị trí không còn lớn như trước nữa. Về thứ bậc, chức Chi hậu tứ cục chánh chưởng đứng sau các quan làm việc trong Khu mật viện, là cơ quan được quyền bàn đến những vấn đề quan trọng của triều đình.
CHỈ HUY HẬU NỘI NHÂN (2): Chức quan trông coi các vị hoạn quan ở trong triều. Chức này thường kiêm luôn chức Trung sứ (lo việc truyền đạt và kiểm soát việc thực hiện mệnh vua).
CHỈNH HÌNH VIỆN (19): Chức quan lo việc xét xử và án kiện của triều đình. Những quan nào có hàm Đại phu trở lên đều có thể được trao chức này. Đây chỉ chức của Hoàng Hối Khanh.
CHỨC HÀNH QUÂN (20): Chức việc đặc biệt trao cho sứ giả. Đây chỉ Lý Kỳ là sứ giả của nhà Minh sang nước ta vào năm 1404. Việc đặc biệt mà Lý Kỳ thực hiện là bắt nhà Hồ phải cắt đất 59 thôn dâng cho nhà Minh. Việc này được tiến hành vào năm 1405.
ĐẠI PHU (19): Hàm của quan lại. Hàm này chỉ được ban cho quan lớn trong triều. Quan được ban hàm này có thể được tham gia bàn luận những việc quan trọng của nhà nước.
ĐẠI TRI CHÂU (25): Chức quan đứng đầu một châu lớn. Đây chỉ Đặng Tất là người giữ chức Đại tri châu ở Hóa Châu (vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay).
ĐẦU NGŨ (5): Là chức võ quan cấp thấp (mỗi ngũ có 10 người, người chỉ huy gọi là Đầu ngũ).
ĐỒNG TRI KHU MẬT VIỆN, THAM MƯU QUÂN SỰ (25): Chức quan lớn thứ hai trong cơ quan Khu mật viện, kiêm giữ chức Tham mưu quân sự. Đây chỉ chức tước của Nguyễn Cảnh Chân là một trong những vị tướng xuất sắc nhất của Giản Định Đế Trần Ngỗi trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.
GIA HÀO (30): Thức ăn ngon, đồ nhắm, rượu hảo hạng.
GIAO CHỈ BỐ CHÁNH SỨ (28): Quan giữ chức Bố chánh (là chức đứng đầu) ở đất Giao Chỉ. Giao Chỉ ở đây là tên lãnh thổ nước ta. Nhà Minh không thừa nhận nước ta là một nước độc lập, có chủ quyền, mà chỉ coi nước ta là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. Từ cách nhìn đó, vua Minh đã ban cho vua nhà Hồ là Hồ Hán Thương chức Giao Chỉ Bố chánh sứ.
GƯƠM LONG TUYỀN (26): Tên một thanh gươm quý. Tương truyền, có người Trung Quốc tên là Lôi Hoán đã tìm được trong nhà ngục ở Phong Thành một cái hòm. Trong hòm có hai thanh gươm, một thanh gươm tên Long Tuyền và một thanh gươm tên là Thái An. Văn học cổ thường gọi gươm quý là gươm Long Tuyền, tuy nhiên, gươm quý không phải chỉ là gươm tốt mà còn là gươm dùng vào việc đại nghĩa.
HẢI TÂY ĐÔ THỐNG CHẾ (Lời dẫn chuyện): Người cầm đầu lực lượng quân sự ở Hải Tây. Hải Tây là tên đất. Từ thời Lê Thái Tổ, Hải Tây là đạo. Đạo này gồm vùng đất từ Thanh Hóa trở vào. Trước thời Lê Thái Tổ, đạo Hải Tây chưa lập. Chúng tôi ngờ rằng, đây là tên gọi dùng để chỉ chung miền duyên hải Đông Bắc nước ta.
HÁN O TỔ THẤY ĐẦU HẠNG VŨ (5): Hán o Tổ tức Lưu Bang, người lập ra nhà Tây Hán (hay Tiễn Hán) của Trung Quốc. Hạng Vu tức Hạng Tịch, một danh tướng của Trung Quốc, xưng là Tây Sở Bình Vương. Thuở nhỏ, Hạng Vũ được chú là Hạng Lương dạy cho biết binh pháp. Sau chín trận đánh thắng quân Tần, uy danh của Hạng Vũ trở nên lừng lẫy.
Bấy giờ, Lưu Bang liên minh với Hàn Tín và Bành Việt đánh Hạng Vũ, giành quyền thống trị toàn thiên hạ. Hạng Vũ thua ở trận i Hạ, phải nhờ một người giữ chức Đình trưởng đưa qua sông Ô Giang để trốn về Giang Đông. Nhưng rồi vì quá hổ thẹn bởi sự bại trận, Hạng Vũ tự đâm cổ mà chết, không thèm qua Giang Đông nữa.
Là hai kẻ quyết không đội trời chung, nhưng trong thâm tâm, Hán Cao Tổ vẫn luôn bày tỏ sự kính phục tài cầm quân của Hạng Vũ. Đây nhà Trần coi Chế Bồng Nga cũng như Hạng Vũ, tự ví mình là Hán o Tổ.
HÀO KIỆT TRUNG CHÂU (25): Hào kiệt nghĩa là kẻ tài trí hơn người. Theo sách Hoài Nam Tử thì tài trí hơn vạn người gọi là anh, tài trí hơn ngàn người thì gọi là tuấn, tài trí hơn trăm người thì gọi là hào, tài trí hơn mười người thì gọi là kiệt. Còn trung châu là từ chỉ chung vùng đất trung tâm Đại Việt, tức vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta ngày nay.
HỮU BỐ CHÍNH (35): Một trong hai chức đứng đầu cơ quan hành chính ở nước ta. Nhà Minh coi nước ta là một bộ phận lãnh thổ của họ và đặt chức Bố chính để trông coi. Khi còn nhà Hồ, chức này được phong cho vua Hồ Hán Thương, và chỉ có một mình Hồ Hán Thương giữ chức này. Sau, nhà Minh thiết lập hai bộ máy i trị ở nước ta: Bộ máy quân sự và bộ máy dân sự. o nhất trong bộ máy dân sự là hai chức Tả và Hữu bố chính. Thời thuộc Minh, chức này chỉ trao cho người Trung Quốc mà thôi.
KIỆT HIỆT (35): Hùng mạnh và thông tuệ hơn cả.
KÌ LÃO (29): Người già cả.
KHÂM ĐỨC HƯNG LIỆT ĐẠI VƯƠNG (10): Tước Đại vương, hiệu là Khâm Đức Hưng Liệt. Theo quan chế xưa, trong cùng một hàm tước tên hiệu nào càng dài thì vị trí càng thấp hơn. Đây là tước Đại vương hiệu bốn chữ, thuộc loại không dài cũng không ngắn.
KHU MẬT CHỦ SỰ (9): Chức quan làm công việc đại để như Chánh văn phòng của Khu mật viện. Chức này dưới quyến của quan Khu mật viện chánh sứ, Khu mật viện phó sứ và các quan khác trong Khu mật viện như Tri viện sự, Đồng tri và Thiên tri viện sự.
KHU MẬT VIỆN ĐẠI SỨ (Lời dẫn chuyện): Cũng tương tự như chức Khu mật viện chánh sứ, tức là chức đứng đầu cơ quan Khu mật viện. Cơ quan này được quyền bàn thảo công việc của triều đình.
LẠI BỘ THƯỢNG THƯ (9): Chức quan đứng đầu bộ Lại là bộ trông coi về tổ chức của các cơ quan nhà nước. Triều đình xưa thường có sáu bộ (bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình và bộ Công), trong đó, bộ Lại thường là một trong những bộ lớn nhất, quan Thượng thư bộ Lại có quyền uy hơn hẳn quan Thượng thư bộ Công.
LẶC THUẬN HẦU (12): Người có tước Hầu, hiệu hai chữ (là Lặc Thuận).
LONG TIỆP (5): Tên đơn vị quân đội.
LÝ TỬ TẤN (26): Người làng Triều Liệt, huyện Thượng Phúc (nay thuộc huyện Thường Tín, ngoại ô Hà Nội), không rõ sinh và mất năm nào. Lý Tử Tấn đậu Thái học sinh (tức Tiến sĩ) năm 1400 (cùng khoa với Nguyễn Trãi) nhưng không ra làm quan cho nhà Hồ. Thời Lê, Lý Tử Tấn ra làm quan, từng được vua Lê Nhân Tông trao chức Hàn lâm Học sĩ. Ông là nhà yêu nước, cũng là một trong những tác gia nổi tiếng của nước ta thời Lê. Tác phẩm của ông để lại, ngoài bộ tập chú cho sách Ức Trai dư địa chí của Nguyễn Trãi, còn có Chu yết Am thi tập và 5 bài phú nổi tiếng: Chí Linh sơn phú, Hạ Hiến Thiên Thánh tiết phú, Xương Giang phú, Dưỡng Chuyết phú, Du tiên đô phú, tất cả đều được chép trong Hoàng Việt văn tuyển.
MẶT NHÌN HƯỚNG TÂY (7): Nho gia tôn Khổng Tử làm Thánh tổ, nhưng Hồ Quý Ly chỉ cho Khổng Tử là Tiên sư, cho Chu Công mới xứng là Tiên thánh. Vì cách lập luận này, Hồ Quý Ly xin đặt tượng của Chu Công ở giữa, mặt nhìn về hướng Nam là hướng tượng trưng cho ngôi vị của Thiên tử. Vị trí này, hướng nhìn này, nguyên trước ở Văn Miếu chỉ dành cho Khổng Tử mà thôi. Cũng vì coi Khổng Tử chỉ là Tiên sư chứ không phải Tiên thánh nên Hồ Quý Ly xin đặt tượng Khổng Tử bên cạnh mặt nhìn về hướng Tây. Vị trí này, hướng nhìn này là của người thuộc hàng Tôn sư, tức là thấp hơn Tôn thánh.
MỘT LỮ (31): Tên một đơn vị quân đội. Theo binh chế nước ta thời Đinh thì lữ là đơn vị mà trên lí thuyết có đến 10.000 quân. Tuy nhiên, chưa bao giờ các lữ gồm đủ đến 10.000 quân cả, thậm chí là còn xa mới đạt đến tổng số này.
Thời Tiền Lê, thời Lý rồi thời Trần và thời Hồ, binh chế luôn luôn thay đổi, cả về tên gọi đơn vị, tổ chức chỉ huy lẫn con số cụ thể. Ở đây, lữ là đơn vị ước lệ, ý nói quân đội không bao nhiêu.
NỘI TẨM HỌC SINH (11): Kẻ hầu phòng ngủ cho vua chưa có chức ngạch gì. Chức này thường dùng cho hoạn quan mới tuyển.
NINH VỆ (6): Là tên đơn vị quân đội.
NƯỚC TRẦN (7): Tên một nước chư hầu thời Xuân Thu ở Trung Quốc.
NHIẾP THÁI PHÓ (Lời dẫn chuyện): Thái phó là một trong Tam Thái, gồm: Thái sư, Thái phó và Thái bảo. Trong hàng quan lại, Tam Thái là lớn hơn cả.
Nhiếp thái phó là chức của Hồ Quý Ly năm 1399. Chức ấy có nghĩa là Hồ Quý Ly nắm quyền nhiếp chính hàm Thái phó.
NGỌC THIỆN TRÂN TU (30): Món ăn vừa quý vừa ngon. Lời chỉ các món ăn vương giả.
NGUYÊN NHUNG (Lời dẫn chuyện): Chức đứng đầu một đơn vị quân đội lớn dưới thời Trần. Đây chỉ chức của Hồ Quý Ly năm 1380, khi ông làm Hải Tây Đô thống chế.
PHẬT HẤT (7): Quan tể của ấp Trung Mâu, xuất thân là gia thần của quan Đại phu Triệu Giám Tử (người nước Tấn, Trung Quốc thời Xuân Thu).
PHỤ CHÍNH THÁI SƯ NHIẾP CHÍNH, KHÂM ĐỨC HƯNG LIỆT ĐẠI VƯƠNG, QUỐC TỔ CHƯƠNG HOÀNG (Lời dẫn chuyện): Quan thay vua nắm quyền nhiếp chính, tước Đại vương, hiệu là Khâm Đức Hưng Liệt, lại cũng là ông của vua. Đây chỉ Hồ Quý Ly, vì Hồ Quý Ly là ông ngoại của Trấn Thiếu Đế nên xưng là Quốc tổ chương hoàng.
PHƯƠNG THUẬT (15): Phép thuật thần tiên. Đây chỉ phép của đạo sĩ và thầy pháp.
QUAN PHỤC HẦU (12): Tước hầu, hiệu là Quan Phục.
QUAN SÁT SỨ (12): Chức quan nhỏ thời Trần, chưa rõ làm việc cụ thể gì.
QUAN TUYÊN ÚY (Lời dẫn chuyện): Chức quan tương đương với chức Tri huyện sau này.
QUÂN THÁNH DỰC (4): Tên một trong những đơn vị quân đội chủ lực của triều đình, do triều đình trực tiếp quản lí và tổ chức chỉ huy.
Thời Trần trở về trước, quân đội thường gồm 4 bộ phận. Bộ phận thứ nhất do triều đình trực tiếp quản lí, kể cũng như quân chủ lực ngày nay. Lính của bộ phận này thường được gọi là Thiên tử quân hay Cấm vệ quân. Bộ phận thứ hai do các địa phương quản lí, thường gọi là Quân các lộ (lộ là đơn vị hành chánh địa phương), kể cũng tương tự như quân địa phương của ta ngày nay. Bộ phận thứ ba là lực lượng bán vũ trang do nhân dân các làng xã tự tổ chức, kể cũng như dân quân du kích của ta ngày nay. Ngoài ra, còn có một bộ phận nữa, đó là quân đội tư nhân của các bậc vương hầu. Tuy là quân đội tư nhân, do tư nhân trực tiếp quản lí và chỉ huy, nhưng khi cần, nhà nước vẫn có thể huy động.
Như vậy, quân Thánh Dực là quân thuộc bộ phận thứ nhất. Nhà Hồ tiến hành nhiều cải cách quân đội, nhưng về mặt này, chính sách của nhà Hồ không có gì khác trước lắm.
QUỐC CÔNG (25): Tên tước vị. Xưa, tước vị gồm: Vương, Công, Hầu, Bá, Tử và Nam. Tước Vương thường chỉ ban cho người trong hoàng tộc, rất ít khi ban cho người ngoài hoàng tộc, cho nên, nói là sáu bậc, song trong thực tế chỉ có năm bậc mà thôi.
Trong mỗi tước vị, lại còn phải chia làm nhiều bậc, như tước Công thì có Quốc công, Quận công, hay tước Hầu thì có Quận hầu, Huyện hầu v.v... Trong mỗi bậc, khoảng cách hơn kém còn phụ thuộc ở số chữ trong tên hiệu. Số chữ càng nhiều, tước càng thấp. Đây chỉ tước của Đặng Tất. Theo chữ mà suy thì Đặng Tất được phong tới bậc o nhất của tước công.
QUỐC TỬ TRỢ GIÁO (7): Chức quan ở Quốc Tử Giám, thuộc quyền i quản của các quan như Tri giám, Tế tửu, Tư nghiệp... chuyên lo giúp việc giảng tập tại cơ quan giáo dục này của triều đình.
SINH VIÊN (35): Học trò lớn tuổi đã học khá o. Xưa, học trò mới nhập trường cho đến khoảng 14 hay 15 tuổi thì gọi là tiểu tử, từ 14 hay 15 tuổi trở lên, được học Tứ Thư, Ngữ Kinh và Bắc Sử thì gọi là đại nhân. Một số người trong hàng đại nhân được gọi là sinh viên.
SỔ PHỤNG ĐẠO (10): Sổ ghi tên những người tình nguyện theo đạo. Ở đây, đạo là đạo giáo
TÁC OAI TÁC PHÚC (35): Làm oai làm phúc, chỉ việc hay dùng quyền uy để dọa nạt thiên hạ.
TIÊM LA (32): Tên nước, cũng đọc là Xiêm La (tức Thái Lan ngày nay).
TIÊN SƯ (7): Người khởi xướng ra một học thuyết hay người có công tạo ra một nghề mới đều gọi là Tiên sư. Xưa, học trò gọi người thầy của mình đã mất cũng là Tiên sư. Đây chỉ Khổng Tử. Nho gia tôn Khổng Tử là Tiên thánh hay Thánh tổ, nhưng Hồ Quý Ly chỉ cho Khổng Tử là Tiên sư mà thôi.
TIÊN THÁNH (7): Vị thánh đầu tiên và o nhất. Đây theo Hồ Quý Ly thì Tiên thánh là Chu Công Đán chứ không phải là Khổng Tử.
TIẾN PHONG ĐỒNG BÌNH CHƯƠNG SỰ (Lời dẫn chuyện): Được tiến phong làm Đồng bình chương sự. Đồng bình chương sự là chức rất lớn, chỉ ở sau quan Phụ chính mà thôi. Người giữ chức này thường được tự ý quyết đoán các việc, sau mới tâu vua.
TIỂU TƯ KHÔNG (Lời dẫn chuyện): Từ thời Trần, quan chế có thêm Tam tư là Tư đồ, Tư mã, Tư không, trong mỗi Tư lại có Đại và Tiểu tư. Như vậy, Tiểu tự không là người ở hàng thứ hai của Tư không. Chức này về sau tương đương với Thượng thư bộ Công (bộ nhỏ nhất trong số 6 bộ của triều đình).
TÔN THẤT (12): Họ của nhà vua.
TUYÊN TRUNG VỆ QUỐC ĐẠI VƯƠNG (Lời dẫn chuyện): Cũng có thể viết là Trung Tuyên vệ quốc Đại vương, tuy nhiên, nghĩa không đổi: tước Đại vương, hiệu là Trung Tuyên vệ quốc.
THẠCH THẤT (33): Tên đất thuộc tỉnh Hà Tây.
TOÁT THÔNG VƯƠNG (12): Là người được phong tước Vương, hiệu Toát Thông (tước Vương hai chữ) nhưng đây là tước Vương phong cho các vị tù trưởng thiểu số, chỉ là hư hàm mà thôi.
THÁI SỬ LỆNH (9): Chức việc quan trọng, chỉ giao cho quan lại cỡ lớn làm trong nhất thời. Đây chỉ việc quan Thượng thư bộ Lại là Đỗ Tỉnh được vua Trần giao việc đi đo đạc ruộng đất.
THÁI TỬ THÁI PHÓ (22): Trong quan lại, o nhất là hàng Tam thái: Thái sư, Thái phó và Thái bảo. Hai chữ Thái tử ở đây là gia hàm, ban thêm cho người được phong hàm Thái phó. Xin lưu ý thêm rằng, hệ thống quan chức của Trung Quốc thời Minh có khác với hệ thống quan chức của nước ta thời Hồ. Thái tử Thái phó nói ở đây là Thái tử Thái phó Chu Năng (tướng chỉ huy của quân Minh).
THÁI THƯỢNG NGUYÊN QUÂN HOÀNG ĐẾ (10): Danh xưng của vua Trần Thuận Tông sau khi bị Hồ Quý Ly ép phải nhường ngôi cho con là Trần Thiếu Đế. Nhường ngôi xong, Trần Thuận Tông buộc phải đi tu theo Đạo giáo nên mới có danh xưng này.
THÁI ÚY (3): Hàm võ quan, nhưng thời Trần và thời Hồ chỉ dùng để gia hàm cho các vị tôn thất khi họ được kiêm làm Tể tướng (hoặc Tướng quốc).
THAM MƯU QUÂN Sự (Lời dẫn chuyện): Chức lo việc giúp vua bàn tính chuyện quân sự. Đây chỉ chức của Hồ Quý Ly năm 1375.
THAM NGHỊ (24): Chức được tham gia bàn việc. Đây chỉ chức của Bùi Bá Kỳ khi Bùi Bá Kỳ theo quân Minh về nước ta. Trong quan chế thời này, Tham nghị chỉ là hư hàm, nằm ở ngoại ngạch, chỉ ban cho Bùi Bá Kỳ như một sự an ủi mà thôi.
THÀNH QUỐC CÔNG (22): Tước Quốc công, hiệu là Thành. Đây chỉ tước của tướng nhà Minh là Chu Năng.
THIẾT LIÊM, THIẾT SANG (2): Tên đơn vị quân đội.
TRANG (6): Tên đơn vị hành chánh địa phương, ở dưới cấp lộ, tương đương với huyện hoặc châu. Đây chỉ trang Nam Định là một trang trong phủ Nam Định lúc bấy giờ.
TRÁNG SĨ NHƯ PHÀN (30): Tráng sĩ như Phàn Khoái. Phàn Khoái là võ tướng của Hán o Tổ. Trong bữa tiệc ở Hồng Môn, Hạng Vũ muốn tìm cách giết Hán o Tổ. Phàn Khoái biết, liền xông vào mà nói rằng: Nay có tiệc rượu thì xin được uống rượu. Nói rồi lừ mắt nhìn Hạng Vũ, khiến Hạng Vũ phải đổi ý mà lấy rượu thịt mời Phàn Khoái ăn. Phàn Khoái vừa uống vừa ăn gọn cả một vai heo! Hạng Vũ khen Phàn Khoái là tráng sĩ. Đây Nguyễn Biểu ví mình cũng như Phàn Khoái, ung dung ăn để giữ tư thế sứ giả của vua khởi nghĩa là Trùng Quang Đế.
TRUNG THƯ HOÀNG MÔN THỊ LANG KIÊM TRI ÁI CHÂU THÔNG PHÁN (7): Quan có hàm ngang với Thượng thư, làm việc ở dinh thự có tên là Hoàng Môn, kiêm đứng đầu các việc ở châu Ái. Châu Ái nay thuộc Thanh Hóa và Bắc Nghệ An.
TRI PHỦ (26): Chức quan đứng đầu một phủ, cũng có khi gọi là An phủ sứ.
TRI THẨM HÌNH VIỆN (3): Chức quan o cấp trong cơ quan Thẩm hình viện của nhà nước. Cơ quan này chuyên lo việc xét xử, án kiện, ngục tụng v.v...
TRUNG THỊ LANG ĐỒNG TRI THẨM HÌNH VIỆN SỰ (7): Người có chức dưới Thượng thư, kiêm coi các việc với các quan trong cơ quan Thẩm hình viện.
TRUNG THƯ, THƯỢNG THƯ SẢNH, PHỤNG NHIẾP CHÍNH, I GIÁO HOÀNG ĐẾ THÁNH CHỈ (10): Tờ thánh chỉ của người coi việc dạy dỗ Hoàng đế nhỏ tuổi, cũng là người đang giữ quyền nhiếp chính, ban ra từ nơi làm việc của các quan Thượng thư trong triều. Đây chỉ các tờ văn kiện do Hồ Quý Ly ban ra.
TRUNG TUYÊN QUỐC THƯỢNG HẦU (Lời dẫn chuyện): Người có tước Quốc thượng hầu, hiệu là Trung Tuyên. Đây là tước của Hồ Quý Ly năm 1371.
TRỤ QUỐC (12): Tên hiệu của Nhật Đôn.
VẬT BÀY THỎ THỦ (30): Thức ăn có món đầu thỏ. Chữ lấy trong thơ Biểu diệp của Kinh Thi: "Hữu thố tư thủ” (có món đầu thỏ ấy). Ý chỉ yến tiệc ngon.
VỆ CẨM Y (29): Tên một đơn vị quân đội thường trực của triều đình. Đơn vị này thường được giao việc bắt giam những người phạm tội và i quản phạm nhân.
VỆ LINH CÔNG (7): Tên một nhân vật người Trung Quốc thời Xuân Thu. Vệ Linh Công là chồng của nàng Nam Tử, nổi tiếng xinh đẹp nhưng cũng nổi tiếng dâm dật.
XA KỊ VỆ THƯỢNG TƯỚNG QUÂN (11): võ quan hàm Thượng tướng, i quản vệ quân có tên gọi là Xa Kị (Các vệ quân có cuối thời Trần và thời Hồ là: Kim Ngô, Long Tiệp, Phụng Thần, Xa Kị, Thần Sách và Kiêu Kị).
Theo binh chế xưa, Thượng tướng là hàm võ quan o cấp.
Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 4