Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Truyện Ngắn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Bảo Ninh Và Những Ám Ảnh Chiến Tranh
N
ăm 1991 có một sự kiện văn học mà cho đến giờ vẫn được đánh giá là khó lòng lặp lại, là cùng một năm ấy có đến 3 tiểu thuyết được giải thưởng Hội Nhà văn.
Sở dĩ nói nó không lặp lại là bởi cả 3 tiểu thuyết này đều lừng danh, và cho đến giờ vẫn là những tượng đài văn xuôi Việt Nam. 3 tiểu thuyết ấy là Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. 3 cuốn, mỗi cuốn một vẻ, đều hay, đều độc đáo, đều hấp dẫn. Nhưng nếu cần chọn một cuốn nhỉnh hơn, một cuốn khiến cho cái dư ba sau đọc tạo dư chấn lâu hơn, sâu hơn, lớn hơn… thì tôi chọn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Thực ra cuốn này ra đời trước khi nó được giải thưởng vài năm, và vì tình hình thực tế lúc ấy nên ban đầu nó phải “đội” một cái tên rất… thị trường là Thân phận tình yêu, để rồi 3 năm sau nó trở lại tên ban đầu và lừng danh đến giờ.
Bảo Ninh sinh năm 1952 tại Nghệ An nhưng quê gốc lại ở Bảo Ninh, Quảng Bình, có thể vì thế mà ông lấy bút danh là Bảo Ninh chăng, bởi tên thật của ông là Hoàng Ấu Phương kia? Ông là con trai nhà ngôn ngữ nổi tiếng Hoàng Tuệ. Và như mọi thanh niên thời chiến khác, ông đã từng là lính, và chiến trường ông chiến đấu thời ấy là Tây nguyên, cụ thể là ở Sa Thầy, và cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của ông cũng có không gian là vùng đất ấy.
Nhặt chuyện văn nhân: Bảo Ninh và những ám ảnh chiến tranh - ảnh 1
Nhà văn Bảo Ninh (trái)
NVCC
Nhớ năm nào đó, ông đi cùng đoàn du khảo từ Hà Nội xuyên Việt vào Sài Gòn bằng đường Hồ Chí Minh có ghé lại Pleiku. Tối ấy có một cuộc “ngồi” tại nhà tôi, có các “đại danh” Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Việt Hà, Dương Trung Quốc… và Bảo Ninh. Ông bó gối ngồi gù gù như con gấu trong một góc nhà với cái đầu xoăn tít cứ lắc lư với những tiếng nói rất nhỏ như gầm gừ trong cổ, trong khi xung quanh mọi người nói to như hét. Cứ thế một lúc thì ông bật lên: mai bỏ cuộc du khảo ở Pleiku, mà sẽ quay lại Kon Tum, Sa Thầy, ai đi với ông thì đi, không thì ông đi một mình. Chuyến ấy tôi đã không đi cùng ông, nhưng có được xem một số ảnh chụp ông vào nghĩa trang thắp hương cho đồng đội, rất xúc động.
Gặp Bảo Ninh ngoài đời ít ai tưởng tượng được đấy lại là… nhà văn. Dáng vẻ rất ngầu, ít nói, gù gù như con gấu với mái tóc lúc nào cũng xoăn trùm trán và cái nhìn lờ đờ như lơ ngơ với đời, như chả biết chuyện gì. Nhưng đọc ông xong thì… hãi. Té ra phía sau cái vẻ như là bất cần ấy là một sự thông minh tài hoa, là một trái tim nhân hậu và khối óc sắc sảo, để ông mổ xẻ, phân tích, chọn tứ chọn chữ, chọn vấn đề phơi lên trang giấy, bắt người đọc thổn thức, bắt người đọc mất ngủ…
Chiến tranh dưới mắt Bảo Ninh chính là thân phận của những con người, cả người lính trực tiếp cầm lê xung trận và cả những người ở hậu phương, những mối tình, những cái hôn trộm, những thao thức trăn trở, những thèm khát vừa bung mở vừa cố nén, những giấc mơ, ước mơ và những bóng đen, hoa hồng và họng súng, lưỡi lê và vòng ôm… nó làm nên một thực thể chiến tranh vừa chân thực lại vừa xa ngái, bởi nó muốn cảnh báo con người, rằng chiến tranh là hy sinh, là mất mát, là đau khổ chia ly… chứ không phải chỉ là bài ca ra trận…
Và cũng phải nhắc tới cách viết của Bảo Ninh nữa, nó cuốn hút và mê hoặc, nó khiến người ta không thể rời cuốn sách khi chưa có cái chấm cuối cùng, dù đọc nó, nhiều chỗ phải rùng mình vì sự khốc liệt, vì sự trần trụi của chiến tranh.
Sau này Bảo Ninh vẫn viết, nhưng ít hẳn đi. Hỏi ông chỉ gầm gừ nửa như nói nửa như không. Có thể ông viết ít vì thấy mình khó mà vượt qua được Nỗi buồn chiến tranh, cũng có thể sau cuốn ấy ông đã kiệt quệ. Tôi thì, được quen ông, và vẫn luôn coi ông như một tượng đài, để ngắm, để chiêm ngưỡng và để ước ao.
Nhớ lần nào đó ở Hà Nội, khuya rồi, tôi cũng vừa có cuộc tụ bạ với bạn bè, có điện thoại gọi, nói đến đấy đến đấy, hỏi xa không, bảo chừng chục cây số taxi, suýt từ chối thì đầu kia nói tiếp: Có Bảo Ninh đang ngồi đây. Thế là vùng dậy ngay, taxi lao đến, có phải mấy khi đâu.
Cuộc ấy, chúng tôi ngồi đến gần sáng. Lại cũng như mọi khi, chúng tôi uống và nói, còn ông uống và… ngồi im. Tôi có nhắc ông cái truyện ngắn Mây trắng còn bay của ông mà tôi mới đọc. Có vẻ như chiến tranh không thể thoát ra khỏi cái đầu luôn bù tóc và cả trái tim có vẻ yếu ớt của ông nữa.
Tên truyện ngắn rất ngắn này lãng mạn như một bài thơ nhưng cái kết lại vỡ òa bi tráng.
Tôi kể với ông là tôi đã khóc khi đọc truyện ngắn này. Ông có vẻ như cố giấu một cái gì đấy chực tràn lên mắt bằng cách bưng ly rượu lên nhấp nhẹ rồi lại bỏ xuống, tôi vẫn nhận ra như có trong mắt ông một làn mây mỏng. Một bà mẹ lần đầu đi máy bay, lơ ngơ khiến khách và cả tiếp viên có vẻ khó chịu và cả thương hại. Bà luôn miệng hỏi đến đấy đến đấy chưa, dù đang bay trên trời. Bà cứ hỏi thế, đúng một bà mẹ quê thứ thiệt, như máy bay là góc buồng của bà, như những đám mây đang bay ngoài cửa sổ kia là đám rau xanh vườn bà...
Một người bạn rất thân với Bảo Ninh và cả tôi bảo: Yên tâm, Bảo Ninh đang im lặng để dồn sức cho một tiểu thuyết mới, “khủng” hơn cả Nỗi buồn chiến tranh, và tôi cũng tin thế… (còn tiếp)
(Trích từ sách Nhặt chuyện văn nhân do Liên Việt và NXB Văn học vừa ấn hành)
--- Văn Công Hùng ---
Chương trước
Mục lục
Những Truyện Ngắn
Bảo Ninh
Những Truyện Ngắn - Bảo Ninh
https://isach.info/story.php?story=nhung_truyen_ngan__bao_ninh