Tại Sao Khi Chụp Màn Hình Tivi Dùng Đèn Flash, Ảnh Lại Bị Loá?
ạn đã bao giờ dùng máy ảnh chụp màn hình tivi chưa? Khi chụp nếu sử dụng đèn flash (đèn tia chớp) thì kết quả sẽ thế nào? Khi chụp màn hình tivi, nếu không dùng đèn flash thì ảnh tuy không rõ lắm nhưng vẫn có thể nhận ra được cảnh vật trong ảnh, nhưng khi dùng đèn flash thì mặt tivi lại bị trắng lóa. Tại sao?
Việc xác định phần tử ánh sáng khi chụp ảnh là vô cùng quan trọng, nó góp phần quyết định đến chất lượng ảnh. Nguồn ánh sáng phát ra từ vật và ánh sáng xung quanh khu vực mục tiêu chụp ảnh hưởng không nhỏ đến độ sáng tối của ảnh. Trong điều kiện ánh sáng bình thường nếu xác định phần tử ánh sáng chuẩn thì ảnh sẽ đủ sáng, ngược lại thì ảnh sẽ thiếu hoặc thừa sáng. Như vậy, ánh sáng phát ra từ mục tiêu chụp quá sáng thì ảnh sẽ bị lóa, ngược lại ánh sáng tối thì ảnh sẽ bị mờ. Trong điều kiện ánh sáng tối, để đảm bảo đủ độ sáng cho ảnh, người chụp phải sử dụng đèn flash của máy. Đèn flash là loại đèn tia chớp được gắn trên thân máy hoặc tách rời, có tác dụng bổ sung ánh sáng cho mục tiêu chụp trong điều kiện thiếu sáng hoặc ánh sáng chiếu vào mục tiêu chụp không đều, chỗ sáng chỗ tối. Khi bấm chụp, đèn flash sẽ nháy, bổ sung ánh sáng cho mục tiêu chụp, ảnh thu được sẽ sáng và nét hơn. Nhưng khi chụp hình ảnh trên màn hình tivi là hình ảnh sáng, nếu khi chụp sử dụng đèn flash, tia sáng của đèn flash sẽ chiếu vào mặt tivi và phản chiếu lại máy ảnh, ánh sáng của đèn flash sáng hơn và lấn át ánh sáng của màn hình tivi, do vậy hình ảnh của màn hình tivi bị ánh sáng của đèn flash làm mờ đi, ảnh thu được sẽ bị lóa. Bạn có thể thấy rõ hiện tượng này khi xem phim ở rạp chiếu phim vào ban ngày. Trong rạp người ta thường tắt hết đèn và kéo rèm che cửa, trong rạp tối đen chỉ có ánh sáng phát ra từ màn ảnh, hình ảnh phim rất rõ nét, nhưng khi cửa bị mở, ánh sáng chiếu vào màn hình, hình ảnh của phim không còn rõ nét nữa mà trở lên mờ ảo rất khó xem.
Trong cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều hiện tượng tương tự. Ví dụ như dưới ánh nắng mặt trời chúng ta khó có thể nhìn thấy máy bay đang bay trên bầu trời. Do khoảng cách quá xa, khi nhìn lên trời ta hay bị lóa mắt bởi ánh nắng mặt trời và do màu sáng của thân máy bay cho ánh sáng yếu hơn ánh nắng mặt trời, nên ta không nhìn rõ máy bay. Tương tự ta thấy ánh trăng sáng hơn ánh sao, nên vào những đêm trăng sáng hầu như ta không nhìn thấy sao trên trời.
Bách Khoa Cuộc Sống Bách Khoa Cuộc Sống - Tuấn Minh Bách Khoa Cuộc Sống