Phụ Lục: Tuyên Bố Cuối Cùng Của Hội Nghị Genève
(thông qua ngày 21 tháng 7 năm 1954)
Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Genève về vấn đề khôi phục hoà bình Đông Dương ngày 21 tháng 7 năm 1954 do đại biểu Campuchia, nước Việt Nam, Hợp chúng quốc Mỹ, Cộng hoà Pháp, Lào, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nước CHND Trung Hoa, Liên hiệp vương quốc Anh, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết tham gia:
Hội nghị chú ý tới các hiệp định kết thúc hành động đối địch tại Campuchia, Lào và Việt Nam, những hiệp định này đã thiết lập những điều khoản để chấp hành giám sát quốc tế và giám sát
Hội nghị chúc mừng kết thúc hành động đối địch tại Campuchia, Lào và Việt Nam. Hội nghị tin chắc: việc thực thi các điều khoản qui định trong bản tuyên bố này và hiệp định đình chỉ hành động đối địch, sẽ làm cho Campuchia, Lào và Việt Nam từ nay có thể có tác dụng của mình trong đại gia đình hoà bình quốc tế một cách hoàn toàn độc lập tự chủ.
Hội nghị chú ý tới tuyên bố của chính phủ Campuchia và Lào, tức chính phủ hai nước vui lòng áp dụng biện pháp khiến toàn thể công dân đều có thể tham gia cuộc sống chung cả nước, đặc biệt là tham gia cuộc bầu cử phổ thông gần nhất, cuộc bầu cử phổ thông này sẽ cử hành chính thức trong năm 1955 bằng phương pháp bỏ phiếu kín trong các điều kiện tôn trọng tự do cơ bản căn cứ vào hiến pháp của mỗi nước.
Hội nghị chú ý tới điều khoản trong đình chỉ hành động đối địch tại Việt Nam, về việc cấm chỉ đưa vào Việt Nam quân đội nước và nhân viên quân sự nước ngoài cũng như các loại vũ khí và đạn dược. Hội nghị cũng chú ý như vậy đến tuyên bố của chính phủ hai nước Campuchia và Lào, tức chính phủ hai nước không yêu cầu nước ngoài viện trợ vật tư quân sự, nhân viên và sĩ quan huấn luyện, trừ phi vì mục đích bảo vệ lãnh thổ bản quốc một cách có hiệu quả, nhưng ở Lào thì phải giới hạn trong phạm vi mà hiệp định đình chỉ hành động đối địch qui định.
Hội nghị chú ý tới điều khoản của hiệp định đình chỉ hành động đối địch quân sự về việc trong vùng tập kết của hai bên không được xây dựng bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào. Đồng thời hai bên nên chú ý vùng qui hoạch của họ không được tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào và không được dùng để khôi phục hành động đối địch hoặc phục vụ chính sách xâm lược. Hội nghị cũng chú ý như vậy tới tuyên bố của chính phủ Campuchia và chính phủ Lào, căn cứ vào tuyên bố này hai nước sẽ không ký kết bất kỳ hiệp định nào với nước khác, nếu hiệp định đó bao gồm những nguyên tắc không phù hợp với hiến chương LHQ mà ở Lào lại càng không phù hợp với nghĩa vụ liên minh quân sự của những nguyên tắc trong hiệp định đình chỉ hành động đối địch tại Lào, hoặc bao gồm nghĩa vụ khi an ninh của họ không bị đe doạ, mà xây dựng căn cứ cho lực lượng quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Campuchia hoặc Lào.
Hội nghị xác nhận: mục đích chủ yếu của hiệp định về vấn đề Việt Nam là giải quyết vấn đề quân sự nhằm tiện kết thúc hành động đối địch và xác nhận giới tuyến quân sự là giới tuyến có tính tạm thời, bất kể như thế nào cũng không thể bị giải thích là biên giới về chính trị hoặc lãnh thổ. Hội nghị tin chắc: thực thi những điều khoản mà bản tuyên bố này và hiệp định đình chỉ hành động đối địch qui định, sẽ tạo ra tiền đề tất yếu để trong thời hạn ngắn nhất thực hiện giải quyết thống nhất Việt Nam.
Hội nghị tuyên bố: về Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, thống nhất và hoàn chỉnh lãnh thổ, nên làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do cơ bản bảo đảm bởi những cơ cấu dân chủ được thiết lập qua bầu cử tự do, bỏ phiếu kín. Để làm cho việc khôi phục hoà bình được tiến triển đầy đủ và làm cho mọi điều kiện tất yếu để tự do biểu đạt ý chí dân tộc được đầy đủ, sẽ cử hành bầu cử phổ thông, trong tháng 7 năm 1956, dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế, tổ thành bởi các nước thành viên Ủy ban giám sát và Ủy ban kiểm soát quốc tế theo qui định trong hiệp định đình chỉ đối địch. Bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, đương cục phụ trách có tính đại biểu của hai vùng nên tiến hành hiệp thương về vấn đề này.
Các điều khoản trong hiệp định đình chỉ hành động đối địch về bảo đảm bảo vệ sinh mệnh tài sản, phải được chấp hành một cách nghiêm túc nhất, đặc biệt là phải làm cho mỗi một cá nhân người Việt Nam đều có thể tự do lựa chọn vùng mà họ muốn cư trú.
Đương cục trách nhiệm có tính đại biểu của hai miền nam, bắc Việt Nam cũng như đương cục của Lào và Campuchia, không được trả thù cá biệt hoặc tập thể đối với nhân viên và gia thuộc của họ từng hợp tác với đối phương dưới bất kỳ phương thức nào.
Hội nghị chú ý tới tuyên bố của chính phủ Pháp: tức chính phủ Cộng hoà Pháp vui lòng căn cứ vào đề nghị của các chính phủ có liên quan, trong thời hạn do hiệp nghị hai bên qui định, sẽ rút quân đội của mình khỏi lãnh thổ Campuchia, Lào và Việt Nam; nhưng theo hiệp nghị hai bên, một số lượng nhất định quân đội Pháp trong thời hạn qui định lưu trú tại địa điểm qui định không nằm trong thời hạn này.
Hội nghị chú ý tới tuyên bố của chính phủ Pháp, tức chính phủ Pháp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam, sẽ giải quyết mọi vấn đề có liên quan tới khôi phục và củng cố hoà bình tại Campuchia, Lào và Việt Nam.
Mỗi quốc gia dự hội nghị Genève trong quan hệ với ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam bảo đảm tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước nói trên, đồng thời không có bất kỳ can thiệp nào vào công việc nội bộ của họ.
Các nước tham dự hội nghị đồng ý, Ủy ban giám sát quốc tế và kiểm soát giám sát đề xuất với họ bất kỳ vấn đề nào sẽ được họ tiến hành hiệp thương nhằm tiện nghiên cứu những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hiệp định đình chỉ hành động đối địch của Campuchia, Lào và Việt Nam đều được tôn trọng.
Vai Trò Của Chu Ân Lai Tại Genève Năm 1954 Vai Trò Của Chu Ân Lai Tại Genève Năm 1954 - Tiền Giang (钱江/qian Jiang) Vai Trò Của Chu Ân Lai Tại Genève Năm 1954