Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chiến Quốc Sách
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tề I
3
. NƯỚC VỚI CÁ
(Tĩnh Quách Quân tương thành Tiết)
Tĩnh Quách Quân muốn xây thành Tiết, trong số khách có nhiều người can ngăn. Tĩnh Quách Quân ra lệnh cho người hầu hễ có khách nào muốn can ngăn thì đừng cho vô. Có người nước Tề xin rằng: “Cho tôi được nói ba tiếng thôi. Nếu tôi nói thêm một tiếng thì xin cứ luộc tôi đi”.
Tĩnh Quách Quân bèn cho vô. Ông khách tiến tới, nói:
- Biển cá lớn.
Rồi quay lưng chạy.
Tĩnh Quách Quân gọi lại:
- Mời khách ở lại.
Khách đáp:
- Kẻ thô bỉ này không dám đùa với cáichết.
Tĩnh Quách Quân bảo:
- Không sao. Cứ nói tiếp đi.
Đáp:
- Ngài không nghe nói loài cá lớn chăng? Lưới không bủa được nó, câu không kéo được nó, nhưng nếu nó xông xáo mà sa vào chỗ cạn thì con dế, con kiến có thể bu lại hành hạ nó. Nước Tề nay đối với ngài cũng như nước đối với con cá lớn đấy. Ngài còn nước Tề thì đất Tiết này có kể chi, nếu mất Tề thì dù có cất thành Tiết cao tới đụng trời cũng vô ích.
Tĩnh Quách Quân khen:
- Phải.
Rồi dẹp việc xây thành Tiết.
5. TỀ MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ
(Tĩnh Quách Quân thiện Tề Mạo Biện)
Tĩnh Quách Quân rất tương đắc với Tề Mạo Biện. Tề Mạo Biện có nhiều tật, người trong nhà Tĩnh Quách Quân thấy vậy không vui. Sĩ Uý vạch rõ những tật ấy, Tĩnh Quách Quân không nghe, Sĩ Uý bèn cáo từ mà bỏ ra đi. Mạnh Thường Quân cũng lựa lời cản ngăn, Tĩnh Quách Quân nổi giận:
- Các người chết đi, đừng phá nhà ta. Nếu có thể ân hận vì Tề Mạo Biện thì ta cũng làm, chứ không từ.
Rồi cho Tề Mạo Biện ở phòng tốt nhất, sai con trưởng là Ngự sáng chiều hầu hạ cơm nước.
Được vài năm, Uy Vương mất, Tuyên Vương lên ngôi, Tĩnh Quách Quân rất không được lòng Tuyên Vương, từ chức mà lại về đất Tiết, cùng ở với Tề Mạo Biện. Không được bao lâu, Tề Mạo Biện từ tạ, xin đi để yết kiến Tuyên Vương. Tĩnh Quách Quân bảo:
- Nhà vua vốn ghét Anh này lắm, ôngđi thì chắc chết đấy.
Tề Mạo Biện đáp:
- Tôi vốn không mong sống, xin cứ cho tôi đi.
Tĩnh Quách Quân ngăn không được.
Tề Mạo Biện tới Tề, Tuyên Vương hay tin, nén giận mà đợi. Tề Mạo Biện vô yết kiến. Vua Tề hỏi:
- Ông là người được Tĩnh Quách Quânyêu quý, nói gì cũng nghe, phải không?
Tề Mạo Biện đáp:
- Yêu thì có mà nghe thì không. Hồiđại vương còn là thái tử, Biện tôi có bảo Tĩnh Quách Quân rằng: “Thái tử có tướng bất nhân, má phị mà mắt húp như mắt heo, tướng đó là tướng phản bội, nên phế thái tử mà lập con bà Vệ Cơ, tên là Giao Sư”. Tĩnh Quách Quân khóc mà đáp rằng: “Không nên, tôi không nhẫn tâm được”. Nếu nghe lời Biện tôi mà làm thì đâu có cái lo ngày nay? Đó là một chuyện. Đến đất Tiết, Chiêu Dương xin đem đất rộng gấp mấy lần đất Tiết để đổi lấy đất Tiết. Biện tôi lại khuyên: “Nên đổi đi”. Tĩnh Quách Quân đáp: “Đất Tiết do tiên vương phong cho, bây giờ tuy bị hậu vương ghét, chết đi (xuống âm phủ) tôi biết trả lời tiên vương ra sao? Vả lại miếu của tiên vương ở đất Tiết, tôi lẽ nào lại đem miếu của tiên vương mà giao cho Sở?”. Lại không nghe Biện tôi nữa. Thế là hai chuyện.
Tuyên Vương cảm động hiện ra nét mặt, bảo:
- Tĩnh Quách Quân đối với quả nhânmột lòng như vậy ư? Quả nhân nhỏ tuổi không được hay chuyện đó. Ông có thể vì quả nhân mà vời Tĩnh Quách Quân về triều không?
Tề Mạo Biện đáp:
- Xin vâng.
Tĩnh Quách Quân bận áo mão của Uy Vương ban cho, đeo kiếm cũng của Uy Vương ban, Tuyên Vương thân hành ra đón ở ngoài thành, trông thấy mà khóc. Tĩnh Quách Quân tới, vua mời ông làm tướng quốc, Tĩnh Quách Quân từ chối không được, phải nhận; được bảy ngày lại cáo bệnh, hết sức từ chức không được, ba ngày sau đành phải vâng lời vua. Lúc đó Tĩnh Quách Quân đáng gọi là biết xét người. Biết xét người cho nên vì người bị chê bai mà vẫn không đổi ý. Còn Tề Mạo Biện kia tuy là thấp hèn mà vui vẻ sẵn sàng cứu được hoạn nạn cho người.
6. TỀ CỨU TRIỆU MÀ HẠI CẢ TRIỆU LẪN NGỤY – C24,6-59
(Hàm Đan chi nan)
Khi Hàm Đan (của Triệu) bị (Ngụy) vây, Triệu cầu cứu với Tề. Điền Hầu vời các quan đại thần vô hỏi:
- Nên cứu hay không nên cứu Triệu?
Trâu Tử đáp:
- Đừng cứu là hơn.
Đoàn Can Luân đáp:
- Không cứu thì không có lợi cho ta.
Điền Hầu hỏi:
- Sao vậy?
- Nếu Ngụy chiếm Hàm Đan thì có lợigì cho ta không?
- Phải.
Rồi Điền Hầu ra lệnh cho quân đóng ở ngoài thành Hàm Đan.
Đoàn Can Luân bảo:
- Thần bàn về lợi và không lợi, nghĩakhông phải vậy. Cứu Hàm Đan mà đóng quân ở ngoài thành như thế thì Triệu không mất mà Ngụy không bị thiệt chút gì. Cho nên không bằng đem quân xuống phía nam tấn công Trương Lăng để cho Ngụy quân mệt mỏi. Hàm Đan bị chiếm mà quân Ngụy mệt mỏi, thì Triệu mất nước mà Ngụy suy yếu.
Điền Hầu khen phải, rồi đem quân xuống phía nam tấn công Trương Lăng. Bảy tháng sau Hàm Đan mất. Tề nhân
Ngụy mệt mỏi, đại phá quân Ngụy ở Quế Lăng.
8. CÔNG TÔN HÃN MƯU HẠI ĐIỀN KỊ
(Thành Hầu Trâu Kị vi Tề tướng )
Thành Hầu là Trâu Kị làm tể tướng nước Tề, Điền Kị làm tướng quân, hai người không vừa ý nhau. Công Tôn Hãn bảo Trâu Kị:
- Sao ông không bàn với vua đem quân đánh Ngụy? Thắng thì do mưu kế của ông mà ông có thể được thưởng công; không thắng thì là Điền Kị không chịu mạnh tiến mà tử chiến, như vậy là phạm quân pháp tất bị giết.
Trâu Kị cho là phải, thuyết với vua sai Điền Kị đánh Ngụy, Điền Kị ba lần đánh ba lần thắng. Trâu Kị cho Công Tôn Hãn hay. Công Tôn Hãn sai người cầm mười nén vàng ra chợ bói một quẻ, nói với thầy bói: “Tôi là người của ông Điền Kị đây. Chủ tôi ba lần đánh Ngụy, ba lần thắng, danh tiếng chấn động thiên hạ, nay muốn mưu đại sự, thầy bói cho một quẻ xem có tốt không?”
Thầy bói đi báo người đi coi bói. Họ khai hết trước mặt vua. Điền Kị phải bỏ nước trốn đi.
12. TRÂU KỊ KHUYÊN VUA TỀ
NGHE LỜI CAN GIÁN – C25,12-53– M116
(Trâu Kị tu bát xích)
Trâu Kị thân cao trên tám thước, dong mạo đẹp đẽ. Một buổi sáng bận áo đội mão ngắm trong gương rồi hỏi vợ:
- Tôi và Từ Công ở phía bắc thành, aiđẹp hơn ai?
Vợ đáp:
- Mình đẹp lắm, Từ Công sao bằng mình được!
Từ Công ở phía bắc thành là người nổi tiếng đẹp trai của nước Tề.
Kị không tin, lại hỏi người thiếp:
- Tôi với Từ Công, ai đẹp hơn ai?
Người thiếp đáp:
- Từ Công làm sao đẹp bằng ông được!
Hôm sau có khách tới chơi, cùng ngồi đàm đạo. Kị hỏi khách:
- Tôi với Từ Công, ai đẹp hơn ai?
Khách đáp:
- Từ Công không đẹp bằng ông.
Hôm sau nữa, Từ Công lại chơi. Kị ngắm kĩ ông ta, tự cho mình không đẹp bằng, liếc ngó dong mạo mình trong gương lại càng thấy mình kém xa.
Đêm nằm suy nghĩ:
- Vợ lớn khen ta đẹp là tư vị với ta;vợ nhỏ khen ta đẹp là vì sợ ta; khách khen ta đẹp là vì muốn cầu cạnh ta.
Hôm sau vô triều, yết kiến Uy Vương, tâu:
- Thần biết chắc mình không đẹp bằngTừ Công. Vợ lớn của thần tư vị thần, vợ nhỏ của thần sợ thần, khách của thần muốn cầu cạnh thần, cho nên đều khen thần là đẹp hơn Từ Công. Nay nước Tề vuông ngàn dặm, có tới một trăm hai chục thành, cung nữ và kẻ tả hữu trong cung có ai là không tư vị với đại vương; bề tôi ở triều đình có ai là không sợ đại vương; người trong bốn cõi có ai là không cầu cạnh đại vương. Xét như vậy thì biết đại vương bị che lấp quá lắm rồi!
Uy Vương đáp:
- Đúng.
Rồi ra lệnh: “Quan lại và dân chúng ai chỉ trích thẳng vào mặt quả nhân một lỗi nào thì được thưởng hạng nhất; ai mà dâng thư can gián quả nhân thì được thưởng hạng nhì; ai mà chê bai quả nhân ở chợ hoặc ở triều đình, mà đến tai quả nhân thì được thưởng hạng ba”.
Lệnh mới ban, quần thần tới can gián, cửa cung náo nhiệt như cảnh chợ; ít tháng sau lời can gián giảm bớt, một năm sau, dù có muốn nói cũng không có gì để can gián.
Yên, Triệu, Hàn, Ngụy hay tin đều lại triều kiến vua Tề. Như vậy là “chiến thắng ngay tại triều”.
16. TÔ TẦN THUYẾT VUA TỀ THEO HỢP TUNG
(Tô Tần vi Triệu hợp tung)
Tô Tần thay vua Triệu, thuyết Tề Tuyên Vương theo kế hoạch hợp tung:
- Tề, phía nam có núi Thái Sơn, phía đông có núi Lang Nha, phía tây có sông Thanh Hà, phía bắc có biển Bột Hải, như vậy là một “nước có bốn bề hiểm trở”. Đất Tề rộng hai ngàn dặm, binh lính được vài chục vạn, lúa chất như gò núi, chiến xa của Tề tốt, cùng với năm nước kia, tiến nhanh như tên, tấn công mạnh như sấm chớp, ào tới như mưa gió, như có chiến tranh thì cũng vị tất vượt được núi Thái Sơn, cắt đứt được sông Thanh Hà, qua được biển Bột Hải. Bảy vạn nhà ở Lâm Tri, thần đoán phỏng chừng mỗi nhà ít nhất có đến ba người trai trẻ, vậy là cả thảy có ba bảy hai mươi mốt vạn. Không cần bắt lính ở các huyện xa, nội Lâm Tri cũng được hai mươi mốt vạn rồi. Lâm Tri rất giàu và súc tích đầy đủ, không người dân nào là không thổi ống vu, gảy đàn sắt, đàn cầm, đàn trúc, chọi gà, đua chó, chơi trò lục kỳ, đá cầu. Đường Lâm Tri náo nhiệt, bánh xe qua lại sát nhau, người chen vai nhau, vai áo tiếp nhau thành như bức màn, tay áo đưa lên thành bức rèm, mồ hôi vẩy ra thành mưa, nhà nào cũng đôn hậu, giàu có, người nào cũng có chí khí hiên ngang. Nhờ đức hiền minh của đại vương với sự cường thịnh của nước Tề nên không nước nào chống nổi Tề.
Nay Tề quay về phía tây mà thờ Tần, thần trộm vì đại vương mà lấy làm nhục.
Vả lại, Hàn, Ngụy sở dĩ sợ Tần là vì biên giới tiếp với Tần, xuất binh mà đánh nhau thì chỉ trong mười ngày là cái cơ thắng bại, tồn vong quyết định được rồi. Hàn, Ngụy đánh mà thắng Tần thì binh cũng mất một nửa mà không giữ được biên giới bốn bề; đánh mà không thắng thì tất là mất nước. Cho nên Hàn, Ngụy sợ việc chiến tranh với Tần mà thần phục Tần.
Tần mà đánh Tề, thì sự thể khác hẳn: phía sau có Hàn, Ngụy quấy rối, lại phải qua miền Dương Tấn của Vệ, và miền Cang Phụ hiểm trở, đường hẹp, xe không tránh nhau được, ngựa không chạy hàng hai được, một trăm người giữ chỗ hiểm yếu thì ngàn người không qua được. Tần muốn vào sâu thì phải lấm lét như chó sói, coi chừng Hàn, Ngụy tập hậu. Vì vậy chỉ làm bộ giậm doạ, mà không dám tiến, và Tần không hại Tề được, lẽ đó minh bạch rồi.
Không xét kỹ cái thế của Tần không làm gì được Tề mà muốn quay về hướng tây thờ Tần, thế là quần thần nước Tề tính sai rồi. Nay (kế hoạch của thần là làm cho) Tề không mang tiếng thờ Tần mà có cái thực lực của một cường quốc, thần xin đại vương thử lưu ý tới.
Vua Tề đáp:
- Quả nhân vụng tính, nay ông đem lời của vua Triệu ban bảo cho, quả nhân xin kính đem xã tắc để theo kế hoạch hợp tung.
17. TRƯƠNG NGHI THUYẾT VUA TỀ THEO LIÊN HOÀNH
(Trương Nghi vi Tần liên hoành)
Trương Nghi thay vua Tần thuyết vua Tề Mẫn Vương theo kế hoạch liên hoành:
- Cường quốc trong thiên hạ, không nước nào hơn Tề; bậc đại thần, bậc cha anh đông đúc giàu có, vui vẻ, không nước nào hơn Tề. Nhưng đại vương đã tính sai, chỉ nghĩ đến việc nhất thời, không lo tới cái lợi vạn đại. Bọn theo kế hoạch hợp tung tất bảo đại vương rằng nước Tề, phía tây có nước Triệu hùng cường, phía nam có Hàn, Ngụy, lại là một nước dựa vào bể. Đất rộng, dân đông, binh lính mạnh mẽ, dũng cảm, tuy có trăm nước Tần cũng không làm gì được Tề. Đại vương nghe lời đó mà không xét cái thực tại. Bọn hợp tung liên kết với nhau thì không ai không cho hợp tung là nên. Nhưng thần nghe nói, Tề với Lỗ ba lần đánh nhau, Lỗ ba lần thắng, mà sau đó Lỗ hoá ra nguy vong, là vì tuy có cái danh là thắng mà thực tế thì là mất. Tại sao vậy? Là vì Tề lớn mà Lỗ nhỏ.
Nay Triệu so với Tần, thì cũng không khác gì Lỗ so với Tề. Tần, Triệu đánh nhau ở phía trên Hà Chương, đánh hai lần, thắng Tần hai lần, đánh ở phía dưới Phiên Ngô, đánh hai lần, thắng Tần hai lần. Nhưng sau bốn lần chiến thắng đó, Triệu mất vài chục vạn quân, chỉ còn giữ được đất Hàm Đan, thành thử tuy có cái danh là thắng Tần mà sự thực là nước bị tàn phá. Tại sao vậy? Là vì Tần mạnh mà Triệu yếu.
Nay Tần và Sở thông hôn với nhau thành hai nước anh em. Hàn dâng đất Nghi Dương, Ngụy dâng đất Hà Ngoại. Triệu tới Mãnh Trì để triều kiến vua Tần, lại cắt đất Hà Gian để thờ Tần. Nếu đại vương không thờ Tần, Tần sẽ xua Hàn, Ngụy đánh miền nam của Tề, thống suất hết binh mã của Triệu, qua Hà Quan mà tiến về Bác Quan; Lâm Tri, Tức Mặc sẽ không còn là đất của đại vương nữa. Khi mà quí quốc bị công phá thì dù có muốn thờ Tần thì cũng không được nữa. Cho nên thần xin đại vương nghĩ kỹ lại.
Vua Tề đáp:
- Tề là nước hẻo lánh, thô lậu ở trênbờ Đông Hải, chưa được nghe cái lợi lâu dài cho xã tắc. Nay quí khách vui lòng lại chỉ bảo cho, xin đem xã tắc để thờ Tần.
Rồi đem một miền ba trăm dặm có nhiều lợi về cá và muối mà dâng Tần.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chiến Quốc Sách
Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
Chiến Quốc Sách - Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
https://isach.info/story.php?story=chien_quoc_sach__gian_chi_nguyen_hien_le