Chương 4: Tin Vĩ Đại
áng hôm sau, khi tôi đến phố chính, tươi đẹp lạ lùng trong một cuộc nghỉ hè: bốn bề tuyệt vời yên tĩnh, và khắp thị trấn rộn lên bao âm thanh vô cùng thanh bình, vô cùng thận thuộc, đến nỗi tôi lấy lại được tất cả cái vững dạ đầy vui thú của một người mang đến tin lành...
Ôguyxtanh Môn và mẹ sống trong ngôi trường cũ. Khi cha mất sau thời gian dài nghỉ hưu, và gai tài được thừa hưởn đã lớn lên, Môn ngỏ ý xin mẹ mua lại ngôi trường trong đó ông thầy giáo già đã giảng dạy suốt hai mươi năm, và chính anh cũng đã học đọc. Mà chẳng phải vì bề ngoài của nó dễ coi. Đó là một ngôi nhà đồ sộ, vuông như một thị sảnh, chính nó trước đây cũng là thị sảnh. Các cửa sổ tầng trệt hướng ra phố cao đến nỗi chẳng ai nhìn qua được. Cái sân sau, chẳng một bóng cây, lại có một nhà cho học sinh chơi ngăn mất tầm mắt nhìn ra cánh đồng, là một mảnh sân trường khô nhất và vắng lặng nhất mà tôi được thất.
Trong cái hành lang rắc rối mà bốn cửa ra vào mở ra, tôi gặp mẹ Môn mang từ vườn về một thùng to đồ giặt, mà bà phải đem phơi ngay trong giờ đầu trên cửa buổi sáng nghỉ hè này. Mái tóc điểm bạc của bà hơi rối, có những món xõa xuống mặt. Dưới cái mũ cũ, bộ mặt đều đặn hơi phị và lộ vẻ mệt mỏi như vừa qua một đêm thức trắng. Bà buồn bã cúi đầu với vẻ nghĩ ngợi.
Nhưng chợt thấy tôi, bà nhận ra và nở một nụ cười:
- Cháu đến rõ đúng lúc, bác vừa giặt xong và đang đem phơi quần áo, để Môn lên đường đây. Suốt đêm qua, bác thức để tính toán các khoản nó sẽ phải chi tiêu, và sửa soạn hành lý cho nó. Năm giờ thì tàu chạy, nhưng chúng ta vẫn kịp...
Thấy bà hết sức tự tin, tôi nghĩ chắc bà đã quyết định như vậy. Thế nhưng, nhất định là không biết Môn sẽ đi đâu.
- Lên đi cháu. Em nó đang viết trong "thị sảnh" ấy.
Tôi hộc tốc leo cầu thang, mở cửa ra vào bên phải mà bên trên còn treo cái biển "thị sảnh", và thấy mình đã ở trong một phòng mênh mông có bốn cửa sổ, hai mở ra thị trấn, hai mở ra đồng, trên tường còn treo chân dung đã ố vàng của các Chủ tịch Grêvy và Cácnô. Trên một cái bệ dài suốt dọc tường vách, vẫn còn một cái bàn phủ thảm xanh lá cây và mấy cái ghế tựa của hội đồng thị trấn. Giữa phòng, ngồi trên một cái ghế bành cũ, ghế của chính ông thị trưởng, Môn đang viết, chấm mực trong một cái bình bằng sứ hình trái tim đã lỗi thời. Cái nơi như được tạo ra cho một người hưởng lợi tức đồng niên chính là chốn ẩn dật Môn thường lui vào trong những ngày hè dài dằng dặc khi không lang thang bên ngoài...
Nhận thấy tôi, anh ngẩng đầu, nhưng không vồn vã như tôi tưởng.
- Phrăngxoa! - anh chỉ nói thế vẻ kinh ngạc.
Đấy vẫn là chàng trai cao lêu đêu với khuôn mặt xương xương và cái đầu trọc lóc. Một hàng ria không tỉa tót đã lún phún trên môi. Vẫn cái nhìn chân thành... nhưng dường như bầu nhiệt huyết mấy năm qua đã bị bọc bởi một lớp sương mù mà thỉnh thoảng cái sôi sục xưa mới xóa tan đi...
Gặp tôi, anh tỏ ra rất xúc động. Tôi nhảy phốc lên bệ bục giảng. Nhưng lạ sao, anh thậm chí quên cả chìa tay ra cho tôi. Anh quay về phía tôi, hai tay sau lưng, chống lên bàn, người ngửa ra sau, vẻ vô cùng lúng túng. Chưa chi trong khi đăm đăm nhìn tôi mà không thấy, anh đã như bị thu hút hết vào cái điều mà anh sắp thổ lộ. Như ngày xưa và như bất cứ lúc nào, lần chần mãi mới lên tiếng, khác nào những người độc thân, người đi săn hay người phiêu lưu, anh đã có một quyết định mà không băn khoăn đến lời lẽ cần phải có để giải thích nó. Mãi giờ đây, có tôi trước mặt, anh mới nghiền nghẫm một cách khó nhọc về những lời cần nói.
Tuy nhiên, tôi vui vẻ kể với anh tôi đã đến đây ra sao, tôi ngủ đêm qua nơi nào, tôi ngạc nhiên đến mức nào khi nghe thấy mẹ anh chuẩn bị cho anh đi...
- Mẹ tớ nói với cậu rồi à? - anh hỏi.
- Vâng. Em nghĩ, chẳng phải một chuyến đi dài chứ?
- Không. Một chuyến rất dài.
Bối rối một lát, cảm thấy chỉ tí nữa, bằng một lời thôi, mình sẽ phá tan cái quyết định mà mình không hiểu này, tôi không dám nói gì nữa, cũng không hiểu nên bắt đầu phận sự của mình từ đâu.
Cuối cùng, chính anh lên tiếng, như muốn biện bạch.
- Phrăngxoa, cậu biết cuộc phiêu lưu kỳ lạ của tớ ở Xanhtơ-Agat đối với tớ là như thế nào. Đó là lẽ sống, là niềm hy vọng của tớ. Hy vọng nà mà tan vỡ, tớ còn sống làm gì nữa?... Làm sao có thể sống rập khuôn với hết thảy mọi người! Cho nên, tớ thử gắng sống ở đó. Ở Paris, một khi tớ hiểu rằng đã hết, rằng chẳng đáng bỏ công tìm kiếm lâu đài đã mất... Nhưng một người đã đặt chân lên thiên đường làm sao có thể bằng lòng với cuộc sống thường tình nơi trần gian? Điều người khác cho là hạnh phúc, tớ chỉ thấy nực cười. Và một ngày nào đó, thành thật và cương quyết hành động như mọi người, tớ chỉ chuốc lấy ân hận vĩnh viễn mà thôi...
Ngồi trên một ghế tựa trên bục giảng, đầu cúi thấp, lắng tai nge mà mắt không nhìn anh, tôi chỉ mải miết với những lý lẽ mù mờ này:
- Cuối cùng - tôi nói - anh Môn, anh hãy nói rõ hơn xem. Sao phải có chuyến đi dài này? Phải chăng anh có lỗi lầm nào cần sửa chữa? Hay một lời hứa phải giữ đúng?
- Đúng vậy - anh đáp - Cậu còn nhớ tớ hứa với Phrăng de Gale gì không?
- Trời ơi - tôi kêu lên, cảm thấy dịu lòng - Chỉ vì thế thôi ư?
- Vì thế đấy. Cũng có thể vì một lỗi lầm phải sửa chữa. Cả hai, vì cả hai cùng một lúc...
Tiếp đó là một khoảng im lặng, trong đó, tôi quyết định bắt đầu nói ra và chuẩn bị từng lời.
- Chỉ có một lý do mà tớ tin thôi - anh nói tiếp - Dĩ nhiên, tớ từng muốn gặp lại tiểu thư Gale, duy nhất gặp cô thôi... Nhưng bây giờ tớ tin tưởng rằng, khi đa phát hiện ra lâu đài không tên, tớ đã vương tới một tầm cao của sự trong sáng và sự hoàn thiện mà sau này không bao giờ còn đạt tới được. Chỉ cái chết, như tớ đã viết cho cậu, may ra tớ tìm thấy cái đẹp của thời gian ấy...
Vừ xíc lại gần tôi, anh vừa đổi giọng và nói một cách sôi nổi khác thường.
- Nhưng Phrăngxoa ơi! Mưu đồ mới này, cuộc viễn du này, và lỗi lầm mà tớ đã phạm và cần phải sữa chữa này, nói gọn lại, đó chỉ là sự tiếp tục của cuộc phiêu lưu ngày xưa.
Lại im lặng, gắng sức một cách đau đớn anh nhớ lại lỷ niệm cũ. Tôi đã bỏ lỡ thời cơ lúc nãy. Lần này, tôi không thể bỏ mất, nhất định như vậy. Thế là tôi cất lời quá hấp tấp, bởi lẽ về sau tôi xót xa luyến tiếc đã không chờ nghe những điều thú nhận của anh.
Tôi thốt ra cái câu vừa chuẩn bị một lát trước đây, nhưng bây giờ không tiện nói nữa. Tôi nói, không một cử chỉ, đầu hơi ngẩng lên:
- Vậy nếu em đên báo cho anh biết rằng không phải mọi hy vọng đã mất?...
Anh trừng mắt nhìn tôi, rồi đột nhiên lảng nhìn chỗ khác, mặt đỏ tía tai, mạch máu thái dương đập dồn.
- Cậu muốn bảo sao? - cuối cùng anh hỏi, giọng nghẹn ngào.
Tôi liền kể một mạch tất cả những gì tôi biết, tồi làm, và mọi việc quay ngược lại cứ như Yvon de Gale phái tôi đến với anh.
Anh tái nhợt đi một cách đáng sợ.
Trong suốt câu chuyện mà anh im lặng lắng nghe, cổ hơi rụt, với thái độ của một người bị bắt quả tang không biết tự vệ, ẩn nấp hay chạy trốn thế nào, anh chỉ ngắt lời tôi một lần, tôi nhớ rõ như vậy. Nhân tiện, tôi kể với anh rằng gia đình Xablonie đã tiêu vong, rằng lâu đài ngày xưa không còn nữa.
- Ồ, cậu biết đấy... (cứ như anh vẫn đang chờ dịp thanh minh cho cách xử sự, cũng như nỗi thất vọng mà anh rơi vào)... cậu biết đấy: thế là chẳng còn gì nữa...
Để kết thúc câu chuyện, vả lại, sau cùng tin rằng bao điều dễ dàng sắp tới sẽ làm tiêu tan hết nổi khổ tâm của anh, tôi kể cho anh nghe một phần cuộc vui mà bác Phlôrăngtanh sẽ tổ chức, tiu thư Gale sẽ đi ngựa đến, rằng chính anh cũng được mời... Nhưng anh tỏ ra hết sức bối rối và vẫn chẳng đáp được gì.
- Phải hủy ngay kế hoạch chuyến đi của anh - tôi nôn nóng nói - chung ta cùng đi báo cho mẹ anh biết thôi.
Và chúng tôi cùng đi xuống:
- Cuộc vui đó hả? - anh hỏi, vẻ phân vân - Qua thật tớ phải dự?...
- Chứ sao - tôi đáp.
Anh lộ vẻ miễn cưỡng, cũng như người bị ai nắm vai đẩy xuống dưới nhà, anh báo cho mẹ anh hay rằng tôi sẽ ăn trưa và ăn chiều với mẹ con anh, đêm nay sẽ ngủ lại, rằng ngày mai, anh sẽ thuê một cái xe đạp và cùng tôi đi đến Viơ Năngxây.
- Phải lắm - bà gật đầu thốt lên, làm như Môn vừa xác nhận những dự đoán của bà.
Tôi ngồi trong phòng ăn be bé, dưới những tấm lịch có vẻ tranh, những con dao găm có trang hoàng những hình phụ nữ Xuđăng mà một người anh của bố Môn, cựu lính thủy đánh bộ, đã đem về từ những cuộc viễn du.
Môn bỏ tôi một lát trước bữa ăn, và torng phòng bên, nơi mẹ anh đã chuẩn bị hành lý cho anh, tôi nghe anh bảo mẹ, giọng hạ đi một chút, đừng dỡ bỏ đồ trong òm du lịch của nah ra - bởi vì chuyến đi của anh có thể chỉ hoãn lãi một thời gian.
Lâu Đài Huyền Bí Lâu Đài Huyền Bí - Alain Fournier Lâu Đài Huyền Bí