Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nho Lâm Ngoại Sử
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hồi 33 - Đỗ Thiếu Khanh Chơi Núi
T
hiếu Khanh sau khi đã tiễn ông Lâu về nhà rồi thì không còn ai khuyên răn mình nữa, cho nên lại càng ra sức tiêu tiền phung phí. Khi số tiền kia đã hết, Thiếu Khanh lại bảo Vương Râu bán nốt thửa ruộng khác lấy hơn hai ngàn lạng bạc đem về tiêu. Đỗ Thiếu Khanh lại cho Đình Tỷ một trăm lạng bạc để qua sông Dương Tử trở về nhà. Khi việc của Vương tri huyện đã xong, Vương tri huyện rời Đỗ Phủ trở về nhà. Đỗ ở nhà nửa năm nữa, tiền của không còn lại bao nhiêu, trù tính bán nhà cửa cho người trong họ, còn mình thì lên Nam Kinh. Đỗ đem việc ấy bàn với vợ. Vợ cũng bằng lòng. Mọi người khuyên bảo mấy Đỗ cũng không nghe. Nửa năm sau, nhà cũng bán luôn. Trả xong nợ và chuộc những đồ đem cầm về, Đỗ chỉ còn lại hơn ngàn lạng bạc. Đỗ nói với vợ:
- Bây giờ tôi định lên Nam Kinh trước để thăm người cháu ngoại họ Lư. Sau khi tìm được nhà tôi sẽ đưa mình lên ở đấy.
Đỗ bèn thu xếp hành lý cùng Vương Râu và Gia Tước qua sông Dương Tử. Vương Râu trên đường đi thấy công việc chẳng hay gì bèn cuỗm hai mươi lạng bạc rồi bỏ đi mất. Thiếu Khanh chỉ cười một tiếng, rồi đem Gia Tước qua sông. Khi đến nhà họ Lư là họ bà ngoại ở đường Thượng Hạng, người cháu là Lư Hoa Sĩ chạy ra mời và đưa vào nhà khách. Đỗ lên lầu lạy bài vị ông bà ngoại, thăm mẹ Lư Hoa Sĩ và bảo Gia Tước mở gói ra lấy giò lợn thui và những sản vật ở quê nhà để tặng. Lư Hoa Sĩ dẫn Đỗ vào thư phòng ăn cơm, mời thầy học đang dạy ở đó cùng ăn để ngồi tiếp. Người thầy học ra chào, Đỗ mời ông ta ngồi ghế đẩu và hỏi tên. Người thầy học nói:
- Tôi là Trì Quân tự là Hành Sơn. Tiên sinh họ là gì?
Lư Hoa Sĩ nói:
- Đây là ông cậu của con, họ Đỗ ở Thiên Trường.
- Có phải là ông Thiếu Khanh không? Thực là một người hào kiệt trong thiên hạ, xưa nay chưa từng có. Tôi chỉ nghe danh chưa từng được gặp mặt. Hôm nay may mắn sao được gặp vị hiền nhân ở đây
Hành Sơn lại đứng dậy vái chào một lần nữa. Đỗ thấy ông thầy học người gầy, móng tay dài, cặp mắt sáng, lông mày dài. Biết ông ta không phải hạng người tầm thường, cho nên tuy mới gặp mặt nhưng khác nào một người quen cũ. Sau bữa cơm, Đỗ nói mình muốn thuê một cái nhà. Trì Hành Sơn hết sức mừng rỡ, vội vàng nói:
- Tại sao tiên sinh không tìm một cái nhà ở bên bờ sông?
- Thế thì tốt nhất! Tôi và ông nhân dịp này đi xem song Tần Hoài luôn thể.
Trì Hành Sơn bảo Hoa Sĩ ở nhà, còn mình đi với Thiếu Khanh. Đi đến vườn Trạng Nguyên thấy ở ngoài hiệu sách có mấy cái bìa sách mới dán ở ngoài hiệu. Trong đó, có một quyển là: “Lịch khoa trình mặc trì vận” do Mã Thuần Thượng ở Xử Châu và Cừ Dật Phu ở Gia Hưng cùng chọc lọc. Đỗ nói:
- Ông Dật Phu là cháu nội cụ Cừ Thái thú ở Nam Xương, ông ta vào hạng anh của tôi đấy! Nếu ông ta ở đây, tôi phải đến thăm ông ta mới được.
Đỗ bèn cùng Trì Hành Sơn đi vào. Cừ Dật Phu chạy ra chào. Hai bên thi lễ xong, Mã Thuần Thượng cũng ra chào hỏi:
- Xin cho biết quí tính.
Cừ Dật Phu nói:
- Đây là ông Đỗ Thiếu Khanh con cụ phủ Thiên Trường, và đây là ông Trì Hành Sơn ở Câu Dung, đều là những người bậc nhất trong hàng danh sĩ đất Giang Nam này. Tôi rất tiếc rằng không được gặp sớm hơn.
Uống trà xong, Trì Hành Sơn nói:
- Anh Thiếu Khanh muốn tìm một cái nhà. Lần này không thể nói chuyện lâu, vậy xin từ biệt.
Bốn người bước ra, chợt thấy một người đang cúi xuống xem một quyển thơ ở quầy hàng. Y chỉ vào quyển thơ, nói:
- Bài thơ này là của tôi đấy!
Bốn người đi lại, thấy người kia để cái quạt giấy đề thơ ở bên cạnh. Cừ Dật Phu cầm cái quạt xem và đọc: “Cảnh Lan Giang”. Cừ cười mà rằng:
- Ông là ông Cảnh Lan Giang có phải không? Cảnh Lan Giang ngẩng đầu lên nhìn hai người vái chào và hỏi họ tên. Đỗ Thiếu Khanh kéo Trì Hành Sơn đi mà nói:
- Hãy đi tìm nhà đã! Sau này chúng ta gặp họ cũng được. Hai người đến cầu Hoài Thanh. Trì Hành Sơn thuộc đường, tìm người mối nhà chỉ cho hai người mấy cái nhà bên sông, nhưng không cái nào vừa ý. Họ đi đến Đông Thuỷ Quán. Năm ấy là năm thi hương, giá nhà bên bờ sông rất đắt, phải thuê một tháng tám lạng bạc. Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Thế này cũng được, ta thuê ở đã. Sau này sẽ tính việc mua.
Theo tục Nam Kinh muốn thuê phải đặt tiền cọc và đưa trước một tháng tiền nhà.
Người mối nhà cùng chủ nhà đến nhà họ Lư ở Thương Hạng và Đỗ viết giấy thuê nhà đưa ra mười tám lạng bạc. Họ Lư mời Đỗ và Trì ở lại uống rượu. Họ nói chuyện mãi đến khuya, Trì Hành Sơn cũng ngủ lại đấy.
Hôm sau, họ đang rửa mặt thì có người gọi ở ngoài cửa.
- Có ông Đỗ Thiếu Khanh ở đấy không?
Đỗ Thiếu Khanh đang định ra thì người kia đã bước vào nói:
- Khoan nói tên các ông! Để tôi đoán thử xem.
Người ấy nhìn kỹ một lúc rồi nắm lấy Đỗ Thiếu Khanh mà nói:
- Ông là ông Đỗ Thiếu Khanh?
Đỗ cười mà rằng:
- Vâng, tôi là Đỗ Thiếu Khanh. Ông này là ông Trì Hành Sơn và đây là người cháu ngoại của tôi. Ông làm ơn cho biết ông họ gì?
Người kia nói:
- Ông Thiếu Khanh? Ông thực là một người hào kiệt trong thiên hạ, oai vệ khác thường. Tiểu đệ mới nhìn mà đã mất hồn bở vía. Ông không phải là người trang trọng, lão thành như Trì tiên sinh, cho nên nhìn một cái là tôi nhận ra được. Tôi là Quý Vi Tiêu.
Trì Hành Sơn nói:
- Ông có phải là ông Quý Vi Tiêu đã chấm thi những người hát tuồng ở đây không? Tôi ngưỡng mộ ông đã lâu, nay mới được gặp mặt.
Quý Vi Tiêu ngồi xuống nói với Đỗ Thiếu Khanh:
- Người anh họ của ông đã đi Bắc Kinh rồi!
- Đi lúc nào?
- Mới đi được ba hôm nay thôi. Tôi tiễn ông ta đến cửa Long Giang. Ông ta đã đỗ cống sinh và đang lên kinh để thi hương. Tôi nghe nói ông tiêu tiền như nước. Tại sao ông cứ ở nhà làm gì không đem tiền lên đây để cho chúng tôi tiêu với!.
- Hiện nay tôi đến đây thuê một cái nhà bên bờ sông để đưa gia đình lên ở.
Quý Vi Tiêu vỗ tay!
- Tôi phải thuê hai gian nhà bên bờ sông để làm láng giềng với ông và đưa nhà tôi lên để làm bạn với bà chị. Ông có trả tiền nhà cho chúng tôi không?
- Cái đó là dĩ nhiên!
Lát sau, nhà họ Lư dọn cơm lên, họ mời Quý Vi tiêu ở lại ăn. Trong lúc ăn cơm, Quý kể lại việc mình đã lừa Thận Khanh bắt Thận Khanh đi thăm đạo sĩ như thế nào, làm cho mọi người cười vỡ bụng phun cả cơm. Ăn cơm xong, Mã Thuần Thượng, Cừ Dật Phu, Cảnh Lan Giang đều đến. Nói chuyện một lúc, họ tiễn mấy người khách ra cửa. Vừa vào nhà thì Tiêu Kim Huyễn, Gia Cát Thiên Thân, Quý Điềm Dật lại đến thăm. Quý Vi Tiêu cũng ngồi tiếp chuyện. Được một lát, Vi Tiêu cùng ba người khách ra về. Thiếu Khanh viết một bức thư, sai người về Thiên Trường đem gia quyến lên.
Hôm sau, từ sáng sớm, Đỗ định đến thăm Quý Vi Tiêu và mấy người bạn thì Quách Thiết Bút và Lai Hà Sĩ lại đến thăm. Đỗ ra mời vào. Thấy Lai đạo sĩ, Đỗ nhớ đến câu chuyện hôm qua nhịn cười không được. Đạo sĩ nói chuyện một hồi rồi đưa ra một tập thơ, Quách Thiết Bút đưa ra hai con dấu vuông. Đỗ Thiếu Khanh đều nhận. Uống trà xong, họ đi ra. Đỗ bấy giờ mới đến thăm mấy người bạn. Đỗ ở luôn bảy tám ngày ở nhà họ, cùng Trì Hành Sơn nói chuyện về lễ nhận, tâm đầu ý hợp. Khi gia quyến đến tất cả bốn thuyền, đỗ ở bến bờ sông cạnh nhà, Đỗ từ biệt Lư mang hành lý về nhà mới.
Hôm sau, mọi người đến mừng. Bấy giờ, vào khoảng đầu tháng ba, nhà bên sông đẹp lại nghe tiếng tiêu, tiếng sáo. Đỗ dọn một bữa tiệc rượu mời bạn bè đến ngồi tất cả bốn bàn tiệc. Hôm ấy, Quý Vi Tiêu, Mã Thuần Thượng, Cừ Dật Phu, Quý Điềm Dật, Trì Hành Sơn, Lư Hoa Sĩ, Cảnh Lan Giang, Gia Cát Thiên Thân, Tiêu Kim Huyễn, Quách Thiết Bút, Lai Hà Sĩ đều đến dự tiệc. Kim Đông Nhai ở cái nhà bên cạnh cũng đến thăm. Hầu trà và những người bếp đến trước, rồi đến Bão Đình Tỷ mang những đứa trẻ ở trong ban hát “Tam Nguyên” tới vái chào Đỗ Thiếu Gia và phu nhân. Họ được thưởng rất nhiều quà. Tiếp đến chủ nhà đưa bà Diêu bán hoa đến chào, Đỗ phu nhân bảo bà ta ở lại. Đến trưa, khách khứa đến đông đủ, các cánh cửa đều mở toang. Tất cả mọi người ngồi rải rác khắp nơi. Người thì dựa vào lan can ngắm mặt nước, người thì vừa nhấp trà vừa nói chuyện, người giở những quyển sách trên bàn, người thì lại ngồi xổm cho thoải mái. Một cái kiệu ở ngoài cửa đi vào, Bão Đình Tỷ đưa vợ là bà Vương đến thăm phu nhân. Bà Vương xuống kiệu vào nhà. Khi bà ta vừa bước vào, bà Diêu nhịn cười không được, quay lại nói với vợ của Đỗ:
- Bà Vương này nổi tiếng ở Nam Kinh, không ai không biết. Bà ta đến đây làm gì thế?
Bà Vương thấy Đỗ phu nhân thì hết sức cung kính không dám trái lễ, nên Đỗ phu nhân cũng vui lòng. Khi Thiếu Khanh đến, bà Diêu và bà Vương đều vái chào Thiếu Gia. Bão Đình Tỷ thấy khách khứa đông nên kể chuyện vui, làm rộn rịp một hồi. Khi tiệc dọn lên, Đỗ thiếu Khanh bước ra mời khách lại chỗ ngồi. Tiệc kéo dài mãi đến đêm mới tàn. Bão Đình Tỷ mang đèn lồng, soi cho bà Vương lên kiệu và cùng về nhà luôn.
Mấy ngày sau vì bà Đỗ mới đến Nam Kinh lần đầu cho nên cũng muốn đi ra ngoài xem phong cảnh. Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Cái đó thì dễ!
Bèn cho gọi mấy cái kiệu đến và cho mời bà Diêu cùng đi để tiếp, theo sau là kiệu của ba người gia nhân. Người bếp mang theo đồ ăn và rượu đến mượn vườn của họ Diêu ở núi Thanh Lương. Vườn này rất rộng. Đi vào phải qua một cái cổng bằng tre, ở trong, đường rải đá cuội. Ở hai bên là lan can đỏ làm nổi bật những cây liễu xanh. Đi vào ba gian nhà khách là chỗ thường bán rượu nhưng hôm ấy các bàn rượu đều dọn đi hết. Qua nhà khách là một con đường tắt lên núi. Trên đỉnh núi có một cái đình bát giác tiệc bày ở đấy. Bà Đỗ và bà Diêu cùng mấy người nữa đều lên đấy ngồi xem phong cảnh. Một bên là núi Thanh Lương với những khóm trúc, cây cao, cây thấp. Một bên là chùa Linh Ẩn, cây cối xanh um, làm nổi bật những bức tường đỏ trong rất là đẹp mắt. Đỗ Thiếu Khanh một lát sau cũng đi kiệu đến, tay cầm một cái chén vàng. Đỗ đặt chén vàng lên bàn, rót rượu uống. Tay cầm chén rượu, ngây ngất vì khí ấm áp và ánh sáng tươi mát của trời xuân. Đỗ dựa vào lan can uống miết. Đỗ Thiếu Khanh say mềm, một tay dắt vợ đi ra cửa vườn, một tay cầm cái chén vàng vừa đi vừa cười vang. Hai người đi được độ một dặm trên núi Thanh Lương, sau lưng ba bốn người đàn bà đi theo nói cười vui vẻ. Người hai bên nhìn xem sửng sốt, hoa mắt thèm thuồng, không dám ngẩng đầu lên nhìn. Khi Đỗ và vợ đã lên kiệu đi về, bà Diêu và mấy người đàn bà lấy những cành hoa đào bỏ lên kiệu mang về nhà. Đỗ về đến nhà bên bờ sông thì trời đất tối. Đỗ thấy Lư Hoa Sĩ đã ngồi đợi ở đấy. Lư nói:
- Cậu Trang ở cầu cửa Bắc nghe tin cậu đến đây, muốn đến thăm cậu. Ngày mai thế nào cậu cũng ở nhà, đừng đi đâu để cho cậu Trang đến thăm.
Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Ông Trang Thiệu Quang là bậc thầy của ta, hôm trước ta không mời ông ta đến vì ông ta không thích chơi với những thi sĩ. Ta đang định đến thăm. Có lẽ nào lại bắt ông ta đến đây? Này cháu! Cháu về nhà ngay và cho người đến nói rằng ngày mai thế nào cậu cũng đến thăm nhé.
Hoa Sĩ vâng dạ đi ra. Thiếu Khanh tiễn ra cửa. Cửa vừa mới đóng đã nghe tiếng gõ. Người đầy tớ mở cửa dẫn một người khách vào và báo:
- Ông Lâu đã đến. Đỗ Thiếu Khanh nhìn ra thì thấy người cháu của Lâu Hoán Văn mặc áo tang đang lạy dưới đất vừa khóc vừa nói:
- Ông cháu đã chết. Cháu đến đây để báo tin. - Chết lúc nào?
- Chết ngày hai mươi sáu tháng trước.
Đỗ Thiếu Khanh khóc lóc một hồi, vội vàng bảo sắm sửa đồ tế lễ ngay đêm đó. Sáng sớm hôm sau, Đỗ lên kiệu đến Đào Hồng Trấn. Quý Vi Tiêu nghe chuyện Đỗ đi chơi vườn họ Diệu từ sáng sớm đã đến hỏi thăm. Nhưng nghe tin Đỗ đã đi Đào Hồng Trấn nên buồn bực trở về.
Đỗ đến Đào Hồng Trấn, đến trước quan tài ông Lâu khóc lóc thảm thiết mấy lần, bỏ tiền thuê hòa thượng đến làm lễ siêu độ cho ông Lâu. Thân thích nhà ông Lâu đến tiếp. Đỗ ở đấy bốn năm ngày liền, khóc rồi lại khóc làm những người ở Đào Hồng Trấn không ai không thán phục “Ông Đỗ ở Thiên Trường thật là con người nhân đức”. Lại có người nói: “Ông Lâu xưa kia phải là người tốt như thế nào nay ông Đỗ mới quý trọng như thế! Làm người phải như ông Lâu mới thực là không thẹn!”. Thiếu Khanh lại lấy mấy mươi lạng bạc đưa cho con cháu ông Lâu để mua đất chôn cất. Cả nhà ông Lâu, con trai con gái đều ra lạy tạ. Thiếu Khanh lại khóc một hồi nữa rồi mới từ biệt.
Thiếu Khanh về đến nhà thì vợ nói: - Ông đi được một ngày thì có vị quan được quan tuần vũ phái đến đây tìm ông, cùng đi với một người nha môn Thiên Trường đem một tờ công văn đến cho ông. Tôi bảo họ rằng ông không ở nhà. Hiện nay họ ở ngoài hàng cơm, ngày ngày lại đến hỏi không biết có việc gì vậy.
Đỗ nói: - Cái đó cũng lạ thật. Đang lúc phân vân thì người đầy tớ vào báo: - Vị quan phái đến và người ở nha môn Thiên Trường đang đợi ở ngoài.
Đỗ ra tiếp. Vị quan được phái đến chào mừng và người báo tin đưa đến một tờ công văn: Đỗ cầm tờ công văn: “Quan tuần vũ họ Lý về việc tiến cử người hiền tài: Vâng theo lệnh của thánh thượng tìm hỏi những người tài giỏi trong thiên hạ, bản hộ đã hỏi ra được ông Đỗ Nghi ở huyện Thiên Trường phẩm hạnh đoan chính, văn chương mẫu mực, vì vậy sức cho quan giáo học mời ông đến ngay tỉnh để xét và tâu lên triều đình bổ dụng. Việc gấp”.
Đỗ Thiếu Khanh xem xong nói: - Cụ Lý là học trò của ông nội tôi, tức là bậc chú tôi, cho nên cụ tiến cử tôi. Tôi đâu dám nhận điều đó. Nhưng cụ đã đối đãi với tôi tốt như thế thì tôi phải lập tức đến nha môn để cảm tạ.
Đỗ bèn giữ vị quan lại uống rượu, biếu mấy lạng bạc làm tiền lộ phí. Người mang công văn cũng được hai lạng bạc và cho về trước.
Trong nhà không có tiền đi đường, Đỗ đem cầm cái chén vàng lấy ba mươi lạng. Đỗ đem theo một người đầy tớ đi thuyền đến An Khánh. Đến An Khánh, không ngờ cụ Lý có việc công đi vắng. Mấy ngày sau, Lý tuần vũ trở về, Đỗ đưa thiếp đến, người nhà mở cửa mời vào thư phòng. Cụ Lý ra. Đỗ Thiếu Khanh vái chào hỏi thăm sức khỏe. Cụ Lý mời Đỗ ngồi và nói:
- Từ khi thầy mất đi đến nay, tôi vẫn nhớ đến các anh. Nay nghe nói các anh tài năng, phẩm hạnh hơn người, cho nên khi triều đình bắt chước đời xưa, đón mời người tài đức, tôi liền mượn đại danh của anh. Xin anh đừng từ chối!
- Cháu tài hèn, học kém, sợ cụ chỉ thấy cái hư danh, không xứng đáng với lời tiến cử.
- Anh không nên khiêm tốn làm gì! Anh cứ để tôi lấy giấy chứng nhận của quan phủ, huyện.
- Cháu rất cám ơn cụ đã thương đến, nhưng tính cháu xưa nay quê mùa, sống nơi thảo dã đã quen, gần đây lại lắm bệnh, xin cụ tìm người khác.
- Con nhà gia thế tại sao không chịu ra làm quan? Ta hỏi rất đúng nên mới tiến cử.
Đỗ không dám nói nữa. Cụ Lý giữ Đỗ lại một đêm, đem ra một số bài thơ để nhờ phê giúp.
Hôm sau Đỗ từ biệt ra đi. Tiền đi đường mang đi đã ít, lại ở nhà môn nhiều ngày, phải cho bọn đầy tớ nhiều tiền phong bao, cho nên khi thuê thuyền về Nam Kinh thì Đỗ phải chịu chủ thuyền ba lạng bạc tiền đò. Trên đường đi lại ngược gió bốn năm ngày thuyền mới đến huyện Vu Hồ. Thuyền không đi được nữa, chủ thuyền xin tiền mua gạo để thổi cơm. Đỗ bảo đầy tớ lục lọi xem nhưng chỉ còn lại năm đồng tiền nên phải đem áo quần đi cầm. Trong lòng buồn bã, Đỗ lên bờ đến chùa Cát Tường, vào một cái bàn trà gọi trà uống. Trong bụng đói, Đỗ gọi đem lên ba cái bánh để ăn. Giá tiền tất cả là sáu đồng. Đỗ không có tiền trả thành không ra khỏi tiệm trà. Vừa lúc ấy, một đạo sĩ đi qua, Đỗ không nhận ra là ai; nhưng vị đạo sĩ quay lại nhìn và chạy lại nói:
- Ông Đỗ Thiếu Gia! Tại sao ông lại ở đây?
- À té ra anh Lai Hà Sĩ! Anh ngồi đây uống trà đã!
- Tại sao Thiếu Gia ở đây một mình?
- Ông anh đến đây bao giờ?
- Sau khi tôi ở nhà ông, ông Trương ở huyện Vu Hồ có viết thư mời tôi đến làm thơ cho nên tôi đến đây... Tôi hiện nay ở đình Thức Chu cảnh rất là đẹp, có thể nhìn ra sông, mời ông đến đó chơi!
- Tôi cũng đến An Khánh thăm một người bạn, trở về đây thuyền bị ngược gió. Bây giờ tôi sẽ đến chỗ anh chơi.
Lai Hà Sĩ trả tiền trà rồi hai người cùng đến đình Thức Chu. Một người đạo sĩ đi ra hỏi tên họ. Lai Hà Sĩ nói:
- Đây là ông Đỗ Thiếu Gia trong trạng nguyên phủ ở phủ Thiên Trường.
Vị đạo sĩ nghe vậy liền cung kính mời ngồi uống trà. Đỗ nhìn thấy trên tường treo một bài thơ “Thức Chu đình hoài cổ”(1) tặng Lai Hà Sĩ do Vi Tư Huyền làm, Đỗ nói:
- Bài thơ này có phải là của cụ Vi ở Ô Y Trấn làm không? Cụ đến đây bao giờ?
Vị đạo sĩ nói: - Cụ Vi hiện nay ở trên lầu. - Như thế thì tôi phải cùng anh lên lầu thăm cụ. Mấy người lên lầu. Vị đạo sĩ gọi:
- Cụ Vi! Ông Thiếu Khanh ở Thiên Trường đến đây. Cụ Vi bước xuống hỏi:
- Ai?
Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Thưa bác, cháu đây mà!
Cụ Vi hai tay vuốt râu cười khanh khách:
- Tôi tưởng là ai, hóa ra anh Thiếu Khanh! Tại sao anh lại đến cái nơi hoang vắng này? Thôi ngồi xuống đây để tôi pha trà cho mà uống, rồi anh nói cho tôi biết anh đến đây để làm gì.
Thiếu Khanh đem câu chuyện cụ Lý tiến cử kể lại qua loa rồi nói:
- Chuyến này cháu mang ít tiền đi đường. Hiện nay chỉ còn năm đồng tiền. Vừa rồi, ông Lai Hà Sĩ trả tiền trà cho đấy. Giờ cháu không có tiền trả tiền đò cũng không có tiền mua gạo.
Cụ Vi cười rộ:
- Tốt! Tốt lắm! Thế là “ông chủ” hết thời rồi đấy! Nhưng anh là một người hào kiệt, thôi cần quái gì cái việc này. Ở lại đây ăn một bữa với tôi đã. Tôi nhân có dạy một người học trò ở Vu Hồ, hôm trước anh ta thi đỗ, tôi đến mừng, anh ta tạ ơn tôi hai mươi bốn lạng bạc. Khi nào anh ăn cơm xong, xem gió đổi chiều rồi thì tôi sẽ biếu anh mười lạng.
Đỗ Thiếu Khanh ngồi uống rượu với cụ Vi và Lai Hà Sĩ. Đến xế chiều, nhìn những con thuyền ở ngoài sông đi qua trước cửa, thấy những ngọn cờ cắm trên mui đã từ từ chuyển hướng, cụ Vi nói:
- Tốt, gió đổi chiều rồi!
Mấy người dựa vào cửa sổ nhìn ra sông. Một lát, mặt trời lặn, ánh nước phản chiếu làm cho mấy ngàn cột buồm đều đỏ rực. Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Trời đã quang, gió đông bắc đã dừng thổi, cháu xin chào bác xuống thuyền.
Cụ Vi đưa cho Đỗ Thiếu Khanh mười lạng bạc và cùng Lai Hà Sĩ tiễn Đỗ Thiếu Khanh xuống tận thuyền. Lai Hà Sĩ nhờ gửi lời thăm những người bạn ở Nam Kinh. Sau khi từ biệt, hai người trở về nhà.
Thiếu Khanh nghỉ đêm ở trên thuyền. Đến canh năm, quả nhiên gió tây nam thổi nhẹ, người lái đò lại giương buồm lên. Gặp gió thuận, thuyền chỉ đi nửa ngày là đến cửa Bạch Hà. Đỗ đưa tiền cho chủ thuyền rồi mang hành lý lên bờ, lên kiệu về nhà. Vợ ra tiếp, Đỗ kể lại câu chuyện đi đường hết tiền một lượt, vợ cũng cười theo. Hôm sau Đỗ đến cầu cửa Bắc thăm Trang Thiệu Quang. Người ở đấy nói:
- Từ tuần vũ ở Chiết Giang mời ông ta đi chơi Tây Hồ, mấy ngày nữa mới về. Đỗ Thiếu Khanh liền đến nhà họ Lư ở đường Thương Hạng. Gia đình họ Lư giữ lại ăn cơm, uống rượu. Trong câu chuyện suông, Trì Hành Sơn nói:
- Bây giờ bọn đọc sách chẳng qua chỉ nghĩ đến khoa cử. Làm được mấy câu thơ, mấy câu phú, thế là cho hết sức phong nhã rồi đấy! Còn như lễ, nhạc, binh, nông, kinh, sử, thì họ hoàn toàn không biết cái gì. Thái Tổ triều ta bình định thiên hạ, công lao không kém gì vua Thang vua Vũ nhưng vẫn chưa làm được lễ, nhạc. Anh Thiếu Khanh! Lần này anh được mời ra thì anh phải làm một việc gì cho triều đình để không thẹn với những điều chúng ta đã học.
- Tôi đã từ chối việc ấy rồi. Chỉ sợ không làm nên trò trống gì, những vị cao nhân họ cười mình, cho nên tôi cho rằng không ra làm quan là tốt nhất.
Trì Hành Sơn lại lấy ở trong phòng ra một cuộn giấy mà nói:
- Tôi muốn bàn việc này với anh.
- Việc gì thế?
- Con người hiền nhất xưa nay ở Nam Kinh là Thái Bá(2) nước Ngô, nhưng Thái Bá vẫn chưa có một đền thờ nào cả. Còn đền thờ Văn Xương và Đức Thánh Quan thì ở đâu cũng có. Tôi định cùng mấy người bạn mỗi người quyên một ít tiền làm đền thờ Thái Bá. Vào giữa mùa xuân và mùa thu, ta sẽ dùng lễ xưa và nhạc xưa mà tế. Như thế mọi người sẽ biết được lễ nhạc. Sau này có thể tạo nên những nhân tài giúp ích được cho chính giáo(3). Nhưng muốn làm đền thờ phải có mấy ngàn lạng bạc. Tôi đã lập quyển sổ này, ai góp tiền thì viết vào đây. Anh Thiếu Khanh, anh định góp bao nhiêu?
Thiếu Khanh nói:
- Cái đó nên làm lắm.
Liền đề lên quyển sổ: “Đỗ Nghi ở Thiên Trường quyên ba trăm lạng”
Trì Hành Sơn nói:
- Thế là nhiều. Tôi cũng lấy số tiền dạy học mấy năm nay dành dụm được là hai trăm lạng để quyên vào đấy.
Trì Hành Sơn viết số tiền và nói với Hoa Sĩ:
- Anh cũng cố gắng bỏ vào năm mươi lạng. Mọi người viết vào sổ, Trì Hành Sơn cuộn quyển sổ lại. Mọi người ngồi lại nói chuyện suông. Thấy một người đầy tớ nhà Đỗ Thiếu Khanh đến bẩm:
- Có người sai nhân ở Thiên Trường đến muốn gặp Thiếu Gia. Mời Thiếu Gia về cho.
Đỗ từ biệt Trì Hành Sơn để về nhà.
Chỉ nhân phen này khiến cho:
Hiền sĩ đương thời, từ tước lộc khỏi bề ràng buộc;
Danh lưu hai tỉnh, sửa lễ nhạc theo lối ngày xưa.
Muốn biết việc sau như thế nào hãy xem hồi sau phân giải.
Chú thích
(1) Ở đình “Thức Chu” nhớ thời xưa.
(2) Thái Bá: con trai Thái Vương thời Tây Chu. Thái Bá nhường ngôi cho em, bỏ trốn về phương Nam, lập ra nước Ngô.
(3) Giúp trong việc cai trị và dạy dỗ dân.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nho Lâm Ngoại Sử
Ngô Kính Tử
Nho Lâm Ngoại Sử - Ngô Kính Tử
https://isach.info/story.php?story=nho_lam_ngoai_su__ngo_kinh_tu