Chương 33 - Việc Đánh Miền Xuôi
hỉ huy đánh các tỉnh miền xuôi, là nhiệm vụ anh Học. Vì việc ấy, anh đã triệu tập một cuộc hội nghị địa phương ở Đông Triều để cùng bàn định phương lược. Anh em đều cho cái hẹn mồng mười gấp quá, không sao tổ chức cho kịp đánh được. Thế rồi quyết nghị việc hoãn lại nhật kỳ như trên ta đã biết. Nhưng mạn trên đã không theo lệnh mà đánh trước.
Sự đánh sớm ấy gây ra hai kết quả có hại.
Một là việc thất bại ở Hưng Hoá, Yên Bái, Lâm Thao gieo vào lòng người sự ngờ vực lực lượng cách mệnh.
Hai là nhà cầm quyền Pháp ở các địa phương biết chuyện khởi nghĩa chẳng phải là tin đồn hão, sẽ hết sức đề phòng. Do sự đề phòng ấy mà ngày 11 tháng Hai, viên Công sứ Hải Dương đến khám làng Mỹ Xá, phủ Nam Sách, vì có tin báo anh Học ở đấy. Trong cuộc khám ấy họ đã bắt được Vương Bình Hội, Nguyễn Khắc Thông và một mớ khí giới. Đến ngày 12, họ lại vây làng Hưng Thăng cùng hạt. Anh Học xuýt bị bắt, phải lội xuống ao, lủi trong bụi, sau cùng mới lên được thuyền mà trốn ra ngoài.
Kỳ thực thì về miền Đông Bắc chỉ có hai điểm quan trọng là Đáp Cầu và Phả Lại. Cả hai nơi, đảng đều tổ chức đã lâu cả hai nơi, các võ trang đồng chí đều khá nhiều. Thế nhưng những anh em ấy đã vì sự phản bạn của tên Dương mà bị bắt cả rồi!
Còn nguyên có các đảng viên thuờng. Anh tính đem toàn lực mà đánh dồn cả vào một nơi, hoạ chăng có được nơi ấy tức là Phả Lại. Một mặt, Anh hẹn với anh em ở Lương Tài, Bắc Ninh; một mặt Anh hẹn với anh em ở Gia Bình, Nam Sách, tất cả chia năm đạo mà đánh vào. Hẹn đánh là ngày 12. Nhưng đến giờ hẹn, nơi hẹn thì các bạn chẳng thấy anh đâu cả!
Đồng chí kinh ngạc kéo về, hôm sau mới hay tin là anh bị chúng vây ở Hưng Thăng nên không đúng được hẹn.
Việc đánh hoãn lại ngày 14. Nhưng khi các anh em nào thuỷ, nào bộ, đã tề tựu, các chỉ huy đã họp lại một nơi để chờ nghe huấn lệnh, thì anh Học đi thuyền đến… Ngồi trên mũi thuyền, Anh nói:
- Thôi! Anh em hãy giải tán! Nhà cầm quyền vừa mới cho thêm ba trăm lính Lê dương đến, và canh phòng riết lắm. Bom, dao, đòn ngắn cả, vào không lọt với súng liên thanh, họ đã đặt sẵn ở chung quanh trại rồi!
Không đánh nổi các đồn lớn, Anh liền ra lệnh cho anh em được tuỳ liện đánh các phủ huyện quanh miền. Đánh như vậy rồi kết quả ra sao? Cái đó chỉ có trời biết! Dù sao thì cũng làm được một việc có ích là cảnh tỉnh cho bọn tham quan, ô lại! Cũng vì vậy, mà đêm hôn rằm, anh em ở Phụ Dực, mặc binh phục và mang bom, dao cùng ít khẩu súng dài, súng ngắn, tất cả chừng một trăm người sán vào vây huyện và chiếm lấy khí giới. Xong đó, anh em kéo sang Vĩnh Bảo, cách đó mười lăm cây số. Nhưng đến nơi thì các bạn ở địa phương đã chiếm được huyện rồi.
Một bạn đồng chí ở Hải Dương là anh Du, gặp tôi ở Côn Lôn, có thuật tôi nghe về việc đánh Vĩnh Bảo:
“Việc đánh Vĩnh Bảo là do anh Trần Quang Riệu chỉ huy. Chiều hôm 16, anh giả vờ hốt hoảng vào báo với lão Hoàng Gia Mô, tri huyện ở đó rằng: “Bẩm quan lớn! Tôi nghe tin bọn cách mệnh đêm nay nó định lấy huyện!”. Hoảng hốt, tên Mô gọi tài xế sắp ô tô đem treo bốn tên lính hộ thân, sang đồn Ninh Giang để cầu cứu. Lão Đồn trả lời rằng lính đồn còn phải coi đồn, không thể giúp gì được. Nói rồi lại giục tên Mô mau về mà coi huyện. Thất vọng, tên Mô luống cuống, rồi nhanh trí nó bảo tên người nhà cởi bộ quần ảo nâu cho nó mặc. Xong, chết trong lòng, đành phải lại lên ô tô mà tìm lối quay về. Về đến đầu chiếc cầu xi măng gần huyện thì vang trời hai, ba tiếng nổ. Ô tô bị bom đã hỏng máy, nằm quỵ bên đường!
Nguyên khi nó đi sang Ninh Giang thì anh em đã vào chiếm lấy huyện. Tôi bấy giờ bị giam trong lô cốt nghe tiếng bom hiệu ở ngoài trong lòng đã khấp khởi. Khi được thả ra, trông bóng cờ vàng phất phới ở trong làn khói pháo của dân phố đốt mừng quân cách mệnh, thật từ thuở mẹ đẻ, tôi chưa thấy sướng như thế bao giờ!
Khi thấy ô tô đã nằm bẹp, anh em cầm chắc là bắt được tên Mô! Nhưng quái lạ. khi bấm đèn pin soi vào thì chả thấy nó đâu cả. Hỏi tài xế thì ra, lanh trí khôn, nó đã trốn chạy vào trong bóng tối. Anh em vội sục tìm các ngã, thì bắt được nó ở trong một nhà hãng nước, nằm ép vào xó chiếc ổ rơm. Đem nó về giam vào lô cốt, nó van van lạy lạy: “Nào là xin thương cho mẹ nó chỉ có một mình nó! Nào là việc bán dân, bán nước là tự ông, cha nó, chứ nó chẳng biết gì”… Vợ nó lại đem vàng, bạc ra đút lót để xin tha cho chồng! Nó tưởng quân cách rnệnh cũng tham tiền, thích gái như ông, cha nhà chúng nó! Anh em khi ấy chỉ lục đốt giấy má có quan hệ đến các chính trị phạm, còn thì tiền của nó, vợ con nó, không hề xâm phạm mảy may. Sớm mai, chúng tôi cho họp dân phố lại, rồi lập toà án cách mệnh mà xử tội tên Mô. Nó chẳng những là đứa tàn nhẫn, đối với bọn cách mệnh, tra tấn đủ mọi cực hình; rnà còn là đứa tham ô, tìm hết cách để khoét dân hạt hạ!
Vì vậy, khi anh chủ tịch hỏi ý kiến dân cả hai dẫy phố Huyện, ai nấy đều đồng thanh xin giết! Rồi, chưa kịp đem ra hành hình, bọn phu tuần đứng quanh đã lấy giáo mà đâm vào mình nó be bét! Máu chảy chan hoà! Tiếng kêu thảm thiết! “Cùng đồng bào cả! Sao đến nỗi phải đối đãi nhau như vậy”. Tôi nghĩ vẩn vơ, bất giác phải trào nước mắt! Bấy giờ thì không thấy nó kêu, nó giãy như trước nữa! Chắc nó chết, chúng tôi bảo bọn tuần khiêng xác nó mà quẳng xuống sông!
Nhưng mà nó đã chết đâu!
Xuống sông rồi, giẫy bật giây trói ra, nó cố sức bơi sang bờ bên kia, hòng tẩu thoát!
Anh Riệu nóng máu, cầm súng trường bắn luôn hai phát!
Cái xác tên khốn nạn liền theo tiếng súng mà chìm. Quay về, chúng tôi đón anh em ở Phụ Dực kéo sang. Dân các làng chung quanh, làm cỗ, thổi cơm, gánh đến để thết quân cách mệnh! Trong đời tôi, thật chưa được ăn bữa nào vui như thế!
Nhưng đương ăn thì máy bay của quân Pháp đã vù vù đến thám thính. Chiều hôm ấy, anh em thu lấy súng đạn rời kéo về Cổ Am!
Ngày 16 tháng Hai, chúng tôi nghe tin chúng nó cho lính khố xanh đóng ở Phụ Dực, Vĩnh Bảo và sẳp sửa truy tầm đến nơi.
Buổi trưa, máy bay lại đến thám thính. Nó bay thấp quá! Đàn bà, con trẻ trong làng đều hoảng sợ! Chúng tôi bắn lên một loạt súng mà không trúng! Chúng nó bay về. Rồi một lúc kéo đến hơn chục chiếc, cũng bay thật thấp và dội born xuống làng…
Chẳng những dội bom xuống làng mà thôi. Nó còn bắt chặt hết tre, rồi buông lửa đốt cháy cả làng! Áo, quần, thóc, gạo, gà, lợn, trâu, bò, các đồ vật, làng thì chúng cho chạy ra, làng thì chúng bắt bỏ lại để cháy cho kỳ hết!
Đó là số phận những làng ủng bộ cách mệnh, như Vĩnh Bảo, Võng La, Cổ Am, Xuân Lũng, Kha Lâm, Sơn dương, Khúc Thuỷ v.v…
Các đạo quân cách mệnh ấy, mấy hôm sau vì chúng truy riết, anh em chết dần và bị bắt dần!
Và ngay ngày 17, tên Vi Văn Định, Tổng đốc Thái Bình, đã về Phụ Dực, khám bên bờ sông, tìm ra một mớ khí giới và bắt mười người. Còn Vĩnh Bảo, vào tay tên Công sứ Hải Dương, thoạt đầu đã có đến hơn ba chục người bị bắt.
Nguyễn Thái Học (1902-1930) Nguyễn Thái Học (1902-1930) - Nhượng Tống Nguyễn Thái Học (1902-1930)