Chiến Quốc Sách epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Tần IV
. VUA TẦN QUYẾT ĐỊNH CẮT ĐẤT
(Tam quốc công Tần)
Ba nước (Tề, Hàn, Ngụy) đánh Tần, tới cửa Hàm Cốc. Vua Tần hỏi Lâu Hoãn:
- Quân ba nước vô sâu quá rồi. Quả nhân muốn cắt đất Hà Đông để giảng hoà.
Đáp:
- Cắt đất Hà Đông là điều thiệt thòilớn, mà tránh được cái nạn của ba nước là điều lợi lớn. Đó là trách nhiệm của bậc cha anh trong nước. Đại vương sau không vời công tử Trì mà hỏi ý kiến?
Vua Tần vời công tử Trì lại hỏi, công tử Trì đáp:
- Giảng hoà cũng ân hận mà không giảng hoà thì cũng ân hận.
- Sao vậy?
- Đại vương cắt đất Hà Đông mà giảnghoà, quân ba nước lui rồi, đại vương tất bảo: “Tiếc quá! Quân ba nước lui rồi mà ta phải đem đất ba thành tặng họ”. Đó mà giảng hoà mà ân hận. Còn đại vương không giảng hoà, quân ba nước vào Hàm Cốc, Hàm Dương tất nguy, đại vương lại bảo: “Tiết quá! Mình quí đất ba thành mà không giảng hoà!”. Đó là không giảng hoà mà cũng ân hận.
Vua Tần bảo:
- Đem hai cái ân hận mà so sánh, thàmất ba thành mà ân hận còn hơn là để cho Hàm Dương lâm nguy mà ân hận. Quả nhân quyết chí giảng hoà.
Rồi sai công tử Trì cắt ba thành để giảng hoà và ba nước lui binh.
7. ĐỐN NHƯỢC THUYẾT VUA TẦN
(Tần Vương dục kiến Đốn Nhược)
Vua Tần muốn gặp Đốn Nhược.
Đốn Nhược nhắn: “Theo cái nghĩa, tôi không chịu lạy, nếu nhà vua cho tôi khỏi lạy thì tôi vô yết kiến, nếu không thì thôi”. Vua Tần bằng lòng.
Như vậy, Đốn Nhược vô yết kiến, bảo:
- Trong thiên hạ có người có đủ thực và danh, có người có danh mà không có thực, lại có người danh thực đều không, đại vương hay điều đó không?
Vua Tần đáp:
- Không.
Đốn Tử nói:
- Có thực mà không có danh, tức nhưbọn con buôn: không cuốc, không bừa mà có lúa chất đống, đó là có thực mà không có danh. Không có thực mà có danh tức như nông phu: tuyết mới tan mà phải cày, phơi lưng ra mà bừa, mà không có lúa chất đống, đó là có danh mà không có thực. Còn không danh, không thực thì tức như đại vương. Làm vua một nước vạn thặng, mà không có “danh” là hiếu, cắt đất ngàn dặm để nuôi mẹ mà không có cái “thực” là hiếu.
Vua Tần phật ý, nổi giận. Đốn Nhược bảo:
- Có sáu nước địch ở Sơn Đông, uykhông bị khuất ở Sơn Đông mà bị khuất vì mẹ, tôi trộm nghĩ rằng đại vương không chịu như vậy.
Vua Tần bảo:
- Có thể thôn tính các chư hầu ở SơnĐông không?
Đốn Tử đáp:
- Hàn là cái cuống họng của thiên hạ,Ngụy là cái bụng của thiên hạ. Đại vương cho tôi vạn nén vàng đi chu du, tôi sẽ thuyết cho Hàn, Ngụy sáp nhập vào Tần mà thần phục Tần, như vậy là Hàn,
Ngụy theo ta; Hàn, Ngụy theo ta thì có thể lấy được thiên hạ.
Vua Tần bảo:
- Nước quả nhân nghèo, sợ không đủđể cấp số vàng đó.
Đốn Tử bảo:
- Thiên hạ không lúc nào là không biến, nếu không theo chính sách hợp tung thì theo chính sách liên hoành. Kế liên hoành mà thành thì nước Tần làm chủ thiên hạ, kế hợp tung mà thành thì Sở làm chủ thiên hạ. Tần làm chủ thiên hạ thì thiên hạ phải cung dưỡng; Sở làm chủ thiên hạ thì đại vương tuy có vạn nén vàng cũng không giữ làm của riêng được.
Vua Tần khen: Phải
Rồi cấp cho vạn giật vàng, sai đi qua phía đông du thuyết Hàn, Ngụy, thu phục được tướng quốc và tướng lãnh của họ, phía bắc du thuyết Yên, Triệu mà giết Lý Mục. Vua Tề phải qua Tần triều phục, bốn nước kia không thi hành được kế hợp tung nữa. Như vậy là nhờ công du thuyết của Đốn Tử.
8. HOÀNG YẾT THUYẾT VUA TẦN THÂN THIỆN VỚI SỞ
(Khoảnh Tương Vương nhị thập niên)
Đời Khoảnh Tương Vương năm thứ hai mươi, tướng Tần là Bạch Khởi hạ Tây Lăng của Sở, một đội quân khác hạ Yên, Dĩnh, Di Lăng, đốt mộ các tiên vương, vua Sở phải dời lên đông bắc ở Trần Thành, Sở hoá ra suy nhược, bị Tần khinh. Lúc đó Bạch Khởi lại đem quân đánh. Nước Sở có người tên là Hoàng Yết, du học rộng, hiểu nhiều, vua Tương Vương dùng làm biện sĩ, sai đi sứ ở Tần, thuyết Chiêu Vương như sau:
- Trong thiên hạ, không có nước nào mạnh bằng Tần với Sở. Nay nghe nói đại vương muốn đánh Sở, như vậy khác nào hai con cọp tranh nhau để cho loài chó ngựa ở ngoài hưởng lợi; tốt hơn là đại vương nên thân thiện với Sở, thần xin giảng tại sao.
Thần nghe nói thịnh cực thì suy như hết hạ sang đông, chất cao quá thì đổ như chồng quân cờ.
Nay đất của quí quốc gồm nửa thiên hạ, từ đông qua tây, từ khi có loài người đến nay, chưa có một nước vạn thặng nào được như vậy. Luôn ba đời, đời các tiên đế Văn Vương, Trang Vương, và đời đại vương, chưa khuếch trương đất đai tới Tề để bẻ gãy cái lưng của các nước hợp tung, nay đại vương ba lần sai Thịnh Kiều giúp việc ở Hàn, Thịnh Kiều khiến cho Yên triều phục Tần, thế là đại vương không dùng quân, không ra uy mà chiếm được đất trăm dặm, đại Vương đáng gọi là có tài. Đại vương lại cử binh đánh Ngụy, chẹn cửa Đại Lương; chiếm Hà Nội, hạ đất Toan Tảo của Yên, diệt hết dân đất Đào. Quân Sở, Yên, chạy hết, không dám đọ sức, công của đại vương quả là nhiều vậy.
Đại vương nghỉ chinh chiến hai năm rồi lại đánh, lại chiếm Bồ và Diễn, Thủ Viên, để xâm lăng Nhân, Bình, Tiểu Hoàng, Tế Dương, Anh Thành, mà Ngụy phải thần phục. Đại vương lại cắt phía bắc Bộc, Ma mà cho Yên, cắt cái lưng của Tề, Tần, cái xương sống của Sở, Ngụy; năm lần sáu nước họp binh mà không dám cứu nhau, cái uy của đại vương cũng đáng sợ thật. Nếu đại vương biết giữ cái công, cái uy đó, bớt cái lòng hiếu chiến đi mà nuôi cái lòng nhân nghĩa, để khỏi có hậu hoạn thì trong sử sách nào chỉ có tam vương với ngũ bá mà thôi đâu. Còn như nếu đại vương cậy dân chúng nhiều, binh giáp mạnh, đã huỷ cái uy của Ngụy rồi lại muốn dùng sức bắt bậc chúa trong thiên hạ phải thần phục mình thì thần lo rằng sẽ có hậu hoạn đấy.
Kinh Thi có câu: “Việc nào cũng có lúc khởi đầu mà ít việc có chung cục mỹ mãn”. Kinh Dịch nói: “Con hồ qua sông ướt cái đuôi” đều là nói bước đầu thì dễ, lúc cuối mới khó. Sao biết được vậy? Họ Trí hồi xưa thấy cái lợi đánh Triệu mà không biết cái hoạ Du Thứ; Ngô thấy cái lợi đánh Tề mà không biết cái hại thua ở Can Trụy. Hai nước đó không phải là không lập được công lớn, nhưng chỉ nghĩ đến cái thắng lợi buổi đầu mà chuốc lấy cái tai hoạ ở bước sau. Ngô tin Việt, bỏ Việt mà đánh Tề, đã thắng Tề ở Ngải Lăng, rồi sau bị Việt Vương bắt giết ở bến Tam Giang; họ Trí tin Hàn, Ngụy, liên hợp với Hàn, Ngụy mà đánh Triệu, công hãm thành Tấn Dương, thấy được ngày thắng được rồi mà Hàn, Ngụy phản bội, giết Trí Bá Dao ở trên Tạc Đài.
Nay đại vương ghét rằng Sở chưa bị diệt mà quên rằng Sở mà bị diệt thì Ngụy mạnh lên, thần vì đại vương lo tính, cho rằng không nên vậy. Kinh Thi nói: “Đại đội binh mã không mệt nhọc qua núi qua sông mà tới nơi xa”. Do câu đó mà xét thì nước Sở ở xa là nước giúp cho Tần mà lân bang của Tần mới là kẻ thù của Tần. Kinh Thi nói: “Lòng người khác giảo hoạt ra sao ta đoán ra được, như con thỏ nhảy qua nhảy lại, có lúc bị chó vồ”.
Nay đại vương giữa đường tin rằng Hàn, Ngụy thân thiện với đại vương, chính như Ngô tin Việt vậy. Thần nghe nói kẻ thù không thể khinh thị, thời không thể bỏ lỡ; thần lo rằng Hàn, Ngụy nhún lời, lo sợ mà thực là gạt đại quốc đây. Tại sao vậy? Là vì đại vương không có cái ơn mấy đời cho Hàn, Ngụy mà cái oán nhiều đời với họ. Cha con anh em Hàn, Ngụy nối gót nhau mà chết ở Tần đã nhiều đời rồi. Quốc gia suy tàn, xã tắc huỷ hoại, tôn miếu đổ nát, bụng bị mổ, mép bị rạch, đầu thân chia lìa. Xương phơi trong bụi chằm, đầu cổ cứng đơ, ngó nhau trong cõi, cha con già trẻ bị trói làm nô lệ, theo nhau trên đường. Quỷ thần không ai cúng kiến, trăm họ không chỗ nương dựa để sống, họ hàng li tán, lưu vong làm thần, thiếp người ta khắp thiên hạ. Hàn, Ngụy mà không mất thì là mối lo cho xã tắc nhà Tần. Nay đại vương đánh Sở, chẳng là thất sách ư?
Vả lại ngày đại vương đem quân đánh Sở thì xuất binh qua đường nào? Đại vương mượn đường của các nước thù địch là Hàn, Ngụy chăng? Nếu vậy thì ngày xuất binh là ngày đại vương lo rằng binh sẽ không trở về, tức đem binh mà tặng kẻ thù là Hàn, Ngụy vậy. Còn như đại vương không mượn đường của kẻ thù là Hàn, Ngụy thì tất phải đánh Tuỳ Dương, Hữu Nhương; Tuỳ Dương, Hữu Nhương là đất sông rộng, nước sâu, rừng núi, hang vực, không sản xuất được gì, dù có chiếm được cũng như không. Vậy là đại vương được cái danh là phá Sở mà không được cái thực là được đất.
Lại thêm, ngày mà đại vương đánh Sở, bốn nước tất nổi cả lên tập kích đại vương; Tần Sở gặp binh hoạ không ngớt thì Ngụy tất xuất binh mà đánh đất Lưu, Phương Dư, Trất, Hồ Lăng, Nãng, Tiêu, Tương mà Tống tất mất nước. Tề đem quân xuống phương nam mà phía bắc sông Tứ tất bị chiếm. Đó đều là những đất bình nguyên màu mỡ, thông với bốn phía, mà đại vương nhường cho Tề, Ngụy tự ý chiếm lấy.
Thế là đại vương phá Sở để làm béo bở Hàn, Ngụy mà làm cho Tề mạnh lên. Hàn, Ngụy mạnh lên có thể đương sức với Tần được. Tề, phía Nam chiếm được đất Tứ, phía đông nhờ có bể che chở, phía bắc nhờ vào sông Hoàng Hà mà không lo gì về sau nữa và trong thiên hạ không có nước nào mạnh hơn Tề. Tề, Ngụy được đất phì nhiêu, mà khéo dùng quan lại thì chỉ một năm sau là dựng được nghiệp đế, nếu chưa được thì cũng có dư sức để ngăn đại vương xưng đế.
Đất của đại vương rộng, dân của đại vương đông, binh giáp của đại vương mạnh mà xuất quân thì kết oán với Sở, hạ lệnh thì Hàn, Ngụy không nghe, bị họ khuất phục vì đem ngôi đế tặng cho Tề, thế là đại vương tính lầm rồi.
Thần vì đại vương mưu tính thì không gì bằng thân thiện với Sở; Tần, Sở họp lại làm một đánh Hàn thì Hàn tất phải phục tòng. Nước đại vương, chỗ vạt áo thì có Sơn Đông hiểm trở, chỗ đai lưng thì có Hoàng Hà uốn khúc, che chở; Hàn tất vì Tần mà dò xét tình hình chư hầu, như vậy đại vương đem mười vạn binh đóng ở Trịnh, Lương tất phải sợ. Các đất Hứa, Yên Lăng, Anh Thành, Thượng Thái; Triệu Lăng không qua lại với Ngụy được nữa. Như vậy thì Ngụy thành chư hầu của Tần.
Đại vương mà thân thiện với Sở, hai nước vạn thặng ở trong cửa quan đều hàng phục , biên giới của Tần và Tề tiếp nhau thì đất phía mặt của Tề có thể ngồi không mà có. Như vậy đất đai của đại vương thông hai biển, từ đông qua tây, cắt ngang thiên hạ. Thế là Yên, Triệu không có Tề, Sở; Tề, Sở không có Yên, Triệu; sau này đại vương có thể đem lẽ nguy hại ra giảng cho Yên, Triệu phải sợ mà nắm được Tề, Sở. Bốn nước đó chẳng đợi bị đánh mà cũng qui phục Tần.
Chiến Quốc Sách Chiến Quốc Sách - Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê Chiến Quốc Sách