Chương 4
hư đã trình bầy về chế độ luật pháp và kỹ thuật giảm giá con người trong chế độ Sô viết. Đó là thuật hành động của hàng ngũ Bolsevich đối với các cá nhân hoặc các phần tử chính trị thù địch. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiêu về thuật hành động của khối Sô viết đối với các nước ngoại bang, tức là tìm hiểu về chiến lược chiến thuật của Trung Sô trên sân khấu quốc tế.
Thế giới tự do đã phải để mấy chục năm trời mới tìm hiểu được lần lần chính sách đối ngoại và thuật hành động của khối Trung Sô. Sự bỡ ngỡ đã khiến thế giới tự do, từ 1940 tới nay, phải trả những giá rất đắt của sự hiểu lầm. Thái độ cao thượng nhưng ngây thơ của Roosevelt tại hội nghị Yalta đã khiến Staline thâu gồm được Trung Âu.
Thái độ thiếu sáng suốt của Truman vả Marshall đã khiến Trung cộng chiếm lục địa Trung Hoa! Rồi chiến cuộc Cao ly cũng chỉ là một cuộc chiến tranh nửa vời và vô lý, vì Mỹ và đồng minh đã thiệt 100.000 binh sĩ mà không khai thác được những hậu quả của sự chiến thắng quân sự. Đành rằng chính sách bất thích ứng ấy không phải hoàn toàn do lỗi của các chính khách lãnh đạo, vì tại một nước dân chủ, họ thường phải chịu ảnh hưởng của dư luận, và dư luân lý thường bị mê hoặc bởi những luận điệu xảo trá (dân tộc tự quyết hoặc ý chí hoà bình) của khối Trung Sô! Nhưng dù sao chăng nữa, phần lớn lỗi lầm cũng chỉ là do sự không thấu hiếu chiến lược và chiến thuật đối ngoại của các nước Sô viết.
Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ càng tác phong, hoặc những lời nói của các lãnh tụ Sô viết (như Lénine và Staline), chúng ta sẽ thấy rằng: nguyên tắc căn bản của chiến lược và chiến thuật Sô viết là sự chủ trương một cuộc chiến tranh toàn diện, triệt để và vô hạn định. Chiến tranh toàn diện, triệt đế, vô hạn định, cho tới khi nào lực lượng Sô viết thành công trên khắp các lục địa! Đó là một điều mà các nước tự do luân luôn phải nhớ tới! Thế nào là chiến tranh toàn diện, triệt đề và vô hạn định? Nó toàn diện, vì trong chiến tranh này, hàng ngũ Bolsevich sẽ mở mặt trận trên khắp các lãnh vực, nghĩa là đánh không những về quân sự, mà còn đánh về chính trị, tài chỉnh, kinh tế, văn hoá, xã hội, chủng tộc, v.v... Nó triệt để, vì trong chiến tranh này, khối Sô viết sẽ huy động toàn thể nhân lực vật lực ở trong nước cũng như ngoài nước? Không có một lực lượng nào, không có một tiềm lực nào mà không được huy động. Nó cũng vô hạn định, vì nó sẽ trải qua nhiều giai đoạn, nhiều hình thái, nhiều khúc quanh co cũng như nhiều bước tiến thẳng, nhưng bộ máy chiến tranh đó chỉ ngừng lại khi đã thành công trên khắp các lục địa. Nó sẽ tiếp diễn không những cho tới khi chiến thắng toàn bộ hoặc sụp đổ toàn bộ! Điểm trên đây cũng đủ khiến ta thấy rằng quan niệm chiến tranh Sô viết khác hẳn với quan niệm chiến tranh cổ điển của các nước dân chủ tự do. Vì mỗi khi có chiến tranh, các nước dân chủ tự do thường chỉ dùng tới quân sự để đánh trả lại. ỉ lọ ít dùng tới hoặc không dù:i"tới các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội v.v... Mỗi khi có chiến tranh, các nước dân chủ tự do cũng chỉ huy động tới lực lượng quân sự, hoặc những guồng máy phụ thuộc vào quân lực, họ đầu có huy động đến toàn bộ nhân lực và vật lực. Và khi đánh nhau xong, họ ký hoà ước và tôn trọng hoà ước một cách khá thực thà! Rồi giải ngũ, giải giáp, trở về cuộc sống bình thường. Họ ít khi nghĩ ngay tới một chiến tranh khác hoặc sửa soạn một hình thải tấn công khác.
Nhưng lại sao có thể nói rằng hàng ngũ Bolsevich chủ trương một cuộc chiến tranh toàn diện, triệt để và vô hạn định? Thiết tưởng các biến cố của thời hậu chiến cũng đủ chứng minh lập luận trên đây. Sau khi Đức xã sụp đổ, Nga sô đã lợi dụng ngay cơ hội để thực hiện sự xâm lăng, gián tiếp tại các nước Trung Âu. Sau đó, đến vụ Trung Hoa. Rồi đến Cao Ly, Việt Nam. Rồi đến Trung Đông, Phi châu, đến một hai nước Nam Mỹ, đến Cuba, rồi lại đến Đông Nam Á! Sự thực đã quá hiển nhiên!... Nhưng nếu ta chịu khơi dào trong truyền thống Bolsevich, ta sẽ thấy những lời tuyên bố quá rõ rệt. Rõ rệt đến nổi không hiểu tại sao các lãnh tụ của thế giới tự do đã cố ý bịt mắt không chịu trông thấy từ mấy chục năm nay?
Thực ra, quan niệm chiến tranh toàn diện, triệt để, vô hạn định đã được phôi thai từ thế kỷ trước trong máy bộ óc: Clausewitz, Marx, Engels. Còn Lénine chỉ là người phát triển và áp dụng... Trong khi Lénine chịu ảnh hưởng của Bakounine và Netchaiev về thuật hành động khủng bố đối nội, ông lại chịu ảnh hưởng của Clausewitz, Marx, Engels về quan niệm chiến tranh và chủ nghĩa binh gia, Clausewitz là một danh tướng nước Phổ vào đầu thế kỷ XIX. Khi Napoléon mang quân đánh bại các nước Trung Âu, rồi tiến đánh Nga, Clausewitz đã bỏ nước Phổ, chạy sang làm cố vấn quân sự cho Nga hoàng ông làm phụ tá cho tướng Blucher. Tới 1814, quân Nga tiến vào Paris, Clausewitz cũng cùng đi với đạo quân Nga chiến thắng... Ông đã nghiên cứu nhiều về các trận đánh dưới thời cách mạng Pháp, cũng như về chiến lược và chiến thuật của Napoléon, ông viết nhiều sách binh pháp. Trong các sách đó, Clausewitz cho rằng cuộc cách mạng 1789 đã làm thay đổi hết các quan niệm về chiến lược chiến thuật. Ông cho rằng sở dĩ quân cách mạng Pháp đã chiến thắng Âu châu, chỉ là vì cách mạng quân đã áp dụng một quan niệm chiến tranh toàn diện và triệt để, trong đó, các tầng lớp dân chúng, cùng các tiềm lực đều được huy động! Trong khi Âu châu vẫn còn áp dụng những chiến lược chiến thuật cổ điển, nghĩa là chỉ dùng một đạo quân nhà nghề mà thôi. Mọi đạo quân nhà nghề thường ít lưu động, ít phổ biến, và vấn đề tiếp tế lại rất cực nhọc khó khăn. Vả lại, đạo quân nhà nghe thường không đánh nhau thường xuyên, vì cứ tới mùa đông, họ lại nghỉ ngơi tại các trại... Do đó, Âu châu đã bạì trận... Clausewitz cũng cho rằng chiến lược và chiến thnật của Napoléon có một phần noi theo chiến lược và chiến thnật của quân cách mạng Pháp. Nên trong mười mấy năm trời, ông đã bách chiến bách thắng. Napoléon chỉ thất bại ở Tây Ban Nha và ở Moscou. Vì Tây Ban Nha và Moscou đã vứt bỏ chiến tranh cổ điển, và áp dụng quan niệm chiến tranh toàn diện và triệt để.
Do đó. Clausewitz đã khám phá một định luật: những cuộc cách mạng cận đại đã mở màn cho một kỷ nguyên của quan niệm chiến tranh toàn diện, triệt để, vô hạn định. Trong cuốn "Luận về chiến tranh", ông đã viết những câu sâu sắc mà sau này Lénine áp dụng hoàn toàn. Tỷ dụ như: "Chiến tranh chỉ là sự tiếp tục tranh đấu của chính trị dưới những hình thái khác". Hoặc "Thời gian là thần hộ mệnh của phe yếu về quân sự". Hoặc: "Kẻ chiến thắng bao giờ cũng là bạn của hoà bình". Hoặc; "Ta không thể nào chiếm đoạt một nước lớn nếu không có sự tương tàn hoặc xung đột nội bộ". Hoặc: "Sự ký kết hoà ước chỉ là một giai đoạn của chiến tranh". Trong thời gian lưu lạc ở ngoại quốc, Lénine đã đọc kỹ Clausewitz, và ghi chú trong một cuốn số. Do đó, ông dần ngả theo quan niệm chiến tranh toàn diện và triệt để. Ông từng viết: "Chiến tranh đã trở thành công cuộc của toàn dân". Rồi trong cuốn "Nhà nước và cách mạng", ông chủ trương rằng tất cả thợ thuyền và dân cày phải được võ trang chống giặc. Và những lời răn hay của Clausewitz đã khiến Lénine am hiểu chiến thuật du kích, và biết coi chiến tranh là một hình thức tranh đấu của chính trị cũng như chính trị là một hình thức chiến tranh. Đồng thời, ông hiểu rằng muốn chiến thắng kẻ địch, cần phải gây loạn ở hậu tuyến. Cũng như muốn chiến thắng, kẻ có dụng tâm chinh phục cần biết nêu cao những chiêu hài nhân đạo và hoà bình... Tiếp theo Lénine, lại có Staline! Tuy đã chôn vùi lý tưởng cách mạng, Staline vẫn tiếp tục áp dụng và xiển dương những phương châm chiến lược của Lénine và Clausewitz.
Tóm lại, Clausewitz đã ảnh hưởng nhiều vào quan niệm chiến tranh của hàng ngũ Bolsevich. Marx-Engels cũng có ảnh hưởng vào Lénine, nhưng ít hơn. Engels là người hay khảo cứu về binh pháp, và Lénine cũng có đọc những ỹ kiến của Engels về binh pháp. Marx không có viết về binh pháp, nhưng ông tlnrờng cổ võ chiến tranh, vì Marx cho rằng chiến tranh là một yếu tố quan hệ cho sự tiến bộ của văn minh loài người.
o O o
Nguyên tắc cơ bản của hàng ngũ Bolsevich đã là một quan niệm chiến tranh toàn diện, triệt để, vô hạn định, nhưng còn trên thực hành, chiến lược của họ ra sao? Muốn hiểu rõ điểm này, thiết tưởng cần kiểm điểm chiến lược và chiến thuật Sô viết trên các phương diện: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, v.v...
- Trên phương diện quân sự: Trận chiến tranh Nhật-Mỹ được kết thúc do hai trải bom nguyên tử, mỗi trái có một sức tàn phá ngang với sức tàn phá của một số chất nổ chừng 15.000 tới 20.000 tấn TNT. Do sự phát minh bom nguyên tử vào 1945, nước Mỹ đã trở nên đệ nhất cường quốc có độc quyền nguyên tử lực, và vượt xa Nga về quân sự. Nhưng Mỹ vốn là một nước dân chủ và thường tuân theo những nguyên tắc nhân quyền và nhân đạo, nên sự quyết định ném bom nguyên tử đã gây nhiều luồng dư luận trái ngược. Sở dĩ Tổng thống Truman dám quyết định ném bom nguyên tử xuống đất Nhật, có lẽ vì trước kia, Nhật Bản đã tấn công bất ngờ Trân châu cảng.
Sự phát minh nguyên tử lực đã làm lệch hẳn cán cân về lực lượng quân sự giữa Nga Mỹ. Muốn tranh thủ thời gian để đuổi theo về nguyên tử lực, Staline cần đề cao một chính sách hoà bình quốc tế. Tuy vẫn tìm cách thôn tính Đông Âu và Trung Quốc, Staline đã ký kết với Pháp và Anh những hoà ước với thời hạn từ 20 đến 30 năm. Những hoà ước đó chỉ cốt khiến Tây phương tin tưởng ở thiện chí hoà bình của Nga sô, và thực hành việc giải ngũ. Cũng trong lúc đó, Staline vội vã đem một số bác học Đức về nước, để cấp thời nghiên cứu về nguyên tử... Năm 1949, Nga sô cho nổ trái hom nguyên tử đầu tiên để thí nghiệm. Tuy nhiên, cán cân về lực lượng nguyên tử vẫn còn rất chênh lệch: Nga sô mới có một trái bom thí nghiệm, trong khi Mỹ đã dự trữ được một số bom khá lớn! Vả lại, có bom nguyên tử là một việc, còn sự chuyên chở bom để đem ném lại là một việc khác! Vào 1950, chỉ riêng Mỹ có đủ những máy bay phóng pháo có tốc độ mau lẹ đề chuyên chở những bom nguyên tử.
o O o
Tới 1951, chiến tranh Triệu tiên bùng nổ. Tuy còn giữ độc quyền nguyên tử lực, Mỹ vẫn chỉ dám sử dụng những vũ khí cổ điển tại Triều Tiên. Lý do vẫn là bởi những nguyên tắc nhân quyền và nhân đạo của các nước Tây phương! Kết cuộc, Mỹ và Đồng minh đã đẩy lui được Chí nguyện quân Trung Cộng, nhưng bị tổn thiệt 100.000 binh sĩ. Đồng thời, Đồng minh cũng không khai thác được sự chiến thắng quân sự. Tới ngày nay, một số tướng lãnh của Mỹ và Tây phương vẫn cho rằng chiến tranh Cao Ly là một cuộc chiến đấu vô lý trên phương diện chiến lượọc, và phản đối chính sách dùng vũ khí cổ điển!
Tới 1954, Mỹ cho nổ thí nghiệm một trái bom khinh khí, có sức tàn phá bằng một triệu tấn TNT. Tới năm đó, Mỹ vẫn giữ được ưu thế nguyên tử lực. Cũng trong năm đó, xảy ra vụ Điện Biên Phủ. Một số lãnh tụ chủ chiến như Nixon, Radford muốn chủ trương đem một số bom nguyên tử hạng nhẹ để giải vây cho Điện Biên Phủ. Nhung rốt cuộc, Chính phủ Mỹ ngần ngại không dám thi hành.
Từ đó trở đi, Mỹ mất dần ưu thế nguyên tử lực, và Nga sô có lẽ đã đuổi kịp. Đuổi kịp về việc chế tạo bom nguyên tử, cũng như về việc chế tạo những phi cơ phóng pháo. Tới 1957, nước Nga lại cho thử nghiệm một loại hoả tiễn bắn tầm xa để phóng bom nguyên tử. Từ đó trở đi, Nga sô tiến hành gấp rút việc chế tạo hoả tiễn, cùng chế tạo những thử bom nguyên tử, hoặc bom hạt nhân. Nước Mỹ cũng phải chạy theo trong sự chế tạo hoả tiễn!
Ngày nay, sự hơn kém về lực lượng nguyên tử giữa Nga Mỹ còn là một điều bí ẩn. Có điều chắc chắn là Mỹ đã mất hẳn ưu thế nguyên tử lực của những năm trước kia.
Cần nêu lên câu hỏi then chốt: với tình trạng tương đương về nguyên tử lực, hoặc tình trạng một mười một tám, liệu Nga sô có dám khởi một trận chiến tranh nguyên tử với Mỹ không? Với hiện trạng tương quan lực lượng, hầu hết các chiến lược gia Tây phương đều trả lời: không! Trong cuốn "Chiến lược của thời nguyên tử", tướng Gallois đã nghiên cứu vấn đề. Ông cho rằng trong một thời gian khá lâu nữa, nếu Nga sô chưa đạt được một ưu thế vượt bực về nguyên tử lực, hì Nga không bao giờ dám khỏi một cuộc chiến tranh nguyên tử... Tại sao thế? Chỉ vì sự rủi ro quá lớn lao, và Nga không thể nắm chắc phần thắng! Tướng Gallois cho rằng thời gian quyết định của cuộc chiến tranh nguyên tử chỉ thu gọn trong một hai tiếng đồng hồ khi vừa khởi hấn. Sự khởi hấn một cuộc chiến tranh nguyên tử bây giờ cũng phải bất ngờ. Muốn thắng cuộc, trong mấy tiếng đồng hồ lúc đầu, Nga sô phải tính toán làm sao để các loạt hoả tiễn và phi cơ phóng pháo của mình vượt qua được hàng rào báo động của đối phương, rồi đi tới đích phá hủy được toàn bộ những cơ sở hoả tiễn và phi cơ phóng pháo của Mỹ. Theo số học, đó là một điều kiện hoàn toàn bất khả thực hiện trong tương quan lực Iượng ngày nay. Vì Mỹ hiện có ba loại cơ sở phóng bom nguyên tử:
- Các sân bay để sẵn những phi cơ phóng pháo nguyên tử. Loại cơ sở này dễ phá huỷ nhất, vì cố định và ở trên mặt dất.
- Các cơ sở phóng hoả tiễn. Loại này khó phá hủy hơn, vì nó thường được xây dựng dưới đất, và bên trên có bao phủ xi măng và bê tông.
- Các cơ sở lưu động gồm mấy chục chiếc tầu ngầm nguyên tử có thiết bị phóng hoả tiễn nguyên tử và một số phi cơ phỏng pháo của Bộ chỉ huy không quân chiến lược (S.A.C) luôn luôn mang bom nguyên tử và bay thường trực ở trên trời. Loại này thường núp ở dưới biển hoặc bay trên trời - nên tất nhiên khó thể phá huỷ
Và lại, cần nói thêm rằng việc phóng hoả tiễn của Nga sô cũng vấp phải một khó khăn: các hoả tiễn phóng ra đâu có phải hoàn toàn trúng đích! Việc phỏng hoả tiễn vẫn thưởng có một tỷ lệ sai lệch.
Vì các lý do trên đây, tướng Gallois kết luận rằng Nga sô không thể nào dám khỏi hấn ngày nay để đánh một trận nguyên tử. Nếu trong đợt đầu, Nga sô chỉ tiêu diệt được 1/2 hoặc 3/4 lực lượng của Mỹ, thì lực lượng sót lại cũng đủ khiến Mỹ có thể tiêu diệt trong một hai giờ đồng hồ bảy tám chục triệu dân Nga. Do đó, chiến cuộc có rất nhiều rủi ro, và chưa biết kê nào sẽ thẳng trận!
Tóm lại, ngày nay, Nga sô không dám bỏ qua tỷ lệ rủi ro nói trên, để dùng nguyên tử lực và giải quyết vấn đề thế giới bằng một biện pháp thuần tuý quân sự. Ngay cho đến những nước mới có bom nguyên tử như Anh, Pháp, Nga sô cũng chưa chắc dám dùng tới nguyên tử. Vì Anh, Pháp tuy thua kém xa Nga sô về nguyên tử lực, vẫn còn có thể đủ khả năng trả đũa. Và sự trả đũa sẽ rất tai hại cho dân chúng Nga sô...
Đã không dám khởi hấn đánh trận nguyên tử, vậy Nga sô và Trung cộng sẽ làm gi? Clủ còn cách nhóm cháy những chiến tranh xâm lăng địa phương. Nhưng về phía này, cũng có một trở ngại. Mỹ ngày nay, có lẽ đã nhận thấy sự hớ hênh của mình về cuộc chiến tranh Triều Tiên, vả lại, từ 1945 tới nay, Mỹ đã lưu tâm chế tạo nhiều loại hom nguyên tử nhẹ, chỉ tàn phá hơn bom cổ điển một vài bậc mà thôi. Mỹ cũng đã chế lạo những loại bom nguyên tử "sạch", nghĩa là loại bom, sau khi ném rồi, không gieo rắc phóng xạ. Đã nhiều lần, một số chính khách Mỹ tuyên bố sẽ sử dụng bom nguyên tử cỡ nhỏ nếu có chiến tranh địa phương. Một khi đã dùng bom cở nhỏ, sẽ có thể lần lần dùng tới các cỡ bom lớn. Và như thế, vẫn có thể đưa tới một trận thế chiến nguyên tử, điều mà Nga sô không muốn. Cho nên, ngày nay, đối với những chiến trường địa phương, như các nước Đông Nam Á hoặc Việt Nam, chắc rằng Nga sô và Trung cộng sẽ đắn đo nhiều trong mực độ gây hấn bằng quân sự. Phải đắn đo thế nào, để khỏi vượt làn mức khiến Mỹ sử dụng tới bom nguyên tử cỡ nhỏ! Và chắc rằng Trung cộng không dám tái diễn cái trò xua quân ào ạt như ở Triều Tiên trước kia! Vả lại, các lãnh tụ Bolsevich ngày nay đều đã trở thành chủ nhân ông trên những giải đất phi nhiêu rộng lớn, nên họ phải tính toán kỳ càng và muốn tìm cách ăn chắc!
Bởi vậy, có thể nói rằng ngày nay, để thực hiện suý đồ thôn tính các lục địa, chiến lược của khối Trung Sô là muốn thiên về những biện pháp khác hơn là biện pháp quân sự. Đó là những biện pháp chính trị, kinh tề v.v...
- Trên phương diện chính trị, kinh tế
Trên phương diện văn hoá, xã hội v.v... thiết tưởng không cần nói đến cho lắm. Trên phương diện kinh tế, chiến lược của Trung Sỏ là muốn gây những khó khăn kinh tế ở hậu tuyến đối phương, như sự khan hiếm thực phẩm, sự lạm phát tiền tệ... Một thủ đoạn thường dùng là ấn hành giấy bạc giả để gây lạm phát iền tệ. Một thủ đoạn nữa cũng thường dùng là tổ chức buôn lậu á phiện, vừa để làm tài chính, vừa làm suy yếu dân chúng đối phương. Trung cộng hiện nay là trùm bán thuốc phiện lậu cho dân chúng Đông Nam Á và Nam Mỹ. Thiết tưởng cần nói nhiều hơn về các biện pháp tấn công chính trị. Những biện pháp này chỉ là sự áp dụng câu nói trên đây của Clausewitz: "Một nước lớn không thể nào chiếm đoạt được nếu không có sự tương tàn hoặc xung đột nội bộ". Ta có thể thâu tóm đại cương những biện pháp tấn công chính trị trong những hình thức sau đây:
- Những tổ chức trong lòng quần chúng của nước địch để tuyên truyền và ảnh hưởng vào dư luận: về điểm này, Suzanne Labin, trongt cuốn "Il est moins cinq" đã nghiên cứu kỹ càng những cơ cấu tổ chức tại các nước của quốc tế cộng sản. Trong một nước địch, những cơ câu tổ chức của Quốc tế cộng sản thường được chia làm hai loại: những tổ chức rõ rệt là cộng sản, và những tổ chức mang danh hiệu khác nhưng do cộng sản giật dây. Những tổ chức rõ rệt cộng sản thường phụ trách việc tuyên truyền chủ nghĩa cùng những đường lối chính thống của quốc tế cộng sản. Vì điểm này, sự tuyên truyền của quốc tế cộng sản vẫn tương đối còn có ít nhiều hiệu lực, do sự tiếm đoạt danh nghĩa dân chủ và cách mạng. Vì tuy khối Trung -Sô đã rõ rệt ngả sang một chế độ cực quyền phản cách mạng và phản dân chủ, họ vẫn khôn khéo lợi dụng danh nghĩa giải phóng trước kia của chủ nghĩa mác xít. Tại các nước chưa bị rớt vào bức màn sat, một số quần chúng còn chưa nhìn rõ sự thật, nên còn có lúc bị mê hoặc bởi những chiêu bài giải phóng, hoà bình, dân chủ, bảo vệ công nhân và dân cày của quốc tế vô sản, có thể nói rằng kỹ thuật tiếm danh của khối Trung - Sô đã đạt tới một mực độ khá hoàn bị ít thấy trong lịch sử. Ở đây, thiết tưởng nên nhắc lại lời nói của Khổng tử: "Trước khi làm việc qì, cần phải biết chính danh đã". Để đối phó với sự tuyên truyền của quốc tế cộng sản, có lẽ các nước đó trước hết cần phải tố cáo kỹ thuật tiếm danh của chúng.
Về các tổ chức trá hình của cộng sản, cần trinh bày rõ ràng hơn. Thường thường, một nước tự do có rất nhiều tổ chức trá hình của quốc tế cộng sản: từ báo chí đến nghiệp đoàn, đến các hội có khuynh hướng văn boá, xã hội... Trong các tổ chức đó, thường có một số cán bộ cộing sản len lỏi vào nắm giữ, và nhiều khi, các hội viên khác cũng không biết là mình bị giật giây. Mục tiêu của chúng là muốn hướng các tổ chức ấy tới sự chấp nhận những luận diệu hoặc, lập trường thuận lợi cho kế hoạch của Trung-Sô. Lẽ dĩ nhiên là các luận điệu ấy không cần phải tán dương rõ rệt chính sách của Trung-Sô, mà chỉ càn có ít nhiều điểm tán đồng đối với chủ trương lúc đó của Moscou hoặc Bắc Kinh mà thôi. Tỷ dụ như trong một giai đoạn, Nga sô nhận thấy rằng cần phải đề cao nguyên tắc hoà bình, hoặc phản đối nội chiến tại Trung Quốc, hay sự viện trợ Mỹ, thì lập tức các tổ chức trá hình được hướng thảo luận điều đó. Trung Sô vốn hiểu rằng tại các nước dân chủ Tây phương, nhà cầm quyền ít khi dám đi ngược lại dư luận, nên họ đã dùng mọi cách để ảnh hưởng vào dư luận!...Ta có thể lấy một tỷ dụ đề hiểu rõ kỹ thuật vận động dư luận của khối Sô viết: vụ CED (Uỷ ban phòng thủ Âu châu). Trong những năm đầu hậu chiến, để củng cố hàng ngũ của Tây phương, Mỹ và các nước dân chủ đã vận động thiết lập khối Phòng thủ chung của Tây Âu. Đó là một tổ chức mà điện Kremlin muốn tìm hết cách phá hoại. Song các nước Tây Âu đã cùng nhau ký kết bản thoả ước Paris. Muốn có hiệu lực, thoả ước đó cần phải đưa ra duyệt y trước Quốc hội Pháp. Theo lệnh của Kremlin, đảng cộng sản Pháp đã tận lực vận động để khiến cho thoả ước Paris bị bác bỏ. Một số báo chí được huy động đồng thanh cất tiếng chỉ trích. Một số nghiệp đoàn lên tiếng phản đối, đối với những bảo chí nào tỏ ý tán thành thoả ước Paris, viên chủ hút ngày ngày nhận được hàng tập thơ của các thứ độc giả, kỳ thực do bàn tay cộng sản bầy đặt xúi giục. Các thư đó đều phản đối, khẩn nài, hoặc doạ nạt! Trong thời gian tranh luận của Quốc hội, các nghị sĩ luân luôn nhận được những bức thư tương tự. Ngoài ra, đảng cộng sản còn tổ chức những phái đoàn dân chúng tới yết kiến từng nghị sĩ để thuyết phục hoặc uy hiếp. Trong vụ CED, các chuyên viên thống kê đã làm con toán, và kết luận rằng tổng số những thư từ (phản đối hoặc doạ nạt) lên tới 15.000.000 hức thư.
Vụ CED chứng tỏ rằng việc vận động hoặc lũng đoạn dư luận là một chiến thuật rất quan yếu của quốc tế vô sản... Đó không phải là một trường hợp lẻ loi, nó xảy ra thường xuyên và tại rất nhiều nước. Riêng về công tác tuyên truyền và lũng đoạn dư luận, các chuyên viên đã tính rằng mỗi năm, Moscou tiêu vào đó một ngân khoản chừng 2 tỷ Mỹ kim!
- Kỹ thuật xâm lăng gián tiếp: kỹ thuật này đã được thực hành tại khắp các nước Đông Au trong những năm đầu hậu chiến, và hiện đương áp dụng tại một vài nước Đông Nam Á. Nguyên tắc của quốc tế cộng sản là bao giờ cũng áp dụng trước tiên các biện pháp chính trị kinh tế để khuấy rối và lũng đoạn nội bộ của nước dịch. Khi nào tình thế chín mùi, họ mới dùng tới quân sự để lay trái chín rớt vào bị... Làm như thế, họ ít lớn kém, ăn chắc hơn, và đỡ bị rủi ro chiến tranh. Chỉ trừ khi nào không thể lũng đoạn bằng cách khác, họ mới dùng đến lực lượng quân sự để đánh mào đầu. Rồi lại dùng chính trị. Và sau đó, lại đến quân sự v.v... Họ đã áp dụng đúng lời nói của Clausewitz: "Sự ký kết hoà ước hoặc một thoả ước chỉ là một giai đoạn của chiến tranh".
Để hiểu rõ kỹ thuật xâm lăng gián tiếp, ta có thể lấy một tỷ dụ như Ba Lan. Khi Hồng quân đánh lui quân Đức và chiếm đóng Ba Lan, đảng cộng sản Ba Lan chỉ là một lực lượng yếu ớt so với các đảng khác như đảng Xã hội, đảng Nông dân, đảng Do Thái xã hội, để vỗ yên dư luận và lừa dối các đảng phái khác, điện Kremlin trước hết đưa ra đề nghị Chính phủ liên hiệp. Các đảng phái đã cùng với đảng cộng sản bắt tay nhau để chia ghể trong Chính phủ. Đảng cộng sản nắm giữ bộ nội vụ và tư pháp. Họ tìm cách kiểm soát các nghiệp đoàn cùng tổ chức công an. Khi tình thế đã khá vững, tới tháng 3-1948, điện Kremlin mời 16 lãnh tụ đối lặp của Ba Lan sang viếng Moscoua. Cả 16 vị đó đều bị cầm tù tại Moscou... Rồi họ tổ chức tuyển cử tại Ba Lan. Trong khi tuyên truyền tuyển cử, phe cộng sản tìm cách bắt giam các đại diện của đảng Nông dân, cùng hàng ngàn đảng viên Xã hội. Họ dùng võ lực thủ tiêu các phần tử đối lập. Sau đó, là một cuộc tuyển cử gian lận... Tới cuối tháng 12-1948, đảng cộng sản đã nắm được các cơ cấu chính quyền, và thành lập chế độ dân chủ nhân dân tại Ba Lan!
Các nước khácở Đông Âu cũng lần lượt đi theo một trình tự như trên. Tới ngày nay, tại Đông Nam Á, chủ trương của quốc tế cộng sản là thành lập những Chính phủ trung lập và liên hiệp như kiểu Lào. Đó cũng chỉ là sự tái diễn kỹ thuật xâm lăng gián tiếp 1.
o O o
Tới đây, sau khi trình bầy về các cuộc cách mạng cặn đại, cùng kiểm điểm về các quan niệm hành động, la liệu có thể kết luận như thế nào về đạo hay thuật hành động trong giai đoạn hiênn tại?... Vấn đề chính yếu ngày nay là hiểm hoạ xâm lăng của hàng ngũ Sô viết. Thiết tưởng chúng ta không thể nuôi một ảo tưởng gì về cuộc đấu tranh này. Nó hiện và sẽ còn là một cuộc "so gươrn khủng khiếp", như lời Henrich Heine đã tiên đoán từ 1842. Một trận so gươm khủng khiếp giữa những người còn muốn giữ tính chất người, và những đoàn người man rợ muốn dày xéo nhân tính! Nó sẽ khủng khiếp đến mực độ khiến "thần linh cũng phải che mặt thương hại cho con cháu loài người, thương cho thế gian phải chịu đầy ải lâu dài, và biết đâu chẳng thương cho cả số mệnh của chính thần linh nữa". Chúng ta lại càng không thể nuôi một ảo vọng gì, vì ngày nay, chỉ những kẻ tự bịt mắt mới không trông thấy rằng truyền thống giải phóng của chủ nghĩa mác xít đã chết từ lâu trong tâm não con người Bolsevich! Và ngày nay, đúng như lời Suzanne Labìn đã nói, tính chất của hàng ngũ Sô viết chỉ còn là một vụ "âm mưu khổng lồ để tiến tới một chế độ cực quyền độc khối".
Cho nên, thiển nghĩ không thể kết luận tập sách này bằng cách nào khác. Trên quan niệm hành động, thể giới tự do, cùng những lớp người có khát vọng tự do, sẽ bắt buộc phải áp dụng ngay những phương châm hành động của người Bolsevich để trả đũa lại những đợt tấn còng của chúng... Và đây chỉ là một trưởng hợp tự vệ chính đáng.
Sài gòn, mùa mưa 1962
Nghiêm Xuân Hồng
--------------------------------
1 Ngay từ năm 1954, trong khi Nehru còn quá tin tưởng ở sức quyến rũ cá nhân của mình đối với các lãnh tụ Trung cộng và cổ xuý chính sách trung lập, nhóm Quan điểm trên mặt tờ báo "Tiếng miền Nam", đã nhiều lần tố cáo chính sách trung lập như cái bẫy chiến lược của quốc tế cộng sản.
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động