Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ký Ức Vụn 2
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vẩn Vơ Phố Cổ
M
ình có mười năm sống ở phố cổ Hà Nội. Nhà mình ở phố Lò Sũ, con phố chỉ chừng vài trăm mét, từ đó ra hồ Hoàn Kiếm cũng chỉ vài trăm mét. Sáng nào mình cũng chạy ba vòng quanh Bờ Hồ rồi lững thững vòng quanh các phố quanh đây hưởng cái tinh mơ Hà Thành hoặc đi bộ chừng vài trăm mét đến phố Lý Quốc Sư rủ Lê Thiết Cương đi ăn phở, ở đấy có quán phở ngon nổi tiếng. Xong lại đi bộ chừng vài trăm mét nữa đến phố Nhà Chung rủ Nguyễn Việt Hà ra góc sân Nhà Thờ Lớn uống cà phê tán phét. Phố cổ Hà Nội như một ngôi làng cổ, nhà này đến nhà kia chỉ cần đi bộ, xa lắm cũng chỉ một cuốc xích lô.
Đôi khi mình cùng Phạm Xuân Nguyên đi bộ đến Cà phê Lâm phố Nguyễn Hữu Huân, quán cà phê nổi tiếng Hà Thành ngày xưa, nơi danh sĩ Bắc Hà vẫn thường tụ bạ. Cà phê Lâm bây giờ vẫn ngon, cái ngon xưa cũ, ai sành cà phê mới thấm. Mình chẳng sành cà phê, ngồi ở đấy chỉ để nhớ ngày xưa Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên... đã từng ngồi ở đấy.
Vào quán cà phê Lâm không phải để nói, một người một ly cà phê phin, một điếu thuốc cứ thế mà trầm ngâm, chẳng ai nói với ai. Từ nhà mình đến cà phê Lâm chỉ vài trăm mét, hầu như ngày nào mình cũng đến cà phê Lâm ngồi một mình cả tiếng đồng hồ, chỉ ngồi im thế thôi, chẳng nghĩ ngợi gì. Ấy là cái thú của những ai có tâm trạng như Thi Hoàng: “Có những buổi chiều không biết cất vào đâu”.
Có lần mình gặp Trịnh Công Sơn ở đấy, anh cũng cà phê một mình. Anh nói mỗi lần ra Hà Nội dù bận rộn thế nào mình cũng tới cà phê Lâm, chỉ đến một mình không cùng ai. Không phải để nhớ các danh sĩ Bắc Hà như Lập, chủ yếu để hưởng cái thú trầm ngâm của dân phố cổ Hà Thành.
Bây giờ mình mới để ý nhiều đến những gì gọi là cá tính dân phố cổ, ấy là tĩnh, thong thả và trầm ngâm. Dân phố cổ vốn là dân Kẻ Chợ xưa, ra mặt ngoài xởi lởi ồn ào, chạy ngược ngước xuôi, nói năng bặm trợn, khi thu vào phía trong ngõ phố người ta thèm biết bao nhiêu cái tĩnh cái thong thả, và trầm ngâm cũng từ nỗi thèm khát ấy mà ra.
Mình đọc được một tài liệu nào đó nói rằng kiến trúc phố cổ bắt đầu từ kiến trúc ba gian, bố trí thành nhiều lớp cách nhau bằng một sân nhỏ. Khi con cái lớn lên, ngôi nhà ấy phát triển theo chiều cao và chiều sâu, có nhà sâu tới hàng trăm mét. Sau này các ngôi nhà lớn ấy trở thành một xóm dân cư, mỗi ngõ là một xóm. Cái xóm thiếu sáng thiếu khí ấy tuồng như nằm dưới đáy cuộc sống, tĩnh lặng và bí mật. Cái sân nhỏ xưa trở thành giếng trời, dân trong xóm chung nhau cái giếng ấy như ở thôn quê chung nhau cái giếng làng vậy. Ấy là nơi giao tiếp của cả xóm, rồi ai nấy thu về góc riêng nhà mình, tĩnh lặng và bí mật.
Phố cổ Hà Thành mặt ngoài là phố thị, mặt trong là làng quê. Vào ngõ thấy yên tĩnh lạ thường, ai nấy khép kín trong ngôi nhà nhỏ của mình, đi nhẹ nói khẽ. Người trong xóm ít ai nói chuyện ồn ào, chào nhau bằng nụ cười bằng mắt, thế là quá đủ. Ở phố cổ nhiều xóm không có ngõ. Muốn vào nhà phía trong phải thông qua nhà ngoài. Khách khứa đi qua nhà ngoài cứ thế mà đi, khỏi cần chào hỏi. Người nhà cũng ít ai hỏi đi đâu đấy, vào đấy làm gì. Nếu khách đi qua nhà người ta cứ nhìn ngắm lung tung, chào hỏi linh tinh thế nào cũng bắt gặp cái nhìn khinh khỉnh khó chịu. Có lẽ những va chạm do chật chội, những giao tiếp nặng tính xã giao không thích hợp với văn hóa làng vốn là hồn cốt của phố cổ nên người phố ghét sự vồn vã đãi bôi dù hàng ngày họ phải dùng nó mỗi khi nháo ra mặt ngoài kiếm sống.
Tạo hóa đã cho phố cổ một khoảng lặng lớn ấy là Bờ Hồ. Dân phố cổ ra đấy để ngồi một mình ngắm mặt hồ phẳng lặng, chẳng ai ra đấy để tụm năm tụm ba nói chuyện ồn ào, cái đấy dành cho khách vãng lai. Nhiều người đi lại thong thả quanh hồ, chỉ đi một mình với vẻ trầm ngâm rất chi là dân phố cổ, ít ai cặp đôi cặp ba vừa đi vừa nói chuyện như khách vãng lai. Thế mới biết dân phố cổ thèm yên tĩnh biết nhường nào, thèm và sợ mất đi yên tĩnh và thong thả ngàn năm tạo hóa đã dành cho họ.
Cho nên nhiều khi mình cứ nghĩ vẩn vơ, rằng giá phố cổ Hà Thành không có ôtô xe máy, cả xe đạp xích lô cũng không, sự nháo nhác ồn ào người và xe chen chúc chẳng những chèn ép tâm tính phố cổ mà còn phá vỡ kiến trúc tĩnh ngàn năm ông bà mình để lại.
Mình cứ nghĩ vẩn vơ, rằng mình và hầu hết những ai bây giờ về phố cổ không phải muốn về nơi phố xá ồn ào mà muốn về ngôi làng - phố chợ, một siêu thị cổ xưa, ấm áp và thân thiện. Dân Việt cổ xưa đi chợ cũng là đi chơi, bán mua là phụ rong chơi là chính, vậy thì tại sao chính quyền lại đổ lên phố cổ trách nhiệm của một trung tâm thương mại?
Ép cũng chẳng được. Cùng với thời gian phố cổ đã dần tước bỏ tính thương mại để lấy lại vẻ đẹp văn hóa ngàn năm của nó. Hàng Than chẳng còn than, Hàng Tre chẳng còn tre, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Chai, Hàng Thùng... chẳng còn dấu vết hàng hóa mang tên chúng. Không bán mua không ra chợ nhưng mình cứ nghĩ vẩn vơ, rằng chợ Đồng Xuân chắc rồi cũng sẽ rũ bỏ nốt trách nhiệm thương mại để trở thành cái chợ làng cổ xưa, nơi người ta đi chợ như đi hội.
Ừ, mình cứ nghĩ vẩn vơ rằng bảo tồn phố cổ là trả về cái tĩnh cái thong thả cái trầm ngâm đất Thăng Long ngàn năm trước, bên một Hà Nội hiện đại ồn ào náo nhiệt và gấp gáp. Sao cho khi đã mệt mỏi với những ồn ào náo nhiệt của Hà Nội hiện đại, người ta có thể về với Thăng Long xưa, yên tĩnh và thong thả trên những nẻo đường thiêng, đất tiên tổ nghìn năm trước. Cho tất cả những ai chưa có điều kiện trở về ngôi làng cũ của mình để hưởng thụ cái tĩnh cái thong thả cái trầm ngâm ngàn vàng khôn chuộc, người ta có thể rảo bước về phố cổ.
Mình nghĩ vẩn vơ vậy đó, chẳng biết có đúng không?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ký Ức Vụn 2
Nguyễn Quang Lập
Ký Ức Vụn 2 - Nguyễn Quang Lập
https://isach.info/story.php?story=ky_uc_vun_2__nguyen_quang_lap