Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương Xxxii - Ta Phải Biết Sống Theo Ta
M
ột Cuộc Đàm Thoại - Bài Học Của Cổ Nhân
Mấy năm gần đây, một số cán bộ trẻ miền Nam lại thăm tôi. Họ đều là độc giả của tôi, biết tôi nhiều từ hồi tôi ủng hộ phong trào đòi viện Đại học Sài gòn dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, có người hoạt động cho kháng chiến ở thành, sau ngày 30-4-75 được chính quyền tin dùng làm chuyên viên: bác sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư v.v...
Người nào tới cũng hỏi tôi:
- Bác lúc này còn viết lách gì không?
Lần nào tôi cũng đáp:
- Dù không xuất bản được cũng phải viết. Vừa để đỡ buồn, vừa để học thêm. Mấy năm nay tôi chuyên nghiên cứu về triết gia Trung hoa thời Tiên Tần, đọc lại các kinh sách của Khổng, Mạnh, Lão, Trang, Tuân, Hàn... và kinh Dịch mà tôi cho là dung hòa được tư tưởng của Khổng, Lão tổng hợp nhân sinh quan của dân tộc Trung hoa cuối thời Chiến quốc, thời thịnh nhất của Trung triết.
Một lần, cuối năm ngoái, một bác sĩ trong nhóm đó, biết ít nhiều chữ Hán, hỏi tôi:
- Bác thấy tư tưởng của các triết gia đó nay còn dùng được không?
Tôi đáp:
- Vẫn còn nhiều điều dùng được. Tri thức của ta hơn cổ nhân nhiều. Một em mười tuổi bây giờ cũng biết về vũ trụ, thế giới, vạn vật, kĩ thuật... nhiều gấp mấy Khổng, Lão, nhưng về đạo đức chúng ta không hơn cổ nhân, về phép xử thế chúng ta vẫn còn phải học cái khôn của cổ nhân. Ngay về chính trị cũng vậy nữa. Có những chân lí thời nào cũng đúng, cồ nhân đã do kinh nghiệm mà tìm ra được, truyền lại cho ta trong kinh sách đấy, chúng ta đọc cả rồi đấy, nhưng quên đi, hoặc nhớ mà không theo, nên phải thất bại. Tôi nghĩ tri thức rất dễ truyền: các định lí toán, các luật vật lí học một lần là nhớ và áp dụng được ngay; còn cái khôn của cổ nhân thì cơ hồ không thể truyền được, đích thân chúng ta phải từng trải rồi mới hiểu được, nhớ được bài học của cổ nhân. Mỗi người đều phải "sống" cuộc đời của mình, mỗi thế hệ đều phải sống cuộc sống của nó, sống từ đầu, có kinh nghiệm rồi mới rút ra được một nhân sinh quan, gần như tự tìm lấy hết, không nhờ được cổ nhân chút gì cả. Cho nên thời nào cũng có rất nhiều lầm lẫn...
Tôi lấy một thí dụ: mấy năm nay đại đa số các trí thức Bắc, Nam, già trẻ mà tôi được gặp thường phàn nàn về chính sách "hồng và chuyên" của chính phủ. Đảng coi trọng những cán bộ có tư tưởng cách mạng, có công lao với cách mạng hơn những chuyên viên, dù những cán bộ đó không có học cũng chỉ huy những chuyên viên hiểu biết về ngành gấp mười họ. Ta thấy nhiều trường hợp ông chánh chỉ có tiểu học ra lệnh cho ông phó có bằng phó tiến sĩ, xen vào công việc chuyên môn của ông phó, nhất là lại có thái độ kì thị ông phó, vì biết rằng ông phó giỏi hơn mình, rồi do tự ti mặc cảm mà sinh ra hống hách, ngăn cản công việc của ông phó. Chính sách đó có hại cho việc kiến thiết; chính vì nó mà hầu hết các chuyên viên ở Nam rất có khả năng, rất có nhiệt tâm phục vụ mà không được chính quyền dùng; một số rất ít được dùng thì lại bị chèn ép: chẳng hạn một thạc sĩ giáo sư Đại học y khoa, rất nổi tiếng về giải phẫu, phải chịu tùy thuộc một học trò của mình, chỉ vì cậu này đã "nằm vùng", được chính phủ cho là "hồng", tin dùng; giáo sư đó bảo sẽ giải phẫu cho một bệnh nhân nào đó vào ngày nào, giờ nào; học trò của ông ta gạt đi, định cho một ngày khác; ông ta bực mình đáp: "Tùy ý đồng chí' và ít tháng sau ông vượt biên với cả gia đình. Hiện ông ở Mĩ.
Chính Lénine đã nói: "Phải trọng chuyên viên như con người của ta" vì trong thời kiến thiết, chuyên viên mới là cần nhất; tuy thuộc nhiều kinh điển của Marx, tuy lập trường chính trị rất đúng mà không biết nghề thì cũng không làm được việc.
Người ta không theo Lénine là tại sao? Tại người ta tin như Hồng vệ quân Trung hoa rằng một cái đập xây không đúng phép, sắp vỡ, đương nứt nẻ, muốn rã, chỉ cần mở "cuốn sách đỏ", tụng những lời của Mao Trạch Đông là làm cho đập vững lại (vụ đó đã được quay phim ở đâu đó chắc để chê cách mạng Văn hóa của Mao) hay tại người ta muốn thưởng những người có công lớn trong thời kháng chiến nên giao phó những chức vụ cao cho họ?
Khổng Tử trong thiên Tiên tiến, bài 24 (Luận ngữ) đã cảnh cáo chúng ta rồi. Tử Lộ, học trò của ông, làm gia thần họ Quí, tiến cử Tử Cao làm quan tể đất Phí. Khổng Tử trách: "Như vậy là làm hại con người ta" (vì Tử Cao chưa được học bao nhiêu). Tử Lộ đáp: "Làm chức tể thì có nhân dân để trị, có thần xã tắc (đất đai, mùa màng) để thờ (thế là học), hà tất phải học sách rồi mới gọi là có học?" Khổng Tử mắng: "Vì thế mà ta ghét những lời lợi khẩu" (cưỡng lí để tự biện hộ).
Không học về canh nông mà làm viện trưởng viện nghiên cứu canh nông, không biết gì về hành chánh mà làm tỉnh trưởng. Sao không thẹn với Đông Đức: sau thế chiến, một đảng viên có công lớn được mời làm thứ trưởng, ông ta từ chối, xin được học thêm ít năm ớ đại học đã.
Kinh Dịch, quẻ Sư, hào 6 cũng đã khuyên ta khi chiến thắng rồi, luận công mà khen thưởng thì kẻ ít học, dân thường tuy có tài chiến đấu, lập được công, cũng chỉ nên thưởng tiền bạc thôi, không nên phong đất cho để cai trị, vì công việc kiến thiết quốc gia phải là người có tài, có đức mới gánh nổi.
Lẽ đó rất tự nhiên, từ xưa nước nào cũng theo, như đời Trần nước ta, các tướng có công, được phong đất, phong tước, mà việc nước thì giao cho các người có học. Nước Anh sau mấy năm thế chiến rồi cũng chỉ thưởng tiền cho các danh tướng; chẳng những vậy, năm 1945, khi chiến tranh chấm dứt, họ thay cả viên Thủ tướng, cho Churchill về vườn, mặc dầu ông có công nhất trong việc cứu quốc, diệt Đức; như vậy chỉ vì chính sách thời bình khác thời chiến, nên phải dùng người khác.
Chính vì không phân biệt chính sách thời bình và thời chiến mà sau khi hòa bình trở lại - ở Bắc năm 1954, ở Nam năm 1975 - Đảng cho địa phương tự trị như trong thời chiến, và lại dùng những người thời chiến để cai trị trong thời bình; do đó gây nhiều cái tệ mà tệ lớn nhất là cán nặng hơn gáo: mỗi tỉnh là một tiểu quốc, bất chấp cả trung ương, thậm chí một nhân viên rất nhỏ kiểm soát xe hàng, làm bậy, không theo quyết nghị trung ương, bảo hành khách: "Tôi ở địa phương chỉ biết lệnh địa phương, bà con biết lệnh trung ương thì cứ gởi đơn thưa trung ương".
Như vậy là tiểu nhân tha hồ hoành hành, muốn tịch thu gì của hành khách cũng được, không ai răn đe họ khi họ mới mắc tội nhỏ, không ai chế ngự họ khi họ mới ló mòi, lâu rồi thành loạn. Tệ đó, quẽ Phệ hạp và quẻ Cấu trong kinh Dịch đều đã cảnh cáo nhà cầm quyền từ ba ngàn năm trước rồi. ớ nước ta ngày nay, chính quyền có cương quyết thay hết các ông hồng mà không chuyên đi (1) thì lấy người đâu để làm việc, và cái phe hồng mà không chuyên đó, bị mất quyền lợi, tất cấu kết nhau, đâu để yên cho chính quyền. Cái hại đó, tôi e một thế hệ nữa chưa hết được.
° °
°
Trong việc trị dân, người nào có quyền vị thì phải có trách nhiệm. Qui tắc đó rất sơ đẳng, bọn Pháp gia - như Thương Ưởng, Hàn Phi - đều nhắc tới nhiều lần. Mà đạo Nho thời nào cũng chủ trương rằng dân mắc tội là lỗi ớ tại người trên; người trên mắc tội thì chỉ người trên chịu, dân không liên can gì tới. Trách nhiệm của người cai trị thật minh bạch; muốn vậy quyền của người trên cũng phải rõ rệt, chỉ người nào có trách nhiệm mới có quyền quyết đoán, mưu việc. Thiên Thái Bá, bài 14 (Luận ngữ) Khổng Tử bảo: "Không ở chức vị nào thì đừng mưu tính việc của chức vị đó", như vậy đề định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi người.
Chúng ta ngày nay theo chính sách "cai trị tập thể", mỗi khi quyết định một việc gì, bất kì lớn nhỏ, cung tập họp cả mấy chục đồng chí của nhiều cơ quan để thảo luận ở hội trường của tỉnh, huyện, hội trường nào cũng đồ sộ, xây cất rất tốn kém. Mỗi cơ quan lại có một hội trường riêng, nhỏ, họp hằng tuần về những vấn đề nội bộ. Quyết định tập thể có điểm tốt là biết được ý kiến nhiều người, tránh nạn độc đoán, nhưng hội họp nhiều quá, tới nỗi mỗi tuần, nhân viên phải đi họp ba bốn buổi tối, lần nào cũng kéo dài hai ba giờ mà chẳng giải quyết được gì - vì càng nhiều ý kiến lại càng khó quyết định - thì mất thì giờ vô ích, ai cũng ngán. Tai hại nhất là công việc bê trễ, không ai dám lãnh trách nhiệm, trút trách nhiệm cả cho tập đoàn, mà tập đoàn làm chủ tức là không ai làm chủ hết.
Tôi có lần là nạn nhân của chính sách đó. Tôi muốn về Long xuyên nghỉ khá lâu, xin ủy ban nhân dân phường cho phép tôi chở về Long xuyên ít bàn ghế, một số sách và ít đồ cần dùng. Phường không dám cho phép, bảo tôi xin phép công an, công an cũng không dám cho phép, bảo tôi trở lại phường; tôi dĩ nhiên không chịu làm trái banh để hai cơ quan đó tung cho nhau, bảo công an bàn tính với phường rồi trả lời cho tôi. Họ bàn tính với nhau không biết mấy lần, cứ hẹn lần, bắt tôi đi đi về về tám lần, không cơ quan nào chịu nhận trách nhiệm kí một giấy phép rất tầm thường như vậy. Tôi nổi dóa, đòi gặp chủ tịch ủy ban nhân dân phường, họ bảo ông đi vắng - ông này còn khó gặp mặt hơn thiên tử thời xưa, không bao giờ tôi thấy mặt ông cả - sau cùng tôi bảo sẽ khiếu nại lên bí thư thành ủy, lúc đó họ mới chịu cho phép. Thật là tốn biết bao thì giờ cho tôi và cho cả họ. Ai cũng phàn nàn trong chế độ này, nhân viên nào cũng sợ lãnh trách nhiệm mà quyền hành thì rất lớn.
° °
°
Chương 30 - 31 Đạo đức kinh, Lão Tử khuyên kẻ dùng binh khi đạt được mục đích thì thôi, đừng ỷ mạnh, tự phụ, khoe công; thắng cũng không cho là hay, nếu cho là hay thì tức là thích giết người. Tổ tiên ta đã theo đúng lời đó. Lê Lợi sau khi thắng quân Minh, Quang Trung sau khi thắng quân Thanh, đều khiêm nhu, mềm dẻo với Trung hoa.
Mustapha Kémal sau khi thắng quân Hi lạp ở Dumulu Punar, bắt được hai tướng Hi lạp là Tricopis và Dionys, tiếp đãi họ rất nhã nhặn trong lều của ông, mời họ giải khát rồi cùng nhau phê bình chiến lược của hai bên, làm cho họ phải khâm phục. (Chính phủ mình có lẽ không ai nhớ bài học của Lê Lợi và Quang Trung, và tướng Trần văn Trà chắc chắn không được đọc tiểu sử của Mustapha Kémal. Giá tướng Trà khi vào dinh Độc lập cũng nhã nhặn với tướng Dương văn Minh như Kémal và nếu chính phủ mình sau khi nhận được lời khen của thế giới, chỉ nhã nhặn tuyên bố rằng dân tộc Việt Nam bất đắc dĩ phải giành lại độc lập và sở dĩ thành công là nhờ chính nghĩa, chịu kiên nhẫn và được các nước anh em ủng hộ; bây giờ đây sau ba chục năm chiến tranh chúng tôi xóa hết các hận thù, chỉ muốn yên ổn kiến thiết và rất mong được sự giúp đỡ của tất cả các nước, cộng sản cũng như tư bản; nếu có thái độ như vậy, đừng ham làm chủ bán đảo Đông dương ngay thì tôi chắc chúng ta không phải chịu chiến tranh thứ ba chưa biết sẽ kéo dài tới bao giờ nữa. Chúng ta đang bị sa lầy ở Cao miên, cầm chân ở Bắc Việt, đương mất máu lần, Nga tiếp máu cho được bao lâu và với điều kiện nào? Thế là mới thoát được ách Mĩ thì đã bị ngay nạn Trung hoa, Việt nam trước là nơi tranh chấp của Trung hoa và Mĩ, nay thành nơi tranh chấp của Nga và Trung hoa.
° °
°
Kinh Dịch, quẻ Giải khuyên khi hoạn đã giải được rồi, chiến tranh đã hết, dân chỉ mong an cư lạc nghiệp, người trị dân nên có chính sách khoan đại, giản dị; tuy phải trừ những cái tệ cũ, nhưng chỉ nên sửa cho sự bình trị được lâu dài thôi, không nên xáo động nhiều quá, nhất là nên làm cho mau xong, đừng đa sự.
Quẻ Cách lại khuyên thay cũ đổi mới là một việc khó, ngược với thói thủ cựu của con người, cho nên muốn có kết quả thì sự cải cách phải hợp thời, phải sáng suốt, soi xét rạch ròi, thận trọng, tính toán kĩ, làm sao thỏa thuận được với lòng người, đừng nóng nảy; và cải cách tới một mức nào đó thì nên ngừng lại, đừng cầu được hoàn toàn thì mới khỏi thất bại.
Giá chính phủ biết khoan dung lại biết giản dị, không cải cách gấp mà tiến hành từ từ thì có thể 90% miền Nam đoàn kết với chính quyền mà sự cải cách tiến được đều đều, vững, không phải sửa sai, thụt lùi mấy lần, mà cũng không có sự tan rã, hỗn loạn trong xã hội như hiện nay.
Mấy ngày đầu tháng 5-1975, người Nam nào cũng phục tinh thần kỉ luật của quân đội giải phóng và chính sách khoan hồng của chính phủ. Tuyệt nhiên không có cuộc "tắm máu" hồi tết Mậu Thân ở Huế như nhiều người lo ngại, mà cũng không có vụ trả thù cá nhân nào. Nhưng chẳng bao lâu, thái độ khinh bỉ, căm thù lần lần xuất hiện. Người ta coi đồng bào trong này đều là ngụy hết, người ta mưu mô tước đoạt tài sản của ngụy, bắt ngụy đi kinh tế mới để cướp nhà của ngụy. Tại giữa chợ Trương Minh Giảng, một chị cán bộ ở Hà nội vô, nói với bạn cũng cán bộ ở Bắc vô sau: "Chị đừng lo, tụi nó sẽ bị đuổi đi kinh tế mới hết, lúc đó chúng ta sẽ có nhà rộng để ở".
Tinh thần chia rẽ, thù oán từ đó phát sinh và mỗi ngày hố giữa Nam Bắc mỗi sâu thêm.
Rồi chính sách bắt ngụy quân, ngụy quyền đi cải tạo nữa. Mới đầu người ta bảo mỗi người mang theo quần áo, thức ăn, tiền nong dủ cho 15 ngày, nên ai cũng tưởng chỉ độ 15 ngày là về, trong 15 ngày đó chính quyền sẽ chỉ bảo, dẫn dắt cho hiểu đường lối của chính phủ, lối sống mới và diệt những thói quen tật cũ đi; như vậy là điều rất tốt, và ai cũng hăng hái xách khăn gói lên đường cải tạo. Hết nửa tháng rồi hai ba tháng. rồi nửa năm vẫn chưa được về, lúc đó người ta mới hiểu rằng phải cải tạo cho tới khi nào thấy cải tạo hoàn toàn rồi thì mới được về. Và khi nào xong thì không biết. Tới nay (1981), đã 6 năm, vẫn còn nhiều người chưa được về. Có thể bị cải tạo 10 năm như ở Nga chăng? Người ta quên bài học của tổ tiên: vua Trần Nhân Tôn sau khi thắng được quân Nguyên, bắt được tráp thư từ vãng lai với giặc của mấy ngàn người, không thèm coi, đốt đi hết, nhờ vậy mà đoàn kết được toàn dân.
Đọc cuốn J'ai choisi la liberté (đã dẫn), nhất là bộ L'archipel du Goulag của Soljenytsine (gồm 4 cuốn, 2 cuốn đầu đã dịch ra tiếng Pháp và in ở Paris trước 1975), chúng ta phải nhận rằng chính sách của ta không quá tàn nhẫn như chính sách của Nga. Một số trại của mình có chính sách nhân đạo nữa: ăn uống tuy thiếu thốn, nhưng được gia đình tiếp té đều đều, nên người học tập không xuống cân, tinh thần tốt, được lao động vừa sức, được đọc sách báo... Nhưng có nhiều trại rất khắc nghiệt. Một thiếu phụ sau máy năm xa cách, được đi thăm chồng tại một trại miền bắc Trung Việt, khi gặp chồng, không nhận ra được nữa, tưởng là người khác, mãi đến khi chồng cất tiếng hỏi, mới hết nghi ngờ. Chồng cô ta đã thay đổi hẳn từ thể xác tới tinh thần, mất mấy chục kí lô. đi không vững, hốc hác, chậm chạp, gần như một cái xác không hồn, lầm lì, hỏi mới đáp, không còn tình cảm, không suy nghĩ, không nhớ gì cả. sống mà như chết rồi.
Đi cả ngàn cây số mới tới trại mà chỉ được gặp mặt chồng có nửa giờ, lại không được khóc, nếu khóc thì bị đuổi ra liền. Hết nửa giờ, vợ chồng chia tay nhau, vợ nhìn theo chồng đẩy chiếc xe chở đồ tiếp tế về chỗ giam; khi chồng khuất bóng rồi, cô ta gục đầu xuống bàn mà khóc, khóc không biết bao lâu, hết nước mắt mới đứng dậy, loạng choạng ra khỏi trại.
Có trại gọi là "trại bò", không phải để nhốt bò mà để nhốt những ngụy quân ngụy quyền cao cấp; phòng giam họ chỉ có một cái cửa cao độ một thước, muốn vô thì phải bò.
Lối trừng trị như vậy tôi cho là vô ích, không "cải tạo" được con người. Tôi đã nói ở một chương trên, đại đa số những ngụy quân ngụy quyền ở trong nước không có tội gì cả, ngoài cái tội sống ở miền Nam, dưới chế độ Mĩ, Thiệu thì phải theo luật Mĩ, Thiệu; nhưng ngay cả những kẻ có tội đi nữa, nặng thì giết họ đi, nhẹ thì cứ dĩ trực báo oán, như vậy càng dễ cải hóa họ hơn, cần gì phải hành hạ như vậy; dĩ oán báo oán, oán bao giờ mới hết được? Đã hành hạ họ lại không cho con họ vô Đại học mặc dầu học giỏi. Người ta chê bài học của Khổng Tử: Thiên Ung Dã, bài 4 ông bảo cha Nhiễm Hữu (Trọng Cung) là người ác, nhưng Nhiễm Hữu là người hiền thì cũng dùng.
Làm cho người dân tưởng rằng chỉ phải đi cải tạo nửa tháng mà rốt cuộc là phải đi 5-6 năm, có thể là 10 năm; bảo là cho họ đi học tập, cải tạo tinh thần mà sự thật để hành hạ, để trả thù, như vậy làm sao dân tin được chính quyền? Lệnh trung ương ban hành, địa phương không theo, làm ngược hẳn lại; lương hưu trí không phát, tiền tiết kiệm gởi ngân hàng không cho rút ra mà không thẳng thắn cho họ biết lí do, cứ làm thinh để dân chờ hết ngày này qua năm khác, chờ chán thì tuyệt vọng, thôi không đòi hỏi nữa; cho người ta đăng kí vượt biên bán chính thức, thu của mỗi người bao nhiêu lượng vàng, rồi bỗng nhiên ngưng lại hết mà không trả lại đủ vàng cho người ta; thâu thuế của người ta và cho phép bán ở chợ trời rồi đột nhiên bao vây cả một khu, tịch thu hết hàng hóa; khi chưa nắm chính quyền thì hứa sẽ bỏ hết các thuế chợ, chia đất cho dân cày; nắm chính quyền được ít lâu thì thuế chợ còn nặng hơn trước, mới chia đất cho dân thì đã bắt dân vào hợp tác xã nông nghiệp, bỏ quyền làm chủ miếng đất của họ mà làm chủ tập thể; tuyên bố với quốc dân và thế giới rằng miền Nam theo chế độ dân chủ, trung lập, rồi một năm sau đã thống nhất quốc gia, hủy bỏ chế độ đó, bắt miền Nam theo xã hội chủ nghĩa như miền Bắc; báo chí, các đài phát thanh chỉ thông tin một chiều, không cho dân biết sự thực, đến nỗi chính những cán bộ ở bưng về cũng phàn nàn rằng báo chí nói láo hết, như vậy dân làm sao tin chính quyền được.
Mở bộ Luận ngữ ra sẽ thấy cả chục bài khuyên nhà cầm quyền giữ chữ tín với dân, đặc biệt là bài 7 thiên Nhan Uyên:
"Tử Cống, một môn đệ của Khổng Tử, hỏi về phép trị dân. Khổng Tử đáp: "Lương thực cho đủ, binh bị cho đủ, dân tin chính quyền". Tử Cống lại hỏi: "Trong ba điều đó, nếu bất đắc dĩ phải bỏ một thì bỏ điều nào trước?" Đáp: "Bỏ binh bị". Tử Cống lại hỏi: "Trong hai điều còn lại, bất đắc dĩ phải bỏ một nữa thì bỏ điều nào trước?" Đáp: "Bỏ lương thực. Từ xưa vẫn có người chết, nếu dân không tin chính quyền thì chính quyền phải đổ" (dân vô tín, bất lập).
Một số học giả phương Tây như linh mục Cras nhận rằng không có học thuyết nào trọng đức thành tín bằng đạo Nho, mà đức đó thời nay bị người ta coi rẻ nhất. Ở thời Khổng Tử, chính quyền nào không được dân tin thì chính quyền đó phải đổ. Vì dân có thể nổi loạn, lật đổ vua, hoặc kéo nhau qua nước khác ở, tìm một ông vua khác để thờ. Ở thời đại chúng ta, khoa học đã tặng nhà cầm quyền những phương tiện cực kì hữu hiệu để đàn áp dân chúng; họ lại nắm sự phân phối thực phẩm, có những thuật mềm nắn dắn buông, vuốt ve dân chúng, cho nên một chế độ độc tài không bao giờ sụp đổ vì chính sách tàn bạo của nó; nếu một nhóm người cầm quyền biết đoàn kết với nhau, quyết tâm bắt dân theo đường lối của họ thì dân phải răm rắp cúi đầu tuân lệnh. Nhưng khi dân thấy chế độ độc tài không đem lại cho họ được một cái lợi gì thì họ phản kháng một cách tiêu cực, tà tà, lè phè, không hăng hái làm việc - chính quyền mình ba năm nay chống tiêu cực mà chẳng có kết quả gì cả - và khi chính quyền thấy chính sách độc tài không có lợi cả cho chính quyền nữa thì tất phải thay đổi chính sách.
Lúc này ai cũng thấy trong thành phần nòng cốt của chế độ, tức đảng viên, quân nhân, nhất là công an, đã chán nản, sa đọa rồi. Ở Long xuyên năm ngoái đã xảy ra một vụ: một anh bộ đội và một anh công an gây nhau ở khu chợ, hằm hè rút súng ra tính hạ nhau. Sau anh bộ đội hỏi anh công an: "Lương anh bao nhiêu một tháng mà anh hút thuốc thơm 2 đồng một điếu? Cứ lục túi các anh công an thì không anh nào không có một gói thuốc thơm. Các anh lấy tiền đâu mà mua?" Anh công an không đáp được, tẽn, bỏ đi.
Đã có nhiều tin quân đội dùng tàu, xe nhà binh chở đồ lậu ở Miên về bán tại các tỉnh gần biên giới. Lại có tin công an ôm vàng và súng ống, dùng tàu chính phủ vượt biên. Tới mức đớ thì thế nào cũng phải thay đổi, ngay đồng bào miền Bắc cũng mong mỏi sự thay đổi từ mấy năm nay rồi, vì ngoài đó cũng trụy lạc không kém trong này. Cứ coi mục "ý kiến bạn đọc" trên tờ Nhân dân thì biết.
° °
°
Kinh Dịch đã xét trường hợp phải làm cách mạng (như trên tôi đã nói), lại xét cả trường hợp trừ bỏ sự li tán mà đoàn kết lại (quẻ Hoán), muốn vậy phải bỏ tinh thần bè phái, nếu cần thì giải tán bè phái, để tập hợp quốc dân mà lo việc nước, tức giải tán cái nhỏ để gom cái lớn lại. Việc đó chính phủ cách mạng đã có một lần làm rồi (năm 1946). Hễ thành tâm thì có kết quả. Nhất là phải thay đổi chính sách kinh tế, bớt thuế má đi, phải cho dân có lợi thì dân mới hăng hái sản xuất.
Từ văn minh nông nghiệp chuyền qua vãn minh cơ giới, kĩ thuật, sự phát triển kinh tế đòi hỏi rất nhiều vốn. Vì cần nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, máy mổc mà máy móc phải cải thiện hoài, thay đổi hoài. Bọn tư bản phương Tây đầu thế kỉ trước bóc lột công nhân tàn nhẫn, vô nhân đạo, bỉ ổi; nhưng chúng ta phải nhận rằng chúng bóc lột như vậy một phần nhỏ để gia đình chúng hưởng, một phần lớn để gây vốn, mua thêm máy móc, xây dựng thêm nhà máy, cải thiện phương tiện vận tải giao thông... nhờ vậy kinh tế mới phát triền được.
Ngày nay các nước lạc hậu, nghèo như nước ta mà muốn xây dựng một cơ sở kĩ nghệ gần như bắt đầu từ số không thì dù được nước bạn viện trợ, hoặc tư bản nước ngoài đầu tư, cũng phải dùng cách đó của tư bản, bắt dân chúng làm việc nhiều, tiêu pha ít, ăn lương ít để tạo một số vốn cho quốc gia, nói trắng ra là phải bóc lột lao động, chỉ khác là chính quyền chứ không phải cá nhân bóc lột, mà chính quyền có quyền gấp ngàn cá nhân, tha hồ bóc lột mà không cho dân phản kháng, lấy lẽ rằng bóc lột để xây dựng tương lai cho quốc gia, cho các thế hệ sau, chứ không để cho một giai cấp nào hưởng.
Tuy nhiên, muốn cho dân chúng chấp nhận chính sách khắc khổ đó thì trong xã hội:
- phải có sự công bằng: từ trên xuống dưới đều chịu khắc khổ chung; ngay những bà già vô học ở Nam cũng bảo: nếu cán bộ giữ chính sách "ba cùng" - cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân, như trong hồi chiến tranh thì bảo gì mà dân không vui vé làm?.
- phải cớ sự quản lí chặt chẽ, không dung túng sự phung phí, gian tham;
- phải trọng những nhu cầu tối thiểu của dân, đừng làm trái hẳn với bản tính con người, nghĩa là phải cho dân đủ ăn, đủ mặc, có chút tiêu khiển, có chút lợi, có chút của riêng thì dân mới đủ sức mà làm việc, có chút hứng thú để tăng năng suất lên.
Không thể tặng cho người ta mĩ hiệu là "chiến sĩ xây dựng xã hội chủ nghĩa", ngày đêm hô hào người ta "hi sinh cho đời con cháu được sung sưđng" để bắt người ta sống cực khổ suốt đời, đời này qua đời khác được; vì nghĩ cho cùng khuyên người ta hi sinh cho đời con cháu thì có khác gì các cụ hồi xưa khuyên ăn hiền ở lành để phúc cho con; có khác gì các tôn giáo Ki Tô, Hồi Hồi, Phật khuyên tín đồ chịu cực trong cõi trần này đề chết đi được lên thiên đường hoặc cõi niết bàn không?
Bạn bác sĩ ấy chăm chú nghe tôi nói non một giờ, khi về bảo tôi: "Cháu xin phép bác được thỉnh thoảng lại học bác nữa".
Hôm nay để ghi lại cuộc đàm thoại, tôi sắp đặt lại qua loa, dẫn thêm vàị đoạn trong kinh sách và thêm một vài ý (như quẻ Hoán) còn đại cương thì giữ đúng.
Nhưng ghi xong rồi, tôi nghĩ lại mà tự trách mình hôm đó đã nói nhiều quá, quên mất lời cổ nhân: "Không cùng đạo với nhau thì làm sao có thể nói chuyện với nhau được?"
° °
°
Mình Theo Cả Những Lầm Lẫn Của Người
So sánh những nhận xét của tôi ở trên với những điều tôi đã được đọc trong mươi cuốn về đời sống ở Nga sô, Trung cộng, tôi thấy chính sách của mình y hệt chính sách của hai nước đàn anh đó, những lầm lẫn của mình chính là những lầm lẫn của họ.
Năm 1947, sau 30 năm cách mạng dân Nga cũng bị nhồi sọ như dân mình; xã hội họ cũng có những sự bất công, những kẻ "phe phẩy", những chợ trời, những nhà tập thể dơ dáy như dân mình; cũng cớ nạn mua chợ đen vé coi hát, cũng cấm dân tiếp xúc riêng với người ngoại quốc (2); cũng có nạn bè phái như mình; cũng có lệ muốn thưởng một cán bộ thì cho thêm một số tiền bỏ vào bao thư riêng; các ông lớn của họ cũng cách biệt quần chúng như ở nước mình; những kẻ gian trá cũng có thể lén lút làm mọi cái xấu xa, miển là đừng chống chính quyền; người Nga nào cũng có hai mặt, ớ nhà thì khác, ra ngoài thì khác như mình.
Họ cũng trọng hồng hơn chuyên, cũng thay đổi chủ trương, chương tnnh liền liền, thợ họ cũng không đủ ăn, công việc gì cũng không chạy; cán bộ của họ cũng sợ trách nhiệm như cán bộ của mình; chính sách cải tạo còn tàn nhẫn hơn chính sách của mình; sự tổ chức bầu cử y như mình, v.v...
Họ có thời "băng rã" (dégel) rồi băng lại đóng lại (gel); Trung hoa cũng có thời "trăm hoa đua nở" rồi mấy tháng sau, trăm hoa lại bị cấm nở; trăm hoa của mình cũng đua nở sau Trung hoa ít tháng, và cũng bị cấm nở sau họ ít tháng. Năm 1966 mình khôn hơn Trung hoa là không làm cách mạng văn hóa, nhưng năm 1978 mình cũng đã chuẩn bị kĩ để phát động một cuộc cách mạng văn hóa như họ, tính đốt hết các sách báo ở miền Nam, chỉ giữ lại những sách dạy nghề và khoa học tự nhiên, y như Tần Thủy Hoàng chỉ cho giữ những sách thuốc, sách nông nghiệp... (3) May sao chính quyền (miền Bắc hay Nam?) kịp đổi ý, cho hoãn lại cuộc cách mạng đó.
Ngoài ra, cách thức phụ cấp cho sinh viên, đối đãi với trí thức, chính sách học tập chính trị, hội họp ở phường, ấp, dăng, dán biểu ngữ ở khắp nơi, phát thanh bằng loa oang oang mà không ai buồn nghe...; cả lối giáo dục trẻ em, bổ túc văn hóa, công trình khai quật cổ tích chung quanh đền Hùng (4)...mình đều theo sát gót Mao Trạch Đông.
Tôi có cảm tưởng rằng mình chép đúng đường lối của hai nước đàn anh, không xét hoàn cảnh, dân tình, phong tục của mình có khác họ hay không. Tôi chưa thấy mình có một sáng kiến gì cả, ngay cả những danh từ như biên chế, phụ đạo, tham quan, tranh thủ... mình cũng chép nguyên của Trung hoa. Tôi phục G. Orwell từ 30 năm trước, trong cuốn 1984 đã tiên đoán và vẽ đúng xã hội Trung hoa những năm 1960 và xã hội Việt nam ngày nay. Nhưng Nga, sau khi Staline chết đă hơi thay đổi đường lối (5), Trung hoa sau khi Mao Trạch Đông chết đã bỏ chính sách của Mao, xích lại gần phe tư bản, và nhiều nước như Ba lan, Tiệp khắc, Hung gia lợi, Nam tư... đã có từ lâu chính sách của họ, chính phủ mình lẽ nào không biết?
° °
°
Xu Hướng Của Thời Đại
Dự Đoán Sai Của Marx
Tôi nghe nói bộ Tư bản luận của Karl Marx rất dày, khó đọc mặc dầu văn hay, và ngay ở âu Mĩ, chỉ có một số lí thuyết gia cộng sản, một số triết gia, sử gia là đọc trọn bộ đó thôi. Vì vậy tôi không bao giờ kiếm đọc nó cả. Nhưng tôi đã tò mò đọc một số tác phẩm của một số học giả, văn nhân Âu theo cộng hay không theo cộng, viết về học thuyết Marx. Đại khái họ nhận rằng học thuyết đó có hai cống hiến cho nhân loại:
1- Sự biến chuyển của xã hội, sự diễn tiến của lịch sử tùy thuộc một phần quan trọng vào kinh tế.
2- Giai cấp vô sản bị giai cấp tư bản bóc lột, và phải diệt giai cấp tư bản để tạo một xã hội công bằng, không ai bị bóc lột, mọi người đều bình đẳng với nhau; (Muốn vậy phải hạn chế tự do cá nhân. Hễ bình đẳng thì mất tự do; hễ tự do thì không bình đẳng, không thể lưỡng toàn được).
Học thuyết đó xuất hiện giữa thế kỉ trước, tới nay đã trăm rưởi năm, và người ta thấy Marx có nhiều điều tiên đoán sai, chẳng hạn:
- Cách mạng vô sản sẽ xuất hiện trước hết ở những xứ kĩ nghệ tiến bộ như Đức, Anh; nhưng sự thực nó xuất hiện ở Nga, một xứ kĩ nghệ kém nhất châu Âu hồi đầu thế kỉ chúng ta; sau đó nó lại xuất hiện ở những nước nông nghiệp rất lạc hậu về kĩ nghệ, như Trung hoa, Việt nam...;
- Marx tin rằng giai cấp vô sản ở khắp thế giới đoàn kết với nhau để cùng diệt giai cấp tư bản ở mọi nước, do đó không còn tinh thần quốc gia nữa, thế giới sẽ đại đồng; nhưng bây giờ người ta thấy ngay ở Nga, Trung hoa, Đông Âu, chế độ cộng sản nào cũng mang nặng tinh thần quốc gia tới mức hai nước anh em với nhau mới thề sống chết có nhau, đoàn kết để diệt tư bản mà ít năm sau đã đâm chém nhau vì vấn đề ranh giới, chủ quyền, cũng xâm lấn nhau, phản nhau y như bọn thực dân tư bản vậy; hiện nay Trung hoa lại liên kết với Mĩ để chống Nga nữa, không cho Nga bành trưđng ớ Afganistan, Đông Á. Không biết bài ca quốc tế: "Prolétaires de tous les pays, unissez-vous" (Hỡi anh em vô sản tất cả các nước, đoàn kết với nhau lại) nay còn ai hát nữa không; Marx muốn diệt chiến tranh nhưng chiến tranh lại xuất hiện giữa các nước cộng sản với nhau;
- Ông đoán rằng chế độ tư bản sẽ chết, nhưng tới nay nó vẫn mạnh chớ không chết, mà trái lại về sự phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của dân thì các nước cộng sản không sao cạnh tranh nổi với nó (lời Garaudy, một giáo sư Pháp theo cộng), vì nó biết tự thích ứng với hoàn cảnh, tự thay đổi, tìm được cách giải quyết lần lần những cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị (lời một chính trị gia cộng sản ở Đông Đức); nó không đi tới chế độ độc quyền (monopole) mà tiến tới chế độ kinh tế tự do trên thị trường (économie du marché) để thị trường được đlêu hòa. Trái lại, chính những nước cộng sản mới theo chế độ độc quyền, độc quyền quốc gia.
- Marx muốn xóa bỏ hết sự bất bình đẳng, xóa bỏ giai cấp, nhưng ớ Nga, Đông Âu không còn giai cấp tư bản nữa thì lại xuất hiện một giai cấp mới, giai cấp cán bộ, thư lại, từ quyền lợi tới lối sống, đều cách biệt hẳn với giai cấp thợ thuyền, nông dân.
- Marx hi vọng thay đổi được bản tính con người; Nga đã dùng những biện pháp rất mạnh trên 60 năm nay, hai ba thế hệ rồi mà bản tính con người không thay đổi gì cả: vẫn ham có tư sản, hưởng tự do, hưởng lạc như Âu Mĩ (6).
Hiện nay đã có một sự nứt rạn nặng trong khối cộng, nếu họ không khéo giải quyết với nhau thì trước cuối thế kỉ này sẽ có sự tan rã: Nga, Trung hoa thành kẻ thù của nhau, Trung hoa nhảy qua phía Tây phương; Việt, Hoa cũng hằng ngày sỉ vả nhau, gây hấn với nhau; các nước Đông Âu như Ba lan, Tiệp khắc, Nam tư (có lẽ cả Lỗ ma ni, Bulgarie nữa) đã bỏ chính sách kinh tế của Nga mà khuyến khích nhiều xí nghiệp tư, coi trọng quan niệm lợi (profit), nghĩa là coi nhẹ lí thuyết chính trị mà tìm cái lợi, nhờ vậy mức sống của dân cao hơn ở Nga; Hung gia lợi cho dân chúng tự do hơn, bỏ chế độ độc đảng; hai năm nay Ba lan cũng đòi được vậy; mà đảng cộng sản Pháp cũng muốn vậy; đảng cộng sản Ý, Bồ đào nha đã tỏ ý độc lập, không chịu theo chính sách ngoại giao của Nga trong vài biến cố quốc tế; đảng cộng sản Nhật còn có tinh thần độc lập hơn nữa; hầu hết các nước đó đều thấy chính sách hợp tác xã nông nghiệp (Kolkhoze) của Nga thất bại và không bắt nông dân vào hợp tác xã nữa. Nhất là khắp Âu Mĩ, không nước nào chịu "chế độ xã hội chủ nghĩa Goulag" (socialisme du Goulag) nghĩa là chế độ xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng trại giam, trại cài tạo (Goulag) của Nga trong thời Staline.
Ngay ở Nga, từ 1965, cũng đã sửa đổi đường lối kinh tế, cho một số xí nghiệp được tự do, cải cách lối quản lí và lối sản xuẩt để có nhiều lợi, và có lợi thì chia cho công nhân viên một phần, một phần giữ lại để khuếch trương xí nghiệp. Kossyguine đã biết nghe lời kinh tế gia Libermann chú trọng tới các luật kinh tế, bỏ quan niệm giáo điều đi. Đại học cũng bớt bị chính trị hóa rồi. Thanh niên được đọc các sách phương Tây và họ rất thích văn học Pháp. Họ muốn được tự do tư tưởng. Còn phụ nữ Nga thì đòi được hòa bình và hạnh phúc, mức sống cao hơn, sao cho gần được mức sống của Mĩ, và rất thích đời sống gia đình, ghét đời sống tập thể (theo Jean Marabini trong cuốn L'URSS à le conquite du futur - Denoel - 1967).
Ngay nhà văn cộng sản Pháp Aragon, trong cuốn Histoire parallèle de l'URSS (1962) cũng chê chính sách của Nga trong suốt thời Staline cầm quyền. Nga đâu còn là một thần tượng để các nước đàn em thờ nữa.
Nhà bác học Sakharov trong tờ Express tháng 8-1972, nhận rằng Nga có tiến bộ về xã hội, kinh tế, nhưng các nước cũng tiến bộ như vậy, có phần còn hơn Nga, tiến nhờ kĩ thuật chứ không phải nhờ chủ nghĩa. Ông chê nhà cầm quyền Nga giả dối, ích kỉ, tàn nhẫn; giáo dục và y tế Nga rất tồi tệ vì bọn cán bộ cao cấp được biệt đãi mà bọn thường dân bị ngược đãi; chính quyền dùng nhà thương điên để nhốt bọn trí thức chỉ trích đường lối chính quyền; chính quyền dùng tới 40% lợi tức quốc gia vào quân sự, võ bị, nên mức sống của dân tăng lên chậm...
° °
°
Nguyện Vọng Của Con Người Thời Nay
Đọc sách báo phương Tây trong hai chục năm nay tôi thấy giới trí thức nhất là hạng trẻ ở các nước tư bản và cộng sản có những nguyện vọng giống nhau, và tôi gọi những nguyện vọng đó là xu hướng của thời đại. Nguyện vọng của họ tất nhiên khác hẳn những nguyện vọng của đa số các chính trị gia, nhất là bọn cầm quyền và có thể tiến bộ hơn nguyện vọng của những người già.
Đại khái tôi thấy xu hướng của thời đại chúng ta là:
1- Ngán chiến tranh lắm rồi, thanh niên Nga như trên tôi đã nói, đòi được hòa bình, mà thanh niên Pháp mười bốn năm trước (1966) đã muốn bỏ quân dịch đi, thay bằng dân dịch, nghĩa là không muốn vào trại tập quân sự nữa mà muốn tự nguyện phục vụ dân sự về mọi ngành hoạt động: canh nông, y tế, kĩ nghệ, giáo dục... Ở các nước nhược tiểu. (Kể chung trai và gái, 63,7% thích dân dịch, chỉ có 20,6% thích quân dịch, khoảng 15% không có ý kiến - coi bài "Thanh niên Pháp ngày nay muốn gì?", trong cuốn Những vấn đề của thời đại của Nguyễn Hiến Lê - Mặt Đất xuất bản - 1974)
2- Muốn được tự do, tư tưởng và nhu cầu cá nhân phải được tôn trọng; ngay ở nhiều nước cộng sản, người ta đã muốn bỏ chế độ độc đảng mà đòi có nhiều đảng, mặc dầu cùng theo một chế độ chính trị; vì ai cũng nghĩ rằng có nhiều đường lối đưa tới chế độ xã hội chủ nghĩa, mỗi đường lối hợp cho một dân tộc, một giai đoạn nào đó, không nhất thiết phải theo đường lối của Nga hay của Trung hoa.
3- Muốn được công bằng, có sự bình sản, không có kẻ giàu quá, nghèo quá, không còn sự bóc lột cá nhân. Sự thực là ớ các nước tư bản tiến bộ hiện nay, nhờ pháp luật che chở, gần như hết sự bóc lột đó rồi. Lại thêm các xí nghiệp lớn thời này cần vốn rất lớn, không một người nào đủ vốn lập được, phải kêu cổ phần, và hạng thợ thuyền, thư kí cũng mua được cổ phần, do đó sự quản lí không ở trong tay một người, một gia đình, mà ở trong tay những người chuyên môn về quản lí, những kĩ thuật gia, những người này phải nghĩ đến cái lợi của xí nghiệp, không thể bóc lột vô sản trắng trợn như thế kỉ trước được. Sự bóc lột chỉ còn ở những nước lạc hậu thôi; ở các nước cộng sản tôi chắc một ngày kia hiện tượng quốc gia bóc lột cá nhân sẽ không còn khi mà nó không cần thiết để phát triển kinh tế, có thể làm trở ngại sự phát triển kinh tế nữa; lúc đó ở khắp thế giới, sự tăng tiến tài sản, lợi tức sẽ chung cả chứ không riêng cho một giới nào, giai cấp nào (tư bản hay cán bộ lãnh đạo).
4- Muốn hạn chế sự phát triển, sự sản xuất mỗi ngày mỗi nhiều để hưởng thụ rồi hưởng thụ một cách phí phạm để có thể sản xuất được nhiều, như vậy là phát triển để phát triển, phát triển một cách mù quáng, vô mục đích. Các nhà nghiên cứu ở Massachusett Institute of Technologie (MIT) đã họp nhau để tìm ý nghĩa, mục đích cho công việc của họ. Lên cung trăng rồi lên hỏa tinh để làm gì khi mà hai phần ba nhân loại còn đói?
Với lại chúng ta nên nhớ rằng văn minh kĩ thuật chỉ là một giai đoạn trong lịch sử, nó sẽ chấm dứt một ngày nào đó vì nó không thể phát triển vô cùng tận được. Đã có một số khoa học gia, kinh tế gia, chính trị gia chủ trương phải ngưng sự phát triển lại - người ta gọi họ là bọn Zégiste -; và nhiều thanh niên Âu Mĩ ghét lối sống ồ ạt, quay cuồng chạy theo vật chất, mà muốn có một đời sống ổn định, giản dị, gần thiên nhiên.
5- Người dân trong các nước tiên tiến, đặc biệt là giới thanh niên có học đã thấy chế độ dân chủ đại nghị (Parlementarisme) không hợp thời nữa. Dân chỉ mấy năm được đi bầu đại diện một lần, rồi đại diện của mình sẽ suy nghĩ, quyết định thay mình; như vậy là đem tương lai của mình giao phó cho người chứ không phải là dự vào việc nước. Khắp thế giới, chế độ nào tự mệnh danh là dân chủ cũng là giả dối (hypocrisie) hết như Raymond Aron nói, vì không ở nước nào dân được làm chủ thực sự cả, không ở nước nào giai cấp bị bóc lột, ức hiếp cố thể lên cầm quyền cả. Khẩu hiệu "của dân, vì dân, do dân" không đúng. Có thể là của dân, vì dân (hiếm lắm!) nhưng có chính quyền nào là do dân điều khiển, định đường lối, chính sách đâu? Phải thay đổi chế độ ra sao cho dân có thề đích thân dự vào việc nước, đó là đòi hỏi chung của thế hệ đang lên.
Trừ nguyện vọng thứ 4 và thứ 5 là mới mẻ, không thể xuất hiện ở thời nông nghiệp được vì thời đó chưa có chế độ dân chủ đại nghị, cũng không có máy móc, không thể sản xuất nhlêu được; còn ba nguyện vọng trên: hòa bình, tự do, bình sản đều là nguyện vọng chung của nhân loại từ thời thượng cổ.
Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca, Ki Tô, chỉ trừ Mahomet, đều ghét chiến tranh; cả bốn vị đó đều muốn bình sản.
Khổng Tử trong bài 1 thiên Quí thị bảo: "Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân" (Người trị nước không lo thiếu mà lo sự phân phối không quân bình); Lão Tử (chương 48 Đạo đức kinh) khuyên tổn hữu dư bổ bất túc (lấy bớt chỗ dư để bù vào chỗ thiếu), chương 77 lại hỏi: "Ai là người có dư mà cung cấp cho những người thiếu thốn trong thiên hạ?" Thích Ca trong kinh A Hàm cung khuyên phân phối tài sản cho công bằng, tuy không triệt để xóa bỏ giai cấp nhưng bảo mọi người phải có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, còn Ki Tô cũng như Mặc Tử rất bênh vực giai cấp nghèo.
Về sự tự do, Lão Tử có thái độ cực đoan, không muốn ban giáo lệnh cho dân, lại càng không ban cấm lệnh, vì càng nhiều cấm lệnh thì dân càng nghèo (chương 57). Đạo Nho có chủ trương ôn hòa, thực tế hơn. Sử chép vào khoảng 845 trước Tây 1ịch, Thiệu Công tâu với vua Chu là Lệ Vương:
"Khi nhà vua biết trị nước thì thi sĩ tự do làm thơ, kép hát tự do đóng trò, các viên thái sử chép đúng sự thực, các đại thần biết can gián, người nghèo không giấu nỗi bất bình về thuế má quá cao, thư sinh học bài lớn tiếng (...), dân bày tỏ ý kiến về mọi việc và ông già bà cả phàn nàn về đủ thứ" (Do Will Durant dẫn ớ đầu cuốn Văn minh Trung hoa).
Lời đó có thể chép vào đầu đời Hán, dù vậy chăng nữa thì 2.000 năm trước, triết gia Trung hoa cũng đã có những tư tưởng chính trị tiến hộ biết bao, phái mà ngày nay gọi là Tân tả phái (nouvelle gauche), cũng không hơn được.
° °
°
Sự Tranh Chấp Giữa Nga Và Mỹ
Thế giới còn biến chuyển nhiều, chúng ta đương ở trong một thời hổn độn, không ai đoán được tương lai ra sao.
Trong hai chục năm tới chưa thể có một chính quyền thế giới (governement mondial) chưa thể đại đồng được, nhưng nhân loại cũng không bị diệt vì chiến tranh nguyên tử đâu. Cộng sản và tư bản tuy xích lại nhau đấy - cộng sản hơi tự do hơn một chút, tư bản bớt bất công hơn; nhưng hai khối vẫn chống nhau (hễ loài người chưa bỏ được ý thức hệ thì còn chia rẽ), không có sự "hội tụ" được. Một học giả Mĩ nhận rằng dân chúng Nga thích chế độ của họ từ khi chế độ đó được cởi mở lần lần, và tuy muốn có một mức sống như Mĩ nhưng không muốn trở về chế độ tư bản, tuyệt nhiên không muốn cho cá nhân bóc lột cá nhân nữa, vì khắp thế giới không có dân nước nào được hưởng nhiều bảo đảm vật chất mà phải làm việc rất ít như dân Nga. Còn dân các nước tư bản thì đại đa số vẫn thích sự tự do kinh doanh, phải tranh đấu, lao lực hơn nhưng đời sống có hứng thú hơn, không bằng phẳng lặng lẽ tới buồn nản, mặc dầu một số thanh niên đã thấy sự cạnh tranh làm cho cuộc đời bận rộn quá. Tôi không biết nhận xét đó đúng tới mức nào, nhưng tôi thấy có lí.
Vậy thì Nga Mĩ không thể thắng nhau bằng ý thức hệ được; nhưng họ cũng không dám dùng chiến tranh nguyên tử để diệt đối phương vì cả hai sẽ chết hết. Chỉ còn một cách là dùng chiến tranh lạnh, tranh nhau ảnh hưởng ở châu Phi, châu Mĩ la tinh, Tây Á, Đông Á, ở những nước yếu mà có rất nhiều tài nguyên cần thiết cho sự phát triển kĩ nghệ của họ: dầu lửa ở bán đảo Á rập, Ba tư, mỏ cobaltz ở châu Phi, mỏ đồng, nhôm, uranium... ở châu Phi và châu Mĩ la tinh. Nước nào dùng ngoại giao, võ lực, tiền bạc hoặc thực phẩm mà liên kết, làm chủ được nhiều nước trong thế giới thứ ba đó, làm chủ được nhiều tài nguyên trên địa cầu thì kinh tế, kĩ nghệ nước đó sê mạnh mà thắng nước kia. Đó là chính sách của bọn thực dân mới. Khi nào chiếm hết tài nguyên trên mặt đất, họ sẽ tìm cách chiếm tài nguyên dưới đáy biển. Hiện nay các nước lớn đã họp hội nghị quốc tế để tìm cách vạch ranh giới trên biển, chia nhau khu vực ảnh hưởng. Thực dân còn sống dai lắm. Không còn chiến tranh vì ý thức hệ nữa, mà chỉ còn chiến tranh vì tài nguyên và chiến tranh này gay go hơn chiến tranh ý thức hệ nữa. Tôi sợ giữa thế kỉ sau, thế giới vẫn chưa thể đại đồng được.
Từ 1945 tới nay, phe tư hản phải lùi bước ở nhiều nơi, vì họ không đoàn kết với nhau, không cương quyết, kiên nhẫn, không đảng nào nắm quyền được lâu, và cũng vì họ phải tôn trọng dư luận quần chúng. Nhưng từ nay trở đi, nếu cương quyết thì họ giữ vững được trận tuyến vì khối cộng đã bị chia rẽ, Trung hoa đã bước qua khối Tây phương, Đông Âu cũng không liên kết chặt chẽ với Nga nữa; và cũng có thể các nước nhược tiểu lần lần thấy rằng theo Nga kinh tế cũng chẳng mau phát triển gì hơn theo các nước tư bản, trái lại là khác, như Bắc Hàn so với Nam Hàn, Trung hoa lục địa so với Trung hoa Đài loan. Đông Đức với Tây Đức. Mà không mau phát triển về kinh tế thì mức sống thấp hoài, dân cứ phải hi sinh hoài, sẽ chán nản, biết bao giờ mới đạt được mục tiêu của Marx, Lénine, là vượt tư bản về bình đẳng, tự do và phong túc.
Điều quan trọng nhất là phe tư bản, đặc biệt là Mĩ, phải bỏ chính sách ủng hộ bọn tham nhũng làm tay sai cho mình mà biết dùng hạng có tư cách, có tinh thần cách mạng, được dân chúng trọng. Simon Leys trong cuốn Les habits neufs du Président Mao (Ed. Champ Libre - 1977) trách Tây phương giúp triều đình Mãn Thanh hủ lậu dẹp bọn cách mạng Thái Bình thiên quốc; rồi qua đầu thế kỉ XX, cũng lại ủng hộ Mãn Thanh dẹp phong trào dân chủ, coi thường Tôn Dật Tiên mà tin Viên Thế Khải; sau cùng nghi ngờ Tưởng Giới Thạch khi Tưởng tỏ ra cái vẻ một nhà cách mạng, mà hết lòng tin Tưởng khi Tưởng lộ chân tướng một nhà độc tài, không hề biết tới Mao Trạch Đông mặc dầu Mao được nông dân ngưỡng mộ. Đó là nguyên nhân chính khiến dân tộc Trung hoa không ưa Mĩ và Tây phương.
Mĩ cũng lại phải bỏ cái thói khinh miệt dân tộc nhược tiểu, vung tiền ra làm sa đọa họ, lập những ổ trụy lạc, cờ bạc, ma lúy, đĩ điếm như Han Suyin đã trách trong cuốn Un été sans oiseaux. Ngay ở nước ta cũng vậy, khi Mĩ chỉ gởi qua giúp mình một số cố vấn thì dân còn có cảm tình với họ, tới khi họ đổ bộ nửa triệu lính lên lãnh thổ mình, làm xáo trộn xã hội mình thì mình chỉ mong họ thua mà cút đi càng sớm càng tốt.
Nếu phe tư bản không thay đổi chính sách và thái độ đó thì sẽ thua cộng sản. Cộng sản sẽ lấn dần như tằm ăn dâu nhờ đường lối mềm dẻo của họ, kiên nhẫn nhắm hoài mục đích, không lúc nào quên, hễ tư bản lửa rơm tỏ vẻ hung hăng thì họ đấu dịu, đợi lúc tư bản quên đi, lo hưởng lạc, hoặc chán nản thì lại âm thầm tiến tới.
° °
°
Sửa Sai
Hôm nay là ngày Thương binh Liệt sĩ (27-7-81 ), tôi viết thêm mươi trang này để thay ba trang 629-631 trong bản đầu tiên, mà tiêu đề là "Nhân năng hoằng đạo".
Tôi nhớ đâu như đảng cộng sản Việt nam thành lập năm 1930. Đến nay đã nửa thế kỉ, đã có mấy triệu người ở trong đảng và ngoài đảng cùng nhau hi sinh để mong xây dựng một tương lai tốt đẹp cho quốc gia, dân tộc?
Xương các vị đó gom lại, chất lên, chắc thành một ngọn núi cao lớn gấp 10 ngọn núi Nùng. Anh hồn các vị đó nếu linh thiêng, nhìn xuống tình cảnh dân tộc mình mà tôi mới phác họa vài nét trong chương XXXl sẽ phẫn uất ra sao, có về dự lễ ngày hôm nay nữa không. Anh hồn của ông Hồ nữa! Tất cả những người có tâm huyết tôi được biết, tuổi từ 50 trở lên đều có lời than thở như vậy. Thật bi thảm! Ai ngờ đâu?
Trong dân gian miền Nam này đã xuất hiện câu:
Quốc gia đã phá tán, Cán bộ hóa tư bản, Dân chúng đều chán nản, Dắt díu nhau di tản.
Không biết câu đó đã ra tới Bắc chưa? Những người nào muốn cố giữ lòng tin thì chỉ còn tự an ủi rằng: Nga và Trung hoa đã trải qua một thời như vậy; đó là một thứ bệnh "tuổi thơ" của chế độ, cũng như bệnh sốt, đỉ tướt, mọc răng của em bé; rồi đây sẽ qua cơn "phát dục" (crise de croissance), chế độ sẽ tốt đẹp, mạnh mẽ. Nhưng tôi tự hỏi còn nhiều nước khác cũng theo xã hội chủ nghĩa như Nam tư, Đông Đức..., họ có mắc thứ bệnh đó không? Hay là họ có cách đề phòng, có thuốc chữa? Còn dân tộc Pháp, sau này có thể theo xã hội chủ nghĩa, có sẽ phải trải qua một cơn phát dục như vậy không?
Mới ba bốn năm nay, bệnh hóa trầm trệ, nhưng nó đã bắt đầu phát từ lâu rồi, theo lời nhiều bạn trí thức của tôi ở Bắc thì từ mấy năm trước khi Hồ chủ tịch mất; và như tôi đã nới, một tờ niên báo kinh tế bằng tiếng Anh ở Hương cảng cuối năm 1974 đã nhận thấy ba chứng này của Bắc việt: quản lí dở, thiếu kĩ thuật gia, nhiều tham nhũng, vì vậy mà kinh tế Bắc không tiến được.
Tôi cho rằng truy nguyên lên thì lỗi lầm của mình bắt đầu từ 1950, hay trễ nhất là từ 1954: chính quyền không hiểu hoàn cảnh nước mình mà muốn tiến mau quá. Dục tốc thì bất đạt.
- Trong phần 1 chương VII và phần II chương XIV tôi đã nói: tới 1945, nước mình vẫn là một nước nông nghiệp rất nghèo, kĩ nghệ chưa phát triển, thợ thuyền rất ít mà giới sĩ phu xuất thân từ bình dân, đa số có đạo đức, sống giản dị như bình dân, được dân chúng kính trọng, nên không có giai cấp đấu tranh (hiểu theo Karl Marx); thực sự là hạng bóc lột thì chỉ có bọn tư bản Pháp và một số rất ít đại điền chủ ở trong Nam thôi.
Trong cuộc kháng chiến 1945- 1954, gần như toàn dân theo hoặc có cảm tình với ông Hồ Chí Minh vì ông là một nhà cách mạng lão thành, kiên cường, có nhiều kinh nghiệm, tiêu biểu cho lòng ái quốc của dân tộc; chúng ta theo ông để đuổi Pháp ra khỏi nước, diệt bọn tư bản ngoại quốc và một số tay sai của chúng, chứ không phải để diệt những đồng bào có dăm ba mẫu ruộng, một xưởng dùng vài ba chục thợ hoặc một cửa hàng dùng dăm bảy người bán hàng. Rất ít người có lòng căm thù giai cấp, muốn tạo một xã hội cộng sản. Hoàn cảnh của ta khác xa Nga và Trung hoa: Nga có những lãnh chúa làm chủ cả mấy ngàn héc-ta, cả chục ngàn nông nô; Trung hoa cũng có lãnh chúa, có bọn quân phiệt như một ông vua trong một hai tỉnh mà mỗi tỉnh rộng bằng cả miền Nam nước mình.
Mấy năm đầu kháng chiến, nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân, quân đội của ta mỗi ngày một mạnh, đương đầu nổi với quân Pháp mặc dầu khí giới rất ít, xấu. Rồi từ 1950, Mao thống nhất Trung quốc rồi, giúp mình khí giới và cán bộ, nhưng buộc ông Hồ phải lập lại đảng cộng sản đã bị giải tán từ 1946 để đoàn kết nhân dân, thu hút hết các đảng phái. Và ông Hồ dã theo ý Mao, lập lại đảng cộng sản, đổi tên là đảng Lao động (có lẽ ông biết dân không ưa danh từ cộng sản). Vậy là ông đã biến cách mạng dân tộc thành cách mạng vô sản, đúng đường lối của Mao. Từ đó giữa các cán bộ đảng viên và các cán bộ có khuynh hướng hoàn toàn quốc gia, xảy ra những chuyện xích mích và một số người kháng chiến bỏ về thành nhiều hơn trước.
Năm 1954, thắng Pháp rồi, Việt nam lại theo Mao Trạch Đông, tố khồ các điền chủ mặc dầu họ chỉ có vài mẫu ruộng, mặc dầu họ đã kháng chiến, hoặc có con theo kháng chiến, lập được nhiều công. Thế là trên 800.000 người bỏ quê hương mà di cư vô Nam. Hố chia rẽ sâu thêm.
Trong chiến tranh Việt Mĩ, có thể nói không có gia đình nào trong Nam không có ít nhất là một người giúp Mặt trận giải phóng hoặc có cảm tình với Mặt trận. Điều đó tôi có nói rõ ở chương XXXl; Vậy mà thắng Mĩ rồi, người nào ở từ sông Bến hải trở vào mà không kháng chiến cũng bị coi là ngụy hết, bị đối xử có khi còn tệ hơn thời thực dân Pháp nhiều. Và chỉ hơn một năm sau, những lời hứa hẹn của Mặt trận (tự do dân chủ, trung lập, không trả thù...) bị nuốt hết; miền Nam thống nhất với Bắc dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận bị giải tán. Người Nam nào cũng thất vọng, bất bình. Không còn gì là đoàn kết nữa. Giữa người Bắc và người Nam, giữa người Nam với nhau nữa, kháng chiến với không kháng chiến, có cái không khí giữa thực dân và dân bị trị. Chính ông Đào Duy Anh ở Bắc vào cũng thấy vậy nên trong một cuộc hội họp về thống nhất quốc gia, đã bảo cần nhất là phải thống nhất nhân tâm đã
- Cũng vì muốn cấp tốc thành lập xã hội chủ nghĩa, sợ bỏ lỡ "cơ hội ngàn năm một thuở" (lời một cán bộ), người ta hấp tấp dựng các cơ sở mới, nhồi chính trị vào đầu óc dân, chú trọng đến chính trị hơn kinh tế, tưởng rằng nếu dân thuộc được mấy khẩu hiệu: tư bản bóc lột, giai cấp đấu tranh, đảng lãnh đạo, vô sản làm chủ, lập hợp tác xã nông nghiệp, làm chủ tập thể, lao động là vinh quang, cùng nhau thi đua..., là Việt nam thành một nước xã hội chủ nghĩa, tiến kịp Nga sô, hơn Trung hoa và Đông Đức rồi. Người ta không hiều rằng nếu kinh tế không phát triển, dân nghèo đói thì vô sở bất vi, hóa ra ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, tham nhũng, buôn lậu... không còn nhân cách nữa, mà xã hội sẽ thành một xã hội đồi trụy, chứ đâu phải là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Người ta theo sát Mao Trạch Đông, trọng hồng hơn chuyên. Nhưng chuyên đã không có mà cái hồng chỉ có bề ngoài thôi, còn bề trong thì trắng, một màu trắng lem luốc. Điều này tôi đã nói nhiều rồi, không muốn nhắc lại. Biết mấy ngàn giờ học chính trị chỉ như nước đổ lá khoai, tới nỗi cán bộ đi học cũng phải ngán, bực mình thốt lên: "Càng học càng dốt, vì người dạy dốt quá".
Dốt mà dạy dân, lại trị dân nữa, chả trách trong một buổi họp của hội Trí thức yêu nước ở thành phố Hồ Chí Minh, một vị đã bực mình phải thốt lên câu này: "Tôi chấp nhận vô sản chuyên chính nhưng không chấp nhận vô học chuyên chính". Vị đó bị bắt giam ngay ít giờ sau buổi họp.
Muốn phát triển kinh tế thì một nước nghèo, lạc hậu như nước mình cần rất nhiều vốn để đầu tư, nhiều kĩ thuật gia giỏi. Kĩ thuật gia giỏi của mình ở ngoại quốc khá nhiều, nhưng họ không kháng chiến (dĩ nhiên), không được "học chính trị" (cũng dĩ nhiên nữa) nên họ "không thể hồng' được, không thể dùng được, trừ một số rất ít. Còn vốn đế đầu tư thì sau mấy chục năm chiến tranh, mình làm gì có? Trông ở nước ngoài không được: các nước tư bản ngán mình quá từ khi mình tuyên bố là nước xã hội chủ nghĩa có lẽ từ trước nữa, từ năm 1956 kia: các xí nghiệp Pháp ớ Bắc đã phải rút vốn về làm ăn nơi khác rồi; còn các nước anh em thì tuy quí mình lắm, nhưng lại ít vốn, còn đương lo kiến thiết cho họ. Đành phải đầu tư bằng sức lao động của dân, bắt dân làm việc nhiều mà ăn ít; ăn ít thì không đủ sức, làm tà tà, láy lệ, sản xuất mỗi ngày một kém cả về lượng lẫn phẩm, rốt cuộc kinh tế càng suy hơn và chính cán bộ phải phàn nàn rằng chính phủ bóc lột dân quá mức. thiếu cái tình người.
- Sai lầm thứ ba, tôi cũng đã nói rồi, là sau khi đuổi được Mĩ đi, mình chưa kịp lấy lại sức, đã nuôi cái mộng làm bá chủ bán đảo Đông dương, thành một cường quốc ở Đông nam Á, không tự lượng sức mình, cũng không nhận định được tình hình thế giới, khiến Trung hoa, Miên, Thái, Mĩ, Nhật đâm ghét mình mà mấy năm nay mình bị sa lầy ở Miên, bị quấy rối ở Bắc Việt, phải nhờ cậy vào uy thế của Nga, do đó lại bị sa lầy hơn nữa, và không biết bao giờ mới gỡ khỏi nước bí đó.
Muốn sửa sai, chúng ta phải
- gây lại lòng tin của dân, tình đoàn kết của người Nam, không phân biệt cách mạng hay ngụy nữa, không phân biệt giai cấp (ở một chương trên tôi đã nói có tới 12 giai cấp), rút bớt quyền lợi của đảng viên đi, đảng viên phải sống khổ như dân, làm việc nhiều hơn dân để làm gương cho dân; diệt tệ quan liêu, bè phái, tham nhũng... cho dân tự do phát biểu ý kiến về mọi vấn đề trong các cuộc hội họp, trên báo, trên đài phát thanh...
- trọng kĩ thuật hơn chính trị, chuyên hơn hồng, chuyên dễ biết được, còn hồng nhiều khi chỉ là bề ngoài, chuyên mới đắc lực trong việc kiến thiết; bỏ một số cơ quan, rút thật nhiều nhân viên trong các sở đi mà đồng thời tạo công ăn việc làm cho mọi người; cho dân đủ sống, đừng bóc lột dân quá; bỏ các địa phương đi hoặc rút lại còn hai ba thôi; cho những người đi cải tạo về...;
- rút ra khỏi cảnh sa lầy ở Miên, lấy lại tình hòa hảo với các nước ở Đông Á;
Từ cuối năm 1980, nhất là gần đây, chính phủ đã nghĩ tới việc sửa sai đó, đã:
- thực tâm muốn diệt tham nhũng, cách chức, bỏ tù một số, kết quả chưa thấy gì: bọn đó nhiều quá, nếu diệt cho hết thì không có người làm việc mà sẽ gây nhiều cuộc chống đối vì chúng có gốc rễ lớn; và hình như đương tính sẽ cho các cán bộ hồng nhưng không chuyên về vườn hết;
- nghĩ tới lợi ích cá nhân, cho nó cũng quan trọng như lợi ích đoàn thể, lợi ích quốc gia; dùng chính sách khoán sản phẩm cả trong nông nghiệp lẫn công nghiệp, cứ theo báo chí thì nhiều nơi có kết quả, nhưng ở Trung cũng có nơi dân phàn nán rằng khoán nặng quá; họ phải làm việc nhiều hơn mà không có lợi gì hơn trước hoặc có chút lợi thì không bõ công, nên họ bỏ vô Nam kiếm cách sinh nhai; tăng gấp đôi lương công nhân và viên chức nhưng đồng thời tăng giá mọi mặt hàng, có thứ gấp bốn gấp mười và ở chợ trời và thị trường tự do, vật giá tăng theo, thành thử đời sống của họ không được cải thiện chút nào, rốt cuộc là cho tay này chính phủ lấy lại bằng tay kia, có vậy mới giữ đồng bạc khỏi bị phá giá kinh khủng như Trung hoa thời 1945-1949. Phải trừ tận gốc, vá víu không ích lợi gì.
- muốn cùng với Trung hoa và khối Asean tìm một giải pháp cho Cao miên nhưng đề nghị của mình bị họ bác bỏ mà đề nghị của họ mình cũng bác bỏ ở Liên hiệp quốc, vậy là hai bên chưa nhích được một bước nào lại gần nhau.
Điểm cuối này rất khó giải quyết vì ta không chủ động được còn phải tùy thuộc ba nước lớn: Trung hoa, Nga, Mĩ mà Trung hoa và Mĩ, cả khối Asian nữa cương quyết không chịu cho Nga đặt chân lên miền Đông Nam Á. Tôi ngại rằng Đông Nam Á sẽ thành như Tây Á, lộn xộn trên 35 năm rồi mà chưa biết bao giờ mới yên được.
Tóm lại chính phủ có vẻ rụt rè quá. Trong nội các mới thành lập tháng 7-1981, các chức vụ quan trọng nhất vẫn ở trong tay những người cũ, chỉ đổi chỗ của Trường Chinh và Nguyễn Hữu Thọ lẫn cho nhau mà thôi. Trường Chinh lên làm chủ tịch nhà nước, Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch quốc hội, mười điều mới sửa lưng chừng được một, hai.
Chính phủ nào cũng vậy, dù là chính phủ cách mạng đi nữa, khi đã nắm chính quyền được vài ba chục năm thì cũng hóa bảo thủ. Vì có muốn làm cải cách lớn lao thì rất ngại gặp nhiều sự chống đối của những kẻ sợ mất quyền lợi và xã hội sẽ bị xáo động trong một thời gian lâu như Trung hoa hiện nay. Sự sai lầm đã đâm rễ sâu quá thì dễ gì bứng được? Cho nên phải sáng suốt sửa ngay từ khi nó mới phát. Như kinh Dịch nói: "Lí sương, kiên băng chí": đạp lên sương thì biết là băng dày sắp đến, phải sớm biết để đề phòng kịp lúc.
° °
°
Một Lối Phát Triển Riêng - Một Lối Sống Riêng
Nếu may mắn ta giải được tất cả những khó khăn hiện tại thì ta phải đặt lại vấn đề chính trị và phát triển kinh tế để đạt được những mục tiêu này: · thành một nước thực sự độc lập, tự do · không cần mạnh, giàu, chỉ cần tạo được hạnh phúc cho dân. Tôi đã nghĩ đến vấn đề đó từ lâu, đã phát biểu vài ý kiến rải rác trong cuốn Một niềm tin (1965), rồi trong bài tựa cuốn Bài học Israel (1968), trên tạp chí Bách khoa (số 424 ngày 1 -3-75). Dưới đây tôi gom những ý đó 1ại, bổ túc, sửa đổi ít điểm cho có hệ thống.
- Khi đã rút ra khỏi đầm lầy Cao miên, chúng ta nên tuyên bố với thế giới rằng chúng ta theo chính sách trung lập hoàn toàn trọng hòa bình, không gây chiến, không tham chiến, giảm binh số, vũ khí tới mức tối thiểu, chỉ còn là một lực lượng cảnh sát trong nước thôi.
Dĩ nhiên ta sẽ không đứng vào một liên minh quân sự nào hết, yêu cầu các nước lớn cho ta đứng ngoài các cuộc tranh chấp của họ, tự đặt ra ngoài các khu vực ảnh hưởng của họ, không mua khí giới, nhận khí giới của nước nào cả không dự cả những cuộc vận động phi liên kết nữa vì tôi nghĩ rằng những vận động đó càng có nhiều nước dự lại càng dễ biến chất đi, không nhiều thì ít bị ảnh hưởng của khối này hay khối khác, hoặc có cảm tình với khối này, khối khác mà hễ được cảm tình của khối này thì mất cảm tình của khối khác, gây thêm sự xung đột nữa. Vả lại nhiều nước dự thì thế nào cũng có lúc ý kiến sẽ khác nhau rồi lần lần chia rẽ, tan rã, lúc đó sẽ bị các nước lớn lung lạc. lôi kéo.
Chính sách tôi đề nghị đó mới thực sự là phi liên kết, âm thầm, không khen chê ai hết, không để cho ai lấy cớ mà lợi dụng mình được.
Không, chúng ta cứ tuyên bố thẳng rằng chúng ta không muốn nghe nói tới chuyện tranh chấp của các khối, xin các khối quên chúng ta đi, như không có chúng ta trên bản đồ thế giới của họ, đừng nhắc một lời nào đến chúng ta.
Khối nào hay nước nào muốn ức hiếp ta, trừng trị ta về kinh tế, chúng ta còn vui nữa (coi đoạn dưới); nếu trừng trị ta bằng võ bị thì chúng ta không chống lại, có giết dân, chiếm đất, cướp mùa màng, tài sản của chúng ta, chúng ta cũng không kháng cự, chúng ta chịu chết để xem khắp thế giới có thái độ ra sao. Nếu có nước nào tự nguyện đem khí giới, quân đội giúp chúng ta chống lại xâm lăng, chúng ta sẽ khẩn khoản xin họ "đừng, đừng". Nếu họ cứ vô để đánh nước xâm lăng chúng ta thì chúng ta sẽ dắt díu nhau đi chỗ khác để hai bên giết nhau. Chúng ta sẽ chết nhiều đấy, trước khi thế giới động lòng mà có thái độ cương quyết với kẻ xâm lăng; nhưng chúng ta sẵn sàng chịu sự hi sinh đó, coi đó là một điều kiện không thề thiếu được để giữ sự tự do, độc lập hoàn toàn của mình. Chết như vậy tôi cho là sẽ ít hơn và có ý nghĩa hơn chết vì mượn sức nước khác để chống kẻ xâm lăng, rồi lại làm tôi tớ cho nước khác đó. Dân tộc mình không thể bị diệt được, và qua cơn thử thách đó rồi, chúng ta sẽ được yên ổn sống, vĩnh viễn sống trong hạnh phúc.
- Như vậy chỉ cần hi sinh nhiều lắm là một thế hệ thôi mà tạo hạnh phúc cho các thế hệ sau.
- Đó là về võ bị, ngoại giao. Về kinh tế, chúng ta tìm một đường lối phát triển riêng.
Từ thế kỉ XVlII, nhờ những tiến bộ khoa học, những phát minh cơ giới như máy hơi nước, xe lửa, máy điện, máy nổ... Tây phương mỗi ngày mỗi phát triền về kinh tế; họ cải thiện phương pháp tổ chức, sản xuất mỗi ngày một mạnh, bóc lột công nhân để đầu tư, hóa giàu, mạnh, đi chinh phục thế giới, gây nạn thực dân, gây thế chiến; bây giờ đây, sản xuất quá thừa thãi, họ mắc cái bệnh tiêu thụ phí phạm, tiêu thụ để sản xuất, sản xuất để tiêu thụ, mà đời sống của họ mỗi ngày một bận rộn, quay cuồng, không còn thì giờ đề hưởng sinh thú nữa (Coi cuốn Travailler deux heures par jour - Ed. du Seuil - 1979).
Phương pháp phát triển của họ rất có hiệu quả, các nước cộng sản Nga và Trung hoa muốn vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa, vừa phát triển cho thật mau để đuổi kịp họ, mạnh như họ, nhưng không kiếm được đường lối nào riêng đã theo đường lối của họ, dùng phương tiện của họ: tập trung tài nguyên và quyền hành, bóc lột giai cấp lao động; như vậy là lấy phương tiện làm cứu cánh, rút cuộc là "không có được một cứu cánh nhân bản (finalité humaine), thành một chế độ tư bản về bản chất mà mang những xấu xa, hủ hóa của chế độ xã hội" (capitalisme dans son enence et socialisme dans ses perversions), như Garaudy đã nhận định trong cuốn L'anternative (Robert Laffont - Paris 1972) (7). Và ông bảo Pháp phải kiếm một đường lối phát triển riêng, nhưng ông chưa đưa ra một đường lối nào cả.
Chúng ta nghèo lại càng phải kiếm một đường lối hợp với hoàn cảnh, tài nguyên thiên nhiên, mức tiến hóa còn rất thấp của mình. Chúng ta phải sống theo lối nghèo, đừng đua đòi Âu Mĩ. Trong giai đoạn hiện tại, chúng ta chỉ nên nhắm mục tiêu này: làm sao cho dân chúng đừng đói rét, đau có thuốc uống, và đồng thời giảm lần lần được sự bất quân trong xã hội, mà vẫn giữ được cái tình người. Tôi cho rằng hạnh phúc của dân ở đó chứ không phải ở chỗ được làm dân một cường quốc trên thế giới đi chinh phục nước người để bỏ thây ở rừng rậm, sản xuất thừa thãi để sống quay cuồng bừa bãi.
Chúng ta chỉ lựa những kĩ thuật nào thật cần thiết cho quốc gia trong đường lối phát triển chúng ta đã tự vạch, chẳng hạn kĩ thuật canh nông, chế tạo máy cầy, phân bón, dược phẩm, đồ điện, máy bơm nước, máy dệt, máy giấy...; còn kĩ thuật của các nước tiên tiến, không hợp với nhu cầu của mình mà quá lốn tiền, chỉ lợi cho một phần nhỏ nhân dân, lại phải tùy thuộc vào sự viện trợ của nước ngoài về nguyên liệu, về kĩ thuật gia, về đồ phụ tùng thì nhất định phải gạt ra ngoài, đừng cho thanh niên học về những ngành đó.
Nếu có thể được, ta hợp tác với vài nước cũng kém phát triển như mình, nhu cầu như nhau nhưng tài nguyên khác nhau, đề thành một khối bổ túc nhau về kinh tế.
Điều quan trọng nhất là ta phải tự lực cánh sinh, đừng nhận một sự viện trợ có điều kiện chính trị nào của các cường quốc; nếu nhận thì là tự đút dầu vào cái tròng của họ mà mất tự do, độc lập. Ta phải rán "trồng lúa lấy mà ăn, dệt vải lấy mà bận, can đảm sống lối sống riêng của mình, hòa thuận nhau, bao dung nhau, không ai giàu quá, không ai nghèo quá, chẳng cần ti vi, máy lạnh, những phim cao bồi, những nhạc bi bóp...", (tựa Bài học Israel - 1968).
- Về chính trị ta càng cần có một chế độ riêng. Như ở điểm 5 tiết "Nguyện vọng của con người thời nay" tôi đã nói, khắp thế giới, nước nào cũng tự xưng là dân chủ, tự do mà không ở nước nào, người dân được làm chủ, được dự vào việc nước cả. Tại các nước dân chủ đại nghị thì dân chỉ được mấy năm đi bầu đại diện một lần, rồi đại diện của họ sẽ suy nghĩ, quyết định thay họ. Tại các nước xã hội chủ nghĩa như nước mình thì dân chỉ được bầu những người mà đảng đưa ra, những người mà dân có khi không biết mặt mũi ra sao, chưa được nghe tên tuổi một lần nào nữa. Garaudy trong sách đã dẫn bảo ngay trong các nước cộng sản châu Âu, giai cấp thợ thuyền mang danh làm chủ quốc gia mà sự thực không có chút quyền gì cả, vẫn bị ức hiếp; còn bọn cầm quyền tự cho mình là đồng nhất với thợ thuyền, tiếng nói của mình là tiếng nói của thợ thuyền, do đó có bổn phận thay thế thợ thuyền để cai trị, rồi dùng danh nghĩa đó đề thi hành dưới thời Staline, một chế độ độc tài ghê gớm nhất từ xưa tới nay. Vậy thì ta có nên theo gót tư bản hay cộng sản không? hay phải tìm cách nào, giáo dục dân cách nào cho dân được thực sự dự vào việc nước?
- Về nhân sinh quan. Cuối chương XXlV tôi đã nói thời này cứ khoảng 25 năm thì tri thức của loài người tăng lên gấp 4, không ai có thể học hết được, dù chỉ những đại cương; nhưng kĩ thuật điện tử sẽ giúp ta ghi những tri thức đó rồi khi nào ta muốn dùng thì máy sẽ tìm cho ta trong vài giây, như vậy ta không cần nhớ nhiều nữa, chỉ cần luyện óc tưởng tượng, tập có sáng kiến, khéo dùng những điều máy điện tử lựa ra cho ta. Ở nước ta, không biết tới đời nào, học giả, học sinh mới có những máy đó để dùng, nhưng từ bây giờ, trong việc giáo dục, chúng ta cũng nên chỉ cho thanh niên biết dùng kiến thức của họ hơn là nhớ nhiều. Dĩ nhiên, chương trình phải hợp với nhu cầu và mục tiêu chúng ta đã vạch. Mục tiêu đó là dựng một xã hội mới theo một lối sống mới, một nhân sinh quan mới.
Chúng ta nên cho thanh niên hiểu rằng đừng nên mơ mộng hão huyền, mong một ngày kia đuổi kịp Âu, Mĩ về phát triển, kinh tế, cơ giới, kĩ nghệ được. Mình có thể có một số anh tài, bác học gia, phát minh gia, nhưng số đó rất nhỏ so với các nước giàu có, tiên tiến; còn về sự phát triển tính theo lợi tức trung bình mỗi năm của mỗi đầu người thì cái hố cách biệt giữa mình và Âu, Mĩ, sẽ mỗi ngày sẽ sâu thêm: hiện nay mình chỉ bằng 1/100 của Mĩ, vài chục năm nữa có thể chỉ bằng l/200: nước mình nghèo, tài nguyên ít, vốn thiếu, có gắng sức lắm thì họ tiến được 10, mình tiến được 2; càng ngày họ càng để mình lùi lại xa ở sau.
Mà ví dụ có do một phép mầu nào, chẳng hạn tìm được mỏ dầu lửa, phong phú như ở Koweit, hay mỏ vàng, mỏ kim cương như ở Nam phi..., lại có đủ kĩ thuật gia để khai thác, có thể phát triển mau được mà trong ít chục năm theo gần kịp một nước như Gia nã đại, Tây Đức, Nhật bản, bước vào giai đoạn hậu kĩ nghệ, vào "kỉ nguyên thừa thãi" (èrc d'abondance), sản xuất quá nhiều, tiêu thụ không hết, ví dụ may mắn mà được như vậy thì ta thử hỏi lối sống của Âu, Mĩ mà Nga, Trung hoa mong đạt được đó, nó có tốt đẹp không?
Chương XXIV tôi đã vạch ra sự phi lí của cáỉ vòng luẩn quẩn tiêu thụ để sản xuất, rồi sản xuất để tiêu thụ; nó phi lí mà lại gây ra nạn chiến tranh giữa các cường quốc đi chiếm đất, chiếm tài nguyên của các nước lạc hậu như mình; nó lại khiến cho tài nguyên thế giới mau cạn, không khí, sông biển, đất đai bị nhiễm độc; nó tạo nên một lối sống quay cuồng, chật vật, hết sinh thú, một đời sống bất an của bọn "nouveaux nomadcs", dời chỗ hoài, có nhà cửa mà không có tổ ấm, gần như không có gia đình nữa; nguy nhất là nó sẽ làm cho cá nhân lúc nào cũng bị kiểm soát chặt chẽ, mất hết tự do; đầu thế kỉ sau nó sẽ đưa nhân loại tới đâu nữa, tôi không biết, nhưng chắc chắn là cái tình người càng ngày càng mất.
Văn minh hậu kĩ nghệ (post industriel) của phương Tây như vậy đó. Ngay ở phương Tây cũng đã có nhiều người chán nó. Chúng ta cần thay đổi nhân sinh quan, xét lại quan niệm về hạnh phúc, kiếm một lối sống khác.
Chúng ta đừng đo hạnh phúc bằng lợi tức hằng năm, bằng đô la nữa. Lợi tức của các nước kĩ nghệ tiên tiến gấp trăm ta nhưng họ đâu có sướng gấp trăm ta. Không phải cái gì cũng đánh giá bằng tiền được. Đời sống vật chất tới một mức nào đó thì nên cho là đủ, không nên đeo đuổi hoài sự tấn bộ vật chất mà bỏ đời sống tinh thần, tình cảm đi. Sự phát triển về kinh tế tới một mức nào đó cũng phải ngừng, không thể tiến hoài được, tiến hoài thì sẽ đi tới đâu? Bộ Trang Tử kể chuyện một ông lão làm vườn chịu khó nhọc gánh từng thùng nước từ giếng lên để tưới rau, chứ không chịu dùng một cái "máy" đằng sau nặng, đằng trước nhẹ, đem nước lên rất dễ cho đỡ phí sức, chỉ vì ông ta nghĩ hễ dùng cơ giới thì tất có cơ sự, rồi có cơ tâm. Ông ta có lí một phần, nhưng người sáng suốt thì biết dùng cơ giới mà vẫn không có cơ tâm, nghĩa là không làm nê lệ cơ giới. Sở đoản của phương Tây là làm nô lệ cho cơ giới. Chúng ta có lúc dùng xe hơi, máy bay, nhưng cũng có lúc chỉ dùng xe đạp và nếu trời mát, có nhiều thì giờ thì ta đi bộ.
Sống giản dị, ăn uống thanh đạm, vui vẻ với nhau, có tình cảm, biết hưởng cái vui tinh thần trong cảnh thiên nhiên, tôi cho như vậy là hạnh phúc, mà hạnh phúc đó đâu có cần lợi tức nhiều.
Một số nhà khoa học phương Tây, như Lynton K. Caldwell trong cuốn In defense of Earth ( 1972), Victor C. Ferkiss trong cuốn Technological man (1969), đã khuyên chúng ta trở về đời sống thiên nhiên, vì con người là một phần của thiên nhiên, hễ làm trái thiên nhiên thì gặp họa. Thuyết của họ giống thuyết Lão, Trang. Một số thanh niên Âu Mĩ bây giờ thích đọc Đạo đức kinh của Lão, chán văn minh kĩ nghệ của họ rồi.
Trong hai tạp chí Pháp cách đây 7-8 năm, tôi thấy đăng tin ở Mĩ, không nhớ tiểu bang nào, một số người Mĩ lập một làng, sống chất phác, sung sướng, gần với thiên nhiên, chỉ dùng rất ít cơ giới, tựa như đời sống thời đại nông nghiệp; nhiều người ở các nơi khác xin gia nhập, làng phát triển, du khách tò mò tới coi khá đông. Ở Pháp cũng có một làng như vậy ở miền Normandie hay Bretagne, đã trên nửa thế kỉ nay giữ nếp sống nông nghiệp thời thế chiến thứ nhất, không dùng xe hơi mà dùng xe ngựa, cày ruộng, trồng trọt, câu cá toàn bằng những dụng cụ thời trước, không có ti vi, chỉ có vài máy thâu thanh cho cả làng để chỉ bắt những tin cần biết, tục cổ giữ được hết; có một số thanh niên bỏ làng ra tỉnh hoặc đi nơi khác nhưng số đông ở lại và những người lớn tuổi thì thỏa mãn về đời sống đó lắm. Đọc hai thiên du kí đó tôi mong được tới nơi sống một thời gian xem đời sống và tình người ra sao. Có vẻ như Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm.
Ở những nước văn minh, tự do cá nhân được tôn trọng thì có thể có nhiều làng kiểu đó. Nhưng cả một nước năm sáu chục triệu dân mà muốn sống biệt lập ra ngoài lề thế giới thì tôi biết rằng khó quá. Các nước đàn anh rất văn minh nỡ lòng nào để cho mình một đời dã man như vậy! Chê nhạc giật gân, vũ lõa thể, báo khiêu dâm của họ thì được, hoặc chê cả phi cơ phản lực, vệ tinh nhân tạo của họ thì cũng được đi; đến như tẩy chay những vũ khí tối tân, cứ 5 năm lại cải tiến một lần, những khí giới hóa học, vi trùng, những bom hạch tâm của họ thì là phản động rồi, họ đâu chịu tha thứ, nhất định phải lôi mình về thế giới văn minh của họ chứ. Tôi biết vậy. Hình ảnh một nước Việt nam tôi đã phác họa ở trên chỉ là một không tưởng, nhưng tôi vẫn giữ nó; có lúc lại còn mơ tưởng một ngày kia, Việt nam thành một cái "havre", một cái bến yên lặng cho nhân loại nữa. Và du khách thế giới kéo nhau tới thăm... Biết đâu chừng! (8).
(Hôm nay, 2-10-81, đọc lại tiết này, tôi thấy chính sách của tôi chỉ là chính sách bất bạo động, bất hợp tác của Gandhi áp dụng vào một nước nhược tiểu đối với các cường quốc trên thế giới.)
(1) Công việc này tháng 9-81, chính quyền rục rịch làm, chờ xem kết quả ra sao.
(2) Một kĩ sư, giáo sư cúa Cuba, Nga... qua giúp mình thì cán bộ mình chỉ được tiếp xúc với họ ở chỗ làm việc và trong giờ làm việc; ra đường gặp nhau thì phải làm bộ như không hề biết nhau.
(3) Mao tự hào về cách mạng đó lắm. Tây phương chê ông ta là Thủy Hoàng ngày nay, ông ta mỉm cười bảo ông hơn Tần Thủy Hoàng cá trăm lần chứ vì Thủy Hoàng chỉ chôn sống 460 kẻ sĩ, còn ông thì giết tới 46.000 trí thức kia (Theo Simon Leys - sách đã dẫn).
(4) Trong cuộc cách mạng văn hóa, vệ binh đỏ phá hủy nhiều di sản văn hóa quá nên Trung hoa bị Tây phương chê. Năm 1970 Mao muốn thân với Tây phương tó ra mình rất trọng văn hóa cố, chứ đâu có dã man, cho khai quật ít mộ cổ. Việt nam theo gót Mao, cung khai quật khu chung quanh đền Hùng để tìm cố tích. Khi công việc khai quật ngưng ở Trung hoa thì ở Việt nam cũng ngưng. Y như hình với bóng.
(5) Về nông nghiệp họ đã bỏ những nông trường quốc doanh như trên tôi đã nói. Về văn hóa họ cho cách mạng văn hóa là đào tạo những cán bộ giỏi, biết sử dụng tất cả nhửng cái hay cúa loài người, muốn vậy phải một thời gian lâu dài (theo Lô gíc lịch sử - sách đã dẫn - mới dịch và xuất bản vài năm nay ở VN)
(6) Coi thêm tập Con đường hòa bình - Lá Bối 1970 - trong đó tôi còn kể thêm vài lời tiên đoán sai cúa Marx nữa.
(7) Garaudy là một lý thuyết gia quan trọng cúa đảng cộng sản Pháp, làm giáo sư, soạn được non 30 cuốn, hầu hết về chính trị, nhất là về chế độ cộng sản. Có tư tưởng độc lập, không chịu theo đường lối của đảng nên bị trục xuầt khỏi đảng năm 1970, nhưng ông vẫn giữ chủ nghĩa cộng sản.
(8) Hai tiết "Sửa sai" và "Một lối phát triển riêng, một lối sống riêng" này tôi mới viết thêm ngày 31-7-81 để thay tiết "Nhân năng hoằng đạo" trong bản viết tay đầu tiên.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê
Nguyễn Hiến Lê
Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê - Nguyễn Hiến Lê
https://isach.info/story.php?story=hoi_ki_nguyen_hien_le__nguyen_hien_le