Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bố Già Trở Lại!
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 31
C
huông điện thoại của Michael Corleone reo lên vào lúc nửa đêm. Anh ta còn ngầy ngật vì chuyến bay dài dằng dặc từ Palermo trở về Mỹ.
“Xin lỗi vì đánh thức chú vào giờ này, chú Mike ạ. Nhưng mà... có một tai nạn.”
Anh ta không bao giờ có thể phân biệt được Francesca với Kathy, qua điện thoại hay ngay cả trước người thật.
“Francie!” Kathy Corleone gọi từ nhà bếp. Cô đã dặn đặt cái máy đánh chữ của Billy và nhiều dãy sách xếp hàng ngăn nắp nơi cái bàn trong nhà bếp của Francesca - mà chỉ mấy giờ sau khi chuyến xe lửa đến Washington D.C. cô đã báo phải thu xếp sẵn sàng cho cô để cô có thể làm việc cho luận án của mình. “Điện thoại!”
“Ai gọi thế?” Francesca hỏi. Nàng đang cắt tóc cho Sonny trên một cái ghế nơi phòng tắm.
Từ đôi môi của Kathy thoát ra những từ mà Francesca và Billy đã nhất trí không bao giờ được nói ra trong căn nhà này, đó là tên của cô gái tóc vàng cao người trong nhóm Những người Florida ủng hộ Shea.
Francesca thả rơi cây kéo. Trong một lúc điên rồ, nàng tức giận người chị em của mình vì lời đùa độc ác này, nhưng tất nhiên đó không phải là lời đùa. Kathy còn không biết là Billy có chuyện tình ái lăng nhăng nửa mà. “Ngồi yên,” nàng bảo Sonny. “Cứ ở yên tại chỗ.”
Cậu bé ắt đã nghe ra điều gì đó trong giọng nói của mẹ mình. Nó tê cóng người.
Trong phần lớn cuộc sống của họ, Kathy và Francesca đều biết cả đến những chi tiết tầm thường nhỏ nhặt nhất của nhau. Chuyện đó đã thay đổi từ khi nào? Chắc không phải từ lúc đến những trường đại học khác nhau, Francesca nghĩ, đứng bên cái điện thoại bàn màu đen trong nhà bếp của mình, đang sôi máu lùng bùng trong tai. Những đứa con trai, nàng nghĩ. Những thằng đàn ông. Những vấn đề lớn nhất của đời sống còn được gây ra bởi cái gì khác hơn? Francesca muốn trở lại nhà tắm, khóa cửa lại, ôm chặt con vào lòng, hôn hít yêu thương con và cầu mong nó không trở thành một trong những anh chàng sở khanh lôi cuốn và ích kỉ.
Nhưng thay vì thế, nàng đứng sững lại như chiếc xe chết máy, hít một hơi thở sâu, và nhấc điện thoại lên.
“Tôi xin lỗi vì gọi đến nhà bà.” Giọng nói của Con Đàn Bà Ấy vang lên như thể nàng ta vừa mới ngừng khóc. Dường như không cách xa lắm. “Chuyện này quả là không dễ dàng gì cho tôi.”
“Cô đang ở đâu?” Francesca hỏi.
“Xem nào, sẽ dễ hơn cho tôi nếu không gọi thay vì gọi cho bà,” nàng ta nói. “Dễ hơn nhiều. Tôi chỉ cố gắng làm điều gì đúng.”
“Cô hơi trễ rồi đấy, cô đĩ kia ạ,” Francesca nói. “Đừng có mà nói dối với ta và bảo rằng cô hiện không đang ở Washington.”
“Tôi không hề có ý định nói dối,” nàng ta nói. “Tôi không dấn thân vào chuyện này để làm gì nếu không vì sự thật.”
Francesca cố chống lại sự thôi thúc muốn gác máy. Theo bản năng, nàng biết rằng bất kỳ điều gì mà người đàn bà kia sắp nói, đều là điều mình nên nghe, dầu không muốn nghe. “Giữ máy nhé,” nàng bảo. Nàng đặt một bàn tay bịt lại đầu nói và hỏi Kathy có thể giúp mình cắt tóc cho Sonny không. Francesca đóng và khóa cửa phòng ngủ của mình lại. Nàng đấm mạnh gót tay vào bức tường mới trát vữa và tạo ra một cái lỗ trên đó. Kathy gọi to để xem nàng có sao không. Francesca nói dối và bảo rằng mình ổn. Nàng cầm điện thoại lên và ngồi xuống. Nàng che đôi mắt mình bằng bàn tay phải phập phồng như thể để tránh không nhìn một con chó bị cán chết trên đường.
“Để bắt đầu,” người phụ nữ đó nói,” xin thưa rằng bà nói đúng. Tôi đang ở Washington. Tôi làm việc nơi văn phòng của một vị Hạ nghị sĩ. Khi tôi chuyển về đây lần đầu, thì không phải là vì Billy, mà vì công việc này, nhưng”
“Cô có thực sự nghĩ,” Francesca nói, “rằng cô có quyền khóc lóc về chuyện này?”
Người phụ nữ ấy lấy lại bình tĩnh và tự thú một cách ngắn gọn. Cô ta và Billy đã dan díu lại với nhau không lâu sau khi Francesca sẩy thai em bé. Họ đã mở tắt, tắt mở nhiều lần cho đến khi gần đây Billy tặng nàng quả bầu và rồi sau đó “tỉnh như ruồi” khi bảo nàng hãy triệt tiêu cái hậu quả ngoài ý muốn, nên nàng cũng nhanh chóng xóa sổ nợ đời. Tuy thế, nàng đã trải qua một thời gian nặng nề khi sống với chính mình và đã quyết định bỏ việc để quay về nhà ở Sarasota.
Francesca nghiến răng và ép bàn tay sưng phồng của mình mạnh vào chân giường, cố sử dụng sự đau đớn để kìm lại cơn giận đang dâng lên trong nàng không bùng vỡ ra. Chưa đâu. Đừng cho con đĩ này thỏa mãn thói kiêu căng.
Người phụ nữ ấy bảo cô ta đang gọi từ văn phòng của mình. Cô và Billy đã đi đến khách sạn ở Dupont Circle vào giờ ăn trưa. Tại đó - chuyện gì đã xảy ra cũng đâu thành vấn đề? - bất kỳ điều gì họ có với nhau cũng đi đến một đoạn kết nhiều nước mắt. Nàng ta cho rằng Billy cũng “mắt lệ cho người” ràn rụa chứa chan. Nghe mà ứa gan!
“Giờ cô thấy dễ chịu chưa?” Francesca rít ra câu ấy giữa đôi hàm răng nghiến chặt. “Bây giờ cô sống với mình được rồi chứ?” Nàng đang giận run. Nếu nàng ở cùng phòng với con đàn bà ấy, thì chuyện giết cô ta sẽ chẳng là... cái nghĩa địa gì! Đập một phát cho cô ta té xuống rồi nắm cái sọ của cô ta dộng
mạnh xuống sàn nhà cho đến khi nó nổ đánh bốp một cái. Thế là xong. Hoặc nhẹ nhàng hơn thì một nhát dao xuyên qua tim nàng ta. Ngọt lịm. Giết người vốn là... truyền thống của gia đình ta mà! Truyền thống đó hãy còn chảy mạnh mẽ trong huyết quản đang sục sôi của ta đây này!
“Không hẳn thế,” người phụ nữ kia nói. “Nghe này. Hãy nói với em bất kỳ điều gì chị muốn. Em đáng bị như thế. Hay hơn thế nữa cũng là... sự thường. Thật sự em không”
Lại thêm nước mắt. “Em muốn nói, em không phải là hạng người”
“Những kẻ xấu,” Francesca nói,” không bao giờ nghĩ họ là hạng người làm những điều họ đã làm. Ta có tin cho mi đây, con đĩ kia. Mi không phải là người mà mi nghĩ mi là. Không ai trong chúng ta là thế. Người ta là những gì người ta làm. Không hơn không kém. Mi hành động như một con đĩ, vậy mi là con đĩ. Thế thôi. Không có gì phải nhiều lời nữa. Ta có chuyện phải đi đây.”
“Đừng, chờ tí,” người phụ nữ ấy nói. “Có chuyện khác mà em cần nói với chị. Dầu xấu như những gì em đã nói, song chuyện này có lẽ... còn tệ hơn! Em nghĩ chắc là còn tệ hơn.”
“Mi không thể gây ấn tượng với ta như một kẻ biết sự khác biệt giữa thiện và ác.” “Chuyện này liên quan đến gia đình chị.”
“Tôi biết tia nhìn ấy,” Kathy nói. “Đừng nghĩ rằng tôi không biết tia nhìn ấy.” “Hãy giúp em băng lại bàn tay,” Francesca nói.
“Em cần gặp bác sĩ,” Kathy nói. “Cái gì xảy ra khiến” “Giúp em.”
Sau nhiều năm xung đột lặt vặt và cảm tình trôi dạt, hai chị em cảm nhận một cú sốc thông cảm bắn qua người họ. Hai chị em đã có những khác biệt trong mấy năm vừa qua nhưng sợi dây ràng buộc họ như một cặp song sinh thì không mất đi đâu. Khi được triệu tập, nó luôn vâng lời. Không có gì phức tạp hơn và cũng không có gì ít phức tạp hơn là gia đình, không gì dễ hiểu hơn và đồng thời cũng khó biết được như gia đình. Với những cặp song sinh mọi chuyện còn gấp đôi.
Francesca không giải thích bất kỳ điểm đặc thù nào cho Kathy, thế nhưng Kathy hiểu những gì nàng cần hiểu. Nàng giúp Francesca chăm sóc bàn tay bị thương, giúp thay quần áo, nghe những hướng dẫn của nàng ta về việc chăm sóc Sonny. Kathy cố gắng vỗ về, làm dịu cơn đau mà không gây phản tác dụng.
Francesca hôn Sonny rồi chộp lấy chùm chìa khóa cho chiếc Dual-Ghia của Billy. Hai vợ chồng chỉ có một chiếc xe (dầu nó đáng giá hơn cả hai chiếc xe loại khá sang), và dĩ nhiên là xe của chàng, tên đàn ông ích kỉ, một chiếc xe lớn, rộng rãi, tiện nghi, đắt tiền mà thường chàng rất miễn cưỡng để cho nàng lái. Ít ra chàng cũng đã để lại xe cho nàng ngày hôm nay để nàng đi đón Kathy tại nhà ga xe lửa.
“Đừng làm điều gì mà ta không làm,” Kathy gọi theo lúc Francesca đóng mạnh cánh cửa căn hộ sau lưng nàng.
“Có lẽ em là chị,” Francesca hét lại.
Khi nàng lái xe đến nơi, bởi vì chỉ đích thân Billy mới được phép sử dụng garage làm chỗ đỗ xe, nên nàng phải chạy lòng vòng quanh cao ốc, tìm chỗ trống. Bàn tay bị thương được bó chặt của nàng nhức nhối. Cơn đau xuyên qua nó mỗi lần nàng xoay tay lái. Nói đúng ra sự đau đớn cũng không hẳn là khó chịu. Hầu như nó giúp nàng kiềm được tiếng khóc. Điều cuối cùng mà nàng muốn cho phép mình làm là khóc lóc.
Nàng đập mạnh nắm tay không băng bó lên cái tay lái bọc da, cố dập tắt cơn giận. Nhưng động tác đó chỉ càng làm cho cơn giận tệ hại thêm. Ngươi là những gì ngươi làm, không có gì khác hơn. Francesca cáu kỉnh phải làm loại người đi tìm chỗ đậu xe hợp lệ vào một thời điểm như thế này. Nàng tru lên man dại như một con sói cái bị dồn vào chân tường và lao xe vào một khoảng hẹp nơi một khu cũng đầy xe.
Nàng sải bước nhưng không chạy, đến Bộ Tư pháp.
“Xin lỗi, Bà Van Arsdale,” cô tiếp tân nơi văn phòng Billy nói. “Ông Van Arsdale đang họp ở nơi khác với ngài Tổng chưởng lí. Đến sáng mai họ mới quay về đây.”
Chuyện đó thì Francesca biết rồi. Billy đã bảo nàng gặp chàng ở quán bar mà chàng và các bạn đồng nghiệp thích lui tới, gần bờ sông ở Georgetown, rồi đi ăn tối và xem phim. “Billy cần mấy tập hồ sơ,” Francesca nói. “Anh quên đem theo. Anh bảo tôi đến lấy để đem ngay đến cho anh tham khảo.”
Điều tiếp theo mà Francesca biết - nàng đang một mình trong văn phòng của Billy - là đến nơi mà con đĩ kia đã chỉ nàng đến, nhìn vào nơi mà cô ta đã bảo nàng nhìn: nơi tập hồ sơ phía sau cùng ở trong hộc trên cùng. Tập hồ sơ khá dày và xộc xệch; cái nhãn viết tay - thủ bút của Billy - ghi Bảo hiểm.
Francesca không thể để người ta thấy nàng đọc lướt hồ sơ đó, tại nơi đó. Nàng kẹp nó vào dưới nách, cám ơn cô tiếp tân, và rời đi. Nàng trở lại tìm chiếc xe. Nó không bị kéo đi. Cũng không bị dán giấy phạt. Một điềm tốt, nàng nghĩ, mà không thật sự hy vọng là như thế.
Bên trong tập hồ sơ, như cô kia đã cho biết, chứa đựng những thông tin về gia đình nàng. Những mẩu cắt từ báo chí mà bất kỳ ai cũng có thể giữ, nhưng là từ báo chí trên cả nước. Hàng trăm bức hình chụp nhanh được sắp xếp theo đề mục cẩn thận, kể cả một số mà Francesca đã chụp bằng camera của chính nàng, ngay cả trước khi Billy gặp nàng: những bức hình của mọi người trong gia đình nàng, nhưng đặc biệt là những người bên nội. Có bức hình những người chú của nàng với ông nội tại lễ cưới cô Connie, bị cho là đã mất trong một lần dọn nhà. Có bốn quyển sổ đầy những ghi chú về gia đình nàng, và một bài tóm lược đánh máy độ khoảng bảy tám trang về nội dung của những quyển sổ kia. Nàng cố hình dung khi nào chàng bắt đầu làm chuyện này. Quyển đầu tiên bắt đầu từ tháng mười hai,1955, vào cái
ngày sau lần đầu họ làm tình với nhau. Nhưng không phải nói về chuyện đó, mà là mọi chuyện xảy ra tại nhà của Bà nội Carmela, không phải là dạng nhật kí, mà là những ghi chú, như thể từ một lớp học. Chúng là những chuyện mà chỉ Billy mới có thể biết, được viết bằng chữ viết tay rõ ràng là của chàng ta, không thể nhầm lẫn.
Em không thể nhận ra là Billy đến đây cốt chỉ để trải nghiệm một lễ Giáng sinh Mafia chính hiệu, hay sao?
Billy đã kể với cô đào tóc vàng của chàng ở Sarasota, rằng mình có hồ sơ này. Có lẽ anh ta còn trưng ra cho cô ả thấy. Có lẽ hai đứa chúng nó đã được một mẻ cười vui vẻ để làm món tráng miệng sau cuộc gian dâm trong một phòng khách sạn nhìn xuống Dupont Circle.
Choáng váng, nàng đổ sụp người xuống, ngã đè lên cần sang số và chẳng thèm để ý. Nàng để mặc cho mình khóc, không kiềm chế nữa. Điều ấy cũng chẳng đem lại cái gì tốt hơn. Nàng muốn làm chuyện gì đó chứ không phải ngồi trong chiếc xe đắt tiền của người chồng lừa dối, khóc lóc như một người đàn bà cô thế.
Nàng không phải là người đàn bà cô thế, vô vọng. Nàng là người của Gia đình Corleone.
Nàng là con gái của một chiến tướng uy mãnh, Santino Corleone.
Lúc nhận ra mình đang thì thầm “Bố ơi, hãy giúp con” nàng lặp lại mấy lần và hạ quyết tâm. Dứt khoát ta sẽ làm điều ta phải làm.
Một tay cảnh sát giao thông ở Capitol dừng lại để viết cho nàng giấy phạt, nhưng khi Francesca ngồi thẳng người lên - với khuôn mặt méo mó vì đau xót và phẫn hận, với mái tóc bù rối và đôi mắt phóng chiếu hung quang như một con thú hoang bị mắc bẫy của định mệnh oan nghiệt và đang vùng vẫy giận dữ - thì tay cảnh sát vội đút quyển sổ phạt vào túi và lỉnh đi xa. Trông anh ta như thể vừa mới gặp ma. Anh ta quẹo vội qua con phố khác, vừa đi vừa lắc đầu như muốn xua đi một ám ảnh.
Nơi bãi đậu xe tối mờ bên sông Potomac, Francesca ngồi đợi trong chiếc xe màu đỏ của mình, nhìn chừng vào quán bar bên kia đường, nơi nàng đã được Billy hẹn gặp. Nàng đã ở đó khá lâu, đủ lâu để đọc mọi lập luận và những bình luận trịch thượng trong bộ hồ sơ đáng nguyền rủa đó. Nàng không mang đồng hồ đeo tay còn đồng hồ trong xe lại chỉ giờ lệch lạc. Trong ví nàng trước giờ vẫn để sẵn một mớ aspirin nhưng nay chẳng còn viên nào. Bàn tay nàng nhức nhối tệ hại hơn bao giờ hết. Nhưng nỗi đau thể chất và xúc cảm đang cùng tác động khiến nàng vượt qua được, giống như hai độc chất chết người hiện diện cùng lúc trong dòng máu lại có thể làm cho người ta vẫn sống, nhờ tính tương khắc giữa chúng.
Có lẽ khoảng một giờ trước đó Billy đã đi vào quán bar với nhiều tay luật sư trẻ khác.
Chàng đã không thấy nàng. Nếu gặp có lẽ đã có một màn cảnh om sòm.
Nàng tiếp tục nghĩ tới nghĩ lui giữa việc mong ước mình đã không mang theo con dao và việc sợ rằng nàng không thể làm điều này với bàn tay trái của mình.
Nàng tiếp tục nghĩ về cậu con trai hiếu động, buồn cười của mình, điều này khiến cho nàng cứ lưỡng lự khi nghĩ đến hành động, lúc thì hăng lên lúc lại muốn chùn tay.
Nàng tiếp tục nghĩ rằng nếu phải chi mình có thể điềm tĩnh lại, có lẽ mình sẽ suy nghĩ đúng đắn hơn.
Giờ đây nàng nhận thức rằng, điều này cũng thật là phi lí như nghĩ rằng nếu phải chi bố nàng còn sống bên cạnh nàng, thì toàn bộ cuộc đời nàng có lẽ đã khác đi và tốt hơn.
Nàng nghĩ nàng có thể sẽ dịu xuống khi nàng thấy lại Billy, nhưng khi cuối cùng chàng ta ra khỏi quán bar, một mình và bước đi loạng choạng, lật cổ áo khoát lên để chống lạnh, thì điều ngược lại đã xảy ra.
Bảo hiểm.
Tim nàng đập rộn lên. Bàn tay nàng đau nhức dữ dội khiến nàng phải rên rỉ như một con thú hấp hối... Billy quẹo ở góc phố và đi ngược lối đi hẹp trải sỏi đến phố M. Nàng biết chàng ta đang làm gì. Chàng là công tử đại gia nên chàng mua chiếc xe đắt tiền này bởi vì đó là hiệu xe mà Johnny Fontane, Bobby Chadwick và Danny Shea đi, nhưng chàng cũng rất bủn xỉn để kêu một chiếc taxi nếu chỉ phải đi vòng một dãy phố. Ở phố M. chàng sẽ có thể kêu một chiếc taxi mà không phải tốn thêm cho một quãng vòng.
Francesca nổ máy xe. Dual-Ghia là loại xe có vận tốc cao, vọt rất nhanh. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa động cơ cực nhạy của Ý với vẻ lộng lẫy phô trương kiểu Mỹ.
Chỉ trong chớp mắt và vài cú nhấn ga Francesca đã khiến chiếc xe phóng như tên bắn vào lối đi nhỏ kia.
Billy quay lại, che đôi mắt khỏi ánh sáng chói của hai đèn pha. Nàng dùng đôi tay giữ chắc tay lái. Billy đứng ngay trước đầu xe. Có một tia chớp trong nửa tích tắc của cái có vẻ như thoáng một nụ cười, và nàng tông xe thẳng vào người chàng. Lúc va chạm, đôi giày tụt văng ra khỏi chân chàng, đôi cẳng chân chàng oằn lại bẹp dúm, thân người chàng giật tới trước, và đầu chàng đập vào nắp đậy xe mạnh đến nỗi tưởng chừng như chàng phóng từ tầng lầu thứ mười xuống. Chiếc xe quẫy đuôi nhưng vẫn tiếp tục chạy tới. Nàng cho xe chạy chậm lại nhưng không đạp thắng. Billy nằm vắt vẻo trên nắp đậy xe phía trước như thể đã bị gắn dính vào đó.
Francesca tóm lấy cặp hồ sơ và nhảy ra khỏi xe. Nàng đóng cửa xe lại như thể chẳng có chuyện gì bất thường vừa xảy ra và, không do dự, bước ra xa khỏi xe.
Nàng không bị thương. Dường như không có ai thấy nàng. Điều duy nhất nàng cảm thấy là kinh sợ. Nàng không la khóc. Nàng có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua bi kịch này và đủ sức mạnh thể chất để nắm chặt tay lái, ngay cả với một bàn tay bị thương khá nặng. Bàn tay đó bây giờ đang hành hạ nàng, nhưng lúc va chạm, nàng không cảm thấy gì.
Khoảng năm mươi yards cách chỗ xảy ra tai nạn (cố ý) nàng thấy một trong những chiếc giày của chàng nhưng vẫn không ngừng sải bước.
Nàng tự nhủ đừng nhìn. Nhưng khi nàng sắp quẹo vào phố M, nàng không thể không quay lại nhìn.
Từ trên đỉnh đồi, chiếc xe không có vẻ gì bị hư hại. Billy vẫn ở trên mui xe, bất động. Một vũng máu trải ra trên mặt đá cuội. Lúc đầu nàng không biết máu ở đâu ra nhiều thế cho đến khi nàng nhận thấy đôi cẳng chân chàng không chụm lại dưới cái cản phía trước. Đàng sau xa chiếc xe, dưới ánh đèn đường lẻ loi, nửa phần dưới cùng của cơ thể chàng bị cắt rời, nằm đó.
Dầu thế nàng không hề cảm thấy hối hận chút nào.
Cuộc đi bộ trở về nhà khiến nàng phải mất một phút hay cả một ngày nàng cũng không biết nữa. Trên suốt đường về, chịu đựng cơn đau nơi bàn tay và cơn đau còn khắc nghiệt hơn từ những cú thót tim mỗi khi nghe tiếng còi hụ, nàng không hề quay nhìn lại phía sau, dầu chỉ một lần.
Kathy đang ngồi ở bàn, đắm mình vào chuyện viết lách còn Sonny ngủ trong phòng của cu cậu. Francesca thả phịch người xuống ghế xô-pha.
“Billy có gọi về nhà không?”
“Chị không biết,” Kathy nói, không nhìn lên. “Chị ngắt điện thoại để làm việc. Chị hy vọng em không phiền về chuyện đó. Sonny ngoan lắm, không quấy quá gì. Mọi chuyện đều ổn. Tay em thế nào?”
“Chị có nhớ khi em phát hiện Billy đang lừa dối mình, và chị bảo em nên giết hắn ta. Ờ, em đã làm chuyện đó rồi.”
Kathy bắt đầu cười, rồi nhìn gần hơn vào người chị em của mình và, mắt mở rộng, ngạt thở. Nàng nhào lên chiếc xô-pha. “Ôi, lạy Chúa! em”
“Hãy nhìn cái này,” Francesca nói, đưa cặp hồ sơ cho chị mình.
“Hãy kể cho chị mọi chuyện.” Kathy nói. “Cho chị biết mọi chuyện, nhanh lên.”
Cảnh sát đến nơi một giờ sau khi Francesca hành động, có lẽ khoảng năm phút sau khi Kathy lên xe buýt đưa nàng đến Nhà ga Union và chuyến xe lửa cuối cùng trong đêm quay về New York. Không có dấu vết nào của nàng trong căn hộ của Francesca. Kathy cũng không nói với mẹ nàng và vị hôn phu của
mẹ nàng, Stan Người Bán Rượu, rằng nàng đi Washington vì nàng sợ Sandra, mẹ nàng, sẽ lập tức ca cẩm về chuyện từ bao lâu rồi kể từ lúc Kathy đến thăm họ ở Florida.
Khi cảnh sát cho Francesca biết tin, nàng chạy xuống sảnh đến phòng ngủ, la khóc có vẻ như loạn trí. Nàng đập vào tường với lòng bàn tay trái - mạnh nhưng tất nhiên là không mạnh đến nỗi làm tổn thương cái gì. Tuy vậy, âm thanh nó tạo ra nghe có sức thuyết phục! Khi họ đến giữ nàng lại, thì có một cái lỗ nơi bức tường và bàn tay của Francesca, theo ý họ, bị gãy xương và bắt đầu sưng phồng lên. Nước đá để làm cho chỗ sưng phồng xẹp xuống đang tan ra trong bồn toilet.
Điều kỳ diệu là Sonny đã ngủ suốt thời gian xảy ra những chuyện này. Sau khi cảnh sát rời đi và sau khi ông bác sĩ, do thư kí riêng của Danny Shea gửi đến, cũng rời đi, Francesca ngắt điện thoại và đứng trước giường ngủ của con mình, ngắm nhìn con ngủ, với cái mũ chơi bóng màu vàng để trên gối kế bên cậu bé.
Nàng sẽ phải nói với con. Nàng sẽ gọi Kathy ở New York, và Kathy sẽ gọi cho mọi người khác: mẹ của họ, cả em của Billy và bố mẹ chàng ta. Nhưng Francesca sẽ phải, bằng cách nào đó, mang trên vai gánh nặng kể mọi chuyện cho Sonny.
Nàng quay lại nhà bếp và lấy tập hồ sơ ra khỏi đàng sau những hũ, lọ, nơi nàng giấu nó. Nàng giở lại từng trang, ngạc nhiên rằng trên đời lại có người đi phản bội chính gia đình mình như thế này. Và vì cái gì? Sự nghiệp của hắn? Gia đình hắn quá giàu mà, còn gia đình Francesca thì có nhiều mối quan hệ rất sáng giá. Gia đình của nàng có thề là một bảo hiểm cho công danh sự nghiệp của Billy.
Francesca hiểu rõ cảnh ngộ của một đứa bé lớn lên mà không cha thì như thế nào. Nhưng nàng không biết một đứa bé lớn lên với một người cha muốn tàn phá chính gia đình mình thì nó sẽ như thế nào, sẽ cảm nhận ra sao về bố mình.
Nàng vẫn không thấy hối hận.
Trước mắt, nàng sẽ nói với Sonny rằng Bố con đã gặp tai nạn và đang ở trên Thiên đàng với bé Carmela. Nhưng một ngày nào đó, nàng thề với lòng, nàng sẽ kể lại toàn bộ sự thật cho con mình.
Nàng cắm điện thoại lại và gọi Kathy để kể chuyện gì đã xảy ra. Như một phần trong kế hoạch mà hai người đã vạch ra trong mấy giờ trước đây, Kathy đã bảo Francesca đừng để lộ chuyện gì qua điện thoại, đề phòng trường hợp Billy gắn thiết bị nghe lén. Kathy và Francesca có một cuộc nói chuyện giả về những gì xảy ra và một cuộc trao đổi thật về người mà Kathy sẽ gọi.
Trời gần rạng sáng. Giờ này ở Nevada cũng đã muộn. Dầu thế, Francesca vẫn gọi. Vì nàng nghĩ chắc chú Mike muốn biết.
“Xin lỗi đánh thức chú vào giờ này, chú Mike à. Nhưng... nhưng một tai nạn đã xảy ra.”
Ngày hôm sau - như Kathy đã tiên đoán - cô thư kí ở văn phòng Billy khai rằng Francesca có ghé qua
lấy một tập hồ sơ cho Billy. Không có gì sai trái hay bất thường về chuyện này. Francesca rời văn phòng mà không tỏ ra giận dữ hay quẫn trí gì cả. Billy có nhiều hồ sơ khác ở nhà và Francesca vẫn phụ giúp chồng lập hồ sơ. Còn tập hồ sơ ghi Bảo hiểm là một hồ sơ cá nhân của Billy. Chưa người nào từng yêu cầu được xem tập hồ sơ ấy.
Những nơi nào mà Francesca có mặt sau cuộc đi đến Bộ Tư pháp thì cũng dễ dàng để chứng minh thôi. Những người bán hàng ở Quán ăn Chợ Đông tất nhiên nói rằng họ có thấy Francesca và bé Sonny đến đấy tối hôm trước (thực ra là bé Sonny đi với Kathy và bé vẫn gọi là Má nên đâu có ai biết là người khác).
Những người trong căn hộ trên lầu nói rằng họ đã thấy Francesca và Sonny về nhà không lâu sau khi trời tối. Trong ít nhất là hai tiếng sau đó, họ nghe tiếng đánh máy chữ đều đều từ căn hộ bên dưới vọng lên.
Francesca xác nhận điều này. Nàng nói là nàng viết một bức thư cho người chị ở New York, mà nàng đã gửi đi không lâu trước khi cảnh sát đến. Nàng nói chuyện này với sự hiện diện của vị luật sư biện hộ về hình sự ở New York (một sự dàn xếp do Tom Hagen lặng lẽ thực hiện). Mấy ngày sau, Kathy (lúc ấy cũng được đại diện bởi cùng vị luật sư ấy) nói rằng nàng đã nhận bức thư nhưng đọc xong thì đã ném đi vì thấy không cần phải giữ lại làm gì. Như nhiều người bạn và bà con (kể cả mẹ của họ, Sandra) có thể và sẵn sàng xác nhận, cặp chị em sinh đôi này trong mấy năm gần đây, đã sống cách biệt nhau.
Một hậu quả hạnh phúc của cậu chuyện bất hạnh này có lẽ là cách mà nó đem hai chị em sống gần nhau trở lại, thân thiết hơn cả trước đây.
Tay lái và cần sang số của chiếc Dual -Ghia dường như đã được chùi đi các dấu vân tay. Tuy nhiên, các thám tử vẫn nhận dạng được bốn bộ vân tay. Ba bộ đến từ các thành viên của gia đình mà chiếc xe này thuộc về - Billy, Francesca và Sonny Van Arsdale (còn Kathy vẫn mang găng tay khi lái chiếc xe đó từ Ga Union về căn hộ của người chị em nàng nên chẳng lưu lại gì). Bộ vân tay thứ tư - được tìm thấy cả ở ghế ngồi trước và ghế ngồi sau - đến từ một người đàn bà mà Billy Van Arsdale đang liên hệ lăng nhăng.
Cảnh sát có thể gặp nhiều người đã từng thấy người phụ nữ này vào đúng buổi chiều mà Billy chết, nhận phòng vào khách sạn Dupont Circle và khoảng chín mươi phút sau thì rời phòng, ràn rụa nước mắt. Người phụ nữ này đã thú nhận với nhiều người trong văn phòng của cô rằng Billy đã chấm dứt mối quan hệ với cô ta ngày hôm đó. Nhiều tháng trước nàng đã thú nhận với cùng những người bạn đó rằng Billy đã cho nàng dính bầu và bắt nàng phá thai.
Khi các thám tử hỏi nàng ta về chuyện này, nàng tỏ ra quẫn trí. Họ bắt giam cô ta và buộc tội giết người ở cấp độ thứ nhì (second-degree murder).
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bố Già Trở Lại!
Mark Winegardner
Bố Già Trở Lại! - Mark Winegardner
https://isach.info/story.php?story=bo_gia_tro_lai__mark_winegardner