Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trường Đời
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 32
B
ọn ba người bị giam hôm nay là đúng mười hôm. Giáp đã bình phục, nhưng còn yếu và xanh.
- Thôi, về Hà Nội anh tẩm bổ chừng vài tuần thì lại béo ngay. Không mai kia, tiền đến, chúng ta sẽ được tha. Ở trong cái hầm không có ánh sáng mặt trời và thiếu không khí như thế này một ít lâu nữa thì ở đây ra, chúng mình đến đem theo mầm bệnh lao mà ra.
- Mầm bệnh lao thì chưa biết, nhưng giá tôi và anh mà đem bộ râu đinh ghim này về Hà Nội thì phải biết, đàn bà họ nhìn mình như quái vật.
- Ồ, anh không nói, tôi quên mất đấy. Chúng ta nhiều... việc quá thành ra quên cả trang điểm. Cô Khánh Ngọc, cô trông chúng tôi bây giờ đã hết cả mỹ thuật chưa?
Khánh Ngọc vuốt bộ râu hai người:
- Không những bộ râu này hợp với cái cảnh này, gian hầm này. Tôi trông hai anh ra phết tướng giặc lắm.
- Hợp hay không thì mai kia ta cũng đã về nhà. Cũng phải sắm sửa cho ra dáng con người một chút. Biết lấy gì để bạt bộ râu đây. À, tôi xem những sách mạo hiểm thấy nói bọn lính thủy, thường lấy nến đốt râu. Ta không có nến, ta dùng cái đèn dầu cá kia vậy. Để tôi thử đốt cho anh.
- Sợ bỏng.
- Không, ta xớt ngọn lửa ở ngoài, bỏng làm sao được.
- Ừ, thế anh thử làm cho tôi.
Trọng Khang vừa giơ ngọn đèn lại gần cằm Giáp, thì Giáp đã kêu rối rít:
- Úi dà, nóng lắm! Thôi tôi chịu!
- Tôi mới "cạo xớt" đấy thôi mà.
- Anh cạo thực sự thì có lẽ cằm tôi thành tật.
- Anh xoàng. Thế anh cạo tôi.
Giáp vừa châm ngọn lửa vào râu thì Trọng Khang đã hét:
- À, không được! Cái lối cạo bằng "dao lửa" thế này thì thành tật thật. Tôi xin tôn ông tha cho.
Khánh Ngọc cười ngặt nghẽo:
- Các ông ơi, người ta râu xồm cơ mới làm thế được. Râu cơm của các ông mà cạo bằng lối thì khi hết bộ râu, cơm cũng không ăn được nữa. Giá có cái nhíp để tôi nhổ cho nhỉ.
Giáp đi treo chiếc đèn lên chỗ cũ:
- Ở đây thì đào đâu ra nhíp. Giá có hai đồng xu.
- Ở đây thì đào đâu ra xu. Anh ngớ ngẩn cũng chẳng kém tôi.
Trọng Khang ngẫm nghĩ một lát:
- À tôi tìm ra rồi. Tôi tìm ra một thứ không phải nhíp, không phải xu, nhưng cũng có cái công dụng như xu và như nhíp. Nhưng râu đã đâm dài như râu chúng mình thì mới nhổ được, chứ râu ngắn thì đành chịu. Vương tôn ông ơi ngài lấy của chúng tôi mười vạn đồng, chúng tôi chỉ xin ngài có một cái bát thôi.
Chàng bẻ một miếng bát, chặt làm đôi, rồi mài nhẵn và tròn như hình đồng xu.
- Anh ngồi dậy. Tôi nhổ cho. Ủa, tối quá, râu ngài biến đi đâu, chẳng trông thấy gì cả. Cô Khánh Ngọc, cầm giùm hộ chúng tôi cái đèn lại đây. À, khá quá, thế này thì kém gì nhíp. Nhưng tôi chỉ nhổ cho anh một nửa mặt thôi, anh lại phải nhổ nửa mặt cho tôi, chứ không nhỡ Vương lão gia đùng đùng vào đây nói với chúng mình: "Người nhà các anh đã đưa tiền chuộc rồi, các ngài về đi!" thì tôi thiệt.
Khánh Ngọc giằng lấy hai cái mảnh sành ở tay Trọng Khang:
- Thôi, để em nhổ cho hai anh. Chả nhẽ em không được cái tích sự gì. Em nhổ cho mỗi anh một cái một, như thế thì thật đều, chứ không hai anh nhổ cho nhau được nửa mặt rồi, mà Vương tôn ông vào thì để cho ma nó trông.
Trọng Khang và Giáp nằm dài ra giường, Khánh Ngọc ngồi giữa, chiếc đèn ở phía trên đầu hai người.
- Úi dà, nhổ từng chiếc thế này nóng ruột lắm.
- Anh còn đi làm gì được nữa bây giờ mà nóng ruột?
- Ấy thế mà nóng ruột. À thế này, cô nhổ cho anh Giáp nhiều chiếc, rồi lại nhổ cho tôi. Trong thời kỳ "đình chiến" ấy, tôi ngâm nga cho mà nghe.
- Ừ phải đấy. Chứ cứ chộp bên này một cái, chộp bên kia một cái, nó nhồn nhột làm sao ấy.
Khánh Ngọc vừa nhổ, vừa đếm. Đếm đến gần một nghìn thì Vương Nhân đẩy cửa vào.
- Các ông làm gì đấy?
Trọng Khang choàng dậy:
- Sắp đến ngày từ giã ngài, chúng tôi làm đẹp cho nhau đấy. Ngài đã có tin gì của nhà chúng tôi chưa?
- Người do thám nói cho tôi biết chỉ nay hay mai là tiền ở bên nước ông tải đến. Nhưng lại có tin ở phủ Đốc-bàn, người ta sửa soạn quân lính một cách tấp nập lắm. Tôi không hiểu là ý nghĩa gì? Ông ở đây đã lâu, tất đã hiểu những thể lệ của sự bắt cóc.
- Vâng, tôi đã hiểu. Nếu người ta can thiệp bằng võ lực trước ngày đưa tiền chuộc thì ngài phải buộc lòng giết con tin chứ gì.
- Ấy vì tôi và ông là cái chỗ "giang hồ lại gặp giang hồ" nên tôi thấy cần phải đến bàn với ông.
Thấy Vương Nhân và Trọng Khang có vẻ mặt nghiêm trọng, Giáp và Khánh Ngọc bồn chồn cả người. Trọng Khang đưa mắt bảo phải bình tĩnh:
- Việc ở phủ Đốc-bàn sửa soạn quân lính thì cũng dễ hiểu. Chắc Đốc-bàn lại muốn sau khi chuộc chúng tôi ra rồi, kéo quân đến đánh ngài. Nhưng tôi tưởng ngài chẳng lo điều đó, vì ngài đã tính trước đến nước ấy rồi. Chắc bây giờ Đốc-bàn cũng chưa dò được ra sào huyệt của ngài, nhưng y lại muốn cho mật thám theo vết những người tải tiền để biết tông tích ngài. Rồi chờ khi chúng tôi về rồi, y tiếp đánh...
- Nếu chỉ có thế thì tôi đã không đến đây, bởi toàn là những điều mà khi bắt các ông, tôi đã tính đến, và đã dự bị sẵn sàng. Tôi chỉ lo Đốc-bàn đã dò được chỗ này rồi, y không nghĩ đến các ông... bởi hôm nay, những do thám của tôi trông thấy nhiều người lảng vảng ở những con đường bên phía núi đằng đông.
Trọng Khang không đổi sắc mặt:
- Nếu chẳng may mà cơ sự xảy ra như thế thì chúng tôi xin chịu chết, bởi đó là lỗi người nhà chúng tôi không khéo thu xếp. Thề có trời đất, chúng tôi chết mà chẳng oán ngài, bởi đến cái tình thế ấy, ngài phải đánh cái nước bạc ấy. Chứ nếu ngài vì một tấm lòng trắc ẩn không phải đường, tha chúng tôi thì sau này còn ai sợ nữa.
- Lý thì như thế, nhưng có những trường hợp và những người mà ta đã không thể xử lý theo được. Đời ngài chắc đã gặp những trường hợp và những người ấy.
Trọng Khang cúi đầu, Vương Nhân lại nói:
- Nhưng tôi cũng còn mong đó chẳng qua là phỏng đoán thôi, chứ nếu mà người ở Mai-lin Phố lên thì tất phải do phía nam lại. Chứ đến phía đông thì thể nào cũng phải đi qua chân núi này.
- Họ đi đường vòng biết đâu?
- Vùng đây núi cao hiểm trở, không có con đường nào khác. Tôi biết y là người tàn nhẫn không có tình nghĩa, tôi chỉ ngại một điều là y muốn lập công và trừ tôi, y không nghĩ đến các ông thôi.
- Nếu thế thì chúng tôi đành với số mệnh. Cứ một điều ngài thắc mắc nghĩ đến chúng tôi thế này, chúng tôi cũng đã muôn phần cảm kích.
Rồi nắm tay Vương Nhân, Trọng Khang nói bằng một giọng thành thực:
- Sao số kiếp tai ác quá? Những kẻ có lòng như tôi với ngài sao lại ở vào hai phe thù địch mà quyền lợi khiến phải đi hai con đường khác nhau?
- Ấy, ông trời vẫn khăm thế. Nhưng dù sao, ta cũng là bạn tri kỷ của nhau.
- Chính thế. Dù khi tình thế buộc ngài phải cầm súng chĩa vào tôi, tôi cũng vẫn nhìn ngài bằng con mắt của người bạn. Và nghĩ rằng cái chết của tôi cần cho thanh thế của ngài.
Vương Nhân đi rồi, Trọng Khang đem đầu đuôi mọi việc thuật lại cho hai người nghe. Rồi kéo Giáp:
- Thôi, anh nằm xuống đây để cô ấy nhổ nốt cho bộ râu. Có chết thì cũng nhẵn nhụi, bảnh bao mà chết, chứ không đến nỗi làm con ma lông lá.
Đến khi thấy Giáp và Khánh Ngọc thờ thẫn, chàng nắm tay hai người và hỏi Khánh Ngọc:
- Em sợ chết lắm à?
Tiếng em, chàng mới dùng để xưng hô với nàng lần đầu. Khánh Ngọc có cái cảm giác như một cái gì vừa êm, vừa phớt qua ngực mình. Nàng nhìn Trọng Khang bằng một cái nhìn nó cởi mở cả tâm hồn:
- Không. Em không sợ. Vì nghĩ đến anh mà em không sợ. Nhưng giá ba chúng ta không chết mà cùng được sống mãi với nhau, có phải sung sướng biết bao nhiêu không?
Trọng Khang tắc lưỡi:
- Cái chết có thú vị gì mà muốn nó. Nhưng đến cái lúc không thể tránh được thì đời người, đâu là cũng một lần chết. Ta nhìn thẳng vào nó bằng một đôi mắt lạnh lùng, chẳng đẹp hơn là mếu máo, giẫy giụa mà cũng vẫn thế ư? Thôi, em nhổ đi cho anh. À lúc này đếm đến bao nhiêu rồi nhỉ?
- Chín trăm bốn hai. Bây giờ chín trăm bốn ba, chín trăm bốn tư...
Giáp dịch đầu lại gần Trọng Khang:
- Có anh bên cạnh, em cũng thấy không sợ chết. Không tin, anh sờ vào ngực em xem, trái tim không đập mạnh tí nào.
- Tôi biết. Cứ nghe giọng anh tôi cũng đã rõ hà tất phải sờ. Anh bây giờ với anh ngày trước là hai người chẳng những khác nhau, lại còn xa lạ nhau nữa. Người ta cứ chạm vào cái chết vài bận, và sống năm lần với tất cả sinh lực của trái tim, thì tự khắc rắn rỏi. Trường đời đã tôi cái thép người cho anh rồi đấy.
- Nhưng em phải thú thật rằng tôi chưa già và chưa kỹ. Tưởng tượng bây giờ họ bắn vào mặt, nát da thịt, thủng ruột gan, máu chảy tóe loe đỏ ối, em vẫn thấy ghê ghê. Chắc là đau đớn lắm đấy nhỉ?
Khánh Ngọc đập vào tay Giáp:
- Gớm, nghe khiếp cả người.
- Anh hỏi thế thì tôi trả lời làm sao được. Tôi đã bị bắn chết lần nào đâu mà biết. Còn như đến sự đau đớn, anh và em không lo. Nếu chẳng may phải chết thật, tôi đã có cách...
- Cách gì?
- Thôi, tôi đủ chục rồi. Em nhổ cho anh Giáp đi.
Chàng nói xong nhổm dậy:
- Tôi nhớ có một lần, tôi bắn một con nai sao suốt qua mang tai, nó ngã ngay xuống không cựa quậy. Giống sinh vật biết đau là do thần kinh. Phá tan bộ thần kinh thì chẳng còn biết đau đớn gì nữa.
- Thế nghĩa là anh sẽ cầm súng bắn vào mang tai tôi?
- Nếu anh sợ đau.
- Nếu tôi không sợ đau?
- Thế lại khác. Anh có biết người Nhật mổ bụng thế nào không? Rất thản nhiên, Theo rất đúng lễ nghi trong khi cầm dao rạch bụng. Nếu anh không sợ đau, thì cái chết nó đến bằng cách gì, mặc kệ nó. Chưa chết ngay, ta cũng được hiểu cái đau nó thế nào. Tôi thương nhất những người chết mà không biết rằng mình sắp chết đấy. Phí mất bao nhiêu cảm giác.
Trọng Khang nói bằng một giọng ôn tồn và ung dung như bàn về một lý thuyết. Khánh Ngọc nhìn chàng, bỗng thốt ra:
- François trông, lúc này anh của chúng ta đẹp lạ lùng. Trông như thiên thần ấy thôi.
Trọng Khang vuốt một bên râu chưa nhổ:
- Có lẽ là thiên lôi của phường tuồng. Hảo a. Hảo a! Em còn điếu thuốc nào không?
- Nghe như còn hai điếu.
- Bây giờ hút một điếu. Còn để một đến khi tiễn biệt nhau.
Khánh Ngọc châm thuốc rồi đặt vào môi Trọng Khang. Trọng Khang hút một hơi dài, rồi thổi vào mặt Giáp:
- Có thèm không?
- Anh cho tôi một hơi. Chúng ta thật vô tội mà cũng phải lâm vào cảnh tử tù chờ chém. Nhưng chẳng qua mới ức đoán thế thôi. Cho dù có thế nào thì Vương lão gia, tôi xem ra kính phục anh lắm, chắc cũng không nỡ đang tay đâu.
- Điều đó còn thuộc về tương lai. Vả là việc trời, ta không thể biết. Nhưng nếu Đốc-bàn Mai-lin Phố không theo những điều ước thật, và dò được ra sào huyệt rồi kéo quân đến đây thì chúng ta khó sống! Ông ta thương chúng ta, nhưng ông ta phải thương ông ta cùng bộ hạ hơn, ông ta phải đề phòng ngày mai cho họ. Anh thử tưởng tượng đã bắt cóc, người ta không chuộc, lại còn đem quân đến đánh, mà tha thì lần sau có ai sợ nữa, còn bắt cóc nổi ai để lấy tiền? Điều này, tôi cứ xét lòng tôi ra lòng người. Lúc tôi đánh bọn cu-ly Xạ-phang, tôi cũng thấy thương đấy chứ, nhưng đánh vẫn phải cứ đánh. Việc đời nhiều khi không thể làm theo lòng mình được!
Khánh Ngọc đang nhổ, bỗng dừng tay:
- Như thế thì đáng buồn cho cái kiếp người lắm nhỉ?
- Nhưng nó thế đấy. Trận phong ba chuyển trời có biết thương người đắm thuyền đâu? Nếu biết thương, đã không có phong ba. Mà đã không phong ba thì chuyện đời làm gì còn có nữa.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trường Đời
Lê Văn Trương
Trường Đời - Lê Văn Trương
https://isach.info/story.php?story=truong_doi__le_van_truong