Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Câu Thơ Yên Ngựa
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 5
T
ại đại doanh Vạn Xuân, Thái tử Hoằng Chân hết đứng rồi ngồi, đi đi lại lại như con hổ bị chồn chân vì nhốt lâu trong chuồng. Nỗi ấm ức không duyên cớ từ đâu thỉnh thoảng kéo đến làm gương mặt ông vốn đã đỏ bỗng hồng rực lên như bông sen đầm hạ. Chừng như biết Thái tử đang cơn bực dọc, trời xuân chốc chốc lại quạt vào mặt ông một làn gió mát lạnh từ bờ sông Lục Đầu. Ngọn gió chỉ đủ sức phẩy nhẹ trên ba chòm râu đen mượt chứ không làm dịu bớt chút nào cơn bồn chồn bứt rứt trong người ông.
Đã tròn một tháng nay, kể từ lúc quân Tống kéo xuống hạ trại trên bờ Bắc, chưa lần nào ông được vẫy vùng một trận cho thỏa sức. Họa hoằn ông mới rầm rộ kéo đại đội thủy binh vào sông Như Nguyệt không phải để đánh nhau với giặc mà cốt bắt sống số tàn binh của Quách Quì dám mạo hiểm kết bè vượt sang bờ Nam. Dáng chừng quân Tống cũng đã ê răng không gặm nổi ba lần rào tre đực kiên cố của lũy Như Nguyệt nên đã lâu không thấy chúng mò qua sông.
Chiến lược thế thủ của Thái Úy còn kiên trì đến bao lâu nữa? Thái tử nhìn ra ngoài và cảm thấy ghen tị với cây bàng ở trại Nam mà sức sống ngùn ngụt trào trên vô số búp non, tua tủa chĩa lên bầu trời xuân những ngọn nến xanh. Dưới tàn cây, đội quân Kim bài của Thái tử năm trăm người như một, ngày đêm túc trực sẵn sàng. Đây là đội quân riêng của Thái tử nổi tiếng giỏi vì trận pháp và thiện chiến vào bậc nhất. Vào đội quân này như vào tu ở chùa. Mọi sắc dục bị cấm, mỗi người tay cầm chiếc kim bài làm hiệu ngày đêm khổ luyện công phu. Thái tử thừa hiểu nuôi quân nghìn bữa dùng quân một ngày. Nhưng liệu ngày ấy bao giờ sẽ đến?
Thái tử buồn bực đưa mắt nhìn hàng nghìn chiến hạm nằm im ngoài bến. Chỉ có những thuyền thoi đuôi én, một loại ngựa lưu tinh trên nước, qua lại lướt sóng như bay, Thái tử cảm thấy mình như con ngựa mây nghìn dặm giờ đây phải gõ vó lững thững quẩn quanh trong mảnh sân hẹp.
Có lẽ hiểu thấu tâm trạng này của Thái tử Hoằng Chân nên Thái Úy đến Vạn Xuân đúng lúc. Vừa thấy bóng Thái Úy cùng đoàn tùy tùng vào đến cổng doanh, Thái tử đã mừng rỡ chạy ra đón tiếp. Lang tướng Nguyễn Căn còn đang bận việc tuần tiễu. Chỉ có Thái tử Chiêu Văn trên lâu thuyền bước xuống vào hội sảnh ra mắt Thái Úy. Đội quân kim bài tản ra, nghiêm mật canh gác bốn bề.
Những ngày gần đây, Thái Úy đã âm thầm sắp đặt trận đánh giờ Tí. Trí nhớ kỳ lạ của Vũ Anh Thư cung cấp cho Thái Úy mọi chi tiết cần thiết về trận địa bố phòng của địch, giúp Thái Úy trù hoạch kế sách tấn công một cách chu đáo. Đại quân đã được lênh sẵn sàng chỉnh bị để vượt sông. Thái Úy tin tưởng rằng trận này sẽ là trận đánh lớn cuối cùng, một trận đánh quyết định làm đối phương không còn đủ sức sang quấy phá bờ Nam nữa và vĩnh viễn đánh tan cái mộng vượt sông của nguyên soái Quách Quì. Và sau đấy khí thiêng phương Nam của mùa nóng sắp đến sẽ kết liễu phần còn lại số phận đội quân xâm lược.
Thái tử Hoằng Chân dậm dựt ngồi không yên chỗ, ba chòm râu không ngớt day động trên ngực áo bào, nhưng Thái Úy đã lên tiếng: - Ngày mai là ngày 23 tháng giêng. Chắc Thái tử còn nhớ ngày này năm ngoái ở Ung Châu chứ?
- Đúng là ngày quân ta hạ thành Ung! - Cái hào khí của trận đánh năm trước như trở về trên vẻ mặt rạng rỡ của Thái tử Hoằng Chân.
- Lão phu đã chọn ngày này để quân tướng Quách Quì ghi nhớ suốt đời. Quách Quì sẽ bị hãm vào cái thế không đường tiến thoái - Thái Úy thong thả trình bày - Từ lâu họ biết rằng sức họ không chọc thủng nổi đoạn lũy Như Nguyệt. Vì vậy họ đóng mảng kết bè định sang thám thính khúc sông từ Nham Biền đến Vạn Xuân. Lão phu nhờ hai Thái tử phô trương oai thần của đội thủy binh đánh cho chúng một phen vỡ mật.
Thái tử Hoằng Chân hoa tay vui sướng: - Hoằng Chân tôi chờ mãi nay mới được Thái Úy cho đánh một trận sướng tay.
Thái Úy bỗng nghiêm hẳn nét mặt: - Nhưng cấm hai Thái tử không được đuổi theo địch đổ quân lên bờ Bắc. Hai vị nhớ kỹ đây là một trận nghi binh.
Hoằng Chân bị cụt hứng: - Nghi binh thì đánh chỉ tổ thêm ngứa tay, Thái Úy ạ! Chín đạo quân địch bị cạn lương. Người ngựa chết non một nửa. Bây giờ bọn chúng như ngọn nước chảy vào khe hẹp. Phận chúng như cá nằm trên thớt. Theo Chân tôi nghĩ thừa thế đó, ta kéo quân sang, Đông tung Tây hứng, hai mặt giáp công chỉ cần đánh một trận long trời là quân Quách Quì sẽ tan như mây khói.
- Đánh tan quân Quách Quì là ta tự mua lấy thất bại đấy.
- Diệt Quách Quì sao Thái Úy lại gọi là bại? hoằng Chân sửng sốt trợn tròn mắt nhìn trân trân vào Thái Úy tưởng chừng như muốn rách khóe.
-Diệt Quách Quì này sẽ có Quách Quì khác kéo quân sang. Thế thì đến bao giờ ta mới chấm dứt được nạn binh đao, khỏi tốn máu xương của binh sĩ?
Thái tử Chiêu Văn đứng lên nhìn hai người, cười xòa dàn hòa: - Ý của Thái Úy, Hoàng huynh thật chưa rõ hết nhẽ. Ta cứ để cho bọn giặc bị đói khát cào xé, bệnh tật giày vò, quân sĩ hao hụt dần. Lúc ấy không cần đánh, giặc cũng tan, cần gì phải nhọc lòng ba quân tướng sĩ, phải không Thái Úy?
-Thái tử nói có phần đúng nhưng ý lão phu chưa hẳn như vậy - giọng Thái Úy bình tĩnh mà nghiêm trang - Quách Quì là viên tướng có thần thế ở triều Tống. Nếu biết khéo tay thì Quách Quì sẽ làm cái cầu nối để ta mưu chuyện thái bình lâu dài cho dân hai nước. Song bọn ta không phải ngồi yên mà chờ sung rụng. Thái tử Hoằng Chân nói đúng. Chúng ta phải đánh một trận ra trò để làm tiêu tan hẳn mọi ý đồ xâm lấn của giặc. Nhưng đánh thế nào và đánh vào đâu, điều đó phải ngẫm nghĩ kỹ. Hiện nay chỗ sơ hở của địch nằm ở hữu dực. Ở đây có lố nhố hàng năm vạn binh phu tải lương. Đó chính là cái dạ dày của địch. Diệt được đám quân này thì chín đạo quân Tống sẽ bị đói to. Vì vậy lão phu nhờ hai Thái tử giương Đông để lão phu cho kỳ binh kích Tây. Hai thái tử giương oai dàn quân ngày đêm trên sông nước làm sao nhử cho bọn giặc nhầm tưởng là ta sắp sửa tấn công vào trung doanh của chúng. Có vậy thì trận giờ Tí đêm mai mới nắm chắc phần thắng.
Chừng như thấy Thái tử Hoằng Chân tuy nghe ông nói đã bùi tai, nhưng nét miễn cưỡng và vẻ hậm hực còn nằm trên khóe mắt, Thái Úy dịu giọng cầm tay Thái tử nói thêm: - Thái tử đừng tiếc mình không vung gươm giết sạch được quân giặc. Hôm nay đã cuối tháng giêng rồi. Mùa viêm nhiệt lại đến sớm. Cái nóng sẽ đuổi quân Quách Quì nhanh hơn ngọn giáo mũi tên của Thái tử. Cho dù Quách Quì có rút lui sớm thì từ đây về đến dãy Nam Lĩnh, người ngựa cũng phải hao hụt thêm một nửa. Đến Biện kinh thì số quân Nam chinh cũng chẳng còn lại được bao lăm. Thôi thì Thái tử hãy nhường tay cho mệnh trời trừng phạt
Trước khi về Thiên Đức, Thái Úy còn dặn riêng Thái tử Chiêu Văn: - Lão phu chỉ ngại Thái tử Hoằng Châu tính khí cường mãnh nồng nhiệt, một khi thắng rồi say sưa khó tỉnh táo rút quân về. Vậy lão phu nhờ ông đi kèm bên nhắc nhở Thái tử phải giữ nghiêm quân lệnh.
Thái tử Chiêu Văn gật đầu lia lịa: - Lúc ấy Chiêu tôi sẽ nhắc, Chiêu tôi sẽ nhắc! Thái Úy đừng lo! Đừng lo!
Thái độ vồn vã nhiệt tâm hơi quá mức của Thái tử Chiêu Văn không xua tan được niềm lo âu nghi hoặc còn lởn vởn trong đầu óc Thái Úy. Ông linh cảm có điều gì không lành sắp xảy ra. Và một lần nữa linh cảm không đánh lừa ông.
Ngày hôm sau, tin dữ đến Trung doanh vào lúc mặt trời xế bóng. Theo lời một viên tướng ở Vạn Xuân thuật lại, trời vừa dợm sáng, làn sương mù còn ngái ngủ ở ven sông, quân Tống đã xua mảng sang bờ Nam. Thái Tử Hoằng Chân kéo bốn trăm chiến hạm ra chặn đánh. Quân địch bị thua liểng xiển tháo lui chạy về bờ Bắc. Quân ta thừa thắng đuổi theo đến tận chân núi Nham Biền. Tiền quân của giặc ra cản đường. Thái Tử Hoằng Chân hô quân xốc tới. Quân ta đánh rát, quân địch tan ngay. Chủ soái Quách Quì phải cho đội thân quân ra cứu ứng. Lão tướng Yên Đạt cũng dẫn đoàn kỵ binh tiếp theo sau. Cùng lúc ấy quân mai phục trên núi đổ xuống. Thế mạnh của kỵ binh địch trên đất bằng cắt đạo quân của hai Thái Tử ra làm nhiều đoạn. Lúc này quân ta đã tiến sâu vào mé tây núi Nham Biền. Đội quân tiên phong của ta chết quá nửa, lang tướng Nguyễn Căn bị bắt sống.
Theo viên tướng ấy thì nhẽ ra hai Thái tử có thể trở về bình yên vô sự. song vì muốn che chở cho đại quân rút lui sang sông, hai Thái tử đi hậu tập cùng đội kim bài bày thành thế trận cản giặc đằng sau. Đến khi hai Thái tử xuống thuyền thì Triệu Tiết đã kịp điều máy bắn đá đến. Hàng nghìn tảng đá hộc bay ra rơi xuống như mưa rào. Thuyền Thái tử Chiêu Văn đắm trước. Thái Tử Hoằng Chân đứng trước mũi thuyền soái, trợn tròn mắt nhìn phía quân giặc, rút kim bài ra thét to một tiếng dõng dạc. Theo hiệu lệnh, đội quân của ông trên thuyền nhất tề rướn thẳng người chĩa kim bài lên không. Họ đứng nguyên, im phắc, sừng sững như pho tượng, chìm dần xuống làn sông sâu. Mặt trời đứng ngọ trang nghiêm chiếu sáng lóe trên đầu các tấm kim bài tưởng chừng như tất cả đã hóa thành những vị thần uy nghi cầm ngọn đuốc vàng trên sóng nước soi đường cho quân đi.
Chưa bao giờ Lý Ngân thấy Thái Úy xúc động mạnh như vậy. mắt ông mở to đục dần, nỗi đau cày những đường hằn sâu trên vầng trán ưu tư. Nhưng phút ấy thoáng qua nhanh, Thái Úy gọi cho lão tướng Trần Nậm hạ lệnh làm lễ phát tang trong toàn quân. Các đội kỳ binh sắp ra trận đều chít khăn trắng thắt múi bỏ giọt đằng sau gáy. Đó cũng là dấu hiệu họ nhận ra nhau trong bóng tối dày đặc của trận đánh nửa đêm.
Bên bờ Bắc, những dãy trại dài hàng mấy chục dặm của quân Tống lim dim nằm im phăng phắc. Sau tiệc rượu khánh công ăn mừng trận thắng lớn bên sông, binh lính Quách Quì đều ngủ say vùi cho đến lúc giờ Tí điểm canh. Một vệt ráng đỏ hừng lên ở góc trời Đông. Quân của phò mã Thân Cảnh Phúc đã đốt lửa nổi hiệu. Trận phục thù cho hai Thái tử bắt đầu. Bốn đạo kỳ binh đông hàng mấy vạn người, mặc áo chẽn nâu, tay thủ dao nhọn, lặng lẽ lướt nhẹ như chiếc bóng, xông vào các trại ở cánh quân hữu dực của địch.
Dường như cùng một lúc, các loại côn trùng bỗng thôi rền rĩ để lắng nghe những tiếng động lạ tai, những âm thanh đùng đục, khô, gọn, rào rào như tiếng tằm ăn lên: Tiếng người kêu hoảng như trong cơn mê, tiếng khò khè èng ẹc từ trong cuống họng, tiếng ồng ộc của máu chảy xối xả, tiếng vật vã quằn quại của thân hình giãy chết. Những bóng người sống sót loạng choạng sờ sẫm tìm đường lủi về phía trung doanh đều bị vấp phải làn mâm sắc ngọt của đội quân Bảo Vân tiện đứt đôi chân. Giọng quát tháo trầm trầm trong bài thơ "Nam Quốc" bỗng trồi lên, ngân vang ở đằng trước, dội lại từ đằng sau, vọng dài trên sông nước - Âm hưởng lời thần đuổi theo, rung lên trong từng đường dây cân não hoảng loạn của chín đạo quân Tống vừa bàng hoàng tỉnh giấc.
Những cột lửa khổng lồ bốc lên từ các kho chứa lương, kho chứa cỏ ngựa soi rõ những dòng suối máu tím sẫm rỉ rả chảy trên ba cụm đồi phía tây của giặc.
Sáng ra, Thái Úy có Lý Ngân cắp gươm theo hầu, đứng trên vọng lâu lũy Như Nguyệt nhìn sang bờ Bắc. Trận đánh giờ Tí xắn mất một mảng to vuông vức trên đám doanh trại của cánh quân hữu dực. Bóng quân Tống lúi húi im lặng thu dọn tử thi. Trận đánh im lặng, việc thu dọn chiến trường cũng im lặng. Đến ba vị chánh phó nguyên soái của Tống cũng im luôn và ỉm nốt. Tiệp báo về Biện Kinh không đả động gì đến trận đánh nửa đêm này mà chỉ thấy khoe chiến thắng lẫy lừng của họ trên sông Phú Lương bắt sống tướng giặc, giết được hai vương tử của giặc.
Bước xuống vọng lâu, Thái Úy gặp ngay lão Vũ cùng đi với một vị thiền sư.
- Ôi! Sư Thiện Chiếu! Thái Úy sửng sốt kêu lên.
Nhìn bộ mặt hốc hác, đôi mắt mờ đục, dáng đi thất thểu của thiền sư, ông biết con đường dài đầy gian nan từ Hán Dương về đây đã lấy gần hết sức lực của vị sư già yêu nước. Ông cảm động cầm tay đại sư dắt vào trướng.
- Bạch Thái Úy - Thiền sư nói luôn - bần tăng xin báo một tin mừng - Tể tướng Vương An Thạch đã xin từ chức hẳn từ cuối năm trước cách đây đúng ba tháng.
Khác với mọi lần trước, tin Vương An Thạch từ chức lần này không làm ông ngạc nhiên. Hình như ông cho việc từ chức ấy là tất phải thế, trước sau gì cũng phải đến. Vậy là người chủ mưu bày ra chuyến Nam chinh này đã dở chừng bỏ chạy không kịp đợi xem kết quả cuộc phát quân của mình.
- Xin thiền sư cho biết đã có ai thế chân Vương An Thạch chưa?
- Dạ, bạch Thái Úy, Ngô Sung đã lên thay thế.
Thái Úy hơn hở quay sang lão Vũ mỉm cười: - Lời thầy tướng đoán về nốt ruồi ấy quả không sai!
Tin Ngô Sung lên tể tướng làm ông phấn chấn thực sự. Ông tin rằng mưu đồ chiến lược của ông sẽ gặp nhiều thuận lợi và nạn đao binh sẽ có cơ qua nhanh trên đất Việt.
- Còn Từ Bá Tường ra làm quan cho Tống, việc ấy Kiệt tôi chưa rõ hư thực thế nào.
- Dạ, đúng thế ạ. Tiến sĩ Từ Bá Tường vì có công cứu dân trong trận đánh Ung Châu vừa qua nên được vua Tống cho làm tuần kiểm ba châu Khâm, Liêm, Bạch.
Thái Úy chép miệng: - Thế là người phụ trước ta, chứ ta không có bụng phụ người!
- Bạch Thái Úy, còn một tin hệ trọng nữa. Nhờ có Vũ tướng quân đây hé cho bần tăng biết qua gốc gác của Vệ Uông nên người của bần tăng đã truy ra hình dạng tên thám tử nguy hiểm này. Theo lời một người đã từng gặp Vệ Uông ở nhà Ôn Cảo cách đây khá lâu thì y là một người to lớn đẫy đà. Nhưng y có một đặc điểm mà không thể lẫn được với người khác là y mang một vết sẹo lớn to bằng trôn chén ở thái dương bên trái, sát chân tóc. Y thường giả dạng thương nhân qua lại buôn bán giữa hai nước Tống, Việt.
- "Trời ơi! Đại sư nói gì vậy?... một thương nhân... một vết sẹo..." Lý Ngân bỗng giật thót mình. Hồi ức những ngày Vân Đồn trong đầu chàng lật nhanh để đến trang cuối. Cái buổi trưa nôn nóng từ biệt ra đi... một sự tình cờ liếc mắt qua cánh cửa khép hờ... giấc ngủ mê mệt của chủ nhân... chiếc khăn bịt đầu sổ tung và vệt sẹo tròn đỏ hỏn...
- Thưa đại sư, có phải một vết sẹo tròn láng lì như bôi mỡ không ạ? - Lý Ngân hồi hộp hỏi nhanh như sợ có ai cản mất lời mình.
- Cũng có thể như vậy - Thiền sư ngạc nhiên đáp.
- Dạ đúng là ở thái dương bên trái chứ? - Lý Ngân cố mở to cặp mắt bên trong để nhìn lại tư thế của người nằm ngủ.
- Đúng ở thái dương bên trái! Tướng quân có biết người này à?
Đúng hay không nhưng đã có một sự trùng hợp như thế thì phải truy ra cho rõ ngay gian, Lý Ngân vòng tay thưa với Thái Úy: - Hình dạng tên Vệ Uông này, cháu có gặp rồi nhưng tên họ lại khác. Xin Thái Úy cho cháu đi bắt về để tra xét.
Hình như sự phát giác của Lý Ngân không làm Thái Úy ngạc nhiên mấy, ông chỉ đưa mắt nhìn lão Vũ: - Nếu cháu đi thì nên để lão Vũ cùng đi với cháu.
Gần đây, Lý Ngân cảm thấy rõ rệt lão Vũ không phải là một vị quản gia bình thường. Nhưng điều ấy không làm suy suyển chút nào tình thân của chàng đối với con người bí ẩn này. Thấy chàng lặng im, Thái Úy đứng lên vỗ vai chàng, giọng đầy tin yêu: - Có lão Vũ bên cạnh, cháu sẽ không phải lo lắng gì cả. Nhân đây ta cho cháu hay một điều cơ mật. Lão Vũ tuy là quản gia của ta thật đó, nhưng trong việc nội vụ, lão lại là thám mã trưởng quan của viện khu mật!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Câu Thơ Yên Ngựa
Lê Hoàng Yến
Câu Thơ Yên Ngựa - Lê Hoàng Yến
https://isach.info/story.php?story=cau_tho_yen_ngua__le_hoang_yen