Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thi Nhân Việt Nam
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
31. Nguyễn Nhược Pháp
C
on nhà văn hào Nguyễn Văn Vĩnh. Sinh ngày 12-12-1914 ở Hà Nội, mất ngày 19-11-1938. Học ở Hà Nội. Có bằng tú tài Tây.
Làm thơ từ năm 1932. Ngoài thơ có viết nhiều truyện ngắn và kịch.
Có viết giúp: Annam nouveau, Hanoi báo, Tinh hoa, Đông Dương tạp chí.
Đã xuất bản: Ngày xưa (1935).
Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp.
Không mến sao được? Với đôi ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa. Không phải cái thời tráng lệ hay mơ màng của Huy Thông, mà là một thời xưa gồm những màu sắc tươi vui, những hình dáng ngộ nghĩnh. Thời xưa ở đây đã mất hết cái vẻ rầu rĩ cố hữu và đã biết cười, cái cười của những "thắt lưng dài đỏ hoe", những đôi "dép cong" nho nhỏ. Những cảnh ấy vốn có thực. Nhưng dầu sự thực không có thì nhà thơ sẽ tạo ra, khó gì Mặc cho những nhà khảo cổ cặm cụi tìm nguyên do câu chuyện hai vị thần giành nhau một nàng công chúa, thi nhân cứ cho là có thực và người thấy khi Thuỷ Tinh đã bắt quyết gọi mưa để khoe tài, thì Sơn Tinh chẳng chịu thua, liền:
Vung tay niệm thần chú. Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa.
Sáng hôm sau, Thuỷ Tinh cưỡi rồng vàng đến xin cưới:
Theo sau cua đỏ và tôm cá,
Chia độ năm mươi hòm ngọc trai,
Khập khễnh bò lê trên đất lạ;
Trước thành tấp tểnh đi hai hàng.
Nhưng chậm mất rồi. Sơn Tinh đã đến trước. Tức quá THuỷ Tinh liền ra lệnh cho bọn đồ đệ dương oai:
Cá voi ngoác mồm to muốn đớp;
Cá mập vẫy đuôi cuồng nhe răng;
Càng cua lởm chởm giơ như mác;
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.
Ai xem những cảnh ấy mà không buồn cười. Thi nhân cũng chỉ muốn thế: kiếm chuyện cười chơi.
Cũng có khi người cười những nhân vật chính người đã tạo ra, như cái cô bé đi chùa Hương trong thiên ký sự chép những câu thật thà:
Em đi, chàng theo sau.
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu.
Có khi chẳng biết người muốn cười ai. Sau khi tả cái đẹp của Mỵ Nương, người thêm một câu:
Mê nàng bao nhiêu người làm thơ,
Người vờ ngớ ngẩn để kiếm cớ giễu mình chơi, hay người muốn giễu những kẻ đứng trước gái đẹp bỗng thấy hồn thơ lai láng?
Lại có khi không giễu mình không giễu người, thi nhân cũng cười: cười vì cảnh ngộ. Như khi Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến hỏi Mỵ Nương, Hùng Vương sung sướng nhìn con
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều.
Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào hình như cũng thoáng thấy bóng người đương khúc khích cười. Nhưng cái cười của Nguyễn Nhược Pháp khác xa những lối bông lơn khó chịu của các ông tú, từ Tú Xuất, Tú Xương, đến Tú Mỡ. Nó hiền lành và thanh tao. Nội chừng ấy có lẽ cũng đủ cho nó một địa vị trên thi đàn. Nhưng còn có điều này nữa mới thật đáng quý: với Nguyễn Nhược Pháp nụ cười trên miệng bao giờ cũng kèm theo một ít cảm động trong lòng. Những cảnh, những người đã khiến thi nhân cười cũng là những cảnh, những người thi nhân mến. Người mến cô bé đi chùa Hương và cùng cô bé san sẻ mọi nỗi ước mơ, sung sướng, buồn rầu. Người mến nàng Mỵ Nương. Lúc Mỵ Nương từ biệt cha đi theo chồng, người thấy:
Lầu son nàng ngoái trông lần nữa,
Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.
rồi:
Nhìn quanh khói toả buồn man mác,
Nàng kêu: "Phụ vương ôi! Phong Châu!"
Một điều lạ là những câu tình tứ như thế ghép vào bên cạnh những câu buồn cười mà không chút bỡ ngỡ. Cái duyên của Nguyễn Nhược Pháp là ở đó. Chắc Nguyễn Nhược Pháp không chịu ảnh hưởng của ẠFrance, nhưng xem Ngày xưa tôi cứ nhớ đến cái duyên của tác giả Le livre de mon ami. Phải chăng Nguyễn Nhược Pháp cũng hay giễu đời và thương người như ẠFrance? Không? nói giễu đời e không đúng. Nguyễn Nhược Pháp chỉ muốn tìm những cảnh, những tình có thể mua vui. Dầu sao tôi thấy Nguyễn Nhược Pháp già lắm, khác hẳn người bạn chí thân của người là Huy Thông. Người nhìn đời như một ông già nhìn đàn trẻ con rất ngộ ngĩnh và cũng rất dễ yêu, mặc dầu người vẫn còn trẻ lắm. Người mất năm hai mươi bốn tuổi, lòng trong trắng như hồi còn thơ.
Tháng 10-1941
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thi Nhân Việt Nam
Hoài Thanh, Hoài Chân
Thi Nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân
https://isach.info/story.php?story=thi_nhan_viet_nam__hoai_thanh_hoai_chan