Truyện Đạo Hạnh, Minh Không
hùa Thiên Phúc núi Phật Tích thời nhà Lý có nhà sư họ Từ, tên Lộ, Tự Đạo Hạnh. Xưa, cha của Lộ là Vinh, làm quan cho nhà Lý, làm tăng quan Đô Sát, thường sang chơi bên hương Yên Lãng, lấy người con gái họ Tăng, nên làm nhà ở đó. Lộ do bà họ Tăng sinh ra, hồi nhỏ theo thói du hiệp, khảng khái có chí lớn, từng làm bạn với nhà Nho Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa, con hát Phan Ất. Đêm siêng năng đọc sách, ngày thì đá cầu, thổi sáo. Người cha thường trách mắng ông lười nhác. Đêm nọ, người cha nhòm qua khe cửa thấy ánh đèn tàn lụi, sách vở chồng chất. Lộ tựa án mà ngủ, tay vẫn không rời quyển sách; từ đó mới không lo nữa.
Sau Lộ thi đỗ khoa Bạch Liên (thời Lý Trần có phép thi tăng lục, tức là khoa thi này). Ít lâu sau, cha Lộ có hiềm khích với Diên Thành hầu Tạ Đại Điên bị Đại Điên dùng ta thuật giết hại, vứt xác xuống sông Tô Lịch, xác trôi đến nhà Đại Điên ở cầu Yên Quyết, bỗng dưng đứng dậy, chỉ tay vào nhà, suốt ngày không đi. Người trong nhà sợ hãi, đi báo Đại Điên. Đại Điên tức quát lớn: "Hận không qua được một đêm". Dứt lời thì xác trôi đi.
Lộ muốn báo thù cho cha, nhưng không nghĩ được kế gì. Một hôm, Đại Điên ra ngoài chơi. Lộ định đón đường đánh. Bỗng nghe trên không có tiếng nói: "Đừng! Đừng!". Lộ sợ, vất gậy mà đi. Lộ định sang nước Ấn Độ tìm phép linh dị để chống lại Đại Điên nhưng giữa đường gặp nhiều gian nguy, hiểm trở nên quay về. Ông đến núi Phật Tích, thành lập Bạch Liên xã để chịu ngũ giới, hàng ngày tụng kinh Di Đà tới mười vạn lần.
Một hôm, có một người hình dáng kỳ vĩ, tới trước mặt Lộ, nói: " Ta là Trấn Thiên vương, cảm động vì ông tụng kinh công đức, nên đến báo đáp". Lộ biết đạo pháp đã viên mãn, thù cha có thể báo, liền đến cầu Yên Quyết ném gậy trúc xuống dòng sông chảy xiết. Chiếc gậy ngược dòng tới cầu Tây Dương. Lộ vui mừng nói: "Pháp thuật của ta đã hơn Đại Điên rồi!" Thế rồi dùng phép tàng hình, đến thẳng chỗ Đại Điên quát lớn: "Ngươi không nhớ chuyện cũ hay sao?" Đại Điên ngẩng nhìn không trung chẳng thấy gì. Lộ nhân vậy dùng gậy đánh. Đại Điên ốm chết. Từ đó, thù không đợi trời chung đã trả, oán hận được giải trừ, Lộ liền vào rừng sâu tìm chân ấn. Nghe tin Kiều Trí Huyền nổi danh ở Đạo Bình Hóa, Lộ tới nơi bái yết, hỏi về chân tâm, đọc câu kệ rằng:
Cửu hỗn phàm trần vị thức kim
Bất tri hà xứ thị chân tâm
Nguyệt thừa chỉ giáo khai phương tiện
Nghĩ hướng Bồ đề doạn khổ tầm.
Dịch:
Lẫn chốn phàm trần chưa biết vàng,
Chẳng biết chỗ nào là chân tâm.
Xin ngài chỉ giáo, mở phương tiện,
Dứt khổ Bồ đề định hướng tìm.
Huyền đáp:
Bí quyết chân truyền trị vạn kim
Cá trung mãn lộ thị thiền tâm
Hà sa cảnh thị Bồ đề đạo
Nghĩ hướng Bồ đề mãn vạn tầm.
Dịch:
Chân truyền bí quyết đáng ngàn vàng
Đầu sương trong ấy chính Thiền tâm
Hà sa thế giới, Bồ đề đó
Muốn tới Bồ đề: Đủ vạn tầm.
Lộ mơ hồ không hiểu, liền bỏ đi. Lại gặp Pháp Phạm ở hội Sùng Vân. Lộ hỏi: "Thế nào là chân tâm?" Phạm nói: "Khó gì, cái gì chẳng phải là chân tâm". Lộ bừng tỉnh hiểu ra. Lại hỏi: "Thế nào là bảo nhiệm?" Phạm nói: "Đói ăn, khát uống; ngày đi, đêm nghỉ". Lộ từ biệt trở về. Từ đó, y bát tiếp truyền, đi trên đầu gậy, dùng vòi phun nước thành sông, vẫy đuôi hươu để bẻ cành, rồi có chí hướng lướt thuyền từ trên biển trong, thắp đuốc lớn mà trên đường tối. Có chú tiểu hỏi Lộ: "Đứng, đi,ngồi, nằm, thế nào là tâm Phật?" Lộ đọc bài kệ:
Tác hữu như hà hữu
Hữu không như thủy nguyệt,
Vi không, nhất thiết không.
Vật trước khả không không.
Dịch:
Nói có ấy là có,
Có không như trăng nước,
Nói không thảy đều không
Đừng tỏ ấy không không.
Bấy giờ, vua Lý Nhân Tông không có con trai nối dõi, vào tháng 2 năm Đại Khánh, có người Thanh Hoa dâng biểu nói: "Ngoài bãi cát ven sông có đứa trẻ linh dị ba tuổi, tự xưng là Giác Hoàng, biết tất cả những gì bệ hạ muốn". Vua sai trung sứ đi xem, quả đúng như lời người đó nói, liền rước về Kinh sư, cho ở chùa Báo Thiên. Và định lập làm Thái tử. Các quan khẩn thiết can gián. Họ nói "Nếu có đúng là linh dị xin hãy thác sinh trong cung thì sau mới được". Vua nghe theo, cho tổ chức hội lớn, tiến hành phép thác thai. Lộ nghe tin nói: " Đây hẳn là mưu kế của Đại Điên!" Rồi, bảo chị giả thành người xem hội, nhưng bí mật mang theo bùa ấn, tràng hạt, giấu trên mái nhà. Ba hôm sau, Giác Hoàng bị bênh, nói với người xung quanh: "Khắp thế giới đề chăng lưới sắt, dẫu muốn thác sinh cũng không cách nào làm được". Nói xong thì mất. Đó chính là kế của Đại Điên. Vua ngờ Lộ làm phép hóa giải, sai người lục tìm, quả nhiên tìm thấy kết ấn và tràng hạt ở dưới lầu Viên Khánh, có tên của Lộ. Vua cả giận, triệu tập các quan xét tội của Lộ.
Khi ấy, Sùng Hiền Hầu trên đường tới Kinh sư, qua núi Phật Tích. Lộ chắn đường nài kêu: "Xin rủ lòng thương cứu cho bần tăng một lần, sau này thác thai báo đáp". Hầu gật đầu. Khi tới Kinh xét xử, mọi người đều nói "Vì bệ hạ không có con nối, nên nó mới thác sinh. Thế mà Lộ lại phù phép hóa giải cũng làm gì được? nay lại như thế thì biết pháp thuật của Lộ đã vượt xa Giác Hoàng. Ngu thần bèn cho rằng,nếu trị tội Lộ,chẳng bằng cho nó thác sinh ". Vua cho là phải,liền lẻn đến nhà Hầu,vào chỗ phu nhân tắm. Phu nhân nổi giận nói với Hầu:"Trước khi sinh nở phải đến báo trước ". Khi đầy tháng chuyển thai, Hầu sai người báo cho Lộ,Lộ liền tắm rửa,thay quần áo,nói với đồ đệ rằng:"Ta túc duyên chưa hết,vẫn phải ra ra làm Thiên tử.Nếu thấy thân ta bị tổn hại,thì ta sẽ chìm xuống biển sâu,không còn sinh diệt nữa ". Đồ đệ nghe vậy,khóc lóc rất đau xót.Lộ đọc bài kệ rằng:
Thu lai bất báo nhạn tiên tri
Kham tiếu nhân gian lao tự bi.
Vị nhữ môn sinh truyền trước luận,
Cổ sư hỷ độ tác kim sư.
Dịch:
Thu về chẳng báo nhạn tiên tri,
Cười chốn nhân gian tự sầu bi
Vì các môn sinh truyền lập luận
Thầy xưa mấy độ hóa thầy nay.
Nói xong ung dung mà hóa. Phu nhân liền sinh con,đặt tên là Dương Hoán. Lên ba tuổi,vua Nhân Tông đem nuôi ở trong cung,lập làm Thái Tử. Nhân Tông băng,Dương Hoán lên làm vua,đó là vua Thần Tông,là thác sinh của Lộ.
Xưa,người Đại Hoàng,phủ Trường An,họ Nguyễn,tên là Chí Thành,tên tự Minh Không,thuở nhỏ đam mê kinh điển Phật giáo,thờ Từ Lộ làm Thầy đã hai mươi năm. Lộ khen ông có chí,đem tâm ấn truyền cho. Khi Lộ nhập tịch,nói với Chí Thành:"Xưa,đức Thế Tôn của ta đạo quả viên thành,vẫn có việc khóa vàng báo đáp. Huống chi đạo pháp nông cạn,làm sao tránh khỏi. Ta vốn có duyên với người,khi ấy hãy nhớ cứu giải cho ta ".Đến khi Lộ đã hóa,Minh Không lại trở về quê cũ,ở chùa Quốc Thanh,thảnh thơi theo ý,không cần ai biết tới.
Bỗng nhiên vua Thần Tông mắc bệnh,tâm thần phiền loạn,gầm gào như hổ,tiếng kêu rất sợ. Rất nhiều thầy thuộc theo lệnh tới chữa bệnh cho vua nhưng không một ai biết ra tay chữa chạy như thế nào. Bấy giờ,tình cờ ngoài đường có bài đồng dao rằng:"Muốn chữa bệnh Thiên Tử,phải tìm Nguyễn Minh Không ".
Triều đình sai người đi tìm được Minh Không ở chùa Quốc Thanh.Minh không xuống thuyền,định cho lính chèo đò ăn,liền dem nồi cơm nhỏ ra và nói:"Bần tăng ít cơm e không đủ cho các người ".Nhưng cả bọn ăn no vẫn không hết cơm. Minh Không lại nói:"Các người tạm nghỉ một lát,chờ nước triều lên rồi sẽ đi".Mọi người nghe theo. Khi khởi hành,chỉ trong chốc lát thuyền đã tới kinh rồi. Ai nấy đều rất đỗi kinh ngạc triều đình sai sứ giả đưa Minh Không vào yết kiến vua,Minh Không cầm cây đinh lớn dài 5-6 tấc đống vào cột điện,nghiêm giọng nói:"Ai nhổ được chiếc đinh này,mới chữa được bệnh cho hoàng thượng ". Cứ thế,nhắc lại ba lần,không ai dám lên tiếng. Thế là ông dùng tay trái nhổ đinh ra trước con mắt kinh ngạc của nhiều người. Khi yết vua,ông nghiêm giọng nói:"Đại trượng phu làm vị Thiên Tử cao quí,có cả bốn biển giàu sang mà phát chứng điên loạn thế này ư?" Vua giật mìỉn run sợ. Minh Không dùng chảo lớn đun nước sôi sùng sục,dùng tay quấy mấy bận,rồi múc tắm khắp người cho vua,ít lâu sau thì vua khỏi bệnh. Vua bèn phong Minh Không làm Sa môn Quốc sư để khen thưởng ông. Đến năm Thái Bình thứ 2 thì ông nhập diệt,thọ 76 tuổi.
Chú thích:
(1)Nguyễn Chí Thanh nhận làm em Lộ,sau ra am quán Quốc Thanh,rồi lại trở về Gia Viễn,Ninh Bình.
(2) Nguyễn Chí Thanh sinh năm 1085,mất năm 1161.
Nguyễn Hãng - Tác Phẩm Nguyễn Hãng - Tác Phẩm - Nguyễn Văn Toại