Chương 3
hư đã trình bày ở trên, phong trào khủng bố trong thời cận đại được mở màn với cuộc cách mạng Pháp 1789.Trong những năm đó, khủng bố đã cướp đi chừng 50.000 sinh mạng. Tuy nhiên, mặc dầu phái Montagnards chủ trương khủng bố, quan niệm hành động của họ cũng chưa hoàn toàn ngả theo bá đạo.Vì Robespierre, Saint-Just, Danton, Couthon con là những người tin tưởng ở tín nghĩa, ở đạo đức, lý tưởng. Họ ít khi, hoặc không hề dối trá. Họ không vụ vào sự lluình công của chính họ, và chỉ muốn vun đắp sự thành công của lý tưởng! Họ có làm đổ máu kẻ khác, nhưng họ cùng sẵn sàng đổ máu của chính mình. Họ thường không vụ lợi, không ham sự thành công vị kỷ. Về lòng nhân, Robespierre và Saint-Just không có lòng thương xót đối với những kẻ sống trước mắt mình, nhưng họ muốn thực hiện một lòng Nhân trừu tượng đối với những thế hệ nhân loại mai sau. Do đó, tuy có mở màn cho khủng bố, các lãnh tụ 1789 chưa hề luân theo một quan niệm hành động bá đạo...
Tới 1871, Paris Công xã lại cắm một chặng đường nữa cho bạo lực và khủng bố. Nlung vì chỉ tồn lại trong một thời gian quá ngắn ngủi, nên phong trào khủng bố của Paris Công xã chưa gieo được những âm hưởng g lớn lao.
Tới cuối thế kỷ XIX, phơng trào cách mạng nổi dậy tại nước Nga, và nối thêm một chặng đường dài cho bạo lực và khủng bố. Nhưng lúc đó (như đã trình bày ở phần 1, chỉ có nhóm Xã hội cách mạng là thực thi chính sách khủng bố để tiêu diệt các yếu nhân của chế độ Nga hoàng. Tâm trạng của những phần tử cách mạng khủng bố ấy (như Kaliayev) đã được trình bầy ở trên... Vở kịch Les Justes của Camus cũng diễn tả tâm trạng phức tạp đó: Kaliayev là một sinh viên ngoài 20 tuổi, thi sĩ, cũng bỏ hoc, bỏ gia đình, khước từ tình yêu của người hạn gái Dora để đi vào cách mạng. Chàng nguyện làm một phần tử khủng bố! Trong thâm tâm, Kaliayev là kẻ có tín ngưỡng, nhưng chàng cũng khước từ cả tín ngưỡng để hoàn toàn phụng sự cho cách mạng. Chàng nhận được lệnh phải mang hom ném quận công Serge. Lần thứ nhất, chàng không ném nổi trái bom, vì trong xe của quận công có hai đứa trẻ nhỏ. Lòng thương đứa nhỏ vỏ tội khiến chàng không nỡ ra tay. Hai ngày sau, chàng ném được trái bom giết quận công. Nhưng chàng bị bắt. Ngồi trong ngục, chàng mong đọi cái chết, cho rằng cái chết sẽ rửa sạch tội sát nhân của chàng... Đó là một tâm trạng rất phức tạp về sự xử dụng bạo lực. Chàng dùng bạo lực đế đánh đổ chế độ Nga hoàng và thực hiện công lý xã hội. Nhưng dù sao, chàng vẫn coi việc ném bom là một việc sát nhân, tức là một trọng tội. Muốn rửa tội đó, chàng cần mang cái chết của mình để đền bù lại, do cái chết đó, chàng mới vượt khỏi cương vị một kẻ sát nhân để đạt tới cương vị một người làm công lý... Tâm trạng của chàng cũng tương tự như Saint-Just, Robespierre. Hai người này cũng ra lệnh giết người vì yêu công lý. Nhưng có lẽ họ vẫn thầm coi việc giết người là một tội trạng, và cần lấy máu của mình để gột sạch tội trạng đó. Cho nên, họ vừa là sát nhân, vừa là những bậc thánh tu tuẫn đạo. Họ là những Đấng Cứu thế bạo tàn!!...
o O o
Tuy nhiên, những chặng đường trên đây chỉ là những giai đoạn sơ khai của phong trào khủng bố bạo tàn. Phải đợi đến những người Bolsevich, bạo lực và khủng bố mới trở thành một chính sách, và thuật hành động hoàn toàn bá đạo mới thoát thai. Chúng ta đều hiểu rằng hàng ngũ Bolsevich đề cao chủ nghĩa Marx-Engels. Nhưng nói cho đúng. Marx và'Engels không hề chủ trương khủng bố, mặc dầu họ chủ trương vô sản chuyên chính.
Trong một bức thư gửi cho Marx, Engels có viết: "Sự khủng bố chỉ là chính sách thống trị của những người quá sợ hãi. Trong đa số trường hợp, khủng bố chỉ là sự tàn ác vô ích. Tới tin rằng trong cuộc cách mạng Pháp, phong trào khủng bố của năm 1793 là do những kẻ quá sợ sệt hoặc, giả danh ái quốc, hoặc do những kẻ muốn lợi dụng tình trạng đục nước béo cò mà thôi!". Marx cũng không chủ trương khủng bố, vì chính ông ta đề xướng rằng khi thi hành cải cách ruộng đất, nếu phải truất hữu đại địa chủ, cũng cần phải hồi thường cho những ngườí bị truất hữu, hơn nữa, đối với những nước tiền tiến như Đức, Pháp, Anh, Marx cũng chủ trương thực hiện cách mạng vô sản bằng những biện pháp tranh đấu hợp pháp!
Lénine mới chính là người phát huy chiến lược và chiến thuật của hàng ngũ vô sản. Do đó, ông cũng phát huy một quan niệm hành động khá bá đạo, và đồng thời làm phôi thai chính sách khủng bố. Đối với Marx, Lénine chỉ chịu ảnh hưởng trên phương diện thuần tuý chủ nghĩa, ông chịu ảnh hưởng của Clausewitz và Engels về chính sách và chiến lược quân sự. Nhưng còn về quan niệm hành động và chính sách khủng bố, Lénine chịu ảnh hưởng của Bakounine, Netchaiev như ở trên đã trình bầy...Ông là người đầu tiên dám áp dụng triệt đề phương châm: "Tất cả cả những phương tiện đều tốt cả, nếu nó giúp ta đạt tới cứu cánh". Do đó, ông đã tạo nên một luân lý và tác phong tranh đấu. Ông từng viết: Tất cả những gì thuận lợi cho sự xây dựng cộng sản chủ nghĩa đều thích hợp với luân lý, và tất cả những gì cản trở mục tiêu đó đều trái với luân lý". Hoặc: "Dù cuộc cách mạng 1917 có tiêu diệt tại Nga sô hàng chục triệu người chăng nữa, sự tiêu hủy đó không thấm gì với mục đích cao cả mà chúng ta theo đuổi", ông lại thường khuyến cáo các cán bộ hoạt động trong nghiệp đoàn rằng họ có thế dùng đủ mọi cách, từ lường gạt dối trá cho đến bạo hành, để lôi kéo những phần tử nghiệp đoàn theo đường lối của đảng Bolsevich. Do đó, ông cũng tạo nên một quan niệm khách quan về sự phản bội: một người, dù không có ý định phản bội, cũng có thể phạm tội đó, nếu việc họ làm đã gây hậu quả tai hại cho cách mạng và sự xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bước vào cách mạng và nắm được chính quyền, Lénine cũng là người dám thẳng tay phát động những đợt khủng bố. Trong thời kỳ cách mạng bột phát, và thời nội chiến, Lénine ra tay triệt hạ những thù dịch của cách mạng, cùng các tầng lớp quý tộc và đại địa chủ...Tuy nhiên, trên phương diện khủng bố, Léuine còn kém xa Sỉaline, sở dĩ Lénine dám ra tay khủng bố, chỉ vì trong thời sơ khởi, chính quyền cách mạng còn bị đe doạ rất nhiều. Nên cần khủng bố để bảo vệ cách mạng. Tới thời nội chiến, sự khủng bố cũng có lý do của nó, vì đó là luật lệ sắt đá của chiến tranh. Nhưng một khi nội chiến đã tắt và chính quyền cách mạng tương đối vững chắc, Lénine không thể dám tiếp tục khủng bố, để đặt bạo lực thành một chính sách thường xuyên. Ngay trong những ngày tháng 10-1917, khi hai bên đánh nhau tại Moscou, quân cách mạng thắng thế và bắt được, một số tù binh, Lénine cũng ra lệnh phóng thích không dám trừng trị... Từ 1921 trở đi, Lénine đã nhân nhượng nhiều trên phương diện khủng bố. Rồi ông lùi bước với chính sách Tân kinh tế, và không dám khủng bô lương dân để thực hiện việc tập thể hoá ruộng đất! Ông cũng không hề dám dùng bạo lực để thanh trừng đảng và thanh toán đồng chí. Những đảng viên Bolsevich lúc bây giờ, nếu phạm lỗi, cũng chỉ bị phê bình, cảnh cáo, hoặc khai trừ. Khi ra khỏi đảng, họ vẫn có thể làm ăn như mọi người khác. Họ không hề bị đi đày, cầm tù, hoặc xử tử như dưới thời Staline. Tóm lại, mặc dầu đã phát huy một quan niệm hành động khá bá đạo, chính sách khủng bố của Lénine cũng chỉ thâu gồm trong phạm vi tương đối nhỏ hẹp đối với thù địch mà thôi!
Staline, rồi tới Mao Trạch Đông, đã phát minh nhiều về chính sách bạo lực và khủng bố. Trên hành động, mực độ bá đạo cũng đi xa hơn nữa. Với Staline, bạo lực đã trở thành một chính sách thường xuyên, và phố biến. Nghĩa là nó được áp dụng thường trực, và đối với hết thẩy mọi người, từ quần chúng cho đến đồng chí. Với Staline, tổng số nạn nhân lên tới ba chục triệu người, và Mao còn khốc liệt hơn nữa, có thể nói là chính sách Staline là chính sách bạo lực thuần tuý. Nó không những được dùng để trừng trị những kẻ đã phạm tội, nó còn được dùng để phòng ngừa những kẻ chưa phạm tội, nó không phải được dùng để bảo vệ chính quyền cách mạng trong thời chởm nở, nó còn được dùng ở thời kỳ mà cách mạng đã rất vững chắc. Nó không thể có một lý do gì bào chữa, ngoài dục vọng thống trị của các lãnh tụ. Vì tính chất thời đại của khủng bố Sô viết, nên những trang sau đây sẽ được dành để khơi đào một vài khía cạnh đặc biệt.
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động