Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Yersin - Dịch Hạch & Thổ Tả
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ở Hà Nội
T
hế rồi có tin sét đánh. Một bức thư của Paul Doumer, đứa trẻ mồ côi ở Aurillac, vẫn đang là toàn quyền. Anh đã khám phá vi khuẩn dịch hạch được tám năm, được yên ổn ở Nha Trang bốn năm. Thế kỷ mới lên hai tuổi, vẫn còn là hài nhi. Nó thật xinh xắn đáng yêu.
Nhưng đó là Doumer, và Doumer sắp ra đi. Họ đã cùng nhau lên cao nguyên Lang Bian, Doumer đã ngay lập tức cho xây liệu dưỡng viện Đà Lạt. Họ đã cùng nhau ngược sông Mê Kông, từ vùng châu thổ tới Phnôm Pênh. Doumer rời châu Á. ông quay về Pháp khởi động lại sự nghiệp chính trị của mình, lại lao vào chuồng thú dữ một lần nữa. Gorguloff tay người Nga gàn dở lúc ấy dang ở đâu? Cái định mệnh thâm hiểm lúc đó đang ở đâu để chính xác ba mươi năm sau, nó sẽ dẫn hai người này đối mặt nhau, một người cầm khẩu browning trút đạn vào ngực người kia?
Trước khi sang Hà Nội nắm chức toàn quyền của cái vùng mà các nhà địa lý, cho mãi tới tận Jules Ferry, vẫn còn gọi là Ấn Độ bên kia sông Hằng, rồi sau đó là Indo-Chine rồi cuối cùng mới là Indochine (Trong từ “Indochine” có “Indo” chỉ Ấn Độ và “Chine” chỉ Trung Quốc), ở Paris Doumer từng là Bộ trưởng Tài chính trẻ trung, thuộc cánh tả cấp tiến, cũng là người nghĩ ra, sau đó thông qua bằng bầu phiếu ở Nghị viện, loại thuế đầu tiên đánh lên thu nhập để buộc người giàu phải nôn tiền. Ông muốn để lại nơi đây một dấu vết trong lịch sử thuộc địa, và trước khi đi khỏi thì kịp đặt hòn đá đầu tiên cho một hệ thống y tế rộng lớn, mà ông mong Yersin sẽ điều hành. Một trường Y và một phòng thí nghiệm trực thuộc Viện Pasteur, một bệnh viện và một trung tâm vệ sinh. Vì đó là Doumer, nên Yersin đã rời Nha Trang ra Hà Nội.
Đã lâu rồi anh chưa gặp lại thành phố xanh um và mờ sương, kể từ khi rời chỗ người Xê Đăng quay về cùng cha Guerlach, rồi cuộc gặp Lefèvre trước khi sang Hồng Kông. Khu phố mới của Hà Nội kém khu phố mới Sài Gòn hai mươi tuổi. Người Pháp ở Bắc Kỳ đã rất khẩn trương. Trong vòng hai mươi năm, cứ như thể đã nhiều thế kỷ trôi qua, với sự tự tin, quyết liệt và mù quáng của người La Mã lạc lối ở xứ Gaule, họ đã xây dựng khách sạn Métropole và tòa nhà Puginier (Tức Phủ Toàn quyền, nay là Phủ Chủ tịch, do nằm gần đầu đường Puginier (tức đường Điện Biên Phủ ngày nay, đoạn giao với quàng trường Ba Đình) nên cũng được gọi là Palace Puginier), để tự trấn an mình, mở trường đua ngựa và các khu chợ, nạo vét và cải tạo hai cái hồ. Thành phố đã có đến bảy mươi nghìn dân. Yersin đã cho mang chiếc Serpollet 5 mã lực lên tàu ở Xóm Cồn. Từ Hải Phòng, một cái bè chở nó đi trên sông Hồng. Đây là chiếc ôtô đầu tiên của thủ đô. Ngồi sau vôlăng, Yersin đi chầm chậm dọc các đại lộ rộng rợp bóng cây.
Những khu phố đẹp này là những khu phố đầu tiên ở châu Á có điện, nước sạch và đèn công cộng. Lác đác dọc những phố tĩnh lặng, các biệt thự có hàng cột và gồ tường, sơn trắng hay vàng nâu, ở sâu trong những khu vườn xén tỉa kỹ càng dọc những lối đi sạch sẽ tinh tươm. Cả các dinh thự có cốt gỗ, đằng sau dãy hàng rào sắt là những đầu hổi nhọn hoắt chĩa lên trời, bên dưới là cây cối xum xuê u tối. Một thành phố như Proust tả, cùng nỗi nhớ nhung Cabourg và Dauville vẫn hiện diện đâu đây.
Những chiếc xích lô dạt sang một bên nhường đường cho cỗ máy kêu inh tai. Những người đánh xe siết lại những mảnh vải che mắt ngựa. Những cô bán hàng đội nón, đòn gánh trên vai, ngó cái máy quá lớn so với mạng lưới chằng chịt những ngõ phố nhỏ của khu buôn bán. Giữa khu phố cổ và khu Pháp, không xa hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, Yersin đỗ xe trước cửa Métropole, khách sạn cho đến nay, một thế kỷ sau khi Yersin từng ở, vẫn là khách sạn dễ chịu nhất ở nơi bây giờ là thủ đô Việt Nam. Bóng ma của tương lai, kẻ cầm quyển sổ bọc bìa da chuột chũi, đi theo Yersin từ Morges, từng ở Zur Sonne bên Marburg, ở khách sạn Royal bên Phnôm Pênh, từng cùng ông gặp Calmette trong một phòng khách của khách sạn Majestic Sài Gòn, và hoàng đế Bảo Đại ở Lang Bian Palace Đà Lạt, và Roux tại quán ăn của khách sạn Lutetia, giờ ngồi ở quầy bar, trong khi Yersin ký phiếu ở chỗ tiếp tân.
Doumer đã đợi sẵn anh ở đây, trước một cái ly và đống bản vẽ mở sẵn.
Yersin chưa bao giờ là người thích tự hành hạ mình. Không thuộc dạng người tự tạo khó khăn cho mình. Anh thản nhiên chịu đựng thiếu thốn tiện nghi khi cần, như lán trại và những đêm lạnh giá trên núi. Anh từng biết nhà tranh và lều lán lúc nhúc côn trùng. Những lúc có thể, anh ưa thứ tiện nghi rất posh trên tàu và khách sạn sang.
Từ Métropole, anh viết cho Simond, chuyên gia về rận, giờ đã rời Ấn Độ sang Braxin. Anh những muốn thuyết phục anh ta sang đây giúp anh, thậm chí là thế chỗ anh. Với trường Y mới, kiến trúc sư “ước tính việc xây dựng sẽ tốn một triệu rưỡi franc! Thế nhưng vẫn rẻ hơn nhiều, lại hữu ích hơn nhiều so với cái nhà hát ở Sài Gòn”. Anh để cho anh ta thời gian suy nghĩ, và tiến hành nghiên cứu bệnh sốt vàng bên châu Mỹ. “Tôi đã rất ấn tượng trước những chi tiết mà anh cung cấp cho tôi trong bức thư anh gửi, về việc anh tới Petrópolis và khởi đầu các công trình của anh.”
Khi các cơ sở ở Hà Nội vừa được xây xong, Yersin chịu trách nhiệm điều hành khu vệ sinh, tuyển nhân viên và nhận thí sinh theo học bác sĩ và y tá. Anh lên chương trình học theo mẫu bên Pháp, sáng khám bệnh nhân ở bệnh viện, chiều thì lý thuyết. Anh đích thân đứng lớp các giờ vật lý, hóa học và giải phẫu. Và ta hoàn toàn có thể hình dung được nỗi kinh ngạc của Roux khi nhớ rằng xưa kia từng phải mắng mỏ như thế nào Yersin trẻ tuổi mới chịu nhận dạy tiếp môn vi trùng của mình. Nhưng đó là Doumer, và Yersin đã hứa.
Cuối năm đầu tiên, một khóa gồm mười một sinh viên đã thi đỗ. “Học sinh ngành Y của bọn con rất chăm học, có những người xuất sắc ngang với những sinh viên giỏi nhất bên Pháp. Điều thú vị là ngay những người thông minh cũng học rất chăm. Gần như có thề nói rằng không có ai lười biếng.” Lâu lâu, Yersin lại đáo về Nha Trang, tiếp tục mở rộng cơ ngơi, trông coi sự tăng trưởng của đám cây cao su và việc điều chế vắcxin. Hè đến, anh rời Métropole, mua vé đi Marseille. Anh mang theo một đứa con dân chài tên là Quế, được anh đào tạo thành thợ máy. Họ hẹn gặp đích thân Léon Serpollet, nhà sản xuất công nghiệp đầu tiên trên thế giới về ôtô. Trên đường từ Paris tới Beauvais, ba người, tóc bay theo gió, đạt tốc độ một trăm cây số giờ trên chiếc Serpollet 6 mã lực mới tinh, loại xe siêu tốc tuyệt đối hiện đại mà Yersin, lòng đầy hào hứng, đặt một chiếc, thuê chuyển thẳng về Hà Nội.
Sau hai năm làm giám đốc, quản lý hành chính, mọi thứ đã vào guồng, và Yersin nghĩ đã đến lúc mình có thể xin từ chức.
Như vậy anh đã có hai năm nghiên cứu ở Viện Pasteur Paris, hai năm bác sĩ trên tàu Hãng Đường biển, hai năm giám đốc bệnh viện Hà Nội. Anh nhanh chóng mệt mỏi với mọi thứ, trừ Nha Trang. Doumer đã đi rồi. Sau này, người ta sẽ lấy tên ông đặt cho cây cầu lớn bắc qua sông Hồng, cầu Paul-Doumer, nay là cầu Long Biên.
Yersin đã bốn mươi tuổi, đã không còn ở vào tuổi dãi dầu nữa. Trong sự tĩnh tại của tuổi trưởng thành, anh dồn sức phát triển những thiên bẩm khác. Cuộc sống ở Hà Nội của anh thì là một dấu ngoặc đơn, trong khi người khác thì lại tưởng đây là khởi đầu một sự nghiệp về bệnh viện, một tương lai ông thầy lớn trong áo blu trắng. Anh phải mất nhiều tháng nữa mới lo xong vụ kế nhiệm mình. Sắp đầy ba năm ở Hà Nội, anh quay về Nha Trang sau một chuyến sang Paris nữa và lần cuối cùng ghé Morges. Lần cuối cùng, anh ôm hôn Fanny già nua trong phòng khách đầy hoa của Nhà Cây Sung ven Hồ. Năm sau, bà qua đời.
Nó đã 5 tuổi rồi, thế kỷ mới. Thế kỷ khốn kiếp. Cho đến giờ mọi chuyện đều ổn. Nó tận hưởng. Thật khó tưởng tượng những kẻ đi tra tấn và những tên đao phủ từng là những đứa trẻ tươi cười rạng rỡ. Con quái vật tương lai lên năm tuổi: Fanny qua đời cùng năm với Jules Verne, với Brazza nữa, di hài được mang từ Dakar về Marseille. Năm ấy, thế kỷ đã bày ra những dấu hiệu nghiêm trọng, chúng được Yersin ghi lại. “Ta có thể tự hỏi liệu chiến tranh sắp nổ ra giữa Anh và Đức hay không. Miễn sao nước Pháp đừng dính vào!” Đó là lúc nổ ra cuộc cách mạng Nga thứ nhất và Trotsky cầm đầu các xôviết ở Saint-Petersburg. Giải Nobel được trao cho con lạc đà Koch cao nghều. Pasteur mất đã được mười năm. Ở Paris, Yersin gặp lại Paul Doumer mà sự nghiệp đang tiến về phía số phận bi thảm của nó. Ông đã là chủ tịch Hạ nghị viện.
Yersin viết thư cho chị gái Émilie, trước hết là để thông báo với chị rằng anh từ chối nhận gia tài, tiền của lũ khỉ cái. Có những khi chị em gái cũng chăm chút như mẹ và ta còn được đọc thư từ của họ. Tuy vậy, những bức thư ấy ít hơn, kém dài, kém thân mật, kém chi tiết hơn, chỉ trừ những khi nói đến lũ gà.
Cô chị gái độc thân, Yersin giống cái, sau khi học piano và phong thái kiểu cách ở Nhà Cây Sung, thay vì một đám môn đăng hộ đối, lại muốn dùng món tiền còm cõi của mình xây một căn nhà gỗ ở Bellevue phía trên Hồ, tưởng tượng sẽ nuôi lũ sóc đất hay ong, quyết định bước vào nghề nuôi gia cầm. Cô đã bốn lăm tuổi. Yersin, kẻ độc thân thâm niên, sau vài năm làm nghề y ở Hà Nội, quay về Nha Trang tìm lại những ý tưởng điên rồ của mình. Rau nào sâu nấy. Các ý tưởng của em trai và chị gái, đó chính là những ý tưởng cùa người bố, ông thầy giáo vận rơđanhgốt đen và đội mũ chỏm cao, làm trong ngành thuốc súng và ham nghiên cứu hệ thống não cùa loài dế đồng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Yersin - Dịch Hạch & Thổ Tả
Patrick Deville
Yersin - Dịch Hạch & Thổ Tả - Patrick Deville
https://isach.info/story.php?story=yersin_dich_hach_tho_ta__patrick_deville