Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Xác Thịt Về Đâu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 29
C
hẳng bao lâu sau khi cha mẹ rời đi, Ernest ngù vùi trên quyển sách mà bà Jay đã đưa cho nó, đến tận lúc mặt trời chìm dần cuối trời Tây. Khi tỉnh giấc, nó ngồi trên chiếc ghế đẩu trước lò sưởi với ánh lửa nhẹ nhàng dưới không gian tranh sáng tranh tối của một ngày tháng Giêng, rồi bắt đầu trầm ngâm nghĩ ngợi. Nó cảm thấy mình nhạt nhòa mỏng manh và yếu đuối buông lơi hết mọi chuyện, chẳng thể nghĩ được cách nào hầu thoát khỏi vô số chuyện rắc rối đang lởn vởn trước mắt. Nó tự nhủ rằng có lẽ mình nên chết cho rồi, nhưng mà ngay cả như thế, thì việc đó không đơn giản là chấm dứt những vấn đề hiện có, mà lại là khởi đầu cho những rắc rối khác mà thôi. Bởi theo khả năng tốt nhất, thì nó sẽ chỉ được đến với ông nội Pontifex và bà ngoại Allaby, mà cho dù ông bà sẽ dễ chịu với nó hơn những con người ở đây, nhưng chắc chắn, đối với nó, họ không thực sự quá tốt, và họ còn rất trần tục nữa; hơn thế, họ còn là những người quá người lớn, đặc biệt là ông nội Pontifex, và có một điều mà nó không thể giải thích được là luôn luôn có một điều gì đó ngăn cách khiến nó không thể yêu thương nhiều những người mang vẻ người lớn, ngoại trừ một trong số hai người hầu của gia đình nó, một người thật sự rất tốt với nó. Hơn nữa, nếu nó chết và lên Thiên Đàng, nó nghĩ rằng, việc học sẽ vẫn chẳng chịu buông tha nó.
Trong lúc đó, cha mẹ nó đang trên chuyến xe lăn bánh dọc những con đường lầy lội, mỗi người một góc xe, và cứ miên man suy nghĩ những việc riêng của mình. Đã lâu lắm rồi từ cái thời hai người ngồi làm thinh với nhau trong xe ngựa, như có lần tôi đã kể cho các bạn, nhưng bây giờ, họ vẫn chẳng thay đổi gì mấy, ngoại trừ những liên hệ cần thiết qua lại với nhau. Khi còn trẻ, tôi đã từng nghĩ rằng sách kinh đã sai khi dạy chúng ta phải đọc kinh Sám hối hai lần mỗi tuần từ thuở nhỏ cho đến lúc già, mà chẳng cần xét xem là vào tuổi bảy mươi chúng ta tội lỗi nhiều hơn hay ít hơn lúc bảy tuổi, việc này như thể đem khăn trải bàn đi giặt ít nhất một lần mỗi tuần vậy, và tôi đã từng nghĩ giá mà cái việc giặt giũ này bớt được đi càng nhiều thì càng tốt. Giờ đây, khi đã đứng tuổi hơn, tôi mới thấy ra rằng Giáo hội đã biết phân định những khả năng có thể xảy đến tốt hơn tôi nhiều.
Hai người chẳng nói lời nào với nhau, mà chỉ ngồi nhìn ánh hoàng hôn và hàng cây trụi lá, với những cánh đồng vàng úa rải rác đây đó đôi mái nhà ủ rũ ven đường, cùng cơn mưa nặng hạt đang đập vào ô cửa xe. Đó là một buổi chiều mà người ta đều muốn trốn ở nhà, và Theobald hơi cau có khi nghĩ đến còn biết bao nhiêu dặm đường nữa phải đi trước khi được về đến nhà ngồi êm ái cạnh lò sưởi.
Tuy nhiên, họ chẳng thể thay đổi được gì trong chuyện này, và cứ thế hai người ngồi lặng thinh nhìn cảnh vật bên đường lướt qua tầm mắt, rồi khi ánh hoàng hôn chìm dần, thì đôi mắt họ cũng chuyển màu xám xịt và u ám hơn.
Dù không nói chuyện với nhau, nhưng mỗi người đều có một kẻ gần gũi thân thiết hơn với chính họ để có thể tự do chuyện trò. ‘Ta hy vọng,’ Theobald tự nhủ, ‘rằng nó sẽ chịu học hành, nếu không thì ông Skinner cũng sẽ bắt nó học. Ta không thích Skinner, chưa bao giờ thích, nhưng chắc chắn đó là một thiên tài, và chẳng có ai đào tạo được nhiều học trò thành công ở Oxford và Cambridge hơn ông ta, và đó là tiêu chí rõ ràng nhất. Ta đã nghiêm túc thực hiện bổn phận tạo cho nó có được một khởi đầu. Ông Skinner nói rằng nó có nền tảng tốt và có triển vọng. Ta cho rằng nó sẽ vin vào cái đó và chẳng chịu học hành gì, bởi bản chất nó là một đứa lười nhác. Nó không thích ta, chắc chắn như vậy. Nó đáng phải nhận tất cả những gì ta đã gây cho nó, một đứa vô ơn và ích kỷ. Thật là vô lý khi đứa con trai chẳng thể ưa nổi cha nó. Nếu nó yêu mến ta, ta sẽ yêu mến nó, nhưng ta không thể thích được một đứa con mà ta biết là nó không, chắc chắn, không thích ta. Nó rụt lại bất cứ lúc nào thấy ta lại gần. Nếu không bắt buộc, thì nó sẽ chẳng chịu ngồi với ta được đến năm phút.
Nó là một đứa dối trá. Nó sẽ chẳng mong muốn trốn tránh như thế nếu nó không phải là một đứa lừa lọc. Đó là một biểu hiện xấu và ta lo đó là dấu hiệu rằng khi lớn lên nó sẽ thành một kẻ ngông cuồng. Ta chắc rằng nó sẽ thành một kẻ ngông cuồng. Nếu ta không thấy rõ tương lai nó sẽ nên như thế, thì ta đã cho nó nhiều tiền tiêu hơn rồi, nhưng cho nó tiền tiêu thì có gì tốt chứ? Không cho nó mới là làm đúng. Bởi nếu không dùng tiền để mua thứ gì đó, thì nó cũng sẽ đem cho một thằng nhãi con nhóc đầu tiên bất kỳ khiến nó thấy thích thú. Nó quên rằng nó đang lấy tiền của ta đem đi cho kẻ khác. Ta cho nó tiền để nó có tiền trong tay và học cách dùng chúng, chứ không phải để nó đi và hoang phí ngay lập tức. Ta mong rằng nó sẽ không quá đam mê âm nhạc, bởi như thế sẽ làm xao lãng việc học Latin và Hy Lạp. Ta sẽ ngăn chặn việc này hết mức có thể. Bởi có lần đang dịch tác phẩm của Titus Livius thì nó lại bật ra tên của Hadel thay vì Hannibal, và Christina nói với ta rằng nó thuộc nằm lòng đến một nửa hòa âm của bản ‘messiah’. Tại sao một đứa nhỏ vào tuổi nó lại biết về bản ‘messiah’ được nhỉ? Nếu như thuở nhỏ, ta có, dù chỉ một nửa những biểu hiện kiểu như thế, thì cha ta hẳn đã cho ta đi học làm kẻ bán rau rồi, chắc chắn như thế,... V.v.’
Rồi tâm trí của anh lại miên man nghĩ đến Ai Cập và mười đại họa giáng xuống đầu nó. Dường như đối với anh nếu những đứa trẻ Ai Cập có chút gì đó giống Ernest, thì đại họa như thế không phải là bất hạnh mà là vận may mới phải. Và nếu những người Do Thái có đến nước anh ngày nay, thì trong lòng anh cũng sẽ muốn giữ lại không cho họ đi thoát đâu.[19]
Christina thì lại suy nghĩ theo kiểu khác. ‘Cháu trai của ngài Lonsford cũng học cùng Ernest, tiếc thay tên nó lại là Figgins; nhưng mà dòng máu quí tộc vẫn chảy trong người nó dù là con trai hay con gái, và thậm chí trong một đứa con gái có lẽ còn nhiều hơn nữa ấy chứ. Không biết cha nó như thế nào nhỉ? Mình nhớ là bà Skinners nói là ông ta đã mất, nhưng mình sẽ tìm hiểu thêm cho thật rõ chuyện này. Thật tuyệt biết bao nếu cậu nhỏ Figgins mời Ernest của mình đến thăm nhà trong kỳ nghỉ. Biết đâu nó lại được gặp ngài Lonsford, hay dù gì thì cũng gặp được một vài thành viên khác trong gia tộc của ngài.’
Trong lúc đó, Ernest vẫn đang ngồi thẫn thờ trước lò sưởi trong phòng bà Jay. ‘Cha và mẹ,’ nó tự nhủ, ‘giỏi giang và thông minh hơn bất kỳ người nào, nhưng mà than ôi, mình sẽ chẳng bao giờ giỏi giang và thông minh được đâu.’
Bên trong cỗ xe ngựa cách xa đứa con của mình, bà Pontifex vẫn tiếp tục miên man.
‘Có lẽ tốt nhất nên mời cậu Figgins đến thăm nhà mình trước. Thật hay biết bao. Theobald chắc sẽ không ưng chuyện này, vì anh không thích con nít; mình phải tìm cách để thu xếp việc này mới được, bởi thật quá tốt nếu được cậu nhỏ Figgins đến thăm nhà. Mà khoan đã! Có lẽ Ernest nên đến ở lại nhà cậu Figgins trước và chuyện trò với người sẽ thành ngài Lonsford trong tương lai, một đứa khoảng trạc tuổi nó, và rồi nếu hai đứa thành bạn, thì Ernest sẽ mời cậu đến thăm Battersby, và hẳn cậu sẽ mê mệt Charlotte. Gởi Ernest đến học với tiến sỹ Skinner đúng là một việc KHÔN NGOAN NHẤT mà mình và Theobald từng làm. Lòng sốt mến đạo đức của ông cũng lừng danh không kém gì thiên tư của ông. Chỉ cần nhìn qua người ta cũng đã thấy được điều này, và hẳn ông cũng thấy được mình cũng có một lòng sùng đạo không kém gì ông. Mình nghĩ rằng ông có vẻ rất ấn tượng với mình và Theobald, chắc chắn là vậy rồi. Ai cũng phải bị ấn tượng bởi trí tuệ của Theobald, và mình tin là, mình đang thể hiện được rằng mình là người được ảnh hưởng nhiều nhất từ anh. Lúc mình tươi cười và nói rằng mình hoàn toàn tin tưởng gởi gắm đứa con trai vào tay tiến sỹ, và tin chắc rằng nó sẽ được chăm sóc như thể ở nhà mình vậy, hẳn ngài tiến sỹ hài lòng lắm. Mình không nghĩ là có nhiều bà mẹ mang con đến gởi lại có thể gây ấn tượng đẹp, hoặc nói được những lời có cánh với ông được như mình đâu. Mình có thể khiến nụ cười trở nên thật ngọt ngào. Chưa bao giờ mình thật sự là một người phụ nữ đẹp, nhưng người ta vẫn thừa nhận là mình quyến rũ. Tiến sỹ Skinner thật điển trai, có thể nói là quá đẹp so với bà vợ của ông. Theobald nói là ông ấy chẳng đẹp chút nào, nhưng đàn ông chẳng biết xác định những việc này đâu, mà đúng là ông ấy có một gương mặt thật sáng ngời, đến nỗi mình phải cụp mũ xuống che mắt mất. Ngay khi về đến nhà, mình sẽ gởi thư bảo các văn phòng trang trí thêm bằng những sợi len xanh vàng của mình,... V.v.’
Trong thời gian này, lá thư tuyệt mệnh của Christina mà tôi vốn đã nói ở trên đang được cất trong chiếc tủ Nhật Bản của riêng Christina, và được cô đọc đi đọc lại, thậm chí cô còn viết lại nó nhiều lần, dù vẫn giữ y nguyên ngày tháng. Thế đó, cô cũng thích những chuyện lố bịch đôi chút.
Còn Ernest của chúng ta, vẫn ngồi trong phòng bà Jay, lơ đãng miên man. Nó tự nhủ rằng những người lớn, dù là một quý ông hay quý bà, đều chẳng bao giờ làm những việc bậy bạ, còn nó thì cứ luôn mắc phải chúng. Nó đã nghe nói một vài người lớn cũng rất phàm tục, tất nhiên là người ta nói xàm rồi, nhưng dù như thế thì việc họ làm vẫn không phải là việc bậy bạ, và không thể trách phạt được. Cha mẹ của nó thậm chí chẳng có chút gì phàm tục, họ thường giải thích với nó rằng họ là những người đặc biệt không vướng bụi trần; và nó biết rõ là từ thuở nhỏ đến giờ cha mẹ chẳng bao giờ làm điều gì bậy bạ, thậm chí ngay cả lúc còn là trẻ con, họ cũng hầu như chẳng mắc lỗi gì. Than ôi, thật khác xa nó biết bao! Biết đến bao giờ nó mới biết yêu thương cha mẹ được như cách mà hai người đã yêu thương nó và các em nó? Nó chẳng dám hy vọng được trở nên giỏi giang và khôn ngoan như họ, hay thậm chí là giỏi giang tương đối thôi cũng được. Nhưng mà hỡi ôi, chẳng bao giờ như thế. Không thể được như thế đâu. Nó không yêu thương cha mẹ, cho dù cả hai là nhưng người quá tốt, và cũng đã đối xử thật tốt với nó. Nó ghét cha, không thích mẹ, và như thế, với những gì nó đã nhận được từ cha mẹ, rõ ràng nó là một đứa trẻ xấu xa và vô ơn. Ngoài ra, nó cũng không thích ngày Chủ nhật, nó không thích bất kỳ điều gì thật sự tốt đẹp, thị hiếu của nó thật tồi tệ và đáng hổ thẹn thay. Nó thích nhất những người thỉnh thoảng có chửi thề đôi chút, miễn sao họ đừng chửi nó là được. Và nó chẳng cảm được gì khi đọc Giáo lý và Kinh Thánh. Nó còn chưa bao giờ dự một buổi giảng đạo nào trong đời. Thậm chí khi được đưa đến Brighton để nghe bài giảng của ông Vaughan, một người nổi tiếng về tài giảng cho con nít, lúc bài giảng kết thúc, nó vẫn thấy thật mừng biết bao khi được thoát khỏi của nợ này, nó cũng không tin rằng nó có thể dự lễ nhà thờ nếu không phải trong lòng được thôi thúc bởi cây dương cầm, những bài thánh ca và tán ca. Giáo lý thật sự là một thứ kinh khủng. Nó chưa từng hiểu được nó mong điều gì từ Chúa Giêsu và Chúa Cha trên trời, cũng như nó chẳng có chút khái niệm nào về cái từ Bí tích. Bổn phận với tha nhân cũng là một thứ nó chẳng hiểu nổi. Dường như nó phải có bổn phận với tất cả mọi người, và bổn phận đó bủa vây lấy nó trên mọi lối, nhưng chẳng ai có bất kỳ bổn phận nào đối với nó. Còn từ ‘công việc’ là một thứ thật bí ẩn và đáng sợ. Nó ngụ ý gì đây? Công việc nghĩa là gì? Cha nó là một người thật tuyệt vời trong công việc, mẹ nó thường bảo như thế, nhưng nó chẳng bao giờ được vậy. Thật là thất vọng và vô cùng khủng khiếp khi người ta cứ liên tục nói với nó là một ngày nào đó nó sẽ phải tự lo cho cuộc sống của mình. Chắc chắn phải như vậy, nhưng làm thế nào mà một đứa bị xem là ngu ngốc, biếng nhác, dốt nát, bê tha, và ốm yếu như nó có thể tự lo cho mình đây? Tất cả mọi người lớn đều thông minh, ngoại trừ những người hầu, mà thậm chí nó còn không thông minh bằng những người hầu nữa. Ôi, tại sao, tại sao và tại sao, người ta không thể làm một người lớn ngay từ khi mới lọt lòng? Rồi nó nghĩ về bài thơ ‘Casabianca’ mà cha nó vừa mới dò bài cách đâu không lâu. Bài đó có một đoạn như thế này.
‘Chỉ khi nào cậu mới từ bỏ vị trí của mình?
Cậu gọi ai? Có ai đáp lời? Tại sao?
Bao nhiêu lần cậu gọi cha mình?
Và cậu được gì?
Cuộc sống cao quý nhất nào đã tàn lụi nơi đó? Bạn có nghĩ vậy không?
Tại sao lại nghĩ như thế?’
Và nó nhớ hết cả bài thơ đó. Tất nhiên, nó nghĩ rằng cuộc đời của Casabianca đúng là một cuộc đời cao quý nhất bị tàn lụi; nó hoàn toàn chắc chắn như vậy, chẳng bao giờ nó nghĩ được rằng giá trị của bài thơ nằm ở chỗ muốn nói là những người trẻ không thể vì nghe lời cha mẹ mà bắt đầu cuộc sống tự lập tự tại quá sớm được. Thôi rồi, trong đầu nó chỉ có một ý nghĩ là nó sẽ không bao giờ, không bao giờ giống được như Casabianca, và Casabianca hẳn sẽ khinh miệt nó vì điều đó, và nếu có gặp nó cũng chẳng thèm hạ cố nói chuyện với nó. Ngoài Casabianca, trên thuyền chẳng có ai đáng để chú ý cả, cho dù họ cũng bị nổ tung như cậu. Bà Hemans, tác giả bài thơ này, biết tất cả họ, nhưng số phận của họ là bị ngó lơ bỏ mặc. Mà đúng là Casabianca rất đẹp và còn xuất thân từ một gia đình quyền thế nữa chứ, đó chính là điểm khác biệt.
Và cứ thế, cái tâm trí trẻ con của nó mãi vẩn vơ cho đến tận lúc nó không thể gắng gượng được nữa, rồi lại chìm dần vào giấc ngủ vật vờ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Xác Thịt Về Đâu
Samuel Butler
Xác Thịt Về Đâu - Samuel Butler
https://isach.info/story.php?story=xac_thit_ve_dau__samuel_butler