Việt Nam Máu Lửa epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 23: Một Cuộc Rút Quân Chiến Thắng
uân đội Pháp bất thần rút khỏi Nà Sản, một pháo lũy được xây dựng sau cuộc lui quân ở xứ Thái hồi cuối tháng 10 năm 1952. Rời bỏ Nà Sản, một ‘’thắng lợi rút lui’’ theo chiến thuật ‘’con dím thu hình’’.
Pháo lũy Nà Sản tuy đã gây nhiều thiệt hại cho Việt Minh nhưng Nà Sản đã không ngăn nổi Việt Minh trên đường tiến quân sang Lào. Nà Sản chưa cắt đứt hoặc làm xáo lộn được hậu quân của Việt Minh. Nà Sản chưa làm phân tán được các lực lượng đối phương trong xứ Thái…Hơn nữa Nà Sản cách quá xa Đồng Bằng Bắc Việt, cách xa căn cứ địa của Liên Quân Việt-Pháp nên đã gây vô cùng tốn kém về phương diện tiếp tế, chuyển vận.
Rút lui Nà Sản, một cuộc rút lui quy mô lành lặn chưa từng thấy. Ngàn rưởi tấn vũ khí, chiến cụ, ngót 2000 dân chúng và hàng ngàn binh sĩ.
Từ 9 tháng 8, mặc dầu thời thiết xấu, một số lớn các phi cơ vận tải Dakota và Bristol đã bí mật chuyển dần quân dân và dụng cụ vũ khí từ pháo lũy Nà Sản về Hà Nội. Cuộc rút lui bằng đường hàng không do sáng kiến của Trung Tướng Cogny Tư Lệnh miền Bắc Việt, ‘’trận rút lui’’ còn nguy hiển gấp bội phần trận Hirondelle (Lạng Sơn).
Cuộc rút lui được áp dụng theo nhiều chiến thuật nghi binh:
– Hành quân quanh điểm tựa. Trong vùng ngoại vi phòng thủ Nà Sản, từ điểm dựa nọ đến điểm dựa kia, một hai đơn vị chia nhau hành quân và canh gác trong khi các binh sĩ ở các đồn xa nhất lục tục kéo về sân bay.
– Tấn công phòng ngự. Trung Tướng Cogny điều động binh sĩ và thả một tiểu đoàn quân nhảy dù xuống Nà Sản mục đích đánh lừa Việt Minh khiến họ lầm tưởng quân đội Pháp sửa soạn tấn công xứ Thái. Lực lượng Việt Minh quanh đấy sẽ luôn luôn trong tình trạng báo động.
– Tập hợp giữa hệ thống phòng thủ. Từng toán nhỏ binh sĩ trên đường về sân bay tập hợp ở giữa hệ thống phòng thủ theo chính sách của ‘’kẻ chạy đi còn quay trở lại’’ khiến Việt Minh có thể suy luận lầm lẫn lối lui của địch thủ.
– Từ những đồn tập hợp quân nói trên, binh sĩ bí mật rút lui dần.
– Phút báo hiệu sau chót, những binh sĩ trừ một đơn vị ở lại phòng giữ ‘’khắc cuối cùng của Nà Sản’’, từ từ về sân bay lên những chuyến phi cơ sau rốt.
Trưa ngày 12 tháng 8, đơn vị cuối cùng của pháo lũy Nà Sản, một Tiểu Đoàn Thái dưới quyền Đại Úy Archambault, Thiếu Úy Marcowiak đã về tới Phi Trường Bạch Mai, hoàn tất một cuộc thành công vĩ đại: Rút lui không phí một viên đạn và không bị một vết thương truy kích.
Cuộc lui quân kỳ diệu ở Nà Sản đã giúp Bộ Tư Lệnh Pháp thu hồi được lực lượng cần thiết để tăng cường các đơn vị lưu động, sử dụng trong những cuộc hành binh tương lai.
‘’…Ba cuộc hành binh để tỏ cho địch cũng như cho toàn thế giới biết rằng các lực lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương lại làm chủ động…’’
Đó là lời tuyên bố của Đại Tướng Navarre trong một bức thư gửi các lực lượng chiến đấu.
Ba cuộc hành binh:
– Hirondelle 18.7.1053 đối phương bị đánh vào hệ thống tiếp tế mà không gây được một phản ứng nào quan trọng.
– Camrgue 29.7.1953 ‘’Dãy phố buồn thiu’’ đã bị quân đội Pháp tảo thanh, kiển soát và quân đội Việt Minh ở vùng đó đã phải thất tán.
Nà Sản 9.8.1953 các Tiểu Đoàn của Liên Hiệp Pháp đã rút khỏi đồn cố thủ một cách yên ổn bằng không vận.
Tuy là những cuộc hành binh khác nhau về hình thức nhưng vẫn đồng một tính chất, chủ động hoàn toàn.
‘’…Tôi biết rằng tại các nơi tập trung của Việt Minh, họ đang sửa soạn cuộc phản công và cuộc phục thù.
Tôi biết rằng chiến dịch mùa Thu này gay go lắm.
Cũng chỉ vì muốn dự phòng chiến dịch đó mà Bộ Tư Lệnh đã tấn công trước các lực lượng Việt Minh để ngăn ngừa không cho họ tổ chức…’’
Đó là lời kết luận của Đại Tướng Navarre về tính chất của những cuộc hành binh mới mẻ.
Việt Nam Máu Lửa Việt Nam Máu Lửa - Nghiêm Kế Tổ Việt Nam Máu Lửa