Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Sau Ðêm Bố Ráp
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 29
- A
i ngủ ghế bố hôn?
Đây là điệp khúc cổ điển do các nữ nghệ sĩ già trên sáu mươi hát mỗi đầu hôm và mỗi khuya mà Quít được nghe đêm nay là đêm thứ ba trong đời nàng.
Nàng ra đây có một mình, không em gái đi theo vì bọn xe lơ quả có ngán nàng chớ chắc không ngán con Ương, nó chưa được ông già chồng giả nào bảo vệ cho hết.
- Ai ngủ ghế bố hôn.
Quít vẫn lấm la, lấm lét như mấy đêm trước, không còn sợ đồng nghiệp hớp hồn nữa, mà sợ khách.
Đêm nay sao mà phụ nữ ít xê dịch quá, chỉ leo teo có mấy người mà đã bị mấy bà già mau tay mau miệng rước hết rồi.
Quít đã biết phân biệt đờn ông nào tìm chỗ trọ, đờn ông nào là khách qua đường nhưng chưa đủ can đảm bước tới thì thầm một lời mời mọc chớ đừng nói chuyện đứng xa mà kêu gọi như mấy bà lão kia.
Đã sống nghề đứng đường, nàng không có tác phong của những kẻ đứng đường.
Quít đứng đó lâu lắm, nhìn họ mời mà thèm thuồng như một con mèo con, thấy chuột thì muốn vồ nhưng lại còn sợ hãi.
Mỗi người không phải là mỗi người trước mắt nàng, mà là một tờ giấy hai chục bạc. Mà bao nhiêu người đi qua, bao nhiêu người rơi vào tay mấy bà lão đồng nghiệp của nàng là bao nhiêu tờ giấy hai chục bạc mất thâu, là... đói.
Viễn ảnh túng thiếu xô nàng tới, nhưng sỉ diện lại trì nàng lại, bịt miệng không cho nàng thốt nên lời.
- Có ai ngủ ghế bố hôn?
- Mướn ghế bố hôn cậu?
Nào có nặng nhọc khó khăn gì đâu, việc nói ra một câu ngắn như vậy, lại có thể nói thầm, không cho ai nghe cả, thế mà Quít vẫn chưa dám nói.
Toàn thể cá đều mắc lưới, những chiếc lưới khác chỉ còn một con, một ông lão đầu râu bạc phơ.
Quít nắm cả can đảm bằng hai tay, bước đến trước mặt ông mà rằng:
- Thưa ông, chắc ông tìm chỗ nghỉ lưng để đợi xe khuya?
Khó khăn chỉ lúc đầu. Quít nhận thấy như vậy y như lúc nàng mới sẩy bước. Ừ, qua được hai ba hôm đầu rồi thì sau đó sẽ cố được một cách dễ dàng.
Ông lão dừng bước lại, ho sù sụ một hơi rồi hỏi:
- Cô em có chỗ hả?
- Dạ có.
- Bao nhiêu.
- Dạ hai chục.
- Thôi cũng được.
- Vậy xin ông theo cháu.
Đờn ông tương đối ít ke re, cắc rắc hơn đờn bà. Sự so đo của ông lão nầy chỉ thu gọn trong một tiếng nói. Đó là tiếng "thôi". Ông nói thế nhưng cũng nhận giá đề nghị.
Quít chưa quýnh quáng lắm. Nếu chuyến xe lên khuya mà đãi nàng một người khách nữa, mà phải một người không trả giá lên xuống, thì ngày mai, nàng đủ tiền đi chợ.
Ông lão không có hành lý nhưng lại chống gậy và đi khó khăn hơn mấy bà tay bồng tay dắt và ôm xách lè kè.
Ngõ hẻm lồi lõm khó bước nên rốt cuộc Quít phải dắt tay ông, trông cứ như là một ông cháu dẫn nhau đi ăn xin.
Thật mà tang thương, cái cảnh nầy, sánh với những ngày sang trọng của Quít ở buyn-đin Mạc Cửu.
Về phương diện vật chất, nàng đã tụt xuống thấp đến mức cuối cùng, không thể nào ngã xuống thấp hơn được nữa nhưng Quít không nghe mình khổ lắm. Có cái gì làm cho nàng hãnh diện được với chính nàng. Cái đó có lẽ nàng tự thấy mình đã giống được bao nhiêu người chung quanh nàng, mưu sinh mặt thật, giữa ánh sáng, không còn sống chui nhủi nữa, mặc dầu sống trong nhung lụa.
- Mai anh về hả chị?
Quít sắp đặt chỗ nghỉ cho ông lão xong, vừa bò lên tới gác đã nghe đứa em gái mới của nàng hỏi như vậy.
- Ừ, mai anh về.
- Em trông anh về quá, để coi anh ra sao, nhưng lại cứ lo gặp mặt anh lần đầu.
Quít cười ngất mà rằng:
- Em làm như anh là ma, ham thấy ma một lần cho biết, nhưng lại sợ.
- Liệu anh rầy chị hôn chị?
- Không đâu, chị làm điều phải, anh làm sao mà rầy được.
- Nuôi thêm một miệng ăn, thật vô ích.
- Em ăn, nhưng em có làm để bù lại.
- Chị đâu có cần người giúp. Vả lại công việc không có gì, không đáng được nuôi cơm.
- Thôi thì em cứ an lòng, ngày sau em khá lên, em nuôi lại anh chị.
- Cái đó là lẽ dĩ nhiên, nhưng hiện giờ thì anh chị khổ phải chạy ăn thêm cho một người nữa. Chị mời được mấy người, chị?
- Có một ông cụ thôi.
- Ít quá.
- Nếu khuya nầy mà không mời thêm được một người nữa, mai sẽ lỗ tiền chợ. Chị còn trong túi có ít trăm bạc, ăn lần vào đó mãi thì một ngày kia, khi cạn úi, sẽ không biết vay mượn của ai.
- Hay là chị tìm chỗ ngay cho em ở giữ em cho người ta? Chị khỏi tốn cơm mà em lại có tiền giúp chị.
- Gì chớ chuyện đó thì dễ ợt. Chị có thể kiếm ngày mai nầy một chỗ làm năm trăm đồng mỗi tháng có cơm ăn. Nhưng đó không phải là lối giúp em một cách chu đáo.
Chị không phải chỉ có bổn phận làm cho em no ấm mà còn cần lo cho đời em không hư hỏng theo lời má em gởi gắm mà cũng theo ý muốn riêng của chị.
- Không, chị đừng lo. Em biết giữ mình.
- Ai cũng muốn giữ mình hết, chớ cô gái nào lại muốn hư. Nhưng muốn làm một điều mà giữ được hay không lại là một điều khác nữa. Đất Sài-gòn nầy không phải như dưới làng đâu em à. Con trai đẹp mà đông hằng muôn, con trai tinh khôn, quỉ quái cũng đông hằng muôn.
Ngoài ra, bao nhiêu là quyến rũ khác nó xúi em thèm muốn. Không, không thế nào mà chị buông em ra. Có đói ta cùng chung đói với nhau.
Đêm nay Ương đã quen được phần nào với khí hậu nhà trọ bình dân và lậu thuế nầy, nên mặc dầu dưới nhà ông lão cứ ho sù sụ và mặc dầu nôn nao biết mặt người anh rể nuôi, Ương cũng ngủ sớm được.
Quít cũng vậy, vì đã sắm đồng hồ reo, nàng khỏi phải lo canh giờ xe chạy nên an lòng mà phiêu du vào giấc ngủ.
Nửa đêm chiếc đồng hồ mới, giây thiều còn mạnh quá như vỗ mạnh vào người nàng và gọi giựt ngược nàng dậy.
Quít chải sơ lại mái tóc rồi tuột xuống thang dưới nhà.
Ông lão ngủ trọ vẫn ngồi chong ngóc đó mà hút thuốc và ho, mùng đã vén lên đâu từ hồi nào.
- Thưa ông, ông mới thức?
- Có ngủ đâu mà thức cô em. Lạ nhà quá, tôi không nhắm mắt được. Mà nằm cũng không yên vì hễ nằm thì ho nhiều.
- Xe gần chạy ông rửa mặt rồi đi.
- Khỏi rửa mặt mày gì hết. Thôi, cô em ở lại mạnh giỏi nhé, tôi đi đây.
- Cháu cũng ra bến xe, xin đưa ông đi.
Quít không hỏi ông lão thêm gì, nhưng nàng nghe rằng chắc trong đời không gặp lại ông. Những ông cụ trầu ít hay lên Sài-gòn lắm, dễ thường bốn năm nữa, ông cũng chưa có dịp thứ nhì để lên đây và ông có thể theo ông theo bà trước khi dịp ấy xảy ra.
Nàng ngậm ngùi trước cuộc vĩnh biệt chắc chắn nầy rồi ngạc nhiên mà chợt thấy sao lòng nàng đã biến khác lạ đi.
Lúc trước nàng cũng rước khách, nhưng người khách một đêm và cũng không bao giờ gặp lại họ. Nàng biết rằng không bao giờ có cuộc tái ngộ nhưng chỉ dửng dưng như không, không một mảy may lưu luyến bịn rịn nào, hay có thì cũng chỉ là trò đùa cho vui hay để gạt gẫm những ông khách lờ khờ, chỉ có thế thôi.
- Ai ngủ ghế bố hôn?
Điệp khúc nầy lại vang lên giữa những tiếng động cơ tiếng kêu gọi, tiếng chưởi thề, tiếng hành lý nặng va vào thùng xe.
- Ai ngủ ghế bố hôn?
Quít đã qua bước đầu khó khăn ở buổi đầu hôm và nàng quyết tiến chớ không lùi.
Dừng chơn lại nàng lắng nghe rõ lòng nàng và thấy rằng nàng đã dám.
Đàn bà khôn lanh nên dễ mất hơn đàn ông, vì thế mà các bà già mới lo lấy khách đàn bà trước.
Quít đã dám nhưng còn hơi nhút nhát nên rồi chỉ cho nàng toàn khách đàn ông không mà thôi.
- Cậu ơi, cậu có cần chỗ nghỉ lưng không cậu?
Người đàn ông thứ nhứt mà nàng trao lời là một nông dân đứng tuổi. Nàng đoán như vậy, bằng vào y phục và tướng mạo của ông ta.
Ông hành khách vừa bước xuống xe ấy da mặt xanh mét có lẽ vì chứng rét rừng tàn phá hồng huyết cầu của ông ta. Thế mà thình lình ông ta đỏ mặt tía tai đoạn hối hả bước đi để tìm mấy bà già ở đằng kia.
Quít chưa ngạc nhiên, chưa tìm hiểu. Nàng tấn công người hành khách thứ nhì.
- Chú ơi có chỗ nghỉ lưng sạch sẽ lắm chú.
Người này mặc âu phục nhưng không có tướng dân thầy hay tướng người trí thức. Có lẽ đó là một tiểu thương hoặc một người thợ thủ công khá giả.
Y banh miệng ra mà cười rồi hóm hỉnh hỏi:
- Mấy bò?
Đó là tiếng lóng trong giới cũ của nàng, lần này chính Quít lại đỏ mặt tía tai vì... có tịch hay nhúc nhích.
Nàng cố tự trấn tĩnh để đáp:
- Dạ có hai chục hè.
- Trời ơi, sao mà rẻ dữ vậy. Thôi đi cô, của rẻ là của hôi. Ham rẻ rồi phải mua thuốc trụ sinh thì còn tốn tiền nhiều hơn.
Quít như bị ai đập chày vồ lên đầu. Nàng đứng chết lặng rất lâu, mãi cho đến lúc người khách nào cũng bị các bà lão rước hết mới xoay gót lững thững trở vào ngõ.
Thì ra ngộ nhận nàng là gái buôn hương đi quến khách. Ông nông dân khi nãy đỏ mặt cũng vì ngộ nhận ấy mà người âu phục kia, sành đời hơn nên mới dám hỏi thêm chi tiết về giá cả, nhờ thế mà nàng mới té ngửa ra là họ hiểu lầm.
A! Cũng thời đứng đường rước khách mà làm nghề cũ, nàng phải trẻ đẹp, còn làm nghề nầy, phải cao niên và xấu xí mới xong.
Khách hàng của Quít như vậy sẽ bị hạn chế trong vòng mấy người phụ nữ thôi, tức là trong số phân nửa hành khách cần nhà trọ, phân nửa ấy sẽ phân chia ra cho mười mấy bà già thì rốt cuộc nàng cũng chẳng còn bao nhiêu.
Oái oăm thay, vừa cố gắng để dám thì lại đụng đầu với một không dám khác!
- Ai ngủ ghế bố hôn?
Khuya đêm nay, Quít lượm được hai bà già. Viễn ảnh tương lai tương đối khá sáng sủa vì bốn mươi đồng bạc là đủ cho tiền chợ ngày mai chưa kể ông khách đã bắt được hồi hôm chi tiền nước tiền đèn cho nàng ít lắm cũng được hai hôm.
Quít không có tham vọng trở nên khá giả với cái nghề tạm bợ cho thuê ghế bố này, nên bằng lòng với mấy người khách leo heo lỗi đêm.
Mộng của nàng là một quán cà phê trong một xóm hoàn toàn xa lạ, mà nàng dám chường mặt ra không sợ ai tán tỉnh vì đã có chồng. Không sợ bọn thằng Ngân quấy rầy vì chuyện đã được chúng quên đi rồi vì mất dấu nàng một thời gian khá xa.
Cô chủ nhà trọ đưa khách vào nhà, sắp chỗ cho họ rồi leo lên gác, Ương giọng nhựa nhựa hỏi:
- Khá hôn chị?
- Được hai người.
Tuy nói thế chớ sáng hôm sau Quít đưa tiền chợ cho Ương đến bảy chục bạc. Hôm nay là ngày Tâm về, nhưng không phải một ngày mà anh ấy về thường như từ lâu nay. Chuyến nầy, anh được thêm một đứa em gái, không rõ anh sẽ hoan nghinh hay chăng nhưng theo lẽ phải là ngày vui.
Quít dặn dò các thứ cho đứa em gái nhà quê mua cho đầy đủ vì hôm nay nàng đãi bạn một bữa bún thịt nướng và gỏi cuốn. Chiều nay họ sẽ đưa nhau đi ăn ở ngoài, cho Ương hưởng thú thị thành một bữa, tuy từ sáng đến chiều sẽ không tốn dưới hai trăm bạc, nhưng không phải luôn luôn tiêu xài đế vương như vậy mà ngại tốn hao.
Cả hai chị em đều làm lụng hăng hái vì ai cũng có lý do để trông đợi kẻ về cả. Quít muốn biết phản ứng của Tâm ra sao, và nhứt là biết Tâm nghĩ gì về nếp sống mới nầy. Có lẽ hắn sẽ khó chịu lắm. Hắn rất khổ khi các thói quen của hắn bị xáo trộn, hắn rất sợ cái gì mới lạ. Ừ, hắn sẽ khó chịu, nhưng chắc chắn là hắn không đòi thay đổi gì vì thay đổi tức là đi đến những cái mới lạ khác nữa. Nhưng biết đâu lòng hắn lại không biến chuyển về hướng tốt, chính vì sự xáo trộn nầy.
Ương thì cứ lo bị người anh rể nuôi đuổi xô vì một miếng ăn rất quan trọng đối với gia đình thuở giờ và đối với bao nhiêu gia đình nông dân khác quanh nàng.
Nếu anh ấy mà làm như vậy chắc chắn là Quít sẽ tìm chỗ cho nàng ở giữ em, tức là nàng sẽ có tiền để nuôi cha hàng tuần nhưng không hiểu sao nàng lại cứ muốn ở lì nơi đây, bằng lòng với nghề đan len bán dạo mà Quít đề nghị, có lẽ vì mến Quít mà chắc cũng vì thôn nữ thường ngại bước ra đời một mình.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Sau Ðêm Bố Ráp
Bình Nguyên Lộc
Sau Ðêm Bố Ráp - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=sau_em_bo_rap__binh_nguyen_loc