Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nam Tước Trên Cây
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 30
G
iờ thì tôi không biết thế kỷ mười chín này sẽ đem lại gì, nó đã khởi đầu không tốt và tiếp tục ngày một tệ hơn. Cái bóng Phục hồi Quân chủ đè nặng châu Âu; tất cả các nhà cách tân – dù thuộc phái Jacobin hay phái Bonaparte – đều thất bại. Chế độ Quân chủ Chuyên chế và những thầy tu dòng Tên đã chiếm lại trận địa; các lý tưởng thời trẻ, khai sáng, các niềm hy vọng về một thế kỷ mới, nay toàn bộ là tro tàn.
Tôi thổ lộ ý nghĩ trong cuốn sổ này, cũng vì không biết biểu đạt bằng cách nào khác: tôi lúc nào cũng là một người đầm tính, không xông xáo nhiệt tình cũng chẳng day dứt khát khao, người cha trong gia đình, quý tộc nòi, tư tưởng khai sáng, tôn trọng pháp luật. Các vượt mức về chính trị chưa bao giờ làm tôi rúng động dữ dội, tôi hy vọng mình cứ tiếp tục như thế. Song trong thâm tâm, quả là buồn làm sao!
Trước thì khác, anh tôi ở đây, tôi thường tự nhủ: “đã có anh lo rồi”, còn tôi thì lo sống. Dấu hiệu của sự thay đổi đối với tôi không phải là chuyện quân Áo-Nga kéo tới, cũng không phải chuyện sáp nhập vào vùng Piemonte, cũng chẳng phải những thứ thuế mới hoặc những điều tôi đã biết, mà là sự thể khi mở cửa sổ tôi không còn thấy anh gieo neo trên kia. Bây giờ không có anh, tôi thấy mình cần phải suy ngẫm nhiều thứ: triết học, chính trị, lịch sử. Tôi theo dõi báo hằng ngày, đọc sách, đầu tôi như muốn vỡ tung, song những điều anh muốn nói không có trong đó, ý anh nằm ở chỗ khác, điều gì đó ôm trùm tất cả, và anh không thể nói bằng lời mà đơn thuần bằng cách sống như anh đã sống. Chỉ khắc nghiệt đến thế với chính mình cho tới tận cùng, anh mới có thể trao tặng điều gì đó cho mọi người.
Tôi nhớ lúc anh ngã bệnh. Chúng tôi nhận ra, bởi anh mang theo cái võng ngủ của mình lên cây hồ đào lớn mọc giữa quảng trường. Trước kia, nơi anh ngủ, qua cái bản năng hoang dã của mình, anh luôn giấu kín. Lúc này anh cảm thấy một nhu cầu luôn được người khác trông thấy. Trái tim tôi thắt lại: tôi lúc nào cũng nghĩ anh ắt không thích chết trong đơn độc, và có phải đây là một tín hiệu? Một thầy thuốc được gửi đến, ông ta leo lên bằng một chiếc thang; khi trở xuống: chặc lưỡi và dang tay.
Tôi leo lên thang:
– Cosimo – tôi bắt đầu nói – anh đã sáu mươi lăm tuổi hơn, làm sao anh có thể tiếp tục sống ở trên này? Giờ thì những gì muốn nói anh đã nói, chúng tôi đã hiểu, tâm hồn anh hàm chứa một năng lực lớn lao, hoài bão anh đã thực hiện, nay anh có thể xuống. Ngay cả ai suốt đời trải trên biển cả, cũng đến một tuổi sẽ lên bờ.
Hoài công. Anh đưa tay ra dấu bảo không. Anh hầu như không nói năng chi nữa. Thỉnh thoảng, anh trỗi dậy, chăn cuốn tận cổ, ngồi trên một cành cây hưởng chút nắng trời. Anh không rời quá khỏi chỗ đó. Có một cụ già làng, một lão “thánh bà” (có lẽ là một người tình cũ của anh) lui tới rửa ráy, mang những đĩa thức ăn nóng cho anh. Chúng tôi để sẵn một chiếc thang tựa vào thân cây, bởi anh thường xuyên cần người lên giúp đỡ, và cũng vì niềm hy vọng đến một lúc anh sẽ quyết định xuống. (Những người khác hy vọng; còn tôi, tôi biết rõ anh tôi). Xung quanh anh, trên quảng trường, lúc nào cũng có một nhóm người tụ lại để anh đỡ buồn, họ tán gẫu với nhau, thỉnh thoảng cũng bắn lên một vài câu, dù biết anh không con thiết nói năng chi nữa.
Anh trở nặng. Chúng tôi cẩu một chiếc giường lên cây, và thành công trong việc giữ thăng bằng cho nó; anh hài lòng nằm trên đó. Chúng tôi có phần hối tiếc vì trước đó đã không nghĩ ra, nói thực: dù sống ở trên cây, nhưng tiện nghi thì anh nào có chối từ, anh luôn tìm cách sống thoải mái nhất trong khả năng của mình. Thế nên, chúng tôi vội vã đem lên một số tiện nghi khác cho anh: vài miếng cói chắn gió, một mái che, một lò than. Anh khỏe lên đôi chút, chúng tôi đưa lên anh một chiếc ghế bành, cột chắc giữa hai chạng cây; anh ngồi trên đó cả ngày, người cuốn trong chăn.
Song một buổi sáng, chúng tôi không thấy anh trên giường, cũng chẳng thấy anh trên chiếc ghế bành, ngước mắt nhìn lên, chúng tôi ái ngại: anh đã leo lên đỉnh cây, đang cưỡi trên một cành cao ngất, phong phanh một chiếc áo sơ mi.
– Anh đang làm chi trên đó vậy?
Anh không trả lời. Nửa người cứng đơ. Dường như nhờ một phép lạ mà anh đang ngồi trên đó. Chúng tôi sửa soạn một tấm ga trải giường lớn, thứ dùng để hứng ôliu, nhờ hai mươi người căng ra, chúng tôi nghĩ anh sẽ rớt xuống thôi.
Trong lúc đó, một thầy thuốc leo lên; một chuyến leo đầy khó khăn, cần phải buộc hai cái thang vào nhau. Ông ta xuống:
– Hãy mời một vị linh mục lên.
Chúng tôi đã đồng ý với nhau để Don Pericle, bạn anh, linh mục chịu chức thời người Pháp ở đây, hội viên hội Tam điểm, thời giới tăng lữ chưa bị cấm không được vào hội này, và gần đây, sau khá nhiều trắc trở, được nhận lại các chức năng của mình trong tòa Giám mục. Vị linh mục leo lên, mặc áo lễ, mang theo bình bánh thánh, một cậu giúp lễ leo theo sau. Vị linh mục ở trên đó một lúc, dường như hai người nói chuyện với nhau, rồi ông xuống.
– Don Pericle, vậy là ông lão đã chịu phép thánh thể?
– Không, không, nhưng ông ấy bảo rằng không sao, tôi không sao đâu.
Chúng tôi không thể hỏi được gì hơn ở ông lão.
Những người căng ga trải giường thấm mệt. Cosimo vẫn ở trên đó, không nhích đi đâu. Gió nổi, một cơn gió Tây Nam, đỉnh cây đong đưa, chúng tôi sẵn sàng. Đúng lúc đó, trên bầu trời, một quả khí cầu xuất hiện.
Một số nhà lái khí cầu người Anh đang thử nghiệm một chuyến bay trên vịnh. Một quả cầu tuyệt đẹp, tô điểm với diềm tua, gút thắt, tràng hoa, và lủng lẳng cái giỏ nôi liễu gai: bên trong có hai viên sĩ quan đeo cầu vai vàng, đội mũ nồi nhung khía nhọn, đang ngắm ống nhòm nhìn phong cảnh phía dưới. Họ dời chiếc ống nhòm về phía quảng trường; quan sát người đàn ông sống trên cây, tấm ga đang căng, đám đông, những khía cạnh lạ lùng của thế giới. Ngay cả Cosimo cũng ngẩng đầu lên, anh chăm chú ngắm nhìn quả cầu.
Lúc này, quả khí cầu bất chợt lọt vào một cơn gió giật Địa Trung Hải; nó bắt đầu bị cuốn đi, trong lúc xoáy tít như một con gụ, về hướng biển. Các nhà lái khí cầu, không nao núng tinh thần, đang thao tác – tôi nghĩ – để giảm bớt sức bốc của quả cầu và cùng lúc mở thả cái mỏ neo, tìm cách để nó móc vào một chỗ nào đó. Chiếc mỏ neo bay trên bầu trời bạc, lủng lẳng trên đầu một sợi dây thừng dài, chéo theo tuyến bay của quả khí cầu. Lúc này quả cầu tạt ngang quảng trường, ở độ cao xấp xỉ với đỉnh cây hồ đào, đến nỗi chúng tôi sợ nó sẽ va vào Cosimo. Song chúng tôi không thể dự kiến nổi điều mà vài giây nữa mắt chúng tôi sẽ chứng kiến.
Cosimo, kẻ đang hấp hối, ngay tại cái khoảnh khắc sợi dây mỏ neo tạt ngang gần mình, liền bật ra một trong những cú phóng thông lệ của thời trai trẻ, chộp lấy sợi dây, chân trụ trên cái mỏ neo, thân bẻ gập, chúng tôi nhìn thấy anh bay đi như thế, theo chiều gió, tuyến bay của quả cầu hơi chậm lại một chút, rồi khuất về phía biển…
Quả khí cầu, băng qua vịnh, đáp xuống được lên bờ bên kia. Trên sợi dây thừng chỉ còn cái mỏ neo. Các nhà lái khí cầu, mệt đứt hơi để tìm cách giữ vững lối đáp, không biết gì cả. Người ta giả định rằng cái ông lão hấp hối ấy có lẽ đã biến mất trong lúc đang bay trên vịnh.
Cosimo đã biến đi như thế, lại còn không cho chúng tôi được mãn nguyện nhìn thấy anh trở về mặt đất trong tư cách một người chết. Trong căn mộ gia đình, một tấm bia tưởng niệm anh với các hàng chữ:
Cosimo MưaGiông xứ Rondo
Sống trên cây
Luôn yêu thương quả đất
Thăng về trời.
Thỉnh thoảng, tôi ngừng viết và men tới bên cửa sổ. Bầu trời trống không, và chúng tôi, những người già xứ BóngRâm, đã từng quen sống dưới các vòm mái xanh tươi, mắt nhìn mà đau. Người ta lưu truyền rằng, sau khi anh tôi ra đi, cây cối đã không trụ chống nổi, thiên hạ đã điên tiết bổ những nhát rìu. Không gian thực vật nay đã thay đổi: không còn sồi xanh, nhựa ruồi, sồi dẻ. Giờ đây – từ châu Phi, châu Úc, châu Mỹ, và các xứ Ấn Độ Dương – cành, lá, rễ đã trổ và đơm tới đây. Các loài cây cổ xưa thì lùi lên cao: ôliu lên những ngọn đồi, thông và dẻ lên những khu rừng trên núi. Dưới bờ vịnh: những cây bạch đàn Úc châu đỏ ối, những cây đề Ấn Độ kếch sù, những loài cây trồng vườn to lớn và đơn độc, rồi thì toàn là cây cọ với những cụm rối bù, và những loài cây sa mạc khẳng khiu.
Thị trấn BóngRâm không còn nữa. Nhìn trời trong, tôi tự hỏi, liệu nó đã từng thực sự tồn tại hay không. Cái lõm cành, lá, chạng, thùy, khóm, li ti vô tận ấy; cái bầu trời chỉ thoáng đốm và vạt ấy, có lẽ đã đơn thuần có ở đó để anh tôi qua lại bằng bước chân chim sẻ ngô thanh thoát của mình: một sự dệt thêu trên chân không, giống những nét mực tôi nảy từ trang này sang trang khác, chằng chịt gạch xóa, hoãn chuyển, nguệch ngoạc bực dọc, vết đen, khoảng trống, khi thì tẽ bật ra các hột tròn to sáng sủa, lúc thì dồn tụ những hạt chấm li ti, hồi thì tự xoắn vào chính nó, chẽ nhánh, kết mạng với những câu viết nằm trong viền lá hoặc riềm mây và vấp víu và tiếp tục đan xen và một mạch một mạch và sổ ra và trùm lấy một chùm rồ dại cuối cùng về ngôn từ, ý niệm, mộng mơ… và chấm hết.
(1957)
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nam Tước Trên Cây
Italo Calvino
Nam Tước Trên Cây - Italo Calvino
https://isach.info/story.php?story=nam_tuoc_tren_cay__italo_calvino