Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lửa Đắng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương 30 -
- C
hào Thủ trưởng, Thủ trưởng vẫn khoẻ chứ ạ!
- Đã nói rồi, đồng chí đừng xưng hô như thế. Nó không còn phù hợp.
- Tôi vẫn giữ nếp cũ ạ.
Cuộc gặp lần trước vẫn canh cánh trong lòng. Tổng Bí thư biết, "Cụ" đã hẹn gặp, nghĩa là thế nào cũng có chuyện.
Mà chả có chuyện cũng thành chuyện với người lúc nào cũng muốn thể hiện uy quyền của mình. Cũng chả có cách nào ngoài việc phải đối mặt với sự thật này. Sẽ quyết liệt đây. Ông chủ động vào cuộc:
- Chắc anh có ý kiến gì chỉ đạo?
- Không, tôi chỉ hỏi đồng chí về một vài việc mà tôi và nhiều đồng chí khác quan tâm thôi.
- Xin anh cho biết cụ thể ạ?
- Tình hình Thanh Hoa thế nào?
- Báo cáo anh, Thanh Hoa có những chuyển biến tốt. Đồng chí Trân đã sớm ổn định tình hình.
- Nhận định của tôi hơi khác, không, khác nhiều đấy. Tôi không bảo tình hình Thanh Hoa xấu. Không bảo, nó không ổn định. Tôi nói, tình hình Thanh Hoa khác thường… -ông đằng hắng dọn giọng - Đồng chí cho thí điểm bí thư kiêm chủ tịch này. Rồi lại tổ chức trưng cầu ý dân nữa chứ? Đồng chí có tính đến việc những kẻ quá khích, các phần tử cấp tiến lợi dụng để lái theo ý đồ của họ, đòi quyền lợi chính trị không? Lại còn các lực lượng thù địch nữa. Nó sẵn sàng đưa chiêu bài dân chủ, nhân quyền để phá ta. Trong phá ra, ngoài phá vào! Yêu cầu tối thượng của Đảng là, bằng mọi cách phải giữ được ổn định chính trị. Thế mà đồng chí lại xới chuyện đó ra. Đồng chí xem ngay nước bạn ta, đã dám nêu chuyện ấy ra chưa?
Những đường nhăn trên trán Tổng Bí thư đã sâu, càng hằn sâu hơn. Sâu hơn, nhưng vẫn thẳng băng như những dòng kẻ nhạc.
- Thưa anh. Theo báo cáo của đồng chí Trân, và thực tế cũng cho thấy, các đồng chí Thanh Hoa biết rất rõ giới hạn của mình. Các đồng chí ấy chỉ làm như thế trong một sự việc cụ thể, ở một địa điểm cụ thể. Tôi nghĩ, những gì hợp lòng dân thì dân sẽ bảo vệ. Và lại chắc anh cũng biết, về trật tự an toàn xã hội, ta làm chưa thật tốt. Nhưng an ninh chính trị thì tôi yên tâm được.
- Đồng chuyên tâm, nhưng chúng tôi không yên tâm. Đảng không yên tâm.
"Cụ" nhân danh cá nhân đã sợ, nhân danh nhưng người khác nữa càng sợ, nhân danh Đảng thì hoá ra mình là cái thằng phá hoại Đảng à? Giọng người nói chuyện, rõ là phật ý Tổng Bí thư ý thức được mình phải mềm mỏng về thái độ. Nhưng về tư tưởng, về chính kiến thì phải rõ ràng, sòng phẳng và đứt khoát là không nhượng bộ. Nghĩ thế, nhưng không hiểu sao ông buông một câu, không ra phản đối, cũng chẳng ra chấp nhận:
- Vâng, cũng có thể là như vậy!
Thấy ông có vẻ chịu trận, được thế người nôi chuyện tiếp tục suy nghĩ của mình:
- Gần đây, lại còn chuyện truyền hình trực tiếp một vụ xử án. Đồng chí giải thích đi!
- Vâng, báo cáo anh, tôi hoàn toàn ủng hộ việc thí điểm này của Thanh Hoa. Nó chính là bước đột phá vào một khâu yếu trong hệ thống các cơ quan công quyền của ta. Anh cũng biết, mấy vụ án lớn gần đây còn liên quan đến một số cán bộ do Trung ương quản lý. Chúng ta chưa có giải pháp nào, khắc phục sự yếu kém về cả năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ mấy ngành này. Vì thế…
"Cụ" chặn câu nói giữa chừng của ông bằng một câu chất vấn khác:
- Vừa rồi, tôi thấy, trong một hội nghị, đồng chí còn cố vũ thanh niên làm giàu. Trong số họ ắt phải có các đảng viên chứ. Tất nhiên có nhiều cách làm giàu, nhưng chắc chắn phải có việc thuê mướn nhân công, bóc lột lao động phải không?
Vừa mới nghe hỏi, Tổng Bí thư biết ngay câu hỏi ấy sẽ dẫn đến đâu. Đấy là một sự phân công xã hội dựa theo năng lực của mỗi người. Bây giờ ngành thương binh xã hội còn phải định chỉ tiêu xuất khẩu lao động, kế cả lao động kĩ thuật, lẫn lao động giản đơn như giúp việc gia đình, chăm sóc người già, người tàn tật. Đến giờ mà vẫn coi đấy là đi ở, là bị bóc lột, coi thuê mướn nhân công là bóc lột, thì khó gặp nhau quá. Đã thế, ông không tranh luận mà thừa nhận:
- Đúng là cần thuê sức lao động ạ!
- Thế nghĩa là đảng viên cũng làm kinh tế, cũng làm ông chủ…?
- Đúng thế ạ!
- Thế bây giờ, Đảng Cộng sản là Đảng của ai?
Đến đây thì ông buộc phải thẳng thắng nói rõ chính kiến:
- Theo tôi, tình hình xã hội đã có những thay đổi rất lớn, xu hướng thời đại cũng vậy. Càng ngày chúng ta càng đi đúng quy luật hơn. Nhiều suy nghĩ trước kia duy ý chí cần phải được điều chỉnh lại cho phù hợp, kế cả nội dung trả lời câu hỏi của anh. Tôi nghĩ đảng viên cũng có quyền làm giầu như mọi công dân khác, cũng có quyền thuê mướn nhân công, miễn là không vi phạm pháp luật…
Người nói chuyện tỏ ra không muốn nghe nữa. Ông cũng do dự, không biết có nên tiếp tục cuộc nói chuyện không hồi kết này không. Nói "không hồi kết" là trong suy nghĩ thôi, chứ trong thực tế, cả hai bên đều thấy, không thể kéo dài cuộc nói chuyện thêm nữa.
Góc nhìn khác nhau, nhận thức khác nhau, thái độ khác nhau. Câu chuyện sẽ tiếp tục như thế nào, ở đâu, là chuyện khác. Cả hai bên đều biết rõ điều này.
Đúng lúc ông thoáng do dự, "Cụ" cắt ngang:
- Hằng ngày đồng chí vẫn đi ô tô đến cơ quan đấy chứ? Có ai cầm đèn chạy trước xe đồng chí không? Tôi cho rằng đồng chí đang tác động vào Thanh Hoa, đẩy nó vào tình trạng phát triển nóng. Hết sức nguy hiểm. Có thể rơi vào tình trạng không kiểm soát được, - ngừng một lát "Cụ" tiếp. - Đồng chí có biết bên nước bạn, đến báo cáo chính trị Đại hội, người ta còn giữ bí mật đến tận lúc ra Đại hội không?
Tổng Bí thư thấy phải tỏ rõ chính kiến. Đã thế… ông tấn một đòn trực diện, quyết liệt:
- Báo cáo anh, tôi biết rõ điều đó. Với tình hình của ta… tôi chủ trương sẽ công bố dự thảo báo cáo chính trị Đại hội trước khi khai mạc… vài tháng… cho nhân dân thảo luận góp ý kiến nữa kia.
"Thế này thì quá lắm. Rõ là nó thách thức mình rồi, đối đầu mình rồi. Đến nước này thì… phải tỏ thái độ ngay".
"Cụ" đứng ngay dậy. Giọng gay gắt, quyết liệt:
- Đồng chí đi quá xa đấy. Tôi cần nhắc lại lời cảnh báo đồng chí lần trước: Chớ có đốt cháy giai đoạn, kẻo sẽ bị chính giai đoạn đốt cháy đấy.
Tổng Bí thư cũng đứng dậy. Mắt ông cháy lên một ngọn lửa rất lạ. Ngọn lửa ấy đã thắp sáng những người này, sưởi ấm những người kia, thiêu cháy những kẻ khác. Ngọn lửa ấy là thuốc đắng, là liều kháng sinh đặc trị những căn bệnh xã hội trầm kha, tưởng như không thuốc nào chữa khỏi - Lửa đắng. Ông rành giọt từng tiếng:
- Tôi ý thức, mình phải cháy lên thành ngọn lửa, thắp sáng thêm sự nghiệp đổi mới của Đảng, chứ không làm ngọn nến leo lét mâi tàn canh.
Ý nghĩ đầy đủ là như thế, nhưng không nỡ nói ra về sau.
Cái lối kỳ đà cản mũi thế này thì không thế làm việc được. Không nói về thái độ. Anh ấy nhiều tuổi thế, lại vốn là cấp trên mình. Khó chịu thế, chứ khó chịu nữa cũng phải chịu. Mà mình vẫn chịu đựng đấy chứ.
Cốt lòi là ý kiến về công việc. Gấn như anh ấy phản đối hầu hết những việc mình làm. Tại anh ấy thiếu thông tin? Hay còn do hạn chế trong khả năng phân tich, đáng giá tình hình và xu hướng thời đại? Tại không còn khả năng sáng suốt trong tư duy nên cứ dựa vào kinh nghiêm cũ để xem xét tình hình mới.
Hay còn vì một điều gì khác?
Có thể lắm! Nếu thế, cũng là chuyện giải thích được.
Người ta thường luyến tiếc thời đã qua của mình. Khi phải rời bỏ nó vẫn cố níu kéo, cố chứng tỏ quyền uy của mình bằng cách dùng thế lực cũ tác động vào tình hình mới.
Có lẽ cũng phải có quy định về việc này. Khoa học quản lý đã chỉ ra rồi. Người ta không thể mãi sáng suốt khi ngồi ở một vị trí lãnh đạo. Ngồi mãi một ghế đầu óc sẽ trì trệ, báo thủ. Các nước phát triển tiến nhanh vì họ làm đúng quy luật của kinh tế thị trường đã đành. Nhnng còn nhờ họ có cách lập ra một bộ máy và xây dựng được một cơ chế khoa học cho bộ máy ấy vận hành. Một trong những nguyên tắc xác lập bộ máy ấy là không ai ngồi ở vị trí lãnh đạo quá hai niên!
Không biết có nên nêu vấn đề này ra không?
Xem ra, thái độ của anh ấy quyết liệt đấy. Nếu phải trá giá bằng sự quyết liệt đáp lại thì cũng là vì công việc, vì sự bền vững lâu dài của Đảng và đất nước này!
Ông Trịnh Trân xin gặp Tổng Bí thư.
- Báo cáo anh, công tác chuẩn bị của Thanh Hoa đã xong, mời anh về dự Đại hội và cho ý kiến chỉ đạo.
Tổng Bí thư cười, vẻ bằng lòng:
- Thế nào tôi cũng về dự. Không phân công đồng chí khác đâu. Bên tổ chức có đề nghị Thanh Hoa giới thiệu thêm vào Trung ương một đồng chí nữa phải không? Anh đã có dự kiến chưa?
- Dạ, tôi định giới thiệu đồng chí Trần Kiên, Bí thư quận Lâm Du ạ.
- Đúng quá rồi. Tôi ủng hộ. Đảng cần những người dám nghĩ dám làm, nhất là dám chịu trách nhiệm như thế.
- Báo cáo anh, hôm rồi "Cụ" có gọi tôi lên hỏi chuyện.
Tổng Bí thư cười, như vơ lẽ ra điều gì:
- Thế à? Tôi cũng vừa bị gọi lên. Thế "Cụ" chỉ thị những gì?
- "Cụ, toàn phê phán thôi ạ. Cụ báo tôi "phiêu lưu chính trị".
Không thể cười được nữa. Ông nghĩ lung lắm.
Người đời, nếp nhăn trên trán người này gấp khúc thành chữ V, người kia hình chữ W, chữ M. Nhiều người, trán cứ uốn lượn như sóng biến luân hồi. Hình như chỉ ông có những đường nhăn thẳng băng, song song, đều đặn như dòng kẻ nhạc. - ông Trân nhìn vào những đường thẳng băng ấy nghĩ tiếp - "Phải nói, nó như những đường đạn bắn thẳng mới đúng chất cách mạng của con người này". Ông Trân biết Tổng Bí thư đang bận tâm về chuyện gì, nên kéo sang chuyện khác:
- Báo cáo anh, chắc anh có theo dõi phiên toà ở Thanh Hoa. Dư luận trong nhân dân, trên báo chí, cả trên mạng dữ dội lắm ạ. Nhiều người bóng gió, đây là sự chỉ đạo của thành phố. Tôi có gặp đồng chí thẩm phán ngồi ghế chủ toạ phiên toà ấy Hoá ra…
- Anh cứ nói đi, về mặt chính trị và có thể cả về mặt xã hội, tôi với anh có nhiều cái cùng quan điểm. Nhất là việc ủng hộ các nhân tố mới.
- Thưa anh, hoá ra là từ người tiền nhiệm của tôi. Thưa anh, rất gần đây tôi mới biết câu vè này. Ngầm ra thấy đúng quá anh ạ!
Ông cười. Nhưng lần cười này suy tư hơn:
- Lại vè à? Vè thế nào? Đã có lần được nghe câu: "Mất mùa đổ tại… thiên tai. Được mùa bởi tại thiên tài Đảng ta", tôi đã choáng rồi. Nó nói rất đúng chế độ trách nhiệm của các tổ chức Đảng ta, của cả hệ thống chính trị, chính quyền của ta. Bây giờ lại có câu gì, mà anh bảo đúng quá?
- Vâng, tôi nghiệm ra rất đúng, đúng với cả tình hình ở Thanh Hoa. Câu ấy là: "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý".
- Thì đúng quá rồi còn gì? - Tổng Bí thư cười.
- Báo cáo anh, vấn đề là ở nửa sau kia ạ. Đấy là "hưu trí điều hành, lão thành chỉ đạo".
Tiếng cười Tổng Bí thư vỡ ra. Ông cười như đang cười bên những người lính ngồi nghỉ quanh mình, giữa đỉnh dốc trên đường hành quân sau một chuyện tiếu lâm ai đó bạo mồm kế. Ông cười thoải mái. Cười khoái trá. Cười, vì với ông, điều này vô cùng đắc ý.
- Đúng quá! Hay quá! Đúc kết của nhân dân tuyệt quá. Nghĩa là nhân dân đã nhìn thấu một vấn đề đang tồn tại trong cơ chế của ta. Điều này vô cùng quan trọng đối với tôi đồng chí ạ. Tôi đang ở vào đúng hoàn cảnh này, cũng chịu trận như anh: Hèn nào anh bảo đúng. Trí tuệ nhân dân kỳ diệu thật.
Cuộc làm việc với anh Trân càng củng cố thêm suy nghĩ của mình. Đúng là một lực cản đáng sợ. Cản tất cả những gì cản được, những ai cản được để chứng tỏ sự tồn tại của mình trên đời này "người ta" đều làm.
Đang ra sức cản mình đây, đang đà chạy mà có kẻ ngáng chân ngã… Chấp nhận. Cái mất chỉ là của cá nhân ta. Cái được là của sự nghiệp chung.
Ta chấp nhận!
o O o
Sáng nay Tổng Bí thư không tập thể dục mà thay bằng một giờ đi bộ. Vườn hoa gần nhà mang tên một nhà khoa học nước ngoài cùng với bức tượng đồng bán thân ông. Gọi là vườn hoa, mà không có một khóm hoa nào. Những cây cổ thụ cao lớn, tán lá dày như một cánh rừng nhiệt đới mê lòng bất cứ ai đi qua. Giữa vườn hoa, nơi đặt bức tượng đồng là một khoảng trống thoáng đãng. Ngồi trên ghế đá dưới những tán cây xung quanh, khách vừa ngắm được gương mặt khắc khổ nhà khoa học, vừa thả hồn mình lên khoáng trời xanh trên tán lá
Ông đi đúng mười vòng quanh vườn hoa, vẫn thấy mình còn dẻo lắm. Người vẫn nhẹ bỗng, chân vẫn tênh tênh. Thêm khẩu súng ngắn bên hông phải, bi đông nước bên hông trái, chiếc gậy trong tay, chiếc mủ tai bèo trên đầu, chiếc xắc cốt nữa là thành anh bộ đội giải phóng ngày nào giữa rừng Trường Sơn rồi. Ký ức người lính vẫn như chợt trở lại với ông như thế, và bao giờ cùng làm ông vui. Sáng nay sẽ có một cuộc trả lời phỏng vấn của quân anh Triển đây. Bao giờ ông cũng có cảm giác vui vui khi tiếp xúc với các nhà báo. Mà sao nhiều quan chức lại ngại họ, thậm chí sợ nhỉ?
Về đến gần nhà, ông thấy một bé gái, đôi chân trần đang nhẩy lò cò trên vỉa hè. Hai chiếc dép đỏ, trông xa như chùm hoa phượng trên cây vừa rơi xuống. Cách đấy một quàng, một thiếu phụ, hai chiếc đuôi sam buông thõng sau lưng khiến cho gương mặt chị vẫn là gương mặt cô sinh viên ngày nào. Đôi mắt lá dăm chú mục vào hai tay không rõ đang làm gì, thỉnh thoảng mới đưa mắt trông chừng con gái chơi.
Dừng lại trước đứa bé, ông nhìn nó chăm chắm. Nó chợt ngửng lên, thấy một ông già, như ông nội mình, vội khoanh tay cúi đầu:
- Cháu chào ông ạ!
Ông ngồi thụp xuống, nhìn nó hiền từ:
- Ông chào cháu. Cháu tên là gì? Mấy tuổi rồi? Cháu có cái áo đẹp quá nhỉ. Cho ông xem tí nhé…
Tay khẽ nâng vạt chiếc áo liền váy của nó lên một chút, nhìn kĩ những bông hoa cúc xinh xinh dăng đều đặn thành hàng. Chắc phải làm thủ công từ một bàn tay phụ nữ khéo léo lắm đây.
- Mẹ cháu… - ông định dùng từ "may", nhưng lại nghĩ, đây không phải là thứ hàng dùng máy khâu lược nên nói tiếp - "làm" cho cháu cái áo này à?
- Thưa ông vâng ạ!
Từ nãy, thiếu phụ đã ngừng tay, bước lại gần chỗ con.
Chị biết ông là ai. Hai người sĩ quan cảnh vệ cũng biết chị "hàng xóm" nhà ông là ai, chỉ có ông là không biết họ. Chị chào ông. Ông đáp lại và hỏi:
- Chị "làm" cái này cho cháu à?
- Vâng, thưa bác, cháu dùng chiếc kim này móc chỉ, kết thành từng mảnh, rồi khâu lại thành váy áo cho cháu ạ.
- Tài thật, khéo tay thật. Có khó làm lắm không?
- Thưa bác chịu khó học một chút, tỉ mẩn một chút thì ai cùng làm được thôi ạ.
- Ừ, thế thì ta làm xuất khẩu được đấy nhỉ. Các nước phát triển rất thích hàng làm bằng tay. Mà ta thì còn nhiều lao động nhàn rỗi lắm… - Mắt ông nhìn ra xa, như theo đuổi một ý nghĩ nào đó, đoạn ông cúi xuống, mấy ngón tay thô ráp khẽ chạm vào má bé gái - Cháu hay ăn chóng lớn cho bố mẹ công tác nhé. Chị nuôi cháu khoẻ, dạy cháu ngoan và làm việc tốt nhé. Tôi phải về làm việc rồi.
Thiếu phụ vội nói:
- Cháu chúc bác mạnh khoẻ, để… lãnh đạo đất nước ạ!
- Tạm biệt ông ạ! - Vừa nói, con bé vừa đưa bàn tay nhỏ xíu lên hua hua.
Buổi sáng trong lành… Bàn tay bé bỏng vẫy vẫy, lời chúc của thiếu phụ làm ông vui vui. Ngồi vào bàn, gọi điện cho ông Tiến - trợ lý, báo mình sẽ làm việc ở nhà, đến 9 giờ mới đến cơ quan tiếp chuyện nhà báo.
Nhớ lại mấy lần làm việc với "Cụ" và với ông Trân vừa rồi, ông sắp xếp lại, ghi vào sổ công tác những ý chính. Cả ý nghĩ mới nảy ra. Ông suy đi tính lại, tự mình phản biện mình. Khi đưa ra Bộ Chính trị, mọi người sẽ tiếp nhận thế nào đây? Chắc chắn sẽ được ủng hộ. Ông tin chắc như vậy. Niềm tin ấy củng cố thêm ý nghĩ ngày càng quyết liệt trong quyết định: Chấp nhận cuộc này, dù phải trả giá đắt nhất.
o O o
Mấy hôm sau, nhờ Bản tin sáng của Đài Truyền hình Thanh Hoa giới thiệu, dân Thanh Hoa và các tỉnh trong vùng phủ sóng đổ xô đi mua tờ Thời luận để đọc bài trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư.
Giữa trang nhất, gương mặt khắc khổ của Tổng Bí thư nhìn mọi người như đăm chiêu hơn. Hàng tít lớn chạy ngang phía trên: Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước pháp luật.
"… Khi nhóm phóng viên xuất hiện trước cửa phòng khách, Tổng Bí thư đứng ngay dậy, tươi cười tiến đến chỗ chúng tôi, vừa đưa tay ra bắt vừa nói: "Các nhà báo Thời luận, nơi có đồng chí Tổng biên tập dũng cảm và bản lĩnh đây phải không? Cho tôi gửi lời hỏi thăm và chúc đồng chí Triển mạnh khoẻ, vững bước trong sự nghiệp của mình".
Để tranh thủ thời gian quý báu, chúng tôi bắt tay ngay vào cuộc phỏng vấn.
Phóng viên: Thưa Tổng Bí thư, theo dõi tình hình Thanh Hoa gần đây, giới báo chí ghi nhận có một số chuyển biến tích cực theo tinh thần đổi mới. Ông đánh giá thế nào về nhận xét này?
Tổng Bí thư: Sau vụ đất đai, Thanh Hoa đang ồn định trở lại. Có những chuyển biến tích cực, mà quận Lâm Du là thể hiện rõ nhất. Đảng ta khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo, miễn sao đạt được hiệu quả. Dân giàu nước mạnh. Đề xuất của Thanh Hoa về cải tiến phương thức lãnh đạo ở Lâm Du đúng với chủ trương của Đảng trong chương trình cải cách hành chính của chính phủ. Hiệu quả trước mắt là tinh giản bộ máy, giám bớt gánh nặng ngân sách, xác định rõ chế độ trách nhiệm cá nhân của cả người lãnh đạo, của người quản lý. Chúng tôi vẫn theo dõi sát sao tình hình. Đây mới là kết quả bước đầu. Nếu nhân rộng mà vẫn kết quả hiệu quả sẽ vô cùng lớn! Nó sẽ góp phần đẩy nhanh công cuộc đổi mới đất nước.
Phóng viên: Thưa Tổng Bí thư, ông có theo dõi truyền hình trực tiếp phiên toà xử vụ đưa và nhận hối lộ, của một nhóm quan chức Thanh Hoa không ạ?
Tổng Bí thư: - Rất tiếc là không theo dõi được trọn vẹn mặc dù đã được báo trước. Tại công việc thôi. Tôi đã quyết định gác tất cả mọi việc lại, thế mà cũng mất phần đầu. Có lẽ cũng không thật quan trọng vì là phần nghi thức. Lại cũng phải vừa theo dõi vừa giải quyết một số việc khác.
Phóng viên: Suy nghĩ của ông về việc này thế nào ạ?
Tổng Bí thư: Nói thế nào đây? Có lẽ cũng như rất nhiều người, lần đầu tiên tôi theo dõi diễn biến một phiên toà. Vì thế trước hết phải cảm ơn đài Truyền hình Thanh Hoa. Nết không có buổi truyền hình trực tiếp này thì không bao giờ tôi biết một phiên toà đã diễn ra như thế nào. Vì thế cảm giác của tôi là rất bố ích. Và điều quan trọng là, có thể rút ra rất nhiều điều cần thiết cho công việc của chúng ta. Tôi có đọc bài tổng hợp dư luận báo chi. Tuyệt đại đa số ý kiến nêu lên là đúng, thậm chi rất đúng với định hướng của Đảng và chính sách của chính phủ.
Phóng viên: Xin Tổng Bí thư nói cụ thể hơn về những cái được của việc làm này?
Tổng Bí thư: Trước hết, đây là một việc làm hay. Người dân được theo dõi chi tiết, cụ thể kết quả điều tra của công an, công tác xét xử của toà án, công tác giám sát của Viện kiểm sát. Thế tức là, cùng một lúc, cùng một sự việc nhân dân có điều kiện giám sát công việc của cả ba cơ qum báo vệ pháp luật này. Điều đó buộc các cán bộ phải làm cho chuẩn, nói cho chuẩn, xử cho chuẩn. Tốt quá đi chứ. Tôi chắc rằng, nhưng ai đã làm những việc khuất tất như cố tình làm sai, đưa hối lộ, nhận hối lộ sẽ phải coi đây là tấm gương phản diện tự răn mình.
Nếu nhân dân thấy có gì không phải, không đúng, có quyền phát biểu ý kiến, qua thư từ hoặc nhờ các cơ quan báo chỉ. Miễn là với động cơ xây dựng. Thế thì tốt quá đi chứ? Đấy là một biểu hiện mới của quyền dân chủ một cách phản biện xã hội nhanh chóng, kịp thời. Điều này là rất tốt cho các cơ quân công quyền, nhât là các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Phóng viên: Chắc chắn ông có nhận xét về phản ứng của những người có mặt trong phiên toà hoặc dư luận cả nước sau phiên toà khi nghe tuyên án. Ông có lý giải về hiện tượng ấy, thưa Tổng Bí thư?
Tổng Bí thư: Có gì khó hiểu đâu nhỉ? Người ta phản đối đấy! Nhân dân cho là xử thế quá nhẹ. Nết xử nhẹ quá thì phải xử lại cho đúng người, đúng tội. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ vào cuộc. Thế mới có tác dụng răn đe đối với người nắm cán cân công lý chứ.
Phóng viên: Có báo còn đặt câu hỏi: "Toà án xét xử theo luật hay theo chỉ đạo của…" Thưa, họ đặt dấu chấm lửng chứ không phải tôi bỏ lửng câu nói đâu ạ!
Tổng Bí thư: Tôi hiểu rồi. Chỗ này tế nhị đây, nhạy cảm đây. Đấy là cái cách mà các nhà báo hay dùng mỗi khi khó nói, khó xử chứ gì (cười) Theo tôi, Hội đồng xét xử chỉ tuân theo quy định của pháp luật. Bởi pháp luật là ý chí của nhân dân ta, của chế độ ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, chứ có phải mượn của ai đâu. Nếu có y kiến của một tổ chức nào, cá nhân nào, thì đấy chỉ là để tham khảo, không có tính bắt buộc. Hội đồng xét xử phải có tính độc lập của mình là phải chịa trách nhiệm trước pháp luật, trước hết là trước toà án công luận nếu mình ra án quyết sai.
Mà sai là phải công khai xin lỗi và bồi thường theo quy định. Việc này phải làm cho tốt. Còn bàn dân thiên hạ nữa chứ, còn cộng đồng quốc tế nhìn vào nữa chứ. Anh nhân danh Toà án nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cơ mà. Sao có thể kéo pháp luật theo ý chủ quan của tổ chức này, cá nhân kia được. Thế giới, người ta đã dịch luật Hồng Đức của mình ra tiếng Anh để nghiên cứu lia mà. Con hơn cha là nhà có phúc chứ. Con không bằng cha ông thì là hoạ rồi còn gì.
Tôi nhắc lại khẩu hiệu: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Pháp hật là trên hết, không tổ chức nào, không cá nhân nào tự cho mình có quyền đứng ngoài pháp hật, đứng trêu pháp luật. Pháp luật phải như sợi dây điện trần ấy. Ai động vào cũng bị giật. Đằng nà có người bị giật, có người không, mà người đó lại không có khả năng siêu nhiên gì thì nguy rồi. Phải không các nhà báo? Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, trước cả pháp luật về ý kiến này.
Một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải như thế, không thể khác được. Công an, toà án, Viện kiểm sát cứ theo pháp luật mà làm. Thẳng mực Tàu, đau lòng gỗ. Có câu thành ngữ thế phải không, các nhà báo? (cười)
Phóng viên: Xin phép được hỏi ông câu cuối cùng: Trong một bài viết, có báo nhắc đến ý kiến của một ông, cấp phó của một Ban cho rằng, dân trí ta còn hạn chế, làm thế này có cái không lợi. Ông này nêu một số tờ báo đặt vấn đề, có nên xử lại. Ông ấy nói, nếu các báo cũng vào hùa với báo ấy để gây sức ép với toà thì sao?
Tổng Bí thư: Thì tôi đã nói nãy rồi. Hôi đồng xét xử phải độc lập cứ theo pháp luật mà xử. Tổ chức nào, cá nhân nào từ trên trời rơi xuống cũng không nghe, dư luận sai lệch chọc ngang lưng không nghe. Còn dư luận đúng thì phải nghe chứ. Báo chí là diễn đàn của nhân dân, là phán ánh dư luận nhân dân cơ mà, phải đâu của ông này bà kia. Tôi quan niệm dư luận đúng chính là phản biện của dân chủ công luận, là phản biện xã hội mà báo chỉ chính là phương tiện thể hiện. Khi đã thận trọng lắng nghe rồi thì đường ta ta cứ đi.
Trong truyện Kiều có một câu rất hay "Việc công thì cứ phép công mà làm" là thế đấy! Tôi nghĩ lầm việc gì cũng phải có bản lĩnh, ai cũng phải có bản lĩnh thì mới kiên định đường đi của mình. Còn đồng chí nào đó nói, dân trí ta còn hạn chế là không đúng đâu. Dân trí ta rất cao. Quan trí ta cũng rất cao. Thì chính việc truyền bình trực tiếp này là đề xuất của một đồng chí ở Lâm Du chứ đâu!
Phóng viên: Ông Phó ban đó nói rằng, đây là ý kiến của lãnh đạo Ban chứ không phải ý kiến cá nhân?
Tổng Bí thư: Nói thế, có thể chưa hẳn thế đâu. Tôi xin nói thẳng thế này, nếu đúng là như thế thì đó chính là biểu hiện Đảng trí đồng chí ấy thấp, của ban lãnh đạo đồng chí ấy thấp. Và nếu tôi không cùng nghĩ như các nhà bao đang nghĩ, như nhân dân đang nghĩ thì Đảng trí của tôi cũng thấp nốt. Đúng không nào?
Ông cười vui vẻ khi nói câu cuối cùng. Các phóng viên cùng cười đồng tình với ông.
Phóng viên: Xin cảm ơn Tổng Bí thư về cuộc nói chuyện bổ ích và lý thú này. Chúc Tổng Bí thư khoẻ để lãnh đạo đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trong sự nghiệp đổi mới.
Nhóm phóng viên nội chính"
o O o
Mấy tháng trước ngày Đại hội Đảng toàn quốc, một bản thăm dò dư luận, do mấy ban của Đảng và một số cơ quan dân chính phối hợp tiến hành được công bố. Chủ đề được thăm dò là những ngành nào có biểu hiện tham nhũng nhiều nhất. Thật ra, chả phải thăm dò thì trong suy nghĩ của mọi người, những ngành ấy đã nằm trong "top ten đen" xếp loại của mọi người từ lâu rồi!
Ông Hoè bảo Kiên: "Đây là một biểu hiện mới của Đảng trong tư duy nhìn thẳng vào bệnh, tìm thuốc đặc trị đây".
Sau đó Đảng công bố Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc để toàn dân tham gia ý kiến. Một loạt bài viết của nhiều tầng lớp nhân dân được đăng tải trên các báo trong Nam ngoài Bắc. Nhiều nhất vẫn là của các nhà chính trị, kinh tế, nhà quản lý, trí thức, doanh nhân.
Không khí xã hội đặc lại, nóng lên bởi những cuộc trò chuyện trao đổi cởi mở. hào hứng trong những đôi mắt chờ đợi, lấp lánh niềm tin.
Ông Trân gọi điện cho Kiên: "Con người hành động ấy đã quyết liệt rồi đấy. Chúng ta có quyền hy vọng phải không ông?"
Tâm trạng Kiên không vui lắm. Mấy hôm trước, vợ chồng anh nhận được thư điện từ của con gái, báo tin đã chia tay với anh chàng Misen. Thuỳ Dương kể rằng, nó chơi thân với một cô gái người Pháp. Cô bạn này cũng rất thích Misen. Nhưng Misen chỉ yêu Thuỳ Dương thôi. Ba đứa vẫn chơi thân với nhau. Một buổi tối, cùng đến thư viện đọc sách. Mải đọc, lúc đứng dậy, nó không thấy cả Misen lẫn cô bạn gái đâu.
Chột dạ, Dương chạy đi tìm. Không thấy ô tô Misen đậu ở chỗ cũ. Nhìn quanh quất, Dương thấy chiếc xe đậu dưới một tán cây, khuất đèn cao áp. Dương chạy lại. Trong xe hai người đang mê mải làm tình, không còn biết trời đất là gì. Nó nhắm mắt lại, gõ vào cửa kính xe ba cái rồi bỏ chạy.
"Giờ thì con đã trở về căn phòng, trước đây đã thuê ở một mình… Con phải trả giá cho việc không nghe lời bố mẹ, trả giá cho sự mù quáng của mình. Tự mình mở mắt cho mình cũng là điều cần thiết. Con bị sốc và buồn lắm bố mẹ ạ. Phải khóc mấy ngày. Nhưng con giải thích được việc này. Nghĩa là con hiểu được vì sao con thất bại trong mối tình đầu…"
Kiên bảo vợ:
- Suy nghĩ của con chưa đủ vững vàng, hiểu biết về văn hoá chưa đủ sức bảo vệ nó trước sự khác biệt của một nền văn hoá khác. Đến người lớn, khi tiếp xúc một nền văn hoá quá cởi mở, tự do còn chao đảo, ngả nghiêng nữa là trẻ con.
Tần cũng tỏ ra cứng cỏi, nhưng giọng vẫn ngùi ngùi:
- Em sợ nó suy sụp. Nó nói thế là điều đó không xảy ra. Giá nó được như bố mẹ, mối tình đầu đã dẫn đến hôn nhân thì đẹp biết bao.
Kiên an ủi vợ:
- Bây giờ chuyện ấy không nhiều thì phải. Mà cũng hiếm hoi chuyện bố mẹ gióng kẻng rồi con mới ăn cơm.
Lúc này Tần đang ngồi ngả người trên xalông. Kiên đã complê, cravat tề chỉnh, ngực đeo tấm phù hiệu đỏ rực, "Đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc". Anh ngồi bệt xuống sàn, áp tai vào bụng vợ, đợi nghe tiếng con đạp.
- Cu cậu chưa dậy em ạ.
Anh hôn vợ. Chị với tay, đưa cho chồng cái lược:
- Chải lại tóc đi, anh đi nhé! Chúc thành công!
Kiên đưa lại vợ chiếc lược:
- Đại hội thì nhất định phải thành công rồi! Có chúc anh thì chúc, em yêu ạ!
- Em chúc anh cũng thành công!
Sau nhiều ngày dự đại hội, ăn ở ngay trên Hà Nội, chiều nay Kiên đảo về cơ quan mấy tiếng. Vừa lên xe được một lúc, Hùng đã gọi điện hỏi thăm tình hình rồi dặn:
- Anh tạt vào cơ quan rồi mới về nhà đấy nhé. - Hùng nói như ra lệnh, rồi cúp máy.
Kiên bước lên sảnh, đã thấy mọi người tề tựu đông đủ.
Tiếng vỗ tay giòn như pháo tết. Hùng hò mọi ngươi vào phòng khách ngay đấy. Không ai ngồi, mặc dù đủ ghế cho tất cả. Giọng Kiên hào hứng:
- Người Ấn Độ có triết lý này: Nếu có thể ngồi thì đừng đứng. Nếu có thể nằm thì đừng ngồi. Nào, mời các đồng chí ngồi.
Giọng Hùng oang oang:
- Thưa đồng chí Bí – Chủ - Ấy là tôi rút gọn hai từ bí thư và chủ tịch đấy ạ - mọi người cười vì lần đầu tiên thấy cách gọi lạ tai ấy - Thưa Bí Chủ, còn tôi thì có triết lý này: Nếu có thể đứng bằng ba chân thì đừng đứng bằng hai chân.
Đám phụ nữ cười ré lên:
- Nói bậy! Nói bậy! Phó tịch bậy quá, bậy quá!
Cánh đàn ông tán thưởng:
- Quá đúng đấy các chị ạ!
Hùng làm bộ nghiêm nghị:
- Tôi nói gì mà bảo bậy quá. Cả thế giới nói thế chứ đâu mình tôi. Có các cô nghĩ bậy thì có. Cứ suy bụng ta ra bụng người. Ngày xưa con xphanh chẳng đố mọi người: "Con gì sáng đi bốn chân, trưa đi hai chân, chiều đi ba chân là gì?". Bao nhiêu người không trả lời được đều bị nó xơi tái, chỉ có mình E-dốp trả lời được: "Đấy là con người!" Nó đâm đầu xuống vực chết, nhờ thế cứu được cả thành phố. Nào chịu chưa? Các chị chỉ nghĩ đến cái chân giữa lúc dài, lúc ngắn, lúc cứng, lúc mềm nên mới báo tôi nói bậy chứ gì?
- Càng bậy, càng bậy!
Kiên giơ hai tay lên, làm trọng tài phán xử:
- Đúng là Phó tịch không nói bậy. Chỉ sợ… sợ… làm bậy thôi, phải không chị em?
Đám phụ nữ hò hét, vỗ tay râm ran. Những tưởng đã chịu, ai ngờ anh chàng Hùng mưu trí vẫn ngoan cường (ílu khẩu:
- Tôi coi lời Bí Chủ như một sự cảnh báo. Tôi có biết một người, chỉ vì sử dụng chân giữa không đúng lúc, đúng chỗ nên cả ba chân đều liệt đấy ạ. - Anh dõng dạc - Thôi, kết thúc chuyện bông phèng. Đề nghị anh Kiên thông báo cho anh em tin tức bầu cử ở đại hội ạ!
Kiên lặng người đi, giọng nghiêm trọng:
- Không khí như chảo lửa ấy. Tranh luận vô cùng gay gắt, quyết liệt các đồng chí ạ… - dừng lại như để trấn tĩnh, anh tiếp, giọng nhỏ lại luyến tiếc, - đồng chí Tổng Bí thư… không làm việc ở cương vị cũ nữa… - dừng một lúc, như để mọi người cảm nhận được đấy đủ ý nghĩa thông tin này, rồi mới tiếp, - nhưng mà… nhưng mà… cũng không còn ghế ngồi cho "Cụ" nữa đâu các đồng chí ạ.
Cả phòng họp lặng đi hồi lâu. Không ai nói với ai một lời. Một chuyện hệ trọng thế này không dễ gì nói ra bằng một câu. Trong mắt mọi người có cả sự tiếc nuối, lo lắng, có cả sự mừng vui.
Hùng quyết định phá tan không khí suy tư. Anh đứng lên, mắt không giấu niềm hân hoan:
- Các đồng chí con biết một thông tin rất có ý nghĩa với chúng ta và dĩ nhiên không phải chỉ với chúng ta: Đồng chí Trần Kiên được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Tối nay, mọi người tập trung cả ở nhà Kiên. Lẽ ra theo hẹn, Đại đưa vợ con về thăm bà ngoại. Nhưng anh quyết định để lái xe đưa vợ con về hộ. Có lẽ, biết không phải giáp mặt với Linh nên Cường cũng về. Vắng chị dâu, mà Tần lại bụng to, đi lại chậm chạp nên chuyện bếp núc dồn cả vào Hảo - cô giúp việc nhà Linh. Như con nhà người ta thì Cường cũng phải giúp chú một tay chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà. Đằng này, nó cứ ngồi như khách ấy. Đại phải nhắc, nó mới đứng dậy sắp mâm bát, bưng đồ ăn lên. Ông bà Hoè đến sớm nhất.
Giọng ông trịnh trọng:
- Anh Kiên cứ để đấy. Hôm nay anh là trung tâm của cả nhà. Anh cứ khoanh chân ngồi đây cho chúng tôi hầu chuyện.
- Ấy chết, ông cứ đùa. - Kiên vội nói.
Ông Hoè cứ thủng thẳng, chứ không hùng hồn, tay không chặt chém như ngày nào còn đi giáng nghị quyết:
- Nhà có Uỷ viên Trung ương thế nào là đại hồng phúc đấy! Tôi đã nhận ngay ra cái chất cứng rắn của phương pháp tư duy lôgic, cái ngày anh cãi lý với mấy tay ở nhà máy Thắng Lợi cơ. Thế nên, sự nghiệp bây giờ là nhờ bản chất con người anh… Nhưng cũng còn nhờ con gái tôi đấy nhé!
- Không có ông thì con không thể vượt qua được trở ngại hồi phấn đầu vào Đảng. Cả những suy nghĩ trăn trở của con gần đây nữa, con đều được ông chia sẻ, ủng hộ, động viên… Còn nhà con thì… - anh nhìn vợ âu yếm - người ta nói, phụ nữ có thể làm tan tành, mà cũng có thể chung tay vun đắp nên sự nghiệp của chồng. Nhà con ở dạng thứ hai.
Chuông điện thoại đổ dồn. Tần nhắc máy:
- A lô, tôi nghe ạ… Em xin lỗi, em chào cô ạ. Cô có khoẻ không ạ?… Vâng, nhà em có được ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của cô đấy ạ. Em sinh xong, cô cho vợ chồng em đến thăm cô ạ. Thưa cô, để nhà em được nói chuyện với cô ạ!
Kiên biết đấy là cô giáo mình - bà Bội Trân. Đưa máy cho chồng, Tần nói với cả nhà:
- Cô giáo nhà con.
Có tiếng chuông cửa. Cường ra mở cửa quay vào báo với chú có khách. Dù khách là ai, anh vẫn liếp tục nói như không có chuyện gì. Chắc đầu dây bên kia bà Trân nghe được tiếng Cường nói nên chủ động dừng câu chuyện. Kiên xin với cô giáo, cho mình đến hỏi ý kiến một số việc rồi xin phép tiếp khách.
Anh ngạc nhiên vì khách là ông Kiểm. Kiên rót nước mời. Sau lời chúc mừng, ông ta nói ngay:
- Bỏ qua chuyện cũ, anh Kiên nhé! Không phải tôi, mà là tổ chức có lỗi với anh. Không những thế, tôi còn là người đề xuất với Bí thư, khôi phục lại chức vụ của anh đấy.
Nhớ lại nhưng lần ông ta hành mình, giờ lại săn đón thề này, ngán ngẩm quá. Anh chỉ nói một câu "thôi nhắc lại chuyện cũ làm gì", rồi lái chuyện sang hướng khác:
- Anh đã có cháu nào đi làm chưa?
Cảm ơn anh hỏi thăm, cháu lớn đã đi làm được hơn năm rồi, bên sở Ngoại vụ.
"Không biết có bao giờ mình còn phải làm việc với con ngươi này không. Chưa phải là một cuộc thẩm vấn người có tội mà đã như thế. Không biết những người vướng vào vòng lao lý, bị điều tra xét hỏi, bị tạm giam, bị tù treo, tù ngồi còn thế nào?"
Kiên tự hỏi. Câu chuyện giữa những người không phải bạn bè, chỉ là đồng chí trong cấp uỷ không làm sao mở rộng được. Dù lái thế nào thì cũng chỉ được câu trước, câu sau lại vào ngõ cụt. Trơ quá, không thể ngồi thêm, Kiểm cáo từ. Và ông ta cáo từ bằng cách, như những người không tự tin vẫn làm, là nhắc lại điều đã nói:
- Một lần nữa chúc mừng anh và mong anh bỏ qua chuyện cũ!
Kiên thấy ái ngại cho con người từng ra oai với mình, giờ phải cầu cạnh thế này. Anh cố hết sức mới nói được một câu, cố làm cho anh ta khỏi mặc cảm:
- Có gì đâu mà cứ phải áy náy. Ở địa vị mình, tôi cũng làm thế thôi.
Mặt nở ra vì được cảm thông, khách nói một câu, rõ là để lấy lòng:
- Chắc chắn anh chỉ ở quận một thời gian nữa thôi.
Quay vào, Kiên giải thích với mọi người:
- Năm ngoái ông này đã hành con lên bờ xuống ruộng, trước khi con bị kỷ luật đấy.
Đại hỏi:
- Thế ông ta đến làm gì?
- Chúc mừng và đề nghị thông cảm, bỏ qua chuyện cũ.
Đại buông hai tiếng:
- Hèn hạ!
Ông Hoè:
- Chắc chắn anh sẽ phải gánh vác việc nặng hơn đấy. Sẽ gặp cái khó của công việc mới, quy mô mới, phức tạp mới, đã đành. Cái khó của các mối quan hệ, đã đành. Nhưng còn cái khó này nữa: nhiều cám dỗ hơn, nhiều cạm bẫy hơn, gặp nhiều kẻ hèn hạ như ông này hơn. Không biết anh Đại thế nào, chứ bố thì tin, anh sẽ đứng vững, vượt qua và đi tới.
Kiên nghĩ bụng, vẫn còn cái giọng và ngôn từ "ông nghị quyết" nhưng chí lý, chí tình!
Giọng Đại đầy thán phục:
- "Ông nghị quyết" đã nhận định thì chỉ có đúng trở lên thôi. Ông sáng suốt thật đấy chú Kiên ạ. Hôm trước, ông khuyên tôi thoái thầu, tôi tỉnh ngay. Ông còn bảo, giầu có không phải là mục đích. Nó chỉ là phương tiện để ta thể hiện cái nhân, cái đức của mình. Ông nhắc tôi tuần tới về quê ngoại thăm bà nhạc xem chuyện tổ chức lại việc sản xuất trống ra sao. Nghĩ đã khó, thực hiện được ý nghĩ cũng rất khó đấy. Chú có bố trí được thì về với tôi. Chuyện nhà quê mà hay ra phết đấy
Ông Hoè hỏi Đại:
- Thế cái đề án củng cố lại đội ngũ lái taxi của cháu Cường thông qua chưa? Cả biện pháp chồng cướp xe nữa. Hôm nọ ở Sài Gòn có vụcướ p xe taxi gây tai nạn kinh hoàng, càng thấy đề xuất của cháu Cường là cấp thiết - ông nhìn Cường - ra ngồi cạnh, ông hỏi cái này, cháu vẫn ở khách sạn à?
- Không ạ, cháu thuê một căn hộ lắp ghép, như nhà chú Kiên để ở.
- Thế cũng được. Quen sống tự do thì thế cũng được. Nhưng phải tự hạch toán lấy. Tự chịu trách nhiệm về mình. Cháu mới đảo một vòng mà đã phát hiện ra nhiều khiếm khuyết, lại đề xuất được thế. Bắt đầu vậy là được. Đừng bao giờ để mình thành người thừa, trong nhà, cũng như ngoài xã hội. Bố cháu rất cần những người tin cậy trong công việc. Ông nghĩ cháu sẽ làm được.
- Cháu sẽ cố gắng ạ.
Nói thế thôi. Nó vẫn không quên ấn tượng không được ai hoan nghênh khi về. Nó cũng đọc được sự gượng gạo, khó xử trong suy nghĩ mọi người.
Chừng tháng sau, nó lặng lẽ bỏ đi. Nó lại sang nơi vừa trở về hơn nửa năm trước. Có vẻ như nó đã nhận ra mình phải sống thế nào.
Suy nghĩ về sự lựa chọn của Bí thư Thành uỷ theo kiểu Enxin ngày càng được thực tế sáng tỏ. Một thời gian ngắn sau, Kiên được đề bạt làm Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hoa. Trước đó bà Bội Trân đã được bổ nhiệm làm Quyền Chủ tịch. Thế là thầy trò lại được làm việc bên nhau.
Chừng nửa năm sau, ông Trân trao đổi dự kiến đưa Kiên vào chức danh Chủ tịch, thay bà Bội Trân chuẩn bị nghỉ hưu. Anh thành thật trình bày:
- Để đảm bảo thật sự dân chủ, tôi đề nghị giới thiệu thêm một đồng chí nữa cho mọi người lựa chọn
Ông Trân băn khoăn:
- Thế thì…
Không nói hết câu, nhưng Kiên hiểu suy nghĩ của Bí thư Thành uỷ. Làm thế không đảm bảo ý đồ chỉ đạo của ông và của tổ chức Trung ương. Ông Trân càng quý phẩm chất con người mình đánh giá cao này mà ông tin không bao lâu sẽ đủ sức kiêm cả vai mình nữa.
Qua một kênh riêng, cựu Bí thư Thanh Hoa nắm được ngay thông tin này. Vừa đúng lúc được tổ chức tham khảo ý kiến. Ông liền "khách quan" hiến kế. Thế là một ông Thứ trưởng được điều ngay về làm Phó chủ tịch và được ai đó ngầm giải thích rằng, ông này được Trung ương điều về để đào tạo làm Chủ tịch. Nửa năm sau, Kiên và ông Thứ trưởng được giới thiệu vào chức chủ tịch để Hội đồng Nhân dân bầu.
Khi Kiên lên thành phố, Hùng được đề bạt làm Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Quận, tiếp tục thí điểm cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng ở Lâm Du. Hôm bầu cử, Hùng báo Kiên:
- Mạo hiểm, nhưng không phiêu lưu. Có như thế, anh mới là anh.
Kết quả, Kiên trúng chức danh Chủ tịch.
Khi phân công công tác, ông Trân đề nghị Kiên đảm trách thêm công tác cải cách hành chính, trực tiếp chỉ đạo Lâm Du, nếu tổng kết được chấp nhận, sẽ nhân rộng ra, không phải chỉ ở cấp quận…
Thanh Hoa vật vã trong cơn đau đẻ.
Chương trước
Mục lục
Lửa Đắng
Nguyễn Xuân Khánh
Lửa Đắng - Nguyễn Xuân Khánh
https://isach.info/story.php?story=lua_dang__nguyen_bac_son