Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hồ Quý Ly
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3
V
ườn ngự uyển nằm ở phía Bắc hoàng thành, trên một diện tích hàng trăm mẫu ruộng. Dựa trên địa thế tự nhiên, nó được ngăn cách với bên ngoài bằng một cái hồ dài ở phía đông, hai phía tây, bắc là những cánh rừng giới hạn bởi hào và luỹ tre, phía nam liền với hoàng thành. Bên kia hồ là những dinh thự, đình các của các vương hầu soi bóng vàng son nguy nga xuống mặt nước. Bên này hồ là những công trình nhằm phục vụ việc vui chơi giải trí, việc nghỉ ngơi hóng mát của hoàng gia.
Ở thời kỳ đầu nhà Trần, những vị vua anh minh như Trần Thái Tôn, Trần Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn... vườn ngự uyển cũng giống như chủ của nó, có vẻ mộc mạc, trang nhã, u tịch. bởi vì các vị vua ấy đều theo đạo Phật không lấy sự xa hoa làm thích. Chỉ cho xây vài cung điện nhỏ làm nơi đọc sách hoặc hóng mát ngày hè, vài khu đình tạ làm nơi uống rượu thưởng tráng, hoặc cùng với những người thân đàm đạo. Điểm xuyết thêm vào, có một am nhỏ thờ Phật, xinh xắn nằm bên cạnh một vườn hoa. Đó là nơi vua Trần Thái Tôn hàng ngày vẫn tụng kinh dâng hương hoa buổi sáng và buổi tối, đó cũng là nơi vua Trần Nhân Tôn học đạo thiền cùng với Tuệ Trung thượng sĩ. Những khu đất còn lại, các vua cho trồng nhiều cánh rừng. Ngoài những cánh rừng hỗn hợp, còn có mấy khu rừng đạc biệt chuyên trồng một loại cây. Cạnh chùa có khu trúc lâm và tùng lâm. Cạnh hồ có khu liễu lâm và quế lâm. Ở rừng liễu thướt tha có dựng toà liễu đình để các nàng công chúa học đánh đàn và làm thơ...
Trứ danh nhất là rừng quế. Tương truyền những cây quế ở đây đã được trồng từ thời nhà Lý. Như vậy, đến lúc câu chuyện này xảy ra, đã có những cây quế được vài trăm năm tuổi, những cây đại thụ quế gốc to người ôm khôn xuể. Thực ra, rừng quế này được phát triển thịnh vượng nhất là vào thời trị vì của vua Trần Minh tôn. Hai bà ái phi họ Lê của Minh Tôn, cô của Quý Ly, vốn quê ở xứ Thanh, quê hương của thứ quế nổi tiếng, mà hàng năm ta vẫn phải cống cho phương Bắc. Khi hai bà được tiến cung, họ đã mang theo những cô cung nữ cùng quê. Những cô gái xứ Thanh này lúc ở nhà vốn làm nghề nông. Khi vào cung, nhiều thời giờ nhàn rỗi, họ bèn ra ngự uyển chăm bón và phát triển rừng quế. Ở quê hương Thanh Hoá, cây quế trồng sau năm năm đã được bóc vỏ thu hoạch, sau đó chặt cây đi. Nhưng ở ngự uyển, người ta không thu hoạch vỏ quế thành ra ngày càng có nhiều quế cổ thụ. Đó là những cây quế vô cùng quý giá, bởi vì quế càng lâu niên, vỏ quế càng giá trị.
Vì hai bà phi yêu thích rừng quế, nên vua Minh Tôn cũng lây thích cây quế. Nhà vua sai làm điện Thanh Thử bên cạnh hồ. trong rừng quế, để mùa hè ra tránh nắng. Quả thực, ngày hè được ở trong điện Thanh Thử thật dễ chịu. Rừng quế toả hương thơm ngan ngát. Gió từ hồ rộng hây hây thổi dễ làm tiêu tan đi những ưu tư cung đình.
Cũng chính tại cung điện Thanh Thử này đã đẻ ra giai thoại về mối tình của nàng công chúa Nhất Chi Mai xinh đẹp và Hồ Quý Ly, và đôi câu đối.
Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế
Quảng Hàn cung lý nhất chi mai.
Trong cuốn Trần sử, Sử Văn Hoa có ghi lại; mô tả lại khu vườn ngự uyển của Dụ Tôn:
"Mùa đông, tháng 10, vua Dụ Tôn sai sửa sang đào đắp hồ ở vườn ngự. Bên hồ sai dân phu chở đá quý đá đẹp ở khắp nơi về xếp làm hòn núi cao. Quanh hồ cho khai ngòi làm suối nước chảy từ những hồ đầy nước tới. Cho xây cầu đá chạm trên ngòi. Bên bờ hồ có rừng tùng, rừng trúc và các vườn hoa thơm, cỏ lạ. Lại làm chuồng nuôi những chim quý, thú quý. Ở đó có con voi. trắng, và một con kiến khổng lồ mà vua Chiêm thành Chế Mỗ đem cống. Con Kiến đó dài 1 thước 9 tấc. Lại có những lồng lớn nuôi loài trĩ trắng, loài vẹt đỏ. Phía Đông núi đá nhân tạo, sai đào hồ con, bắt dân lộ Hải đông chở nước biển đổ vào để nuôi đồi mồi san hô cùng các loài cá lạ ngoài biển đông. Lại bắt dân châu Hoá làm một chiếc ao khác, mang cá sấu tận Hoá Châu về nuôi. Thấy khu điện Thanh Thử của vua cha Minh Tôn không vừa ý, Dụ Tôn phá đi cho xây điện Song Quế vì ở hai bên điện có hai cây quế cổ thụ. Sau xét thấy chữ Song Quế tầm thường, bèn đặt tên là điện Lạc Thanh (Tiếng của sự hoan lạc). Âu cũng là cái chí ở đời của nhà vua. Rồi cũng đặt tên luôn cho khu hồ lớn là hồ Lạc Thanh. Kể từ đó, trong khu hồ hoan lạc, đêm nào cũng có thuyền ngự treo đèn kết hoa bơi tung tăng, giữa tiếng đàn sáo du dương và tiếng cười giòn tan của đoàn mỹ nữ. Như thế vẫn chưa đủ, ở dưới chân quả núi nhân tạo còn cho xây lầu tố nữ nguy nga, tám mái, hai tầng, cột sơn son chạm rồng, ngói lưu ly mầu xanh. Riêng khu vườn ngự đó, để hoàn thành, phải dùng hơn vạn dân phu làm ròng rã trong ba năm".
Đó là sơ lược kể về khu vườn ngự uyển thời Trần. Nó đã biến thiên qua nhiều mầu sắc, từ u mạc thanh tịnh thời Thái Tôn, Nhân Tôn, qua bất định lơ lửng thời Minh Tôn, rồi đến xa hoa đài các thời Dụ Tôn. Khi Dụ Tôn chết, Dương Nhật Lễ tiếm ngôi, rồi Nghệ tôn phục hưng nhà Trần, lúc này nhà Trần đã bước hẳn sang thời kỳ mạt vận.
Quân Chế Bồng Nga, nhân cơ hội, xâm chiếm Đại Việt đốt phá Thăng Long.
Dĩ nhiên, vườn ngự uyển cũng bị cướp phá. Cung điện Lạc thanh bị kéo đổ, lầu tố nữ bị bắt hết gái đẹp. Voi trắng đồ cống của Chế Mỗ bị cướp lại. Kiến khổng lồ bị chém làm nhiều khúc. Chim trĩ đem nướng chả. Rừng quế bị chặt ngả nghiêng. Vườn ngự uyển thật hoang sơ, tiêu điều chưa từng thấy.
Sau đó, năm Kỷ Tỵ, thày chùa Phạm Sư Ôn chiếm Thăng Long ba ngày. Vườn ngự uyển lại một lần nữa bị tàn phá. Vì là thày chùa, nên người lãnh tụ nông dân ấy không thể chịu nổi sự xa hoa, sự giam giữ kiểu cá chậu chim lồng. Bao nhiêu chuồng trại muông thú, ông ra lệnh dỡ bỏ hết. Chim, ông cho thả về trời. Đồi mồi, cá heo ông thả về biển. Hổ báo hươu nai, ông phóng thích về rừng...
Thời kỳ đó, Thăng Long hoàn toàn bị rơi vào tình trạng bỏ mặc. Chẳng ai còn bụng dạ nào để tái dựng vườn ngự uyển. Ông vua già Nghệ Hoàng thì rầu rĩ buông tay trước cơ đồ đang trong cơn lũ. Thuận Tôn thì nhỏ tuổi và như chiếc lông hồng trong cơn bão tố. Còn thái sư Hồ Quý Ly, ông lại có một ý đồ chiến lược khác. Đối thủ đáng lo ngại của ông, sau khi Chế Bồng Nga chết là nhà Minh phương Bắc, một đối thủ đang lên, bước vào thời kỳ thịnh vượng, sung mãn.
Ông phải lo lắng dành hết tâm lực vào việc xây dựng Tây Đô. Nước Đại Việt đang suy yếu. Nếu như trước kia, khi Chế Bồng Nga xâm chiếm Thăng Long, ông phải đem Nghệ Hoàng chạy sang Dông Ngàn, sau đó ra Bình Than, rồi mới tìm cách đánh lại; thì sau này nếu như nhà Minh tiến đánh Thăng Long, chắc chắn ông cũng phải rút lui về một căn cứ địa, mà nơi tốt nhất đối với ông, chẳng có chỗ nào hơn động An Tôn.
Có thể nói, lúc này Hồ Quý Ly đã bỏ lơ Thăng Long, mặc cho nó dần tự huỷ. Đến kinh đô còn như thế, huống hồ vườn ngự uyển. Khu đại hoa viên đẹp đẽ ấy, bây giờ xơ xác như một khu rừng hoang. Quan thái sư chỉ cho sửa sang tạm thời vài khu đình tạ nhỏ, trồng lại vài vườn hoa, phá bỏ những nhà cửa bị đổ nát, để trước mắt có chỗ hóng mát hoặc dạo chơi khi chưa rời Thăng Long.
Sau khi Nghệ Hoàng mất, Thuận Tôn suốt đêm ngày ở trong quán Ngọc Thanh thuộc vườn Ngự Uyển. Đức vua gắng sức tu tiên. Trước kia, qua chiếc cầu đá ngang con ngòi, từ hoàng cung vào vườn ngự uyển, người ta đã nhìn thấy ngay toà lầu Tố nữ vàng son chói lọi nằm ngay dưới chân hòn núi đá nhân tạo. Ngôi lầu ấy bị quân Chiêm đốt phá. Chính trên nền toà lầu, đạo sĩ Bạch Hạc đích thân đo đạc và chỉ đạo xây dựng quán Ngọc Thanh theo đúng kích thước của quán Thông Thánh. Tượng Thái thượng lão quân uy nghi trầm mặc. Cả quả chuông đồng từ thời chân nhân Trần Nhật Duật do đạo sĩ Hứa Tông Đạo đúc cũng được đem về, để cho tiếng chuồng tràn trề linh khí của người xưa được lan toả đêm ngày nơi kinh kỳ, giúp nhà vua mau thành chánh quả. Vua Thuận Tôn vẫn buồn rầu, ý không vui. Ông nói:
- Trẫm muốn xa hẳn nơi phồn hoa đô hội. ý trẫm muốn ra vùng Bình Than.
Đạo sĩ Nguyễn Khánh quỳ xuống tâu:
- Tu đạo cốt nhất ở lòng mình tĩnh lặng và ở một nơi tràn trề linh khí. Có nhiều linh khí, công quả sẽ chóng thành. Vùng Lục đầu giang, các núi thiêng đều rơi vào tay Phật giáo hết rồi. Nay thần đã xem xét kỹ lưỡng. Thăng Long chính là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nhất là vườn ngự uyển. Bệ hạ tu ở đây có cái lợi: đã gần đạo, lại gần đời.
Nghe đạo sĩ nói, Thuận Tôn chỉ im lặng.
Cô cung nữ Ngọc Kiểm, từ sau ngày hoàng hậu Thánh Ngẫu có mang lại được điều về hầu hạ Thuận Tôn.
Thuận Tôn đã trải qua chăn gối với nàng, nên rất tin nàng. Khi đạo sĩ đi khỏi, Ngọc Kiểm tâu với vua:
- Thần thiếp thấy đạo sĩ Bạch Hạc có điều khả nghi.
- Điều gì?
- Có người trông thấy đạo sĩ đi kiệu đến tư dinh của quan thái sư.
- Có việc đó sao?
- Quan Thái bảo Nguyên Hàng nói với thiếp: ý của thái sư muốn dùng Nguyễn Khánh để mê hoặc bệ hạ, dụ bệ hạ đắm say vào việc tu tiên. Nguyễn Khánh là tay chân của thái sư. Xin bệ hạ đề phòng.
- Đề phòng thế nào?
- Tương tựu kế. Kể ra đến Bình Than cũng có cái hay, ở đấy các quan trấn, phủ nhiều người là của ta. Nhưng thái sư chắc không nghe. Họ muốn bao vây dò xét bệ hạ. Tốt nhất bây giờ bệ hạ cứ giả ngây đi tu ngay tại Thăng Long... chờ đến thời cơ...
- Thời cơ ư? - Thuận Tôn chua chát mỉm cười - Thôi ta mệt lắm rồi. Nàng lui ra cho ta tĩnh toạ.
o O o
Mấy tháng sau, Thuận Tôn không ngồi trong quán Ngọc thanh bằng gạch ngói nữa. Ông sai làm một gian lều cỏ gần đó, và ngày đêm tu luyện trong am cỏ. Bàn ghế, giường ngủ xuềnh xoàng thô kệch như nhà của người nông phu. Bữa cơm của ông toàn gạo lức với tương cà, rau dưa.
Hoàng hậu Thánh Ngẫu hàng ngày mang thái tử An chưa đầy ba tuổi ra thăm chồng. Hoàng hậu nức nở:
- Thần thiếp cúi xin thánh thượng mau hồi cung. Cả triều đình. cả muôn dân đều mong như vậy.
Đức vua nhẹ nhàng khuyên nhủ:
- Nàng hãy nín đi. Nhìn nàng khóc, lòng ta không chịu nổi. Nhưng chí ta đã quyết. Hãy đừng làm rối cái chân tâm của ta.
- Bệ hạ không thương thần thiếp sao?
Cha mẹ ta đều chết cả rồi. Các anh ta đều chết cả rồi. Bây giờ, trên đời này chỉ có nàng là người thân thiết với ta nhất.
- Bệ hạ không thương đứa con bé bỏng của chúng ta sao?
Nhà vua đưa tay ra đón đứa trẻ mũm mĩm nhưng mắt buồn rười rượi. Thái tử An nép đầu vào ngực cha.
- Cha ơi? Cha về với con đi?
- Sao mặt con tôi ngơ ngác thế này?
- Con nó sợ!
- Con sợ gì?
- Nhà vắng. Đêm mẹ khóc.
- Vũ công công đâu? Sao con không chơi với bọn chúng.
- Con không thích các công công.
- Con sợ gì nữa?
- Sợ ông Hâu đen.
- Sao?
- Ông Râu đen bắt học.
- Trời ơi? Đứa bé hơn hai tuổi học làm gì? Còn sợ gì nữa không?
- Còn sợ ông ngoại bắt An tập làm vua.
- Tập làm vua?
Bà hoàng Thánh Ngẫu phải giải thích hộ thái từ An.
- Cha thiếp bảo nếu bệ hạ nhất quyết đi tu... Thì... một ngày đất nước không thể không có vua được... Thuận Tôn thở dài, ôm chặt đứa con vào lòng:
- Cha có lỗi... Cha có lỗi đã sinh ra con.
Thánh Ngẫu cũng nức nở:
- Thiếp xin bệ hạ... Xin bệ hạ đừng khóc nữa...
Nhà vua lau nước mắt cho hoàng hậu:
- Và cả nàng... Xin nàng cũng đừng khóc nữa. Thuận Tôn giang tay ra ôm cả hoàng hậu và cả con trai vào lòng. Ông tự hỏi mình:
- Làm vua?... Kiếp làm vua là thế này hay sao?
Thượng tướng Trần Khát Chân vào vườn ngự Uyển đến quán Ngọc Thanh, bắt gặp vua Thuận Tôn đang ngồi tĩnh toạ. Ông quỳ rạp xuống đất, chờ đến lúc đức vua cho phép đứng dậy. Ông rạp sát đất rất lâu, nghe ngóng mãi không thấy động tĩnh. Ông kiên nhẫn rạp đầu quyết không ngẩng nhìn trộm. Phải bằng quãng thời gian ăn hết một bừa cơm, mới nghe thấy tiếng thở dài. Rồi một giọng nói hiền từ cất lên:
- Ông ngồi dậy đi chứ.
Khát Chân ngồi trên chiếc nệm cỏ.
Nhà vua hỏi:
- Khanh đến thăm ta chắc có chuyện muốn nói?
Khát Chân mở đầu bằng câu chuyện xưa:
- Chác bệ hạ không quên chuyện cũ, lúc Trần triều ta mới mở nước. Đức vua Trần Thái Tôn bỏ Thăng Long một mình lên Yên Tử đi tu. Phù Vân quốc sư đã nói với đức Thái Tôn: "Phàm là bậc nhân quân. tất phải lấy ý muốn thiên hạ làm ý muốn của mình". Nay muôn dân đều một lòng muốn đón bệ hạ trở lại triều đình, bệ hạ nỡ không về sao được.
Nhà vua lặng thinh, chỉ khẽ bảo:
- Ông nói nốt chuyện xưa đi.
- Thái sư Trần Thủ Độ đem cả triều đình đến hội tụ quanh chùa Vân Yên... đêm ngày cầu khẩn xin vua trở về.
Thuận Tôn ngắt lời:
- Này, khanh thử đem so sánh giữa ta và đức Trần Thái Tôn xem sao?
Khát Chân kính cẩn:
- Dạ, nhà vua không bằng.
- Còn chí khí của riêng ông so với thái sư Thủ Độ thì sao?
- Dạ, thần cũng không bằng.
Nhà vua hỏi tiếp thêm:
- Còn đạo sĩ Nguyễn Khánh với Phù Vân quốc sư?
- Cũng không bằng.
Nhà vua thở dài, chậm rãi nói.
- Thế đấy! Tình thế bây giờ, con người bây giờ khác với thời xưa một trời một vực.
- Như vậy tức là... - Trần Khát Chân chợt lúng túng, nhưng hình như có chút vui mừng.
- Nghĩ sao khanh cứ việc nói.
- Như vậy, tức là bệ hạ không tin gì ở đạo sĩ Bạch Hạc?
Thuận Tôn im lặng hồi lâu mới trả lời:
- Ta đã đọc qua nhiều kinh sách. lẽ nào đến nỗi ngu đần cả tin vào câu chuyện Trường sinh bất lão. Chúng ta làm sao có thể cướp được mệnh trời.
Trần Khát Chân dè dặt:
- Như vậy... việc bệ hạ bỏ ngôi báu tu tiên... phải chăng chỉ là...
Thuận Tôn lắc đầu:
- Khanh không hiểu ta rồi. Ta vẫn tu chứ. Ta vẫn tin tưởng chứ... Nhưng ta tin vào một điều mà khanh không hiểu được đâu.
- Bệ hạ chẳng nên mềm lòng yếu đuối. Nhà Trần chúng ta vẫn còn rất nhiều trung thần nghĩa sĩ. Họ sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Cơ nghiệp hiển hách của nhà Trần đang lung lay, nhưng muôn dân vẫn nhớ ơn nhà Trần. Chẳng lẽ bệ hạ lại nỡ rời bỏ ngôi báu, rời bỏ thần dân trăm họ...
Thuận Tôn lại thở dài:
- Ông cứ làm theo ý của riêng mình...
Khát Chân còn hùng biện rất lâu, rất dài. Nhưng Thuận Tôn vẫn như tượng đá lặng im, gương mặt không hề xúc động. Rồi pho tượng ấy từ từ nhắm mắt lại. Cuối cùng, Khát Chân hỏi ý kiến nhà vua về những điều ông mới trình bày. Nhà vua chỉ trả lời:
- Ta đã quên mất lời nói rồi.
- Bệ hạ nói sao? Khát Chân ngơ ngác.
- Ta đã quên mất tiếng nói của ta rồi.
Khát Chân đành ròng ròng nước mắt sụp xuống vái tạ rồi nín lặng quay về.
o O o
Hồ Nguyên Trừng đến vườn thượng uyển thăm Trần Thuận Tôn. Người ông nồng nạc mùi rượu. Ông quỳ xuống, lảo đảo cơ hồ muốn ngã. Nhà vua nhẹ nhàng trách:
- Khanh vẫn đêm ngày đắm mình trong rượu ư?
- Hạ thần thật bất kính. Mong bệ hạ tha tội. Nhưng kẻ tiểu thần này thật không thể không say được.
Thuận Tôn cười nhếch mép:
- Cũng như ta chứ sao? Ta thật không thể không đi tu được.
- Hạ thần xin rập đầu muôn cậy. Chính vì bệ hạ nhất quyết rời bỏ ngai vàng nên hạ thần đã cả gan đến xin bệ hạ hồi tâm nghĩ lại...
- Khanh muốn đến khuyên ta nghĩ đến cơ đồ, nghĩ đến giang san xã tắc?... Ôi xã tắc! Đã có biết bao nhiêu người lo lắng cho nó. Còn ta ư...
- Thần không dám vì đại nghĩa đến van xin bệ hạ. Thực ra... chỉ vì đứa em gái của thần thôi. Hôm qua, thần đến thăm hoàng hậu... Đứa em gái hiền hoà xinh đẹp của thần đã khóc ròng rã mấy hôm nay... Hoàng hậu đang ốm... không ăn không uống... Thần đến thăm... Thánh Ngẫu run rẩy không đứng lên nổi nữa... Hoàng hậu cầm lấy tay hạ thần và bảo: "Đại huynh ơi! Muội chết mất" Xin bệ hạ hãy rủ lòng thương cứu lấy Thánh Ngẫu... Cả thái tử An, đứa con xinh đẹp thông minh của bệ hạ nữa... thằng bé cũng khóc ròng.
Thuận Tôn thở dài:
- Sớm nay, nghe tin hoàng hậu ốm nặng, ta đành rời am cỏ tới thăm nàng. Khổ thân Thánh Ngẫu. Ta chẳng nói nhiều lời. Ta chỉ cầm tay nàng mà rằng: "Hoàn cảnh... Ta thật không thể không đi tu được". Câu nói ấy ta cũng vừa nói với khanh. Ta chắc nàng cũng thể tất cho ta. Mà khanh nữa. Chắc khanh cũng hiểu ta... Sớm nay, sau khi ta đến, nàng đã bình tĩnh hơn... Ta nghe nói nàng đã chịu ăn bát yến. Thuận Tôn thở dài, rồi cầm lấy tay Nguyên Trừng: Trong triều đình, khanh là người thân tình hơn cả. ra tin ở khanh. Ta biết khanh có chút lòng thương ta. Ta muốn nhờ cậy một việc.
- Xin bệ hạ cứ giao phó.
- Khanh là một người mà nhiều người có thể tin cậy. Ngay cả thượng phụ cũng rất xem trọng ý kiến của khanh. Ta nhờ khanh... nói với thái sư... rằng ta đồng ý...
- Bệ hạ đồng ý điều gì?
- Ta bằng lòng nhường ngôi cho con ta là thái tử An.
- Nhường ngôi cho thái tử An... Thái tử An chưa đầy ba tuổi...
- Đúng vậy... Mà khanh cần gì lo lắng... Thái sư là người mưu lược... là vị lão thần... Ông ngoại phò ấu chúa... Ta hoàn toàn yên tâm... Ta chỉ có một yêu cầu... Để cho ta yên... Để cho ta được lên rừng tu hành... Làm bạn với rừng với suối, vui với cỏ cây hoa lá... Chí ta đã quyết khanh không cần phải bàn luận... Triều đình không cần dâng tấu biểu khuyên can... Thôi, khanh hãy lui ra... Ta mệt lả đi rồi... Ta cần yên tĩnh...
Con vượn trắng thấy Thuận Tôn ngước mắt nhìn ra phía cửa sổ; như chỉ chờ có vậy. Bạch Viên đang ngồi trên cành cây khô gần đó vội nhanh nhẹn chui qua ô trống. nhảy tới ngồi vào lòng nhà vua. Nó kêu khe khẽ, rồi gãi bụng, rồi phẩy tay như muốn thay mặt nhà vua tiễn khách.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hồ Quý Ly
Nguyễn Xuân Khánh
Hồ Quý Ly - Nguyễn Xuân Khánh
https://isach.info/story.php?story=ho_quy_ly__nguyen_xuan_khanh