Tình Hé Môi Sầu epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 29
ôi mang tấm chi phiếu của Tiểu Bán Tử đưa cho Chu Ký Trần. Lão viết xong biên lai, thối lại tiền mặt và giữ tôi lại trò chuyện tại phòng lão.
Trước đây lão có đưa tôi xem qua nhà nhưng không vào phòng của lão nên không làm sao tôi tưởng tượng ra phòng ngủ của lão lại trang hoàng lộng lẫy và đầy đủ tiện nghi như vậy. Tấm thảm hoa rực rỡ, bộ sa lông rộng và êm ái, chiếc giường bằng đồng bóng loáng. Điều đáng chú ý nhất là chiếc bàn trang điểm bằng Đại Lý Thạch (*) đặt bên cạnh tủ quần áo, trên bàn bầy nhiều lọ nước hoa thật lạ.
Tôi thắc mắc hết sức về quan điểm thẩm mỹ của lão Trần, vì lối trang trí của phòng khách và phòng ngủ chênh lệch không tưởng. Nhất là Chiếc bàn trang điểm kiểu cách kia càng trái ngược hẳn lối sống của lão với ngôi nhà quái gở ở nông trại, chiếc xe hơi cà tàng và chiêc áo màu tro không bao giờ giặt giũ của lão. Tôi không dám đường đột hỏi mà lòng thì bứt rứt nên đành phải vờ tới xem kệ sách của lão.
Phải công nhận là sách vở của lão Trân rất phong phú, phần nhiều là sách tiếng Anh, tiếng Pháp. Sách ta chỉ có vài quyển kinh Phật và thư cổ thôi.
- Ngồi ở đây thoải mái hơn!
Lão Trần khẽ lấy chiếc hộp bằng bạc trên bàn, mở nắp hộp, lấy ra một điếu thuốc Thổ Nhĩ Kỳ mời tôi. Khi tôi đang châm thuốc, lão nói:
- Tôi muốn nhờ cậu một việc.
Tôi gật gù, phả nhẹ khói thuốc mà tôi đã nén hơi thật lâu để thưởng thức hương vị của một điếu thuốc ngon.
Cậu tới đầu đường Hoa Viện đặt hộ tôi một chiếc kiệu, kiệu để lên núi ấy mà. Ờ! Nó là một phương tiện giao thông lỗi thời.
- Tôi có biết ạ! Mỗi khi nhìn nó thì tôi lại nghĩ đến cái trò chơi người cưỡi người!.
- Thật ra, vào thời cổ ở châu Âu cũng có thứ trò chơi này. Những người sống bằng nghề sáng tác như cậu lẽ ra phải đọc hết những vở kịch cổ điển Tây phương. Đương nhiên, đấy là di tích của xã hội cũ, và cũng chỉ có những người già cả như tôi mới có thể thưởng thức được thôi.
- Bây giờ người ta dùng nó để cho du khách, người mình ít ai để ý đên nó.
- Hẳn cậu ngạc nhiên lắm thì phải! Lão lấy trong túi ra trái cây khô cho vào miệng, ỡm ờ - Bàn chân thối của tôi đã lành rồi, nhưng xe tôi lại bị hỏng, muốn lên núi chơi bất tiện quá nên tôi mới nghĩ đến cái dụng cụ thay chân cổ lỗ sĩ này; nó thích hợp với những người già cả mang thêm một chứng đau tim như tôi.
Tôi bằng lòng ngay và tôi nghĩ rằng công việc này nhờ Trươn Đức Sanh là nhanh nhất. Tôi gọi ngay cho hắn và bảo hắn cứ tùy ý chọn lựa. Tiền bạc thì khi phu kiệu đích thân mang xe đến gặp ông Chu Ký Trần sẽ lấy tiền sau.
Lão Trần thấy tôi sắp đặt công việc một cách có phương pháp láy làm hài lòng lắm. Ngay khi tôi đứng lên từ giã, lão cười nói:
- Nếu cậu thích thì mai mình đặt thêm một chiếc nữa, để chúng ta cùng nhau lên núi dạo chơi.
- Dạ cám ơn bác! Tôi lên núi bằng xe đu được rồi, vả lại, tôi cũng không mấy khi được rảnh rỗi.
Lão cười và lấy trên kệ sách xuống một quyển kinh Phật:
Tôi hy vọng rằng cậu có thể bỏ chút thời giờ ra đọc, trong này có nhiều truyện ngắn thú vị lắm. À! Lâu quá tôi không thấy tác phẩm mới của cậu.
- Vâng, tôi không viết được nữa, dạo này dường như cảm nghĩ của tôi khô cạn mất rồi.
- Nếu như vậy….Lão đưa mắt xem đồng hồ trên vách – Hãy còn sớm chán, nếu cậu không bận gì hãy ngồi nán lại bàn về vấn đề này xem. Tôi biết rằng những tác phẩm xuất sắc luôn luôn hiếm có, nhà văn Pháp Flaubert (*) có tuyên bố là trong một đêm ông ta viết được một trăm dòng, mà đến sáng lại phải bỏ chín mươi dòng, nhưng đó không phải là việc vô ích.
- Đôi lúc tôi viết được chín mươi dòng, nhưng không làm sao có thể viết đủ một trăm dòng!
- Cậu phải thả lỏng tinh thần và ghi nhận nhiều nơi cuộc sống – Lão rót cho tôi một tách trà và ho khan – Chẳng hạn, cậu có thể đem tôi vào tiểu thuyết của cậu, một lão già cổ quái sông không biết hưởng tụ.
- Tôi không dám vì tôi không hiểu bác nhiều.
- Thế thì cậu tưởng tượng nó ra: chó và nông trại của tôi cũng là những đề tài cho loại tiểu thuyết viết về nông trại.
- Những cái tôi trông thấy chỉ có thể viết được thành tập truyện ngắn, khó có thể chêm tình tiết vào cho thành một truyện dài.
- Tôi hiểu ý cậu! – Lão Trần dụi mắt – Ý cậu muốn bảo là cuộc sống của tôi quá ngiêm khắc, quá đơn điệu, phải không? Lão bỗng đưa tay chỉ chiếc bàn trang điểm. Tôi nhìn theo ánh mắt của lão. Phía sau mảnh gương hình trái ấu có một chiếc đĩa sành rất xinh xắn, trên mặt đĩa có hình hai người một nam một nữ. Người thanh niên mặc sắc phục hải quân, còn cô gái là một cô gái tóc vàng tuyệt đẹp để hở nửa phần ngực.
- Đây là hình ảnh của tôi lúc thiếu thời, cô gái đó là người yêu của tôi. Cậu có thể tưởng tượng thời quá khứ tươi sáng của tôi.
Tôi chẳng thấy người thanh niên trong ảnh giống lão Trần chút nào:
- Cô này là bác gái phải không, thưa bác.
- Chết rồi! – Giọng lão Trần lạh lùng – Nếu nhue khổng thế thì tôi đâu phải sống đơn lẻ như vầy.
- Lẽ ra tôi không nên hỏi làm bác phải đau lòng, tôi áy náy quá!
- Già như tôi còn bận tâm gì nữa! Lão Trần nhìn bức ảnh cười cay đắng – Không sao, người đã già, tình cảm cũng già theo, những nhà sinh lý học chỉ biết rằng chất vôi trong xương cốt của con người càng già càng nhiều, nhưng thật ra cả tim, óc và dây thần kinh đều chứa đầy chất vôi.
- Nhưng bác không bao giờ quên được quá khứ.
- Đúng! Người già sống bằng kỷ niệm. Tôi biết caauk muốn tìm hiểu quá khứ của tôi, tiếc là nó ô trọc quá, và đối với thời đại này cũng hết thời, thay vì cậu tìm những cái xa xưa, chi bằng cậu đi sâu vào đời sống của Lưu Triết để nhận thức lối lống của giới thanh niên hiện đại.
Tôi biết lão là một người từng trải nên rất khó thăm dò những bí mật nội tâm của lão.
- Đúng rồi! – Lão Trần nhìn ra ngoài song – Lưu Triết càng ngày càng phóng túng hơn, đêm nào về nhà tôi cũng không gặp cậu ta.
- Có lẽ tình yêu cuar hắn đến giai đoạn chín mùi rồi.
- Phải chăng là cô biên tập viên nọ hay là con gái vị giáo sư mà cậu nói hôm trước?
Hình bóng của Uyển Thu và Phụng lập tức hiện ra trong óc tôi, bất giác tôi khẽ thở dài buồn cho số phận của hai người con gái đó.
- Quan niệm của tôi đối với tình yêu của bọn trẻ rất hời hợt, tôi nghĩ con gái của vị giáo sư hẳn là có một nền giáo dục rất tốt! À! Có lẽ quan niệm của người già cả như chúng tôi hơi cổ hủ chăng?
- Dạ không đâu! Đầu óc của vị giáo sư kia rất trẻ trung, ông ta hay kể lại những kỷ niêm rất lãng mạn của ông hồi ở Ba lê cho chúng tôi nghe. Và hơn nữa ông cũng bằng lòng cho con gái góp ý kiến.
- Cậu bảo rằng ông giáo sư kia đã từng du học ở Ba lê à?
- Vâng.
- Vào lúc nào?
- Đâu khoảng chừng ha ba mươi năm rồi, ông ấy có lẽ là tốp du học sinh vừa đi làm vừa đi học cuối cùng .
- Hả? Ông ta tên gì?
- Ngô Doãn Trung! – Luận án kinh tế học của ông ấy cũng nổi tiếng lắm, bác có nghe tên ấy bao giờ chưa?
- Để tôi nghĩ xem! - Lão Trần khẽ gõ tay lên trán – Ngô Doãn Trung, Ngô Doãn Trung, hắn cũng ở đây à?
- Không chừng hai người đã từng gặp nhau tại tổng hội sinh viên ở bên Pháp lắm chứ.
- Phải ông ấy là một người mập lùn, cận thị, mũi đỏ, giọng nói như vịt kêu vậy không?
- Phải rồi, hai người chắc đã quen biết nhau.
Lão Trần ngẫm nghĩ một hồi, rồi lắc đầu:
- Không! Ông ta không biết tôi, nhưng tôi có thấy chân dungc của ông ấy và có đọc tác phẩm văn chương của ông ấy.
- Khi viết văn ông ta dùng một bút hiệu thôi!
- Ông ta viết tiểu thuyết à?
- Không! Ông ta viết luận án.
- Có lẽ cậu không rõ đó chứ, tiểu thuyết của ông ta đều lấy cảnh sắc cửa Ba lê làm đề tài, nên đã làm tôi chú ý. Giờ đây nghe cậu nhắc đên tên họ của ông ta tôi biết là ông ta.
- Ông ta không phải là một nhà văn.Tôi nhắc lại thêm một lần cho rõ – Có lẽ bác đã lầm, ông ta là giáo sư kinh tế học. Xưa kia ông ta đã đảm nhiệm chức chuyên viên cố vấn bộ kinh tài gì đó.
Lão Trần vuốt râu, chớp mắt, một hồi sau vẫn quả quyết nói:
- Không thể lầm được, cậu không hiểu nhiều về ông ta, khi ông ta du học bên Ba lê có tên tuôi, nhưng ông ta học ở Ba lê không phải học về kinh tế, có lẽ là sinh vật học. Luận án của ông ta nghiên cứu về kinh nguyệt của loài thỏ.
- Ông ấy là một nhà kinh tế học mà, tôi không lầm đâu.
- Ông ta đi học kinh tế ở đại học Hamburg Đức, nhưng đều không đỗ - Lão Trần thoáng trầm ngâm – Có lẽ cậu càng không hiểu vì sao ông ta lại qua Đức, nói ra thì kỳ….Nghe nói ông ta bị thất tình, cô gái phản bội đó yêu một người bạn của ông ta.
- Ông ta chưa bao giờ nói đến việc này, chúng tôi đều biết ông ta có khà nhiều chuyện tình diếm lệ ở Ba lê…
Tôi mang những chuyện mà giáo sư Trung tam sự sau khi say rượu tóm tắt cho lão Trần biết. lão vừa chú tâm nghe, vừa khẽ lắc đầu. Chờ khi tôi nói xong, lão gắt:
- Láo, hoàn toàn là chuyện láo khoét cả.
- Bác muốn bảo câu chuyện hoàn toàn là bịa đặt à?
- Ông ta đều nói những chuyện thật thành giả, có rất nhiều chuyện giả thì lại rất chân thật. Lão Trần thoáng do dự, song ngập ngừng tiếp – Bạn bè của ông ta tôi quen hết cả. Chuyện đó là từ trong miệng của một người họ Trần nói ra! Phải, ông Trần rất ân hận về việc này, nhưng ăn năn thì có ích lợi gì?
- Dạ? – Tôi kinh ngạc – Tôi rất muốn được biết sự thật về đời sống của giáo sư Trung, bởi vì con gái của ông ta rất mong hiểu rõ sự biến thái tinh thần cha cô.
- Tôi cũng không nhớ rõ lắm, đây là một câu chuyện tình rất hỗn tạp! – Lão Trần thoáng ngẫm nghĩ – Coi bộ cậu rất hứng thú nghe câu chuyện này, cậu muốn lấy nó làm đề tà hả?
- Dạ không hẳn vậy, mà thật ra cháu chỉ tò mò thôi, việc viết tiểu thuyết cũng phức tạp lắm, còn xem nó có phù hợp với chính người viết thì mới có hứng thú viết ra được.
- Thế thì tôi phải hỏi tỉ mỉ hơn nữa.
- Tôi rất muốn hiểu lý do tại sao giáo sư Trung lại nói dối quanh co như vậy.
- Rất giản dị! _ Lão Trần cười nhạt nhẽo – Ngô Doãn Trung nói dối tài lắm. Việc ông ta tự chế nhạo là chuyện thật, vì lẽ ông ta bao giờ cũng bị đóng vai bi kịch trong một câu chuyện tình, nên ông ta luôn xem tình êu chẳng đáng đồng xu, cậu cọ muốn biết bộ mặt thật của câu chuyện này không?
Tôi gật đầu.
- Nói ra thì tấn bi kịch này chẳng có chi đặc sắc, và những vai chính còn ở trên thế gian này, có khác chăng chỉ khác với giấc chiêm bao ban ngày của giáo sư Trung thôi.
Tôi lặng lẽ nghe.
- Tôi không hiểu sao Ngô Doãn Trung lại mô tả Annie thành quá lãng mạn và hư vinh như thế, đồng thời còn sắp đạt câu chuyện đó vào ngày lễ giáng sinh tàn lạnh thế kia. Thật ra, Annie rất giàu có, cha nàng là chủ quán rượu, nang thừa kế một gia tài kếch xufcuar một người dì, và nàng sống trong một biệt thự ở miền quê Ba lê. Nàng dùng ngôi biệt thự này để tiếp đãi những du học sinh Trung hoa. Đến kỳ hè, rất nhiều du học sinh Trung hoa đến viếng thăm Ba lê, đều là thượng khách của nàng.
Lão Trần hắng giọng và dường như ông đang đắm chìm trong hồi ức:
- Không hiểu vì nguyên nhân gì Anny rất thích Phương Đông, nhất là người Trung hoa. Có lẽ nàng hơi giống người Trung hoa ở mái tóc đen, nước da không quá trắng trẻo, thân hình hơi thấp một tí.Có lẽ Pháp và Trung hoa có nhiều điểm tương tự, cổ xưa như nhau, nền tẳng vưn học phong phú như nhau, và đã qua một cuộc cách mạng sôi nổi và oanh liệt như nhau.
- Có lẽ tài hoa của các ông đã thu hút nàng.
- Trong số du học sinh, người theo đuổi Anny rất nhiều, Ngô Doãn Trung cũng là một trong số đó và cũng là một người ít hy vọng nhất.
Tôi nhớ đến gương mặt như chó xù của giáo sư Trung phải phì cười.
- Sau một thời gian, nhưng người theo đuổi nàng chỉ còn lại ba người kiên nhẫn nhất thôi, một người họ Lưu, một người họ Lâm và một người họ Trần – Lão Trần thoáng do dự - Tôi không thể cho cậu biết tên của những người đó vả lại, cậu cũng chẳng cần biết đến làm gì.
Tôi gật đầu.
- Dĩ nhiên Ngô Doãn Trung biết mình đã lọt đài, nhưng vẫn không chịu dẹp bỏ ước vọng đó. Lão Trần buông một tiếng cười nhạt – Tâm lý này khỏi cần tôi phải giải thích, cậu là nhà văn dĩ nhiên là phải biết được những tâm lý thông thường đó. Trung muốn dùng mọi thủ đoạn để tranh giành cơ hội, thậm chí có thể dùng hết mọi thỉ đoạn để đả kích kẻ khác.
Tôi nhớ đến bản tính háo thắng của giáo sư Trung, nhưng tôi không công nhận ông ta lại ích kỷ và đê hèn đến thế, tuy nhiên tôi vẫn lặng thinh.
- Ngoài mặt, bốn người này đều là bạn thân cùng gánh chung một hoạn nạn. Nhưng chính ra mỗi người đều ôm ấp một tâm sự riêng tư, không ai đề cập đến việc theo đuổi Annie và Annie cũng không tỏ ra bằng lòng kẻ nào. Nàng đang suy nghĩ, nhận xét và tìm hiểu những người đàn ông chung quanh nàng.
- Đàn bà Tây Phương thông minh thật đấy!
- Cũng khó trách nàng. Nàng chưa hiểu căn cội người nào hết thì nàng đắn đo là phải rồi.
- Giữa bốn người phải có một người nào đó có điều kiện hoàn hỏa nhất mới hy vọng thắng cuộc.
- Khó ai đủ điều kiện nhật được – Lão Trần nhếch môi, sờ nhẹ lên vết sẹo trên trán – Họ Lưu học về chính trị, tài ăn nói rất giỏi, giao thiệp rộng. Họ Trần học về hàng hải, những người học về hàng hải phần đông đều có tính cách cương nghị và thật thà. Họ Lâm là một học sinh gương mẫu của Học viện Nghệ thuật La Mã, thông minh và bảnh trai. Còn Ngô Doãn Trung, thì cậu đã biết, tôi khỏi phải nói nhiều, nhưng hắn cũng có tý chút thông minh, có một vài tài mọn để lây lòng đàn bà.
- - Khi đàn bà đã lựa chọn đối tượng, khuyết điểm được chú ý hơn.
- Đúng, bọn chúng đều có khuyết điểm…Họ Lưu dường như yêu cái sự nghiệp chính trị của hắn hơn. Đó cũng chẳng đáng kể vì nghe đâu hắn đã có vợ có con rồi, dĩ nhiên đó là một khuyết điểm rất nghiêm trọng. Họ Trần tuy không có khuyêt điểm này, nhưng thật thà đến nỗi chẳng hiểu nhân tình thế thái là gì cả. Họ Lâm thì thô lỗ, hẹp hòi, và cộng thêm căn bệnh thông thường của một nghệ sĩ là nghênh ngang, khoác lác.Còn Ngô Doãn Trung, ha ha ha…
- Bà Annie chắc khó lắm nhỉ?
- Không! Nàng quay cuồng giữa những người theo đuổi như môt thiên sứ ngây thơ. Nàng bảo họ Lưu đi dạo với nàng, đánh cầu, cưỡi ngựa, bảo họ Trần đưa đi uống cà phê, nghe nhạc, bảo họ Lâm đưa đi xem ciné và dạy học thêm cho nàng. Còn Ngô Doãn Trung thì luôn luôn sốt sắng trong mọi việc.
- Nhưng Annie yêu ai?
- Không người nào được biết Annie chung tình với ai, đàn bà Pháp rất biết hưởng thụ, sắc đẹp của nàng đã giam cầm bồn người thanh niên trong thế giới đam mê. Nàng phân biệt bốn vai trò rõ rệt: bà ví, vệ sĩ, giáo sư và nô bộc.
- Nhưng không thể nào kéo dài suốt đời như vậy được!
- Thời gian cứ thế lặng trôi qua được hai năm. Tất cả kể như đã tốt nghiệp và chuẩn bị về nước. Ngay lúc đó, Annie mới chịu tỏ rõ thái độ. Trong đêm giáng sinh nàng công khai tuyên bố người nàng yêu trước mặt bốn người – Lão Trần lắng giọng – Cậu đoán xem ai có diễm phúc đi?
Tôi ngẫm nghĩ giây lát:
- Nếu nàng là người Trung hoa, nàng rất có thể chọn họ Trần?
Lão Trần thở dài chua sót:
- Dĩ nhiên là không thích hợp với đàn bà Pháp rồi.
- Như vậy nàng thích chọn chàng nghệ sĩ kia rồi!
- Cũng không phải, nàng đã chọn họ Lưu, cậu biết vì sao không?
- Có lẽ nàng thích quyền cao chức trọng.
- Nhưng việc làm của họ Lưu không được chính đáng, nếu chẳng may bị bắt là không khỏi tội chém đầu! – Lão Trần mỉm cười – mấu chốt của vấn đề là hòn máu họ Lưu trong bụng Annie.
- Té ra là thế!
- Lúc bấy giờ không ai biết chuyện này. Khi Annie công khai tuyên bố xong, nàng đột nhiên khóc òa rồi hôn nhẹ họ Lưu để yêu cầu được hôn từ biệt họ Trần. Con gái Pháp thật thẳng thắn, vì muốn cho con có một người cha hợp pháp nàng đã hành động trái với lòng.
- Rồi kết hôn à?
- Không, Annie hy vọng có một hôn lễ theo phong tục Trung hoa thật long trọng nên nhất định theo họ Lưu về Trung hoa.
- Rồi sao?
- Trừ Ngô Doãn Trung, mọi người đều trở về Thượng hải, tại một khách sạn thuộc địa phận tô giới Pháp. Anah chàng họ Lưu hớn hở trù liệu hôn lễ, đặt tiệc tại một nhà hàng sang trọng nhất và nhờ em gái của họ Trần và họ Lâm làm phù dâu. Mọi việc đâu đấy coi như xong xuôi.
- Một màn kịch bắtđầu là vui thì khi hạ màn với những nụ cười là điều chắc chắn rồi.
- Tiếc thay! Ngay trước khi vào thánh đường một tiếng đồng hồ…. Lão Trần thấp giọng hơn – Đã có chuyện không lành.
- Người vợ dưới nhà quê của ông ta đã xuất hiện thình lình hả?
- Không, chúng tôi được mật tin cho hay cảnh sát mai phục chung quanh thánh đường rồi chỉ chờ hôn lễ cử hành là bắt giữ họ Lưu.
- Tại sao lại bắt ông ta?
- Cảnh sát đã điều tra lý lịch thật của họ Lưu nhưng chỉ vì trên tô giới không tiện trắng trợn bắt giữ chính trị phạm nên họ đành phải chờ đợi cơ hội này.
- Có chuyện như vậy thật à?
- Thời gian cấp bách quá, cho dù có bãi bỏ hôn lễ cũng không sao trốn thoát được. Thời đó tội chính trị bắt được là họ xử bắn ngay. Biết vậy mà không ai nghĩ ra cách nào để giải thoát cho họ Lưu cả.
Tôi nóng nảy nói:
- Ly kỳ thật!
- Phải, mọi người đều rất hoảng sợ quấn lấy nhau, Annie lo sợ đến phát khóc – Lão Trần chậm rãi châm ống điếu hít, hít vào vài hơi, song mới mới lạnh lùng kể tiếp:
- Giữa lúc đó họ Trần bỗng nghĩ đến một cách tráo chú rể, họ Lưu sẽ nhân lúc hỗn loạn mà đào tẩu.
- Kết cuộc ra sao bác?
- Kết quả là họ Lưu đã cao bay xa chạy, còn họ Trần thì bị tù vì tội đồng lõa.
- Tại sao ông ta dám hy sinh như vậy?
- Vì tình yêu chứ còn gì! – Lão Trần cười nhạt – Họ Trần sống trong tù suốt ba năm trời, mãi đễn khi hết hạn tù thì Annie đã rời khỏi Thượng hải từ lâu, chỉ nghe nói nàng sinh được một cháu gái. Không lâu sau nàng tái giá với họ Lâm và theo hắn đến phương Bắc dạy học.
Tôi lắc đầu thở dài, lão Trần kể tiếp:
- Việc Annie tái giá, không làm họ Trần đau lòng cho lắm, điều mà hắn đau khổ nhất là từ khi hắn vào tù vì Annie mà suốt cả ba năm dài đằng đẵng chưa bao giờ Annie ghé qua thăm hỏi hứn một lời.
Tôi giận dữ đứng bật dậy:
- Đồ vô ơn bạc nghĩa!
Lão Trần chẳng chút bận tâm vẫn thản nhiên cười nói:
- Rồi đến thời kỳ chiến tranh, họ Trần vốn học về hàng hải, nên hắn được tuyển dụng và cấp tốc đưa qua căn cứ hải quân tại phương Nam. Tại căn cứ đó hắn tình cờ gặp viên sĩ quan đã bắt hắn trước kia, vô tình biết được tin kẻ tố cáo họ Lưu chính là họ Lâm.
- Thật như thế sao?
- Lòng người thật hiểm độc, không từ nan một chuyện gì. Khi họ Trần hay bí mật này, hắn hận họ Lâm đến tận xương tủy. Nói cho cùng thì trong khi nước nhà đang có chiến tranh, những việc ân oán nhỏ nhoi có đáng kể gì đâu. Nhưng sau cuộc kháng chiến thành công, họ Trần được đặc phái sang Saigon để thương lượng với nhà cầm quyền Pháp và vô tình hay được tin tức của Annie.
- Câu chuyện này lạ lùng thật, nhiều tình tiết còn hơn trong tiểu thuyết nữa.
Lão Trần nhoản miệng cười:
- Thì ra sau khi chiến tranh chấm dứt, họ Lâm dẫn hai mẹ con Annie và người cháu của hắn sang Việt nam. Lúc bấy giờ Việt nam là thuộc địa của Pháp, và Annie muốn qua đây tìm cơ hội trở lại quê hương. Nhưng sau cuộc chiến, thuyền bè rất thiếu thốn, dù Annie cố liên lạc với những giới chức Pháp để tìm cách trở về Pháp mà vẫn không được.
- Dịp may đã đến cho họ Trần rồi.
- Họ Trần tìm được nhà của Annie bên bờ một con sông bẩn thỉu. Cả ba thình lình hội ngộ sao mười năm cách biệt đều thấy ngỡ ngàng. Mọi người đã già nua, nhất là Annie. Tuôi xuân của người con gái cũng như hoa anh đào của Nhật, nở cũng sớm và tàn cũng nhanh.
- Ông ấy quên mất ba năm sống trong lao tù rồi à?
Lão Trần chẳng đếm xỉa gì đến câu hỏi của tôi, vẫn chậm rãi tiếp:
- Họ Trần nhìn qua đã thấy ngay đời sông kham khổ của hai người. Nhưng họ tiếp đãi hắn hết sức nồng hậu, đặc biệt là có một chai rượu Pháp rất đắt tiền.
Họ Trần hỏi thăm đứa con của Annie thì họ Lâm chỉ lên bức ảnh của một bé gái trên vách. Bé gái kia không khác gì Annie thủa còn xuân xắc. Đó là một thiếu nữ độ mười ba,,mười bốn tuổi, rất duyên dáng. Họ Trần rất xúc động.
Hắn định tâm hễ gặp mặt họ là chất vấn cái vấn đề bí ẩn kia ngay, nhưng nghe Annie kể lại cuộc đời của nàng thì hắn lại nuốt những ý nghĩ đã ngẫm sẵn trong miệng trở xuống bụng. ì ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nên tình hình ở Việt nam không được yên lắm. Họ Lâm định dành dụm ít tiềnđể đưa mẹ con Annie về nước, và hắn cũng trở về Quảng châu. Thế nhưng định mệnh cay nghiệt đã bắt Annie ngã một cơn bện trầm trọng làm tiêu sạch cả số tiền dành dụm bao nhiêu ngày của họ, cả đến học phí của đứa cháu và con gái hắn, hắn cũng không chịu nổi. Hai đứa bé phải lên tàu bán những vật kỷ niệm cho các thủy thủ, hoặc trao đổi rượu Pháp lậu thuế.
- Sao bác không hỏi cho ra việc họ Lâm chơi ác với bạn bè.
Lão Trần lắc đầu nói:
- Họ Trần đặt ly rượu xuống bàn, đưa mắt nhìn Annie, rồi lại quay nhìn họ Lâm và chất rượu màu vàng trong ly rượu mà chẳng nói được một lời. Thừa lúc họ Lâm xuống nhà bếp hắn lấy hết tiền bạc mang theo đặt dưới khăn trải bàn.
- Sao ông ấy hành động vậy?
Lão Trần khe khẽ gật đầu, lẵng lẽ ngồi hút ống điếu.
- Sau cuộc chiến bác không gặp lại họ Trần à?
- Dĩ nhiên là có gặp bằng chứ, bằng không làm sao tôi biết rõ câu chuyện? – Lão Trần như vừa tỉnh mộng, bảo tôi. – Hắn đã già đến nỗi không nhận ra. Hắn bảo hắn vẫn một lòng yêu quí Annie, hắn nhờ người hỏi thăm tin tức của nàng khắp nới, và có lẽ một ngày nào đó hắn sẽ tìm được nàng. Nhưng khi về đến đây tôi bặt tin hắn.
- Ông ấy đã lấy đức báo oán!
- Mong rằng hắn sẽ nghĩ được như thế - lão Trần cười tang thương – Viết tiểu thuyết là phải nắm vững cái chủ đề, đừng để nghĩ ngợi lôi thôi dài dòng nữa!
- Tôi rất tiếc là chưa rõ được đoạn cuối của câu chuyện.
- Câu chuyện đâu có dản gị như thế, nhưng trên phương diện tiểu thuyết, chấm dứt ở đấy là vừa rồi. – Lão Trần khẽ hắng giọng – Tiểu thuyết thường là kết thúc ơ đây và tài liệu tôi cho anh biết bấy nhiêu là quá đủ rồi!
- Nhưng đây là một câu chuyện thật do bác kể. Hơn nữa, giáo sư Ngô Doãn Trung cũng có ở nơi này.
- Ngô Doãn Trung à! Tôi không thích nghe cái tên này, cậu đừng nhắc đến tôi với ông ta.
- Dạ tôi xin nhớ điều này.
- Cả với người quen biết của ông ta, như Lưu Triết và con gái của ông ta. À! Tiếng chuông vừa reo kìa có lẽ Lưu Triết về đó.
Khi tôi đứng lên từ giã lão, lão chúc tôi ngủ ngon nhưng đôi mắt lão dán chặt vào cái đĩa sành đặt trên bàn trang điểm.
Chú thích:
(*) Flaubert: một tiểu thuyết gia Pháp (1821 - 1880)
Tình Hé Môi Sầu Tình Hé Môi Sầu - Từ Tốc Tình Hé Môi Sầu