Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 27 - Tòa Nhà Trắng, Washington Thứ Sáu, 28 Tháng 11, 20:30 Giờ Địa Phương
T
ổng thống Wainright bắt tay bà đại sứ Ấn Đồ, rồi đưa tay mời bà ngồi vào một trong chín chiếc ghế bành trong khu họp của Phòng Bầu Dục. “Cám ơn bà đã đến nhanh như vậy, thưa bà đại sứ. Tôi xin lỗi vì giờ giấc trễ như thế này.”
Bà đại sứ Shankar ngồi xuống ghế và mỉm cười lịch sự. “Xin ngài đừng cảm thấy khó chịu, thưa ngài Tổng thống. Đây là nhiệm vụ và hân hạnh cho tôi khi được ngài triệu vời, bất cứ vào lúc nào.”
Tổng thống ngồi vào cái vị trị truyền thống thuộc về ông ở chủ vị của số ghế xếp vòng, lưng quay về cái bàn làm việc trứ danh được đóng từ gỗ lấy từ chiếc tàu buồm của Anh quốc, chiếc HMS Resolute vào thế kỷ 19.
Ghế của bà đại sứ bên tay phải của ông, còn ghế bên trái là của viên Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Gregory Brenthoven.
“Tôi thật cảm kích lòng rộng lượng của bà.” Tổng thống nói. Ông dùng ngón tay đảo một vòng trên không, chỉ vào số ghế. “Như bà thấy đó, chúng ta đang bỏ qua mọi lễ nghi phiền phức thông dụng, để có thể làm việc nhanh và kín đáo.”
Đám nhân viên ngoại giao và cố vấn thường ngày đều vắng mặt. Thông thường, một cuộc họp mặt giữa tổng thống và một viên đại sứ nước khác sẽ gồm cả viên chánh văn phòng, bộ trưởng Ngoại Giao, phụ tá bộ trưởng Ngoại Giao chuyên lo vụ việc khu vực Đông Nam Á, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia và một thư ký của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Tuy nhiên, trừ viên Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, không ai trong danh sách ấy có mặt cả.
“Tôi hiểu.” Bà đại sứ nói. Nếu có cảm thấy không thoái mái vì việc không đúng nghi thức của tòa Nhà Trắng, bà cũng không để lộ ra. Mà lần này thật là không đúng nghi thức rồi. Ngoại trừ việc một số nhân vật vắng mặt ra, rất hiếm khi nào tổng thống lại gặp mặt trực tiếp với một viên đại sứ, càng hiếm hơn nữa là gặp mặt trong Phòng Bầu Dục.
Các viên đại sứ hầu như bao giờ cũng làm việc với những đại diện của bộ Ngoại Giao và các cuộc gặp mặt thường xảy ra trong Phòng Roosevelt, hay trong trường hợp viên đại sứ đang bị ghét bỏ, thì gặp nhau trong tiền sảnh của cánh phía Tây. Đối với đại sứ Shankar, buổi họp hôm nay đã đi ngược với mọi sự chờ đợi của bà: trực diện với tổng thống, trong Phòng Bầu Dục, mà không có sự hỗ trợ đoàn nhân viên ngoại giao.
“Tôi rất vui khi nghe bà nói vậy.” Tổng thống nói. “Xin lỗi cho tôi bỏ qua những lời khách sáo mà đi thẳng vào chuyện cần thiết.”
“Dĩ nhiên rồi.” Bà đại sứ đáp.
“Tốt lắm.” Tổng thống nói. “Bởi vì tôi muốn biết nước bà có phải dự định tập kích đập nước Tam Điệp, hay không?”
Ông ta gật đầu về phía Brenthoven. “Theo tôi hiểu, Greg… tôi muốn nói là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của tôi… đã chuyển lời cho bà các mối lo âu của chúng tôi về một cuộc tập kích như thế. Bà đã bàn thảo vấn đề này với chính phủ của bà chưa?”
“Tôi đã được thuyết trình về toàn bộ dự tính của chính phủ trong vụ việc này rồi.” Bà đại sứ nói. “Trên chính thức, không hề có một kế hoạch tập kích đập nước Tam Hiệp nào hết.”
“Còn không chính thức thì sao?” Tổng thống hỏi.
“Câu trả lời không chính thức là, e rằng,” bà đại sứ đáp, “hơi khác một chút. Nói một cách không chính thức, tôi được phép thông báo cho ngài, trong điều kiện tối mật, rằng sự phá hủy đập nước Tam Hiệp được xem là một lựa chọn quân sự cần thiết và đúng đắn, nếu xung đột với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vẫn tiếp tục leo thang.”
Tổng thống Wainright bóp bóp sau gáy. “Tôi biết rồi. Chính phủ của bà đã hiểu rằng hầu như chắc chắn một cuộc tập kích như vậy sẽ được Trung quốc xem như một sự công kích chiến lược trực tiếp vào cơ sở hạ tầng quan yếu của quốc gia họ chứ? Và chính phủ của bà cũng hiểu rằng một đòn mãnh liệt như vậy có lẽ sẽ được đáp trả bằng vũ khí hạt nhân chứ?”
“Chính phủ của tôi đã nhận được những điều lo ngại của ngài rồi.” Bà đại sứ Ấn Độ đáp. “Nhưng chúng tôi không đồng ý với nhận định của quý ngài về phản ứng của nước CHNDTH. Chính phủ tôi không tin rằng Bộ Chính Trị Trung Ương Trung quốc sẽ dùng đến vũ khí hạt nhân để phản kích.”
“Lỡ khi nhận định của quý chính phủ sai thì sao?” Tổng thống hỏi. “Tại sao quý vị lại mạo hiểm với khả năng ấy chứ?”
Bà đại sứ nắm hai tay trên đùi. “Thưa ngài tổng thống, Trung quốc không phải là mối quan tâm duy nhất của chúng tôi. Tôi tin chắc là các vệ tinh của quý ngài đã cho thấy rằng láng giềng Hồi quốc (Pakistan) của chúng tôi đã bắt đầu tập kết quân đội gần biên giới phía đông của chúng tôi, ở hai tỉnh Punjab và Sindh. Ngay trong khi chúng ta đang thảo luận, Pak Faza’ya, Không Quân của Hồi quốc đang tiến hành một chiến dịch bay tuần tra kịch liệt ngay sát biên giới. Mặc dù các hoạt động này trên mặt kỹ thuật không được gọi là hoạt động quân sự chống lại nước tôi, nhưng các lực lượng vũ trang của Hồi quốc có hành vi gây hấn. Chính phủ Hồi quốc rõ ràng là muốn thừa nước đục thả câu rồi.”
Bà nhướng mày. “Như thành ngữ của người Mỹ nói, đó chính là ‘lũ cá mập đang vờn quanh’, thưa ngài tổng thống. Cả ở phía bắc, lẫn phía đông của chúng tôi. Chúng tôi không thể nào để chúng đánh hơi thấy mùi máu trong nước được.”
“Tôi hiểu nỗi lo của quý vị.” Tổng thống nói.
Trước khi ông kịp nói tiếp, đại sứ Shankar lại cất tiếng. “Thành thật xin lỗi ngài, nhưng mà ngài không hiểu được nỗi lo của chúng tôi đâu. Nếu Hoa Kỳ thật sự hiểu được những mối căng thẳng về văn hóa và chính trị nơi vùng thế giới của chúng tôi, thì quý ngài đã không vội vã bán vũ khí cho Hồi quốc như thế, hoặc là chống lưng cho chế độ khủng bố đang cầm quyền tại Islamabad. Mà quý ngài cũng không hiểu được sự lo lắng của chúng tôi về Trung quốc. Tôi xin lưu ý ngài về cái gọi là chiến tranh Trung-Ấn vào đầu thập niên 1960. Nhân dân chúng tôi đã từng biết qua bị Quân Giải Phóng Nhân Dân tràn qua biên giới là như thế nào. Tôi cũng mừng là quốc gia quý ngài chưa từng trải qua kinh nghiệm như thế.”
“Đối với chúng tôi, cái này không phải là một bài tập chính sách đối ngoại.” Bà nói. “Nó cũng không phải là lý thuyết chính trị. Mà chúng tôi đang phải đối đầu từ hai phía những đối thủ đã từng biểu hiện trong lịch sử ý định tiêu diệt Ấn Độ của họ, và hiện tại đang tiến hành những hành vi thù nghịch đối với nước tôi. Chúng tôi sẽ không tỏ ra yếu đuối. Và nếu điều này có nghĩa là đập nước Tam Hiệp phải bị tiêu hủy, thì đó chính là cái giá mà Trung quốc phải trả khi họ tàn sát các thôn làng của chúng tôi không một lời cảnh báo hay bị khiêu khích gì.”
Tổng thống lắc đầu. “Bà đại sứ ạ, tôi xin quý vị đừng làm việc này.”
Đại sứ Shankar ngồi yên suốt nhiều giây, trước khi lên tiếng. “Quý ngài có thể cho chúng tôi một lựa chọn nào khác không? Quý ngài có thể cho quân lực của quý ngài sát cánh với quân lực chúng tôi và cho Trung quốc và Hồi quốc thấy rằng chiến đấu với Ấn Độ cũng chính là chiến đấu với Hoa Kỳ không?”
Tổng thống im lặng.
Bà đại sứ cười buồn. “Câu trả lời của ngài chính là như thế đó, thưa ngài tổng thống. Nếu quý ngài không thể đứng bên cạnh chúng tôi, thì chúng tôi sẽ tự vệ mà không cần sự trợ giúp của quý ngài. Và chúng tôi sẽ sử dụng mọi biện pháp mà mình có.”
“Lỡ như tính toán của quý vị sai lầm thì sao?” Tổng thống lại hỏi. “Lỡ như Trung quốc trả đũa bằng vũ khí hạt nhân thì sao?”
Đại sứ Shankar thở dài. “Vậy thì họ sẽ khám phá ra là Ấn Độ cũng có những vũ khí như thế và, nếu bị bắt buộc, chúng tôi cũng không ngại gì đem chiến tranh đến trước ngưỡng cửa của kẻ thù.”
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva
Jeff Edwards
Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva - Jeff Edwards
https://isach.info/story.php?story=luoi_kiem_cua_than_shiva__jeff_edwards