Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đường Đi Không Đến
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 28
T
ôi đang nằm suy nghĩ một lúc hằng trăm chuyện thì có một chú lính từ xa đi tới đập võng tôi và gọi tên tôi.
Tôi ngóc đậy. Cậu lính vỗ vỗ ngực:
- Cháu là Thiên đây, con của nhà thơ X. Nhà ở phố Hàng V… Hồi Tết năm ngoái chú có đến uống rượu với ba cháu đấy.
Tôi còn đang ngơ ngác thì cậu ta nhắc:
- Chú uống rượu còn ba cháu ngâm thơ. Ba cháu đem cái cốc đặc biệt ra uống Mao Đài tửu đấy.
Tôi đập vào đùi cậu thanh niên thật mạnh:
- À…phải! – rồi ngồi bật dậy.
- Đấy, chú nhớ rõ chưa?
- Rõ rồi! Cháu vào đây bao giờ?
- Có lẽ trước chú một năm.
- Sao bây giờ còn nằm đây?
Phút vui gặp gỡ hình như bị giới hạn bằng câu hỏi đó. Thiên yểu xìu cái mặt xuống ngay:
- Bộ đội khiêng pháo mà chú. Ối giời, xe ba gác cải tiến của hợp tác xã mà mang vô đây định tải pháo. Chớ chú không để ý thấy những cái xe đó nằm chỏng gọng ở trạm làng Ho đó sao?
- Có thấy nhưng không biết là xe gì!
Thiên cười mũi:
- Đối thủ của mình đã nhảy lên mặt trăng ngồi chong ngóc trên đó rồi mà mình ở đây còn dùng xe ba gác cải tiến của mấy lão già hợp tác xã mà tải pháo.
Tôi giật mình. Nghe Thiên nói vụ cái xe ba gác cải tiến tôi mới sực nhớ những chiếc đèn xe mô-lô-tô-va trên quốc lộ 1.
Vào thời gian máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc ác liệt thì ban ngày quốc lộ 1 không có một bóng xe bóng người.
Xe và người chỉ đi đêm. Để bảo đảm an toàn, mỗi chiếc xe đều không dùng bất cứ cái đèn nào trong xe mà lại treo một bóng đèn nhỏ trên ngọn cần câu rà sát mặt đất và chĩa hẳn về phía trước.. Đó là con mắt của tài xế. Tôi tò mò tìm hỏi thì anh lái xe nói rằng làm như thế máy bay không phát hiện được xe mà nó chỉ thấy bóng đèn con di động. Nếu nó nghi ngờ nó ném bom thì ném ngay bóng đèn chớ không thấy xe mà ném. Đó là sáng kiến không biết của nhà chiến thuật nào, nhưng tôi tôi thấy nó được thực hiện trên khắp quốc lộ 1 lúc tôi đi công tác giới tuyến.
Tôi kể câu chuyện đó cho Thiên nghe để làm một sự cân xứng với cái xe ba gác cải tiến của Thiên.
Nghe xong Thiên cười:
- Nhà quân sự nào nghĩ ra cái sáng kiến đó có lẽ cho rằng máy bay Mỹ bắn xe chạy trên đường bằng súng mút-cơ-tông hoặc súng cao su. Còn nếu bỏ bom thì mỗi lần bỏ một trái to bằng hạt nhãn và bề kính sát thương của nó là 5 tấc!
Thiên bắt qua chuyện khác ngay:
- Nghe nói Liên Xô hay Hungari gì đó có cho mình kính hồng nội tuyến gì đó mà!
- Nội ngoại đâu không biết nhưng hồi tôi đi chỉ thấy toàn cái cần câu theo kiểu tôi vừa nói đó.
Thiên lại chuyển mục:
- Này, cái đoàn văn nghệ của chú may lắm đấy.
- Sao? – Tôi nôn nóng – Cậu có gặp à?
- Thì chính cháu đưa đi mà!
- Ủa, cháu là giao liên à?
- Trước là bộ đội, nhưng đến đây ỳ ra không vô nữa vì sốt. Lá lách thòng. Cháu vô trạm dạy văn hóa. Vừa rồi ông Phó Chánh Ủy đường dây bảo xoi đường đưa khách vô, cháu ở trạm trong ra đây đón khách.
- Rồi sao? Đoàn của chú, có ai làm sao không?
- Lọt hết cả! Chỉ lọt qua có 5 phút là biệt kích Úc nó cắt ra ngay chóc, chịp! Nó xơi hết nửa đội trinh sát tiền tiêu của bộ đội gồm có cả một ông Trung Đoàn Phó. Ông ta mang cả tiền ăn của trung đoàn. Mất tích luôn tới nay, không tìm thấy xác,cũng không nghe đài Saigon nói.
Thiên tiếp:
- Các chả chủ quan lắm. Đi ngang bãi pháo, cháu bảo chạy nhanh qua. Nhưng các chả cứ dềnh dang ngồi ăn cơm, đến chừng pháo bắn, không chạy được. Pháo vừa dứt thi một toán biệt kích trong rừng cắt ra ngay giữa đội hình. Các chả đâu có chuẩn bị mà bắn. Súng thì bó lại gánh lòng thòng lễnh thễnh hoặc quấn ruột tượng gạo chung quanh vác như vác củi khúc. Súng máy thì bỏ băng đạn trong ba-lô, còn súng cối thì đế một nơi, nòng một ngã, đến chừng ráp được vào thì anh vác đạn ở đâu đâu. Hành quân chiến đấu như thế đó, gặp giặc đánh ngữa cổ cho chằng nuốt. – Thiên tiếp – Từ đây trở vô thì cứ đụng hoài hoài. Gặp biệt kích người Thượng còn ớn nữa! Nó bắn một phát lượm một con. Mỗi thằng bắn nhiều nhất là một băng rồi rút ngay. Nó leo núi như khỉ, đố ai đuổi kịp!
Nghe có chuyện mới lạ, tốp của Lê Ngọc cũng chạy sang nghe.
Thiên tiếp:
- Bắt đầu từ trạm này trở đi là máu lửa nhé. Không có ăn no ngủ kỹ được nữa đâu! Sốt rét có cơn, bom pháo còn có hồi chớ biệt kích thì không cơn không hồi gì hết!
Thiên quèo Lê Ngọc:
- Anh có thuốc gì cho em xin một điếu với. Có phải anh đã dạy Tổng Hợp không? Em là sinh viên Tổng Hợp cơ sở 2 đây! Em vào làm giao liên một năm rồi, quên mẹ nó hết toán lý hoá.
Lê Ngọc móc thuốc ra cho Thiên.
Thiên đưa tay nhận điếu thuốc và xuýt xoa mãi. Thiên châm thuốc rít một hơi đài vô tận, nuốt ém cả khói rồi phì ra đằng mũi, hai tia khói chĩa thẳng xuống đất. Thiên tiếp:
- Biệt kích Úc ghê gớm lắm. Nó đi không đầy chục thằng và chuyên môn cắt rừng bằng địa bàn, chúng nó phục kích thì không thể phát hiện được.
Thiên lại rít một hơi đài, khẽ gạt cái tàn thuốc vào mũi dép và gật gà gật gù, nhướng nhướng đôi mắt say thuốc và tiếp:
- Em kể một chuyện như thế này cho các anh nghe xem có khiếp không? Bởi thế các anh đừng có khinh thường. Kỳ đó chúng nó phát hiện được đường đi của mình. Chúng nó phục kích cách đường vài chục thước. Chúng nằm luôn ba ngày liền, chờ đến ngày thứ tư chúng bắn một loạt chết ba người. Ba hôm sau đơn vị mới cho người ra tìm xác thì thấy cả ba cái xác nằm nguyên đó, ba-lô, súng ngắn, súng dài còn đủ hết. Anh em ta cho rằng chúng đã rút đi rồi bèn ì ạch khiêng xác, thu súng về, chẳng dè lại bị nổ một loạt nữa. Hai người chết. Cơ quan bỏ luôn, hai ba ngày sau mới dám cho người ra điều nghiên, vẫn không thấy dấu vết gì hết. Lần này thì chắc chắn là chúng đã đi rồi. Chẳng có lẽ chúng gan trời mà nằm nín lại nữa. Anh em ta cũng lại lom khom khiêng xác, lại bị chúng đế luôn một loạt nữa. Lần này chúng bò lên, lấy tất cả đồ đạc, súng ống của ba trận rồi rút mất.
Mấy hôm sau cơ quan lại cho người ra phục kích và nghiên cứu. Chỉ thấy có mấy cái hầm ngụy trang rất kỹ. Còn từ ngoài đường vào tới hầm không có một cái lá nát, không một nhánh cây gãy, và mặc dù trời mưa vẫn không thấy một dấu chân. Mãi mới tìm được mấy cây sào. Và sau đó nghiên cứu ra là chúng nó không đi bằng chân như mình. Mà chúng nó dùng sào chống và nhảy như nhảy sào thể thao. Chúng nhảy theo kiểu con Kangourou của xứ Úc. Cứ vọt tới một cái rồi đứng lại xoá hết dấu vết rồi lại phóng tới nữa, cho nên dù có để ý cũng không tìm thấy một dấu chân nào.
Thiên vênh mặt lên:
- Các anh thấy khiếp chưa? Cho nên đừng có nói nó là lính đánh thuê không có tinh thần chiến đấu là bỏ mẹ. Nó dám nằm hầm sáu ngày liền, ăn đó tiêu tiểu đó, không hút một điếu thuốc. Chúng chỉ có mỗi một sơ sót nhỏ là khi rút đi chúng đã bỏ lại những cây sào nên mình mới tìm ra được cái chiến thuật Kangourou của nó!
Thiên hút hai ba hơi thuốc liền. Điếu thuốc cháy đã gần hết nhưng Thiên không chịu quăng đi. Thiên lấy một cái nhánh con cặp lấy và đưa lên mồm rít lia lịa cho đến khi lửa cháy tận môi, Thiên mới thôi.
Thiên nói tiếp:
- Đấy các anh thấy không? Các ông nhà lính của mình bê bết lắm. Súng ống mang vác như thế đó. Mệt đói quá họ vứt bừa. Riêng trạm của em hiện lượm được cả tiểu đội AK – Thiên vỗ vỗ vào bá khẩu cạc-bin trên vai – Đây cũng là quà của các bố ấy đấy. Mà chưa hết đâu! Đi dài dài vô rồi các anh xem, súng đạn bộ đội treo đầy đường thấy mà nóng ruột! Lắm lúc dắt các ổng đi mệt, các ổng chửi bọn tôi như chó, lại còn hăm tát tai, hăm cho xơi kẹo đồng. Cái nghề giao liên là cái nghề bạc bẽo các anh ơi! Cực chẳng đã phải làm, thống nhất rồi, bọn giao liên làm gì? Chẳng lẽ lại trại, lại ám hiệu, lại đưa khách à? Trong Đại Học Tổng Hợp của mình có khoa văn, khoa lý hoá, khoa nọ, khoa kia chớ có khoa “giao liên” không? Giao liên là một cái nghề rừng. Anh có hiểu tiếng “rừng” của em không?
Thiên vụt hỏi:
- Hà Nội cỡ này sơ tán chắc bỏ phong trào lao động xã hội chủ nghĩa rồi hả các anh?
Lê Ngọc nói:
- Bây giờ ở Hà Nội cũng có nhiều phong trào. Nào là phong trào lao động XHCN vào sáng chủ nhật, phong trào ba khoan… Ối, nhiều lắm không nhớ hết! Nó nạo róc hết xưong tủy của mình.
Thiên cười:
- Em đi xa Hà Nội chẳng bao lâu mà trở nên lạc hậu nhỉ!
Lê Ngọc giải thích:
- Ba khoan là khoan yêu, khoan cưới, khoan đẻ. Nếu chưa có người yêu thì hãy khoan yêu, nếu yêu rồi thì khoan cưới, nếu cưới rồi thì khoan đẻ.
Thiên ngạc nhiên:
- Khoan yêu, khoan cưới thì còn có thể được, chứ khoan đẻ làm sao thấu hở anh?
- Thấu chứ, vì cái khẩu hiệu này là nhắm vào thanh niên, trong các cuộc họp chi đoàn, nếu cậu nhận một cái khoan thì tức là cậu phải khoan cho có kết quả. Chính phủ chúng ta sáng suốt, cho nên chủ trương bao giờ cũng đi đôi với biện pháp. Ca-bốt bây giờ bán đầy cả mậu dịch rồi, còn các thứ thuốc xoa và phương tiện khác nhập từ Trung quốc sang, như cái nút nhét cổ tử cung lại. Nó có lợi cho những ai muốn “khoan“ có kết quả nhưng nó lại gây ra những tai nạn khác. Ví dụ như trước đây con gái hoặc đàn bà có chồng đi xa yêu đương sợ có thai bây giờ không lo nữa.
Thiên lắc đầu:
- Em không hiểu ra làm sao cả!
- Về Hà Nội em sẽ hiểu thôi – Lê Ngọc tiếp – Chỉ có một phong trào này là người ta không đặt tên chính thức mà thôi!
- Phong trào gì vậy anh?
- Phá thai!
Thiên bật ngữa ra chới với. Một chốc Thiên hỏi:
- Anh nói phong trào phá thai à?
- Không phải là người ta ào ào đi tới bệnh viện xin phá thai như đi lao động XHCN, mà có những cái buồng bí mật. Trước kia muốn phá thai người đàn bà phải mang giấy có chữ ký của chồng đến bệnh viện, bây giờ thì ai cần cứ phá. Tôi biết được chuyện này vì tôi có bạn làm ở mấy bệnh viện lớn.
- Phức tạp quá hả anh!
- Cuộc chiến tranh này ghê gớm quá. Các bà ăn quen nhịn không quen, chồng đi Nam hôm trước hôm sau là đã léng phéng rồi. Tôi biết cả vợ một tay đại tá vừa từ giã chồng, nước mắt chưa khô là đã đạp xe lại nhà tình nhân rồi.
Thiên hơi buồn, có lẽ Thiên lo cho người yêu ở Hà Nội.
- Bodéga còn bán bánh mì không anh?
- Còn chứ!
- Bánh min-phơi vẫn 6 hào hay lên giá?
- Vẫn thế, nhưng muốn mua phải xếp hàng lâu lắm và có khi tới phiên mình mua thì hết nhẵn, mình đành phải mua thứ bánh mà mình không thích.
Thiên thở dài, hai tay bó gối nét mặt rầu rầu.
- Em nghe mình đã có Mig rồi mà sao cứ để nó leo thang mãi vậy anh?
- Tôi biết thế nào được? Lê Ngọc tiếp – Khi nó đánh Nghệ An, tôi đang dạy ở đó. Trường đại học Vinh tan hết. Tôi đã tiếp sinh viên chở sách của trường đi bằng xe cút kít tản khai vào làng cách đó 12 cây số… Rồi nó ra luôn Thanh Hoá, đánh hỏng cầu Hàm Rồng. Lúc đó tôi được gọi về để đi Nam. Tôi đạp xe đạp, tay cầm ghi-đông, tay bấm đèn pin, từ Vinh chạy suốt một đêm. 9 giờ sáng hôm sau thì tới Ninh Bình, vừa vào nhà trọ chợp mắt thì máy bay tới. Đồng bào lao nhao như kiến vỡ tổ. Nó chỉ bắn một phát, cầu Ninh Binh gục xuống sông.
Thiên nói để chữa ngượng cho mọi người:
- Chắc các ông ấy chờ nó ra tới Hà Nội mới quất cho nó qụy anh ạ! Vì ở Hà Nội có nhiều khách quốc tế cho mọi người đều trông thấy trước mắt!
Lê Ngọc cười khẩy:
- Cần gì phải chờ nó ra tới Hà Nội cho mất công! Ngày lúc Kossygine sang, Thần Sấm và Con Ma cũng đã đến “chào” rồi mà!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đường Đi Không Đến
Xuân Vũ
Đường Đi Không Đến - Xuân Vũ
https://isach.info/story.php?story=duong_di_khong_den__xuan_vu