Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cây Hợp Hoan
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 28 -
N
hìn ngoài, tất cả những gì viết trong Tư bản đều không liên quan đến thực trạng của tôi. Marx nói trắng ra rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa biểu hiện ở chỗ "Tích luỹ hàng hoá nhiều đến mức kinh khủng". nhưng ở cái nơi bên rìa của sa mạc này thì lại là sự thiếu thốn hàng hoá đến kinh khủng, muốn mua một cái quần nhung cũng không có. Trong sách, hình thức của tiền tệ đã phát triển thành tiền tệ thế giới, "hoàn nguyên thành hình thức kim loại quý như lúc ban đầu", còn ở đây thì đậu đũa và củ cải, củ cải và đồng hồ Longgin là vật trao đổi ngang giá, giá trị của đồng tiền rất không tin cậy…Nhưng chính vì vậy mà tôi không thể giáo điều. Càng đọc, tôi càng thấy sách của Marx dạy tôi một phương pháp tư tưởng, một phương pháp thế giới quan. Tôi có thể gọi các khái niệm "hàng hoá", "tiền tệ", "tư bản", thành đại số tớ, y, z…và cùng với sự phân tích và vận dụng các khái niệm của Marx, trong đầu tôi lập tức hình thành các phương trình tư duy, các kết cấu của tư tưởng. Các phương trình và kết cấu ấy có thể dùng để phân tích bất cứ sự vật bên ngoài nào. Nắm được phương pháp thế giới quan ấy không khó, phải có lòng tin, phải tin tưởng chắc chắn rằng, phương pháp thế giới quan ấy phù hợp với quy luật phát triển của sự vật.
Đồng thời, tất cả những khái niệm trong Tư Bản đối với tôi không có gì lạ. Tôi xuất thân từ một gia đình tư sản, lớn lên dưới sự dạy dỗ của người quản lý sở giao dịch và tư sản nhà máy. Những cái đó đã giúp tôi được lý luận của Marx. Thậm chí chỉ bằng cảm tính, tôi đã hiểu một số khái niệm, thí dụ sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, sự biến động giá trị tương đối của vàng bạc, sự lưu thông tiền tệ và biến hoá hình thái của hàng hoá, tiền tệ với tư cách là thủ đoạn lưu thông, tàng trữ, đối phó, các loại cơ cấu tiền tệ thế giới…Những điều đó hồi nhỏ tôi đã nghe nói đến. Còn nhớ khi lên mười tuổi, tôi đã nghe nói đến bộ Tư bản. Một giáo sư cao tuổi của trường đại học Tứ Xuyên đã giới thiệu bộ sách này với cha tôi ở phòng khách. Ông giáo sư nói rằng muốn xây dựng nhà máy, muốn trở thành tư sản, thì nhất thiết phải đọc Tư Bản. Qua đó có thể thấy, hễ là chân lý khách quan thì đắc dụng cho tất cả mọi người, cũng giống như Kennedy nghiên cứu chiến thuật đánh du kích của Mao Trạch Đông (Điều này tôi nghe đám công nhân nông nghiệp nói khi đi mua muối ở Trấn Nam Bảo. Giấy gói muối là một tờ trong bản tin tham khảo, đầu trang có dòng chữ Chú ý bảo quản hẳn hoi).
Vậy đó, sách của Marx không khô khan đối với tôi. Tôi đọc, những khái niệm hoàn nguyên thành những hình ảnh cụ thể, mỗi trang sách là một mảnh rõ nét và sinh động của thế giới hiện thực. Tối tối, tôi nghiến ngấu món ăn tinh thần ấy ở nhà Hoa. Cùng với việc "nâng tầm của mình lên", tôi cũng vượt qua hiện trạng của mình ở cái nơi bên rìa sa mạc hoang vắng này. Khi tôi đọc đã mỏi mắt – vì xem sách dưới ánh đèn tù mù – tôi lại ngẩng lên nhìn cô, và dần dà cảm thấy cô trở nên xa lạ. Cô xinh đẹp, lương thiện, chân chất, nhưng rốt cuộc cô vẫn là một con người chưa hoàn toàn thoát tục. Cô ngồi trên giường, cũng nhìn tôi bằng con mắt kinh ngạc pha lẫn nét tinh nghịch, và tươi cười. Nét cười hiện qua nếp nhăn thoáng gợn trên đuôi mắt và khoé miệng, gần như sắp bật ra thành tiếng. chắc là khi đó ánh mắt và thái độ của tôi buồn cười lắm nên cô mới như thế. Nhưng tôi biết cô không nhận thấy tâm trạng của tôi đối với cô lúc này ra sao, cái tâm trạng mà bản thân tôi cũng sợ. Đã đành cô chưa thoát tục, đành rằng tôi đã khôi phục lại ký ức xưa, trở thành « một phần tử trí thức », nhưng tôi đang chịu ơn cô, vậy thì mối quan hệ giữa tôi và cô hiện nay là mối quan hệ gì?
Con người ta rút ra những kinh nghiệm và hiểu biết từ trong ký ức, rồi so sánh, đối chiếu với hoàn cảnh, trước mắt, qua đó mà nhận thức sự vật. Cô tuy không phải là con người luân lạc phong trần như Phương Thinh, Macơlit, Axmaihanda – những hình tươg nghệ thuật mà tôi rất quen thuộc, nhưng cái tên « Quán ăn Mỹ « khiến tôi canh cánh bên lòng, cứ nghĩ đến chuyện « nho nhã phong lưu », chốn lầu xanh mà Đỗ Mục, Liễu Vĩnh lúc thi hỏng đã dấn thân vào. Khi cô bưng bát cơm độn nóng hổi đặt bên sách của tôi trên bệ, khi cô khẽ hát cho bé Xá nghe bài ca phong tình bằng một giọng dân dã nhưng cực hay, tự nhiên tôi lại nhớ câu thơ của loại văn sĩ phóng đãng « duy dương tự cổ đa giai lệ », nào là Tay áo xông hương đêm đọc sách, nào là Nàng Hồng khẽ hát ta thổi tiêu...
Tôi bắt đầu « nâng tầm lên » nhưng tình cảm của tôi đối với Hoa cũng bắt đầu thay đổi. Lúc này, như Goethe đã nói trong Fauster: « Ôi, hai linh hồn cùng ngụ trong tôi ». Tôi đọc sách của Marx, tư tưởng quan điểm của tôi hướng về người lao động, mặt khác sự từng trải và hiểu biết khiến tôi cảm thấy giữa tôi với người lao động có khoảng cách, trong địa hạt tinh thần tôi ưu việt hơn họ, tôi cao hơn họ một tầm.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cây Hợp Hoan
Trương Hiền Lượng
Cây Hợp Hoan - Trương Hiền Lượng
https://isach.info/story.php?story=cay_hop_hoan__truong_hien_luong