Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Xương Trắng Trường Sơn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 23
Đ
ơn vị đang xôn xao vì thiếu gạo, nội bộ rã rời, và thêm vào những hiện trạng đó là những trận bom liên tiếp, bom của “còng cọc” dội (tức Skyraiaer) và B52 tiếp thêm. Có một cái hiện tượng kỳ lạ, là hễ đơn vi dời tới đâu, thì ăn bom tới đó, mặc dù là hành quân ban đêm để tránh mọi sự dò xét của máy bay do thám, nhưng hễ đóng quân xong, hôm trước thì hôm sau lại bị bom.
Mạnh và Tuất đang cho họp chi bộ tìm nguyên nhân. Chi bộ họp bên cạnh chỗ ngủ của tôi, nên tôi nằm lắng tai nghe hết ráo.
Chẳng có gì lạ. Họ nghi ngờ trong nội bộ của đơn vị có gián điệp, nhưng nghi ngờ ai thì họ không dám quả quyết.
Có vài người bất bình về việc ban chỉ huy cho lũ chúng tôi gia nhập vào đơn vị họ. Tuy họ không nói rõ ra, nhưng tôi cũng đoán được rằng họ không tin tưởng chúng tôi, mặc dù lũ chúng tôi đều là những thằng kháng chiến hai mùa và đều có nhiều thành tích hoặc địa vị hơn họ.
Khi chi bộ họp xong thì tôi đi tìm ngay Hoàng Việt và Năm Cà Dom, lôi cả hai ra xa hỏi ngay:
- Các vị có nghe bộ đội nó bàn tán cái gì về chúng ta không?
- Sao lại không? Năm Cà Dom nói ngay. Họ nghi ngờ mình chứ gì? Mẹ đồ ngốc tử, chúng nó bị bom trên miên trước khi mình đến đây mà! Vậy mà nghi cái nổi gì?
Tôi nói:
- Theo tôi thì không nên đi chung với họ nữa. Nên tách ra đi thôi.
Hoàng Việt can ngay:
- Không được đâu! Bây giờ mà tách ra thì họ càng nghi tợn đó nghe.
- Vậy thì làm sao? Đi thì không nỡ, ở không xong.
- Thôi thì cứ nhắm mắt đưa chân cho xuôi chuyện rồi lừa dịp nào thuận tiện, mình sẽ tách ra.
Hừng sáng hôm đó, tôi giật mình thức dậy, nghe mơ màng tiếng trực thăng phành phạch xa xa. Tôi không chú ý vì chưa rõ trực thăng lợi hại như thế nào. Mấy hôm rày không lúc nào vắng tiếng máy bay, tình hình không yên ổn nữa. Không có ngày giờ để xả hơi nữa.
Về sáng, tâm hồn cũng trong sáng như cái thời khắc trước buổi bình minh. Lâu quá tôi mới được những giây phút như thế.
Tôi muốn suy nghĩ, ôn lại một số việc gần đây hoặc nghĩ về tương lai một tí, nhưng tôi thấy mệt mỏi quá, tâm hồn rã rời thể xác nhũn nát, một sự lười biếng trở thành cố tật trong tôi.
Tôi muốn gọi Hoàng Việt dậy để nấu trà uống chơi vào buổi bình minh cho đúng mốt “bình minh nhất ẩm trà, bán dạ tam bội tửu ” nhưng có lẽ anh chàng nhạc sĩ còm này không còn trà hoặc không giữ được cái thói quen tết đó lúc còn ở thị thành.
Tôi nhớ lại cái dốc vừa qua mà ngán ngẩm. Cặp đầu gối có lẽ hãy còn chưa thích hợp cho một cuộc lội bộ ngay bây giờ, vậy mà chốc nữa đây, một cuộc hành quân sẽ diễn ra như đã định trước.
Bỗng… đùng… út út… út…!
Tôi nghe chiếc võng của tôi đung đưa thật mạnh rồi thì ầm đùng liên tục tôi không còn biết là việc gì đã xảy ra nữa! Đó là một sự việc không lạ lùng gì cho lắm: Một trận bom do B52 dội. B52, vừa rồi ở trong cái khe suối tị nạn, tôi đã ngửi thấy mùi nó từ xa xa, thế mà cũng đã rêm mình mẩy lắm rồi, huống chi bây giờ cái “mâm cỗ” ấy lại dọn ra mời ngay tôi. Nói tóm lại là B52 rải bom đúng khu vực đóng quân của tôi.
Có những kẻ không biết mất trí hay cố ý nói liều, bảo rằng B52 rải bom không ăn thua gì cả. Thiệt là một nhận xét ngu xuẩn. Không bao giờ B52 rải bom mà không gây thiệt hại về vật chất và về tinh thần.
Có thể trong một sự may mắn nào đó một trận B52 đã không gây ra thương vong, nhưng các bạn ơi, đó là trường hợp hiếm có hoặc không có. Nếu không có máu chảy ra bên ngoài, thì cũng không sao tránh khỏi máu chảy bên trong, có những người bị chấn động không thấy vết thương mà mềm nhũn ra như quả chuối chín dập, có những người loạn thần kinh.
Cứ xét qua tôi thì thấy rằng cái tác động to lớn nhất của B52 là tác động trong tinh thần. Mất thần! Thất thần! Đó là trạng thái tinh thần của những người sống sót sau trận B52.
Tôi không thể tả đầy đủ nổi cái quang cảnh từng rú sau khi tôi ngoi lên được từ một mô đất và ý nghĩ đầu tiên của tôi là “à ra mình còn sống!”
Tôi gọi ầm lên để chứng tỏ một lần nữa, với tôi, rằng tôi hãy còn sống, và để những người quanh tôi biết rằng tôi còn sống.
Hoàng Việt ngoi lên đầu tiên rồi kế đó là Năm Cà Dâm và Thu.
Thu chạy ào sang ôm chầm lấy tôi. Nàng thở hổn hển và đôi mắt trợn ngược lên, nàng nói không ra tiếng.
Tôi bảo:
- Nó đi rồi.
- Hả hả? Cái gì, cái gì?
- Máy bay chớ cái gì.
Thu lắc đầu chứng tỏ nàng không hiểu chi cả. Nàng nói lảm nhảm không có nghĩa gì cả. Nàng sắp điên lên. Tôi nói:
- Em yên tâm đi, nó đi hết rồi.
- Trời ơi… hơi hơi… Nàng gục đầu vào vai tôi mà thở những hơi thở ngắn đứt đoạn rất gấp.
- Em đừng sợ nữa. Hết bom rồi mà.
- Em chết mất anh ạ. Bom gì ghê thế.
- Ừ thì B52 mà.
- Như trời sập vậy. Ối chao ôi!
Tiếng kêu la của những người bị thương bắt đầu vang lên đó đây Lúc nãy, rừng bịt bùng không thể nhìn thấy xa mươi thước, cỏn bây giờ thì cả một dãy đất trống trước mắt tôi dài hàng cây số.
Những gốc cây chổng ngược lên trời chen lẫn với những hố bom còn nghi ngút khói, những hố bom như những cái khuôn bánh khọt kế tiếp nhau. Không còn cái gì còn nguyên lành cả. Từ những đống đất tôi mới thấy những con người lóp chui lên. Không một người nào còn giữ được cái bộ mặt bình thường.
Một người không biết từ đâu quần áo tả tơi như tổ đĩa chạy băng băng qua các hố bom trước sự ngạc nhiên của vài người vừa hồi tỉnh đang ngồi lấy lại sức. Không ai buồn đuổi theo hoặc ngăn anh chàng kia lại.
Hẳn chạy, quanh các miệng hố bom mà đất bị lửa cháy hãy còn nóng, anh ta bò lên những thân cây vừa đố xuống như con khỉ đột.
Những người còn sống sót đã bắt đầu ngoi lên những đống đất vùi lấp họ, càng lúc càng nhiều và tiếng kêu gào, tiếng rên la cũng vang lên rầm rĩ.
Mạnh Rùa không biết từ đâu mọc lên, gào lên thất thanh chứ không phải là hạ lệnh như một viên chỉ huy phải làm mỗi khi có nguy biến để trấn tĩnh tinh thần đơn vị.
- Ai còn khỏe đứng lên!
Không thấy ai nhúc nhích cả, hắn bèn hét:
- Ai còn khỏe moi đất lên cứu cấp.
Rồi Tuất và mấy cán bộ nữa xuất hiện. Họ đi vạch từng mô đất tìm những cái xác hoặc những người bị vùi.
Góp nhóp những người còn sống sót, và những đồ đạc còn lại, tiểu đoàn của Mạnh Rùa lôi thôi lếch thếch kéo đi chỗ khác để tránh bom (Vì Mỹ thường hay chơi cái trò đánh tùng dấu, đánh xong rồi trở lại đánh ngay chỗ nó vừa đánh). Một cuộc đi như thế có thể gọi là một cuộc hành quân hay không? Một cuộc đi gồm toàn những kẻ mất hồn còn thể xác thì rã rời như cơm nếp mắc mưa.
Tôi cứ nghe e e mãi trong tai. Tiếng nổ tự nãy giờ vẫn còn vang âm rền rền trong không khí.
Nói là đi trốn lánh, nhưng đâu có ai còn sức để mà đi cho xa. Nghĩa là đi ra vừa khỏi bãi bom là có những người rẽ vào rừng mắc võng nằm. Thực tình mà nói bây giờ nếu đụng lính Sài Gòn thì họ chỉ cần đưa tay ra nắm eo ếch như bắt nhái bỏ vào giỏ chẳng khó khăn gì. Cái lũ tàn quân của chúng tôi cũng hối hả tìm chỗ nghỉ.
Trở lại bãi B52 ước mặt tôi trên đường Trường Sơn! Đây cũng lại là một bằng chứng về sự nói láo nhất của họ, bảo rằng B52 không có tác dụng gì cả. Họ noí mãi như thế, cho đến nỗi những anh chết hụt về B52 chạy ra khỏi bãi bom rồi, hồn vía lên mây, lơ lơ láo láo như ốc mượn hồn, mà mồm cứ nói lải nhải rằng b52 không có tác dụng gì!
Tôi, Năm Cà Dỏm, Hoàng Việt và Thu cố đeo sát bộ đội nhưng càng đeo sát bộ đội thì càng thấy không có ích lợi chi cả. Ngay hôm sau trận xuống cái đốc kinh hồn đó chúng tôi đã xơi một trận kinh hồn gấp nghìn lần rồi.
Vừa lủi vào rừng được một hôm lại bị một trận tiếp theo nữa. Buổi trưa hôm đó, tôi còn nhớ. Mạnh Rùa cho tập họp đơn vị lại để làm một cuộc Tào Tháo điểm binh.
Tôi nom vẻ mặt cậu nào cậu ấy ngơ ngác như những chú… (không phải nai vàng đạp trên lá vàng khô) mà những chú cừu non bị sói đói vồ hụt.
Dư âm của trận bom hôm qua còn rền vang bên tai tôi, chấn động lòng đất, lồng ngực và không gian. Tôi cứ nhìn vào khoảng không mà tưởngchừng như không khí đang vỡ ra từng mảng to và không thể gắn liền lại được. Còn mùi thuốc đạn thì đang ruyền đi khắp nơi. Gió và mưa chưa xóa tan nó được.
Có những anh, hai ba hôm sau mới tìm về đơn vị. Có những kẻ không biết bị vùi lấp dưới đất hay chạy lạc đi đường nào.
Mạnh Rùa cố giữ vững tinh thần những người còn may mắn được ngồi ở đây nghe anh ta phun ngải bùa mà chính anh ta là kẻ ngậm bùa ngải trong mồm nhưng lại mất hết tin tưởng ở nó.
Anh ta nói:
- Anh em ta cố gắng giúp đỡ lẩn nhau. Thiệt hại do địch gây nên cho chúng ta không to mấy, (trong thực tế thì đơn vị chỉ còn non nửa). Buổi đầu chúng ta không có kinh nghiệm chống B52 (Mô Phật! B52 mà chống được ư? Bằng cách nào? Tôi nghĩ thầm trong lúc Mạnh nới tới đó. Chống bằng cách hô các vị lãnh tụ muôn năm như những anh hùng xuất chúng, hay bằng cách gồng mình lên). Lần sau chắc chắn chúng ta sẽ không bị thiệt hại nữa.(Vậy ra, theo Mạnh nói thì đây chưa phải là chấm dứt cái sự chịu đựng B52 và Mạnh đã rút được những kinh nghiệm gì ở trận này?)
Mạnh Rùa vừa nói đến đó thì ba chiếc phản lực vèo vèo bayqua dầu chúng tôi với độ cao biểu lộ sự khinh thường sự có mặt của một đám lính “quân đội nhân dân ” Bắc Kỳ trong lõm rừng này.
Như những cái máy, tất cả đều cúi mọp xuống hoặc lao mình nằm xuống đất hoặc nép vào những gốc cây gần đó.
Chiếc phản lực chỉ bay một vòng rồi trở lại trút bom xuống ngay. Không phải một chiếc mà là ba chiếc. Tôi biết như vậy là vì không phải chỉ có một đợt bom mà ra ba đợt rơi liên tục xuống những nơi khác nhau.
Lần đầu tiên, tôi nghe tiếng phản lực rít qua đầu. Làm sao tả cái tiếng rít đó? Như gió, như đạn bay như xé lụa hay như một mũi tên khổng lồ rẽ không khí lướt tới? Và lại vừa có tiếng kim khí khua động, siết lại, cắt qua nên một tiếng động rất ngắn nhưng trước mặt nó, khiến cho mọi người bị ngạt thở.
Tôi cảm thấy tôi dẹp lại, bé đi, xương sống ớn lạnh như có bàn tay thần chết vuốt vào. Và tôi muốn biến thành một hạt bụi để mảnh đạn không có khả năng cắt đôi tôi ra nữa rồi sau trận bom tôi hãy trở lại làm người.
Ba chiếc phản lực ném bom trúng đích rồi chứ còn gì nữa mà tất cả những người dưới đất đều không có lấy một cái hầm, chỉ biết cắn răng mà chịu, chỉ biết nằm mẹp dán mình xuống đất và cầu Chúa, cầu Phật, cầu ông bà, cầu xin bất cứ ai, ngay cả kẻ thù, cho mảnh bom đừng đến gần bên mình.
Tôi bỗng thấy khói lên nghi ngút. Trời ơi, bom lửa. Lửa bốc lên rồi. Không khí xộc vào mũi tôi nồng nặc làm tôi sặc sụa và nhắm híp mắt lại.
Thôi, hãy cứ kể là mình chết. Thế cho khỏi phải sợ gì thêm nữa, vì cái chết là cái đáng sợ nhất rồi.
Nhưng tôi không chết, để sau đó tôi phải chứng kiến một cảnh não lòng.
Ngươì chết nhiều quá. Người bị thương cũng nhiều quá.
Đơn vị này chỉ còn cái may mắn là Ban chỉ huy của họ còn nguyên. Các bạn thử tưởng tượng rằng một tiểu đoàn sau những trận sốt rét lê thê kéo dài gần hai tháng bị một trận B52 ném trúng đội hình, rồi vài hôm sau lại bị phản lực oanh tạc kích cũng trúng đội hình và chưa kịp đào hầm núp.
Tôi không nhớ số bị thương và số chết, nhưng tôi có cảm giác là tiểu đoàn không thể chiến đấu được nữa vì cả hai lý do: Quân số và tinh thần.
Tinh thần bây giờ thì quả thấp hơn mặt đất, còn về quân số thì khỏi phải bàn.
Nhiệm vụ của ban chỉ huy là giải quyết cả cái bãi hoang tàn gồm có những xác chết và những vết thương đó. Tôi không biết Mạnh Rùa và Tuất phải làm sao. Riêng bọn tôi thì tìm một chỗ cách xa đơn vị, rút êm vào sự im lặng và sự quên lãng của họ. Bởi vì ló mặt ra gặp họ lúc này thì có thể họ mượn chúng tôi giúp họ trong việc tản thương, hoặc đi nhặt xác thương vong… đó là những việc mà chúng tôi không thể làm.
Tôi cho rằng chỉ nội cái việc mang những thương binh đi – không biết là đi đâu – khỏi chỗ này cũng đã chiếm hết nhân lực và trí tuệ của đơn vị rồi. Còn những xác chết thì cứ mặc vì đó là những vật sắp biến thành đất.
Tôi tưởng tượng trong vài hôm nữa sau một trận mưa, những khúc, những lóng những mảnh xương sẽ được dịp nổi lên mặt đất, trắng như những mảnh ngà voi, lấp lánh phơi dưới ánh mặt trời.
Mỗi mảnh xương sẽ đòi hỏi những gì?
Ai biết!
Những mảnh xương đó thuộc về ai?
Ai biết!
Những mảnh xương đó sẽ làm ích lợi cho ai?
Ai biết!
Nếu có một trong những người chủ trương đem quân vào Nam bằng con đường này, trông thấy bãi đất điềm những mảnh xương vô danh này, thì sẽ nghĩ gì?
Ai biết?
Ai biết, ai biết được hằng nghìn chuyện khác chung quanh chuyện này. Chỉ có một điều tôi biết, biết rất rõ nữa là đằng khác, vì tôi là kẻ đã chịu đựng, kẻ đã từng thấy những thảm trạng, rằng con đường mòn này lát bằng xương và tưới bằng máu của hằng vạn thanh niên miền Bắc và cán bộ miền Nam tập kết, rằng sự hy sinh mà người ta bắt họ phải chịu đựng là quá sức của tất cả những ai còn có thể gọi là con người, và rằng sự hy sinh, dù là bắt buộc, ở đây là vô ích, phí uổng. Phí uổng quá!
Đơn vị bắt buộc phải rời tức khắc cái nơi thảm khốc này với cái gánh nặng của họ là những thương binh. Sự lôi thôi lếch thếch và sự nản chí đã lên đến mức cao nhất.
Cố nhiên là những xác chết dù biết tên, hay không biết tên đều được để nằm lại đây với đất với những cụm lửa còn nghi ngút cháy và với những đàn mối càng đang háu đói.
Nhưng khi chúng tôi vừa hạ trại xong thì chúng tôi lại bị ngay một trận khác. Chúng tôi bị xạ kích bằng trực thăng. Trời đất! Họa vô đơn chí thật.
Tiểu đoàn đâu chỉ còn lác đác vài chục tên lính mà cậu nào cậu ấy đã quên đi tên tuổi của mình, vậy mà chỉnh họ lại bị máy bay bắn tiếp trận nữa.
Cũng vẫn rất “may mắn” là chưa đứa nào kịp đào hầm. Đạn lướt qua da chúng tôi mát lạnh.
Tuất và Mạnh Rùa bắt dầu nghi ngờ chúng tôi. Về sau chúng tôi nghĩ ra mới biết. Họ đã để ý chúng tôi ngay sau trận B52 và lúc chúng tôi rút êm ra một nơi xa, không ngó đến sự thảm khổ của họ.
Họ bàn với nhau là phải xét ba-lô của tất cả đơn vị, nhưng với một mục đích khác.
Trước nhất, Mạnh Rùa gọi Năm Cà Dom ra một góc riêng, nới:
- Điều mà tớ sắp nói với cậu hôm nay chắc sẽ làm cho cậu phật ý. Nhưng dù phật ý, tớ cũng cứ làm, vì đây là vấn đề hết sức quan trọng.
Năm Cà Dom chưng hửng:
- Chuyện gì lạ vậy?
(Năm Cà Dom ngỡ rằng Mạnh Rùa nhờ hắn ta mời Thu hát múa đề lấy lại tinh thần cho đơn vị.)
- Gần đây, như cậu thấy đó, đơn vị bi bom liên miên, không hiểu vì sao. Mạnh Rùa tiếp. Đơn vị bây giờ rã bèng như cơm nếp mắc mưa. Cho nên tụi tớ phải tìm cách dựng họ dậy.
- Đúng thế? Phải chỉnh đốn lại cậu ạ!
Mạnh ngần ngừ một chốc rồi nói:
- Anh em họ nghi ngờ trong nội bộ đơn vị có gián điệp.
- Thế à? Năm Cà Dom nhảy nhổm lên. Thế thì nguy quá.
- Vì vậy cho nên chúng tôi quyết định xét hết tất cả ba-lô anh em không chừa một ai, bất cứ ai, kể cả ban chỉ huy.
Năm Cà Dom không ngờ rằng câu nói ấy hàm ý là xét cả đám chùm gởi chúng tôi, cho nên Năm Cà Dom nói:
- Làm như vậy có thất chánh trị không ta?
- Có thất thì cũng chịu thôi chớ làm sao? Mạnh Rùa nói ngay.
- Hì hì… Năm Cà Dom lặng thinh không nói gì.
Năm Cà Dom về thuật lại câu chuyện trên cho bọn tôi nghe và nói:
- Mình xui quá. Chạy đằng mồ mắc đằng mả.
Hoàng Việt hỏi Năm Cà Dom:
- Như vậy là cậu thấy rằng họ có ý định xét cả ba-lô và đồ đạc chúng mình à?
- Cố nhiên. Xét hết không lẽ chừaân mình. – Nhẩm nhẩm một chốc rồi Năm Cà Dom còn tiếp.- Chừa mình ra sao được, vì mục đích của họ là xét tụi mình.
- Hả? Cậu nói gì?
- Mục đích chính của họ là xét lũ chúng mình. Họ nghi ngờ chúng mình. Thế!
- Tại sao?
- Không biết tại sao, nhưng tôi nhận đinh như thế và chắc chắn không lầm.
- Thế thì kỳ cục quá. Hoàng Việt nói.
Tôi dễ dãi đáp:
- Xét tụi mình không có gì thì thôi chớ thắc mắc chi anh Bảy!Như thế thì từ rày về sau họ không còn nghi ngờ mình nữa.
Hoàng Việt nói:
- Đúng là chúng mình đang sống trong sự hỗn mang, hoàn toàn không có luật pháp. Anh (Hoàng Việt nói với tôi) nên nhớ rằng xét nhà là chạm tới tự do cá nhân chớ đâu phải “không có thì thôi “ được! Tôi đặt vấn đề như thế này với họ ” nếu không có dù các anh sẽ bồi thường danh dự cho chúng tôi!”
Tôi cười xòa:
- Anh làm như ở đây có hiến pháp, có quan tòa để phán xét!
- Không có, nhưng người ta phải hiểu vấn đề như vậy chớ.
Tôi lại cười:
- Tôi nghĩ có những cái đáng được bồi thường vô cùng, nhưng vấn đề đó chớ hề được đặt ra. Ví dụ như những mảnh xương vô thừa nhận kia, những cuộc đời đang bị hủy diệt kia. Ít ra là chúng phải được bồi thường bằng một tờ giấy vàng. Thế nhưng không.
Năm Cà Dom xen vô:
- Thôi giả dại qua ải đi cho xong, anh Bảy bày trẻ!
Tôi tiếp theo:
- Ở đây là rùng, rừng rú. Cái gì cũng rừng cả. Rừng với cả nghĩa đen, nghĩa tối, nghĩa thật nghĩa bóng... của nó. Anh rõ chưa?
Hoàng Việt lặng thinh, có vẻ tức tối, nhưng không muốn cãi thêm. Anh ta thò tay vô túi móc lấy bì thuốc ra cuộn thuốc hút mà ngón tay run lẩy bẩy, anh ta lại nói với cặp môi cũng run:
- Bây giờ thử bảo thằng chỉ huy của nó đem lý lịch ra đây cho tôi xem. Coi tôi và hắn, đứa nào kháng chiến thâm niên hơn.
- Ăn thua mẹ gì anh Bảy ơi! Vấn đề không phải là thành tích, tài ba mà là vấn đề cờ ở trong tay ai thôi.
- Tôi nhất định không cho ai đụng tới ba lô của tôi. Nhân phẩm đã bị hạ thấp xuống tận cùng rồi.
- Tôi không cãi nhau với anh về vấn đề đó. Vì đúng là như vậy thật!
- Tại sao?
- Tôi chỉ nêu lên một vấn đề: nếu thiên hạ có một cái nhìn khác hơn thì chúng mình đã không phải vác ba lô đi thế này!
- Xùy! Làm mẹ gì, mắc công mang ơn.
- Những thằng khác đó thì sao? Chúng đâu có xứng đáng gì! Vậy mà chúng về Nam bằng máy bay!
Hoàng Việt trở nên hùng biện. Hoàng Việt nói ngay:
- Chateaubriand có nói: “Một viên đá cho những vĩ nhân, còn những lăng tẩm cho đám tiểu nhân. ” Ở đây cũng vậy..
Năm Cà Dom hỏi tới:
- Nghĩa là sao, anh Bảy!
- Nghĩa là sao à? Nghĩa là đám cóc nhái thì mang guốcc leo lên thang máy bay, còn đám….
Hoàng Việt ngập ngừng Năm Cà Dom tiếp ngay:
- Đám ếch bà và ềnh ương thì mang “dép lốp ” (tức dép râu) lội bộ phải không?
Chúng tôi cố nói “xi xái ” cho Hoàng Việt vui lòng. Cãi cọ đâm ra rắc rối thêm. Vả lại chúng tôi đang nhờ cậy họ.
Kết quả cuộc soát xét ba lô đã tìm ra trong ba lô của tôi một cái máy ảnh, trong ba lô của Năm Cà Dom một cái nhiệt kế, còn trong ba lô của Hoàng Việt thi nào bàn cạo râu điện, một cái radio bỏ túi, và mấy cuộn băng nhựa. Riêng trong ba lô của Thu thì một lọ nước hoa nhỏ bằng ngón tay cái và mấy món đồ lót (xin lỗi độc giả) mà ở Hà Nội không thấy có bán, và trên những món đồ đó lại có in nhãn hiệu sản xuất toàn của Âu Tây.
Thế là có vấn đề rồi. Rắc rối to chớ không phải chơi!
Đó là những món đồ mà thiên hạ đang để ý và nó càng làm tăng sự nghi ngờ của ban chỉ huy tiểu đoàn.
Năm Cà Dom lợi dụng tình bạn giữa mình và Mạnh Rùa nên anh ta nhặt từng món lên và nói trước:
- Đây là cái máy ảnh. Nó là cái máy ảnh cũng như những cái máy ảnh khác. Không có gì lạ đâu anh bạn mình ạ!
- Nhưng các đồng chí mang theo đây để làm gì?
- Anh bạn tôi là văn sĩ. Năm Cà Dom nói tiếp. Anh ta mang theo để có cảnh đẹp thì chụp về đăng báo. Nếu các đồng chí không tin thì tôi sẽ chụp cho đồng chí vài “bô”chơi.
(Năm Cà Dom nói vậy chớ sự thực phim đã hỏng hết rồi anh ta chỉ chụp máy không phin để gây cảm tình hầu kiếm chát.)
Mạnh Rùa xua tay:
- Thôi! Thôi! Đơn vị chúng tôi không cho phép làm việc đó.
- Nhưng đồng chí đã đồng ý với tôi đây là cái máy ảnh chưa?
Mạnh Rùa và Tuất hơi ngượng. Tuất đáp:
- Không phải từ thuở bé đến giờ chúng tôi không trông thấy cái máy ảnh, nhưng vấn đề là trong cái máy ảnh còn có cái gì nữa không và tại sao các đồng chí lại mang máy ảnh đi trong đơn vi tôi mà đồng chí không báo cáo?
- Tôi thấy không cầ thiết, vì tôi không phải là đội viên của các đồng chí! Năm Cà Dom hơi nổi cáu.
Mạnh Rùa gạt ngang và nhặt cái bàn cạo râu, cái ra-di-ô bỏ túi và cuộn băng nhựa của Hoàng Việt, yêu cầu tôi giải thích từng món một:
- Tôi lấy làm lạ sao đồng chí này có được những món này?
- Có gì đâu mà lạ. Năm Cà Dom nói. Đây là bàn cạo râu điện. Thay vì cạo bằng tay người ta dùng cái máy này. Thế thôi. Nhưng rất tiếc rằng ở đây không có điện, nếu có điện, tôi sẽ cắm vào và xin mời anh bạn đưa cái bộ râu bồm xồm của bạn vào, chỉ trong nháy mắt, nó sẽ bị bào láng ngay!
Mạnh Rùa có vẻ nghi ngờ cái radio bỏ túi hơn.
Còn Tuất thì lại chú ý cái băng nhựa. Năm Cà Dom lại giải thích rằng đây là cái băng thu những bản nhạc mà tác giả là cái anh đang nằm trong võng kia.
Cả Mạnh Rùa và Tuất đều không tin, nhưng không biết làm sao để xác nhận sự vô hại của những món đồ ấy. Rồi đến những món đồ dùng của Thu. Đây là những món đồ thật sự không thể gây nên một sự nguy hại nào cho ai cả nhưng tôi biết, hai người đó muốn hỏi chúng tôi rằng tại sao chúng tôi lại xài toàn đồ nước ngoài.
Nước ngoài là một cái gì xa lạ, khó khăn hầu như không thể đạt tới được, hoặc giả đó là một sự nguy hiểm đối với miền Bắc, gần như là thù địch.
Cho nên Năm Cà Dom lại giải thích:
- Cô này (tức Thu) là văn công, cho nên cô ta đi ngoại quốc luôn.
Tôi nhận thấy trong đôi mắt hai người dầy vẻ ngờ vực đối với chúng tôi, không biết làm thế nào kết thúc vấn đề cho hài lòng được cả hai bên còn đang chùng chính ở đó thì may quá, viên Trung đoàn phó tới, (vì Ban chỉ huy tiểu đoàn đã cho liên lạc mang báo cáo thiệt hại trong mấy trận bom vừa qua lên Trung đoàn và yêu cầu Trung đoàn xuống đến nơi để thanh sát vấn đề tận mắt).
Viên Trung đoàn phó là một người lùm thấp với bộ mặt tròn và hàm râu tua tủa vì không cạo ít ra là một tuần lễ.
- Chào các đồng chí! Viên Trung đoàn phó lên tiếng trước làm cả lũ người đang bị hút vào đống tang vật quay lại.
Mạnh Rùa và Tuất dập gót đứng nghiêm chào. Rồi Mạnh Rùa báo cáo ngay:
- Chúng tôi đang cho lục soát đơn vị.
- Được mấy món đồ phải không?
Mạnh Rùa vui sướng đáp và mong ở cấp trên sự đồng tình với kết quả của họ vừa đạt được, Mạnh Rùa nói.
- Dạ vâng! Chúng tôi đang nghiên cứu! Mạnh nhặt cái món đồ đáng nghi ngại nhất là cái băng nhựa của Hoàng Việt trao bằng hai tay cho thượng cấp.
Viên Trung đoàn phó miễn cưỡng cầm chiếc băng nhựa, hỏi:
- Có máy để dùng cái băng này không?
- Dạ, tất cả chì có bấy nhiêu đó.
Viên Trung đoàn phó nhặt từng hiện vật lẹn xem, anh ta nghiên cứu rất kỹ cái radiô bỏ túi. Nhưng vì nó hết pin nên không chạy được.
Xong, viên Trung đoàn phó nói:
- Không có vấn đề gì.
- Dạ còn cái này.
Mạnh Rùa nhặt cái bàn cạo râu điện đưa cho ông ta, nhưng ông ta gạt ngang.
- Tôi đã bảo đây là những món đồ dùng không có nguy hại gì cho ta cả.
Rồi ông hỏi chúng tôi:
- Các đồng chí là văn nghệ sĩ hả?
- Vâng! Năm đáp với tất cả sự khỏe nhẹ trong người.
- Sao đi có một nhóm lẻ tẻ vậy?
- Dạ chúng tôi ốm, đi không kịp đoàn, rơi lại phía sau nên chúng tôi đeo theo bộ đội.
- Được lắm. Cứ đi với họ. Họ sẽ bảo vệ các anh!
(Mô Phật! )
Rồi ông ta quay đi với Tuất và Mạnh Rùa.
Ba người đi chưa khuất thì máy bay lại tới. Nhưng lần này là một chiếc L19. Nó chỉ quần một vòng rồi biến đi mất.
Hoàng Việt nói:
- Nếu theo sự xét đoán của Ban chỉ huy tiểu đoàn này thì viên trung đoàn phó vừa mới tới đây là một người đáng nghi ngờ.
-Sao?
- Vì ông ta vừa đến là máy bay do thám cũng xuất hiện theo.
Thình lình Roánh chạy vụt ngang. Roánh mà chắc bạn hãy còn nhớ lúc hắn bị trói ở gốc cây vì tội ăn cắp? Tôi gọi hắn ngay:
- Roánh!
Hắn dừng lại ngơ ngác.
- Vào đây tôi hỏi chuyện này chút.
- Thôi đi!
- Tôi cho cái này. Hoàng Việt nói.
Thế là hắn vào ngay. Tôi hỏi:
- Ban chỉ huy xét ba lô anh em, có thấy cái gì không?
- Đâu nào, xét hồi nào?
- Hừm, dấu điếm tôi mãi.
- Không, thật mà, có xét ai đâu.
- Có thật không?
- Em nói thật mà!
- Thôi được rồi. Năm Cà Dom bảo. Nhưng mà tôi nghe đồn rằng cậu còn bột ngọt nhiều lắm, cậu có đổi đồ với tôi không?
- Thôi! Thôi các anh đồn tới tai ban chỉ huy bỏ mẹ em! Rồi Roánh chạy thằng.
Hoàng Việt nhìn tôi và Năm Cà Dom:
- Thấy chưa? Chúng nó nghi mình là gián điệp mà.
Năm Cà Dom tự ái vì chính mình khoe rằng Mạnh Rùa là bạn, bào chữa:
- Để chốc nữa tôi lại tôi chửi thằng vào mặt hắn rồi chúng mình quay gót một trăm tám chục độ.
Máy bay lại tới. Lần này thì phản lực. Ba chiếc. Rền trời dậy đất. Vun vút bom rơi. Vắn tắt ba người chết. Ôông Trung đoàn phó suýt chết. Lại cứu thương. Lại khiêng.
Bi thảm. Nham nhở. Rối rắm. Tàn hoang!
Tôi bắt đầu hiểu chiến tranh hơn. Chiến tranh chống Pháp chỉ là một trò chơi dễ dãi. Chín năm tôi không blmột trận bom. Cà- nông nghe nói nhưng không trông thấy. Còn ở đây, “chống Mỹ” năm ngày, bốn trận bom.
Có một sự phát hiện mới sau trận bom này.
Số là khi tẩn liệm một xác chết (nói cho có vẻ ma chay tống táng chứ sự thực chỉ là gói cái xác), người ta tìm thấy trong ba lô của người chết một món đồ lạ lùng. Và người ta đem trình nó lên ông Trung đoàn phó. Ông ta xem một thoáng rồi kêu lên:
-Các anh bị bom tơi bời vì cái máy này.
- Sao vậy đồng chí Trung đoàn phó? Mạnh Rùa ngơ ngác hỏi.
- Nó là cái máy phát tiếng động của Mỹ.
- Dạ nghĩa là sao. Thưa đồng chí?
Ông Trung đoàn phó bèn giải thích cặn kẽ rằng cái máy này do máy hay Mỹ ném xuống rất nhiều trong các khu từng. Rơi vào chỗ có tiếng động thì lập tức nó thu và phát ngay. Máy bay trên trời nhận những tiếng động đó và phân biệt ngay vùng nào có sinh hoạt của bộ đội. Thế là nó gọi bom tới, nếu không có bom thì cà-nông, hỏa tiễn. Thế đó. (Không biết có đúng như lời ông ta giải thích không!)
Mạnh Rùa và Tuất vẫn cứ ngơ ngác, trong lúc ông trung đoàn phó ra lệnh mang cái máy kỳ quái đó ra phá tung đi bằng cách buộc kèm nó vào một quả lựn đạn rút chốt và ném cả hai. Xong ông ta hỏi:
-Nhưng tại sao lại có cái sự ngu xuẩn này?
Mạnh Rùa không biết đáp thế nào đành đứng im. Tuất nói:
- Dạ, đây là vì đồng chí kia không biết đó là cái gì. Có lẽ đồng chí ấy cho là một món đồ chơi xinh xinh nên lượm lấy để trong ba-lô chơi.
- Thiệt là dại dột hết chỗ nói. Ông Tnung đoàn phó tiếp. Hôm nọ tôi có nghe một anh trông thấy quả bom bi mắc trên cành tre bèn lấy cây chọc cho rơi xuống chơi có không?
- Dạ có ạ! Mạnh Rùa chân thật đáp.
- Chậc! Thiệt là vô lý! Đánh với Mỹ mình cứ bị Mỹ lừa mãi như thế kia thì làm sao?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Xương Trắng Trường Sơn
Xuân Vũ
Xương Trắng Trường Sơn - Xuân Vũ
https://isach.info/story.php?story=xuong_trang_truong_son__xuan_vu