Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Người Sinh Viên
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 27
Đ
ã sắp hết tháng Ba, tháng của những cơn gió, những ngày ấm trời và những ngày mùa xuân ấm áp, đầy nắng đầu tiên.
Ở ngoài sân nhà Andrei Syryk vẫn còn những đống tuyết cứng thấp lè tè, lấp lánh phản chiếu ánh mặt trời. Dòng sông vẫn chưa chuyển mình và những người dân Troytskoye vẫn đi trên mặt băng tới bến ô- tô- buýt như trước. Nhưng tuyết mỗi ngày một mỏng đi. Dù nó có cố gắng oằn mình, có cố làm ra vẻ đen đủi và xấu xí, lúc thì giả vờ là một đống rác bẩn, lúc thì là những hòn đá dưới chân bờ giậu, hoặc dưới các rãnh nước, mặt trời cũng vẫn tìm thấy nó ở khắp mọi nơi, Và tuyết đã chết bằng một cái chết ẩm ướt, tan ra thành những dòng suối nhỏ và đi vào lòng đất như tất cả những sinh vật đã chết.
Rừng ngập trong không khí ẩm ướt và mùi tuyết tan. Mặt đất đã lộ ra với những cành cây năm ngoái, vẫn chưa có sức sống, ngoài cái mùi ngai ngái, thum thủm…
Olia mang về nhà những cây tuyết hoa đầu mùa và kể chuyện những đàn chim đang bay về. Trong vườn, dưới những cành cây bồ đề màu đen thẫm đã quen với những đàn quạ từ ngoài biển trở về, một chú ri sừng đang huýt sáo khe khẽ. Và ở trên cánh đồng, khoảng giữa trời và đất, là những tiếng hót tươi vui đầu xuân của các chú sơn ca…
Những cơn gió nam ẩm ướt bay về bọc lấy Moskva.
Các quảng trưởng thành phố sáng lấp lánh, và những bông tuyết cuối cùng được những chiếc xe ben mang ra khỏi thành phố. Những đám tuyết mỏng nhớp nháp xám xịt tụ tập thành từng đống dọc theo hai bên hè phố, giống như những đống kẹo khan- va lớn. Moskva bắt đầu sống theo kiểu mùa xuân. Phố xá trở nên đông đúc và ồn ào. Những cây trinh nữ Kavkaz mà mỗi sáng máy bay chở thẳng về được bày ra bán ở các góc phố. Trẻ con đã chơi nhảy dây trên hè phố đang se lại dưới ánh sáng mặt trời và các chàng trai ăn diện sặc sỡ đầu trần đi đi lại lại ở ngoài phố.
Mùa xuân này thật là đặc biệt. Hơn nữa, trong những năm gần đây, cứ mỗi mùa xuân sau lại đặc biệt hơn so với mùa xuân trước.
Ở đại lộ Gorky và những phố khác việc trồng cây bị mùa đông làm đứt quãng lại được tiến hành. Nhiều nơi trong thành phố đã bắt đầu đào móng xây những ngôi nhà cao tầng - những ngôi nhà chọc trời đầu tiên của Liên Xô. Trong số đó có một món quà quý dành cho Moskva và cho thanh niên cả nước - toà nhà mới của trường đại học Tổng hợp trên đồi Lenin.
Cuộc sống của Vadim cũng sôi sục như dòng nước mùa xuân không chịu bó mình trong đôi bờ chật hẹp của nó - anh làm việc đến mười bảy giờ trong một ngày. Anh đã hoàn thành bản đề cương. Anh được cử làm biên tập viên tờ báo của khối thay cho Mắc Vinkin vừa tham gia ban biên tập báo của khoa. Vadim vẫn tiếp tục phụ trách nhóm văn học ở nhà máy. Hầu như cả tháng Ba Vadim đã cùng với toàn khối đi thực tập sư phạm ở trường phổ thông.
Sau cuộc họp Đoàn, anh không còn gặp Sergei lần nào nữa. Thì ra là trong một thời gian khá dài thầy Xidov - chủ nhiệm khoa - đã từ chối không chuyển Palavin sang học ở khoa hàm thụ, nhưng Sergei cứ nài nỉ xin và thầy đã làm giấy cho chuyển. Nhưng anh ta vẫn chưa đi đâu - mọi người thỉnh thoảng vẫn gặp anh ta ở ngoài phố.
Lena Medovskaya vẫn một mực không trò chuyện với Vadim. Cô thay đổi rất nhiều, trở nên trầm lặng, kín đáo và hầu như suốt ngày lao vào công việc.
Một hôm cô mang đến cho Vadim một cuốn sách bọc rất cẩn thận trong một tờ báo, và nói:
- Đây là cuốn sách về Banzac của anh. - Sergei trả lại.
- Thế cô có thường gặp cậu ấy không? - Vadim hỏi.
- Chúng tôi gặp nhau thường xuyên.
- Hiện nay cậu ấy làm gì?
- Làm việc, - cô đáp vẻ thách thức, rồi quay mình, định bỏ đi.
Vadim nắm lấy khuỷu tay cô:
- Gượm tí đã, Lena… Cậu ấy giận tôi lắm phải không?
- Tôi không biết. Chúng tôi hoàn toàn không nói gì về anh cả, - và Lena giật khuỷu tay ra khỏi tay Vadim.
Sau đó ít lâu có buổi họp của ban biên tập, trong đó Lena vẫn phụ trách phần văn hoá và nghệ thuật. Lena đề nghị được thôi công tác. Vadim không phản đối: thực ra, có Lena tờ báo cũng chẳng thêm được việc gì hết. Nhưng Spartar lại phản đối:
- Cậu làm sao thế, cậu muốn hoàn toàn thoát ly công tác xã hội à? Còn là đoàn viên thì cũng phải tham gia việc gì chứ!
- Tôi sẽ hoạt động ở câu lạc bộ, - Lena đáp. - Hoặc ở trường phổ thông đỡ đầu. Tôi muốn tham gia công tác ở trường phổ thông. Hãy giao cho tôi nhiệm vụ ấy.
Spartar đề nghị cô đến gặp Valia Maue hiện phụ trách công tác đỡ đầu ở trường phổ thông. “Cô ấy không muốn làm việc với mình, dưới sự lãnh đạo của mình đấy thôi”, - Vadim nghĩ bụng.
Ngày mồng một tháng Tư đoàn đại biểu sinh viên Moskva rời thủ đô đi Leningrad. Vadim ra ga tiễn Andrei.
Đó là một buổi chiều mát mẻ và rất sáng. Nhà cửa chìm trong ánh sáng màu xanh đậm của buổi hoàng hôn và bầu trời trong vắt, màu lá non, trải ra lồng lộng tít tắp như một tấm màn đang dần dần sẫm lại. Trong tấm màn sâu thẳm ấy đã thấy lấp lánh những ngôi sao sớm hứa hẹn một ngày mai ấm áp.
Trên đường ra ga, Vadim vừa đi vừa xúc động nghĩ tới cuộc gặp gỡ với Olia sắp tới. Nhưng không thấy cô ở sân ga. Andrei đang đứng giữa một đám đông sinh viên không quen biết cũng là những đại biểu được cử đi. Anh mặc một chiếc áo khoác ngắn bằng da, có lẽ là của cha, chân đi ủng.
- Sao chậm thế, Vadim? Chà, cậu này! - anh ôm lấy Vadim và lắc đầu cáu kỉnh, - Mọi người đã uống bia mà không có cậu đấy. Petr này, cả Raya. Mắc, Nina nữa - các cậu ấy vừa về đấy… Mười phút nữa thì tàu chạy…
Andrei thở đài, rồi bất chợt nói giọng nhỏ đi:
- Cậu có biết mình đang lo lắng chuyện gì không…
- Sao bỗng nhiên lại có chuyện thế?
- Thế này này, cũng hơi lo… Cậu hiểu đấy, mình rất muốn trình bày thật xuất sắc. Và không chỉ đứng trước cánh sinh viên Leningrad, mà cả cánh Moskva ở những trường đại học khác nữa. Bỗng nhiên mình thấy mất tin tưởng. Có phải tất cả mọi điểm của mình đều hay đều giỏi cả đâu?… Ba đêm liền mình đã đọc đi đọc lại Xam- ghin đấy.
- Mọi việc sẽ đâu vào đấy cả thôi. Andrei ạ, - Vadim mỉm cười đáp. - Chính cậu cũng tự biết là mọi việc đều sẽ đâu vào đấy cơ mà.
- Mình không biết… - Andrei thở dài, nâng kính lên trán, lấy tay lau mắt, - ở đó sẽ thảo luận. Tranh luận đấy. Cậu biết đấy, mình nói năng rất lúng túng. Nhất định khi nhập cuộc, mình sẽ lẫn lộn mất… Này, thế cậu có hiểu tại sao Gorky lại chọn hình tượng một con người như Clim Xam- ghin làm nhân vật trong thiên sử thi của mình không?
Vadim trả lời một câu gì đó, và thế là nổ ra cuộc tranh luận. Hai người tách khỏi nhóm đại biểu, đi dọc theo sân ga đến phía đầu đoàn tàu. Bất chợt Vadim hỏi, chẳng ăn nhập gì vào cuộc tranh luận cả:
- Sao không thấy Olia ra ga thế?
- Olia à? - Andrei lơ đãng hỏi lại. - Nó ở đây đấy. Nó chạy đi mua xà- phòng. Mình đã sắp xếp rồi, nhưng lại bỏ quên mất. Không hiểu sao mà nó đi lâu thế… - Andrei nhìn đồng hồ, rồi lại tiếp tục: - Thế theo ý cậu, có phải ngẫu nhiên Gorky chọn hình thức tiểu thuyết không có chủ đề không? Đó thậm chí không phải là tiểu thuyết - chỉ nên gọi là truyện vừa thôi…
Vadim đang ủ rũ bỗng nói một cách sôi nổi:
- Gorky đã không chọn lựa gì hết! Chủ đề nào trong cuộc sống? Ông lấy chính bản thân cuộc sống, không thêm bớt, không bia đặt!
- Anh Andrei!
Olia chạy lại, tay vẫy vẫy như trẻ con.
- Chào anh Vadim! - chạy đến gần, cô cất tiếng chào và nhìn Vadim một cách vui sướng.
- Em chạy đi tận đâu đấy! - Andrei hỏi một cách cáu kỉnh.
- Em chạy đến quảng trường! Anh đúng là một nhà du lịch loại bét!. Em vẫn chưa tin rằng mỗi ngày anh sẽ tắm rửa một lần đấy.
- Thôi được, không đùa nhảm… Thôi, đưa đây. - Andrei cau có nhét bánh xà- phòng vào túi áo. - Olia, bây giờ em phải về nhà ngay, nếu không sẽ muộn chuyến ô- tô- buýt mười hai giờ đấy.
- Về nhà? - Olia hỏi, nụ cười tắt ngấm. - Em muốn đợi đến lúc tàu chạy…
- Chơi thế chưa chán à! Chuyến sau là một giờ kém mười lăm kia, không hay ho gì chuyện một mình thơ thẩn đêm hôm ở ngoài đường đâu. Thôi về đi!
Olia im lặng, cúi đầu:
- Nhưng em cứ ở lại… - cô đáp khẽ. Bất chợt mắt cô sáng lên. - Em sẽ ngủ lại đằng nhà cô Natasa! Em phải đến thăm cô, đến nửa năm nay em chưa gặp cô đấy. Nhún vai. Andrei nói nhanh:
- Chính em nói là em sẽ không bao giờ đến nhà cô Natasay vì suốt đêm cô cứ nói hết chuyện này đến chuyện khác mà không cho ngủ nghê gì cơ mà. Tình cảm họ hàng cứ lên xuống như nước ở thủy triều ấy…
- Thôi lên tàu đi, tàu sắp chuyển bánh đấy! - Vadim nói to và bắt tay Andrei.
Trước lúc tàu chuyển bánh. Andrei bỗng sực nhớ chưa nói với Vadim câu chuyện chính.
- Hôm kia mình có đến chỗ Kuznetsov. Cậu ta định tổ chức cuộc tranh luận: “Hình ảnh người thanh niên Xô- viết”. Cậu có nhớ là đã dự định thế không? Cậu ấy muốn sinh viên chúng ta cùng tham gia. Chắc là nhiều chuyện hay phải biết…
- Mình nhớ, - Vadim đáp, - hình như Sergei đề xuất phải không?
- Đúng, đúng thế Sergei bây giờ làm gì, cậu biết không?
- Mình không biết. Cậu ấy muốn đi.
- Đồ ngu, - Andrei nói cộc lốc. - Thật là bạc nhược! Có lẽ nó cho rằng, nếu nó đi đến vùng tai- ga làm một giáo viên không toàn cấp, thì nó sẽ lập được chiến công hy sinh thân mình đấy.
Andrei nói những lời cuối cùng khi đã đứng ở bậc lên xuống. Con tàu từ từ lăn bánh dọc theo sân ga, không gây một tiếng động, như cố gắng để không một ai biết cả. Những người ra tiến chạy dọc theo đoàn tàu, thành từng đám đông nhộn nhịp mắt dán vào cửa ra vào và cửa sổ của đoàn tàu, chen lấn nhau và kêu lên đủ kiểu:
- Giữ ấm cổ đấy. Zhenia ạ!
- Ligovka, năm! Năm nhá!
- Chào Yan hộ nhé!.”.
- Đừng quên hoa anh thảo nhé!…
Tiếng kêu đó là để dặn Andrei. Khi đoàn tàu đi khuất và cả đám đông lộn xộn những người đưa tiễn tản ra, Vadim hỏi Olia:
- Hoa anh thảo là gì.
- Đó là một thứ cây hoa tím ở vùng núi Alps, rất đẹp. Em có một người bạn gái sống ở Leningrad, bạn ấy có cây hoa anh thảo. Em dặn anh Andrei mang hạt về cho em. Thế nào anh ấy cũng cũng quên cho mà xem!
Olia vung vẫy tay một cách tuyệt vọng. Hai người đi ra quảng trường trước nhà ga, và vào cái giờ khuya khoắt này cuộc sống vẫn vô cùng hối hả, tràn trề ánh sáng. Những quầy hàng ban đêm, những người bán kem và thuốc lá rong, những bà bán hoa vẫn luôn tay bán hàng. Những chiếc xe tắc- xi chở khách sơn cùng một màu xám nhạt như nhau, với những hoạ tiết hình ô vuông như bàn cờ dọc theo thùng xe, đậu thành hàng dài cạnh vỉa hè. Chốc chốc lại có một chiếc rời đi, chiếc khác ập đến, lách vào đám đông người một cách ngập ngừng như dò dẫm.
Olia, thường ngày là một cô gái sôi nổi và vui chuyện, không hiểu sao giờ đây lại nín thinh. Cô đi cách Vadim một quãng, Vadim chợt nghĩ: “Dù sao cô ấy vẫn còn là một cô bé. Cô ấy sợ mình nắm tay đấy”.
- Cô Natasa của cô sống ở đâu nhỉ?
- Ở khu trung tâm. Em sẽ đi xe điện ngầm đến Okhodnyi.
- Có thể đi bộ một quãng được không?
- Đi bộ? Được chứ… chỉ phải cái ở đấy đi trơn lắm.
Anh nắm lấy tay em.
Anh cầm tay Olia. Olia vui vẻ và bắt đầu kể chuyện về trường trung cấp của mình, về kỳ thi sắp tới. Đền mùa xuân cô sẽ học xong. Cô muốn được công tác ở một lâm trường thực nghiệm tương tự như nơi cô thực tập. Như thế phải rời khỏi Moskva ư? Tất nhiên rất tiếc… Đến khi anh Andrei học xong, anh ấy cũng sẽ đi, chỉ còn cha ở lại một mình thôi.
- Nhưng có phải đi suốt đời đâu, phải không anh? - Olia sôi nổi nói. - Nhất định em sẽ trở lại Moskva, nhưng trở lại với bản luận án, trở lại thật xứng đáng. Thế anh có mơ ước gì không?
- Có chứ, - Vadim chậm rãi đáp.
- Mơ ước như thế nào?
- Tôi muốn được gặp cô, khi cô trở lại Moskva là một con người xứng đáng.
- Không, anh đừng đùa, - Olia phá lên cười đáp. - Em hỏi thực anh đấy!
- Tôi nói thực đấy chứ.
- Nhưng nếu em không bao giờ trở lại?
- Thế thì… lúc đó tôi sẽ đến chỗ cô. Bởi vì ở chỗ cô công tác cũng có học sinh và cần phải dạy dỗ chúng…
- Trong rừng mà cũng có học sinh ư? - Olia khẽ đáp. - Đó là rừng…
Olia im lặng, quay lưng lại phía anh và nhìn những chiếc ô- tô đang chạy trên đường phố. Vadim nói bằng một giọng trầm trầm như muốn chứng minh một điều gì đó:
- Nếu trong rừng có người nghĩa là ở đó có trẻ con. Cô cũng sẽ có con mà. Và phải dạy dỗ chúng chứ. Bởi thế…
- Con em ư? - Olia ngạc nhiên hỏi, rồi bỗng nhiên phá lên cười lanh lảnh, đến nổi những người đi qua phải ngoảnh lại nhìn cô. - Anh nghĩ là em có cả một đàn con đủ để mờ được một ngôi trường ở trong rừng? Ôi, anh Vadim… Anh có biết gì không! - Cô nín cười. - Em muốn anh đến thăm em. Nhưng phải là trong những ngày sắp tới, chứ không phải đến một trăm năm nữa, lúc em có hàng tá con. Tuần này em sẽ rất buồn đấy… Anh biết không, anh mang công trình nghiên cứu của anh về văn xuôi Puskin và Lecmontov đến đọc cho em nghe nhé! Anh Andrei nói rằng bản đề cương của anh hay lắm. Anh đã viết xong chưa?
- Chưa xong.
- Không sao, bao nhiêu cũng được. Anh đừng nghĩ rằng em mít đặc về văn học đâu nhé. Bao giờ anh Andrei cũng hỏi ý kiến em đấy nhé.
- Cô có buồn khi Andrei vắng nhà không? - Vadim hỏi.
- Buồn chứ. Em và anh ấy nói chung rất hoà thuận. Anh Vadim, nhất định đến nhé! Cả cha em cũng hỏi: tại sao không thấy Vadim lại chơi nữa? Hay là… - Olia ấp úng, rồi khẽ nói thêm: - Có lẽ, chúng mình sẽ chỉ gặp nhau ở sân ga thôi, khi anh Andrei trở về.
- Khoảng mười ngày nữa, cậu ấy sẽ về, - Vadim đáp.
- Lâu quá…
- Tại sao lại lâu?
- Tại sao ư? Bởi vì… - bỗng nhiên cô quay mặt lại phía anh, đôi mắt cô tươi cười và lấp lánh như hai ngọn đèn. - bởi vì em muốn anh vào rừng thăm em. Khi nào., khi em có nhiều con, rất nhiều, và sẽ phải mở trường cho chúng.
Hai người đứng đợi xe, và chiếc xe khách sáng bừng trong đêm, không một người khách, không hiểu sao có vẻ rất buồn rầu đang lắc lư nhè nhẹ chạy đến bến. Hai người bước lên xe, đánh thức người bán vé đang ngủ gà ngũ gật và trong suốt quãng đường ngồi xe không ai nói với ai lời nào. Nhưng khi vừa bước xuống trung tâm thành phố, Vadim đã nắm tay Olia hỏi:
- Có đúng thế không?
- Em đùa đấy! - cô đáp - Hôm nay là ngày mồng một tháng Tư mà. Đi thôi anh - nhà cô Natasa kia kìa!
Và cô chạy trên hè phố, không rút tay khỏi tay Vadim, cứ thế kéo anh chạy theo mình. Trong gian phòng rộng mênh mông của ga xe điện ngầm vẫn rì rì tiếng động cơ và có một thang máy đã ngừng hoạt động, hai người chia tay nhau.
- Câu nói đùa của cô không có hiệu lực nữa rồi, - Vadim nhìn đồng hồ đáp. - Bây giờ đã là mười hai giờ năm mươi phút. Đã sang ngày mồng hai tháng Tư rồi.
- Ôi, thế ư! - Olia thốt lên sợ hãi. - Muộn quá rồi, em chạy đây…
- Không, đứng lại đã, - và anh nắm lấy tay kia của cô. - Nghĩa là câu đùa của cô không có hiệu lực nữa rồi, phải không?
- Đúng như vậy. - Olia thở dài, đáp.
- Nghĩa là điều đó là đúng chứ?
- Đúng… - Cô nói thì thầm. - Đi nhanh lên, anh Vadim, nếu không anh chậm chuyến xe điện ngầm mất.
- Không… Tôi… - giọng nói của anh nghẹn lại vì sự dịu dàng bất chợt và không gì cưỡng nổi đã bao trùm lấy anh, như một cơn sốt ớn lạnh vậy. Anh xua tay. - Tôi không bị chậm đâu… Tôi sẽ đến thăm cô.
- Chào anh Vadim! Anh chạy nhanh lên nhé!
Anh chậm rãi đi dọc theo hè phố, vì dù sao anh đã bỏ lỡ chuyến xe điện rồi. Bầu trời đầy sao đang lơ lửng trên thành phố, toả ra mùi hương thơm ngát và ẩm ướt - hương xuân. Thành phố vẫn chưa ngủ: những chiếc ô- tô lao vút qua, khéo léo vòng qua ngã tư, nơi có một anh công an đeo găng trắng đang đứng và những người lái xe lơ đãng thò cánh tay trái ra khỏi ca- bin. Những người đi dạo trên các phố, ngồi trên những chiếc ghế dài ướt đẫm sương đêm trong vườn hoa trước rạp hát. Và tất cả mọi người đều vui sướng vì cái đêm tháng Tư ấm áp này, tất cả mọi người đã yêu và cũng đã được yêu, trước mắt là mùa xuân, là ngày mồng Một tháng Năm, là những ngày nghỉ hè với ánh mặt trời chói chang và dòng suối mát lịm người - tất cả, tất cả những điều đẹp đẽ đang ở phía trước mọi người…
Đợt thực tập sư phạm ở trường phổ thông đã bước sang giai đoạn kết thúc. Trong một tháng rưỡi mỗi sinh viên phải lên lớp độc lập bốn giờ, hai giờ tiếng Nga và hai giờ văn học, ngoài ra còn phải dự tất cả các giờ của những đồng chí khác và sau đó lại cùng với giáo viên hướng dẫn góp ý cho các giờ đó. Toàn bộ khối sinh viên năm thứ ba được chia thành những nhóm nhỏ và phân về các trường ở Moskva.
Nói chung đợt thực tập diễn ra một cách thuận lợi, nếu không có một tình tiết đáng buồn xảy ra trong những ngày đầu, mà nhân vật của nó lại là Lagodenko. Trong giờ nghỉ, có hai chú bé đánh nhau ở cầu thang, đúng vào lúc ấy Lagodenko đi ngang qua. Đáng lẽ phải can hai chú ấy ra, thì anh lại dạy các em đánh bốc và cho “đấu” thử một ván. Đồng chí hiệu trưởng nhà trường bắt quả tang anh chàng sinh viên thực tập trẻ đóng vai huấn luyện viên đang kêu lên một cách vô hiệu “đằng sau, bước!”, và sau đó phải lao vào can chúng ra. Ngày hôm ấy toàn lớp bị trách cứ gay gắt.
Vadim là một trong những người đầu tiên đã lên lớp xong cả bốn tiết và được giáo viên hướng dẫn phương pháp đánh giá rất cao, mặc dù bản thân anh không hoàn toàn bằng lòng với mình. Mỗi lần ngồi dự giờ của một đồng chí khác, anh đều đánh giá lại giờ lên lớp của mình, cố tìm ra trong đó những thiếu sót, những lỗ hổng mới. Vadim rất thích những giờ giảng của Lagodenko. Anh ta đã biết nói chuyện với trẻ một cách nghiêm chỉnh và kiên trì đến kinh ngạc và thậm chí những qui tắc ngữ pháp đơn điệu cũng được anh ta minh hoạ bằng những ví dụ về những trận chiến đấu trên biển độc đáo khiến cho các chú bé rất khoái. Andrei giảng bài rất bình tĩnh và tự tin. Vadim cảm thấy Nina Fonika khô khan. Điều duy nhất mà cô ta đạt được hiển nhiên là giọng giảng bài nghiêm nghị và có lẽ cô ta chủ yếu chỉ mong sao cố giữ được một nét mặt lạnh lùng khắc khổ. Nhưng thực ra cô rất xúc động, đến nổi khi gọi một học sinh lên bảng cố đã quên không biết hỏi em đó câu gì. Vadim nghĩ: “Không, cô ấy dù sao cũng không có năng khiếu sư phạm.
Cô ấy chỉ có thể trở thành một cán bộ nghiên cứu, một nhà chuyên môn về phương pháp giảng dạy thôi…”.
Hôm cuối đợt thực tập Vadim đến trường khá muộn: hôm ấy quy định có hai tiết lên lớp thôi, trong đó có một tiết của Lena Medovskaya.
Trong một căn phòng nhỏ ở tầng cuối cùng, dành riêng cho sinh viên thực tập, như thường lệ rất ồn ào, chật chội, người nào việc nấy: số này đọc một cuốn sách gì đó chuẩn bị cho bài giảng, kiểm tra giáo án của nhau, số khác thì ngồi tán gẫu với nhau, còn giáo viên hướng dẫn phương pháp giảng dạy - một người đàn ông tóc bạc, béo phục phịch, đeo kính gọng kim loại, một người ít nói và tốt bụng, chẳng chú ý gì tới những tiếng ồn ào, ầm ĩ, thậm chí cả những tiếng hát nho nhỏ của mấy cô sinh viên ngồi cạnh cửa sổ, - đang cùng Lena Medovskaya xem lại giáo án của cô cho giờ thực tập sắp tới.
- Tại sao các cô lại hát? - ông hỏi một cách điềm tĩnh, mắt không rời bản giáo án. - Các cô nhớ chuẩn bị lên lớp đấy nhé.
- Thưa đồng chí Alekxei Evgraphovich - xuân sang mà! - các cô gái vừa cười, vừa trả lời.
- Vừa hay là cuối cùng đợt thực tập cũng sắp hết.
- Nhưng không được tính giờ của Medovskaya. Đề nghị tất cả đều có mặt.
Lena Medovskaya lên lớp giờ tiếng Nga ở lớp 5. Vadim chưa lần nào dạy lớp 5 cả - anh chỉ dạy lớp 6 và lớp 8. Anh rất thú vị khi thấy các em học sinh trong giờ ra chơi vây quanh Lena, tranh nhau hỏi cô, gọi cô là “Elena Konstantinovna”, sau đó lôi cô đi chỉ cho cô xem tờ báo tường của các em và Lena cùng với các em cười phá lên trước những bức tranh châm biếm. Rõ ràng là ở đây mọi người đều mến cô. Vadim biết rằng, trong hai tuần cuối cùng, chiều nào cô cũng có mặt ở trường - cô tổ chức một ban đồng ca của trường, mời một người chỉ huy ban đồng ca mà cô quen đến giúp, và bây giờ cô lại tham gia vào nhóm kịch, chuẩn bị một vở kịch trình diễn vào ngày mồng Một tháng Năm.
Khi Lena bước vào lớp và dừng lại bên cạnh chiếc bàn giáo viên, Vadim nhận thấy cô ăn vận rất chải chuốt, mặc một chiếc áo dài mùa xuân màu sáng rất diện, khiến anh phải bật cười: “Lena bao giờ cũng vẫn là Lena - bao giờ cũng có lý do để diện áo mới”. Nhưng khi các em học sinh vừa mới hết ồn ào, nhìn Lena một cách chăm chú, mắt không chớp. Vadim mới hiểu - các em rất thích Lena đẹp đẽ, độc đáo, mỉm cười vui vẻ trong chiếc áo dài lộng lẫy như thể.
Trong giờ giảng Lena giữ thái độ rất tự nhiên, cô biết họ của tất cả học sinh, biết tên khá nhiều em. Cô rất khéo dẫn dắt bài giảng của mình: cô trình bày tài liệu mới một cách gãy gọn, dễ hiểu đến nổi cô còn được những mười lăm phút để “củng cố” bài mới - mà điều đó rất ít người làm được. Nhìn ngắm cô ta từ đàng xa, nghe giọng nói bình tĩnh và lanh lảnh của cô, Vadim bất chợt suy nghĩ: cô ấy có thể trở thành một nhà sư phạm giỏi biết bao nếu cô ấy muốn! Và Vadim chợt này ra ý nghĩ, cả về đẹp của Lena, cả năng lực gợi cho mọi người lòng yêu mến - cái mà trước đây anh cho là một tặng vật đẹp nhưng vô ích, - thì giờ đây nó có thể đem lại một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ trong công tác giáo dục của cô…
Sau tiết đó, Vadim ở lại trong lớp để xem báo tường. Tờ báo trang trí rất đẹp, có rất nhiều tranh châm biếm và tranh thuốc nước, do một bàn tay khéo léo và say mê vẽ ra.
- Hoạ sĩ tuyệt vời này là ai thế các em? - Vadim hỏi các chú bé.
- Bạn Xasa của chúng em đấy!
- Lại đây, Xasa!
- Đâu, em ấy đâu?
Bọn trẻ đổ đi tìm Xasa và mười phút sau chúng lôi từ gian phòng lớn ra một chú bé đang co người kháng cự và đỏ mặt lên vì bối rối, chú mặc một chiếc áo ngắn màu xanh, một chiếc quần dài có đính khuy ở hai bên nẹp.
- Em là hoạ sĩ đấy à? - Vadim hỏi và bổng nhiên nhận ra chú: - Em Xasa Palavin!
- Bạn ấy hay thẹn lắm, thầy ạ! Cho bạn ấy sang học trường con gái thôi! - một giọng vui vẻ của một chú bé nào đó thét to.
- Chào anh, - Xasa đáp khẽ.
- Ô, thế là lại gặp nhau! - Vadim thốt lên sửng sốt. - Sao anh không thấy em ở trong lớp?
- Em ngồi ở hàng cuối cùng…
- Nhưng em có trông thấy anh chứ?
Xasa gật đầu.
- Em vẽ đẹp lắm. Lại đây em… - Vadim nắm lấy cùi tay Xasa. - Anh muốn nói chuyện với em.
Hai người đi qua gian phòng và dừng lại ở cầu thang.
- Thế là lại gặp nhau! - Vadim mỉm cười nhắc lại. - Em kể cho anh nghe xem anh Sergei đang làm gì nào?
- Anh Sergei à? - Xasa hỏi lại, ngước cặp mắt do dự nhìn Vadim. - Anh ấy viết, viết suốt ngày… Và hút thuốc nữa.
- Hút thuốc?
- Vâng.
- Hút nhiều không?
- Ái chà. Nhiều lắm. - Im lặng một lát, Xasa nói thêm. - Bây giờ anh ấy hút thuốc điếu, bỏ ống tẩu rồi, anh ạ.
- Thế đấy! Anh ấy còn làm gì nữa?
- Gì nữa à?. Anh ấy còn đọc sách, thỉnh thoảng giảng giúp em một bài toán. Sau đó thì nằm trên đi- văng, có thế thôi.
- Thế anh ấy không đi chơi đâu à?
- Em không biết. Anh ấy muốn bỏ nhà đi hẳn cơ.
- Thế hả?
- Nhưng em và mẹ không muốn…
- Đúng! Xasa này, - Vadim đặt tay mình lên vai Xasa và hỏi một cách rất chân thành và nghiêm chỉnh: - Nếu anh đến thăm gia đình thì sao? Theo em có được không?
Xasa bất chợt lúng túng, mắt nhìn sang chỗ khác:
- Em không biết, nói chung thì…
- Em không biết tại sao ư?
- Không… Chẳng hạn, hôm nay mẹ em nói là cấm không cho anh bén mảng tới. Anh Sergei hét lên với mẹ em và hai người cãi nhau. Sau đó em đi học…
Xasa muốn nói nữa, nhưng tiếng chuông báo hết giờ ra chơi đã vang lên.
- Hãy gượm. Thế nghĩa là bác Irina Vichtorovna giận anh ư?
- Mẹ em rất lẩm cẩm. - Xasa suy nghĩ nói: - Mẹ cũng mắng chửi cả em, rồi sau đó lại quên. Anh Sergei nói phải chịu đựng mẹ em như chịu đựng cái loa truyền thanh của ông hàng xóm ấy. Thôi chào anh!
Và Xasa nhón chân chạy rất nhanh qua gian phòng.
Trên đường từ trường về nhà, Lena gặp Vadim ở ngoài phố.
- Tôi muốn nói chuyện với anh. - Lena nói, mắt không nhìn anh.
- Sẵn sàng. Ngay bây giờ à?
- Ngay bây giờ, thế sao, anh bận à? Giờ này không phải là giờ tiếp khách của anh à? - Sau một thời gian dài cắt đứt, đây là lần đầu tiên hai người nhìn thằng vào mặt nhau. Đôi mắt Lena nhìn một cách giễu cợt và lộ rõ sự căm thù không giấu giếm.
- Sẵn sàng… Nếu cô muốn… - Vadim lúng túng.
- Tôi muốn nói chuyện về Sergei, bởi vì…
Vadim gật đầu, và sau khi tách ra khỏi đám bạn bè, hai người rẽ vào một công viên và ngồi trên một cái ghế dài.
- Anh biết đấy, tôi cảm thấy rất khó nói, nhất là với anh… - thoạt đầu cô nói bằng một giọng hơi đứt quãng, mặt nhăn lại và vò nhàu đôi găng tay. - Nhưng điều này rất hệ trọng. Tôi không muốn nói tới những chuyện đã xây ra và chuyện tôi có đồng ý với nghị quyết hay không…
- Nhưng chính cô đã phát biểu phản đối mà?
- Đúng, tôi phản đối. Nhưng tôi không muốn nói tới điều đó. Hiện giờ Sergei rất đau khổ, đến nổi… Anh ấy hoàn toàn bị cô lập, anh hiểu không?
- Hiểu.
- Anh không hiểu gì hết! - cô thốt lên với sự bực tức ập đến. - Anh thử đặt mình vào địa vị của anh ấy xem - anh có vui vẻ được không? Không, anh không thể hiểu được, anh là một con người lạnh lùng quá, Vadim ạ…
- Cứ cho là như thế đi… - Anh mỉm cười lúng túng. - Thế thì riêng tôi, tôi phải làm gì?
- Anh chả cần phải làm gì cả! Vì các anh đúng mà, các anh đúng đến một nghìn lần mà! Nhưng theo tôi vấn đề không phải là đấm vào đầu người ta một cái - cứ cho là bắt buộc phải làm thế đi - rồi lặng lẽ bỏ đi, bỏ mặc họ lại cho số phận quyết định.
“Cô ấy yêu Sergei thật ghê gớm!” - vừa nhìn vào khuôn mặt tái nhợt đi vì xúc động của Lena, Vadim vừa ngạc nhiên suy nghĩ, thậm chí thấy thoáng hiện một nỗi ghen tị xao xuyến, nhưng dù sao sự ghen tị đó vẫn khiến anh thấy khó chịu. Anh nắm lấy tay cô, dịu giọng nói:
- Lena! Trông cô giống ai, cô có biết không? giống bác Irina Vichtorovna. Bác ấy cũng tưởng tượng Sergei vẫn là một đứa trẻ thơ yếu đuối, bị bỏ mặc, như cô nói, cho số phận quyết định ấy mà.
- Anh thật là độc ác! Vadim ạ! - Lena đáp, mặt đỏ lên vì căm tức.
- Tôi ấy à? Không phải như vậy. Ngược lại, mấy ngày hôm nay tôi đã cố tìm cách đến thăm Sergei và cứ mỗi lần như vậy tôi lại tự nhủ - hãy còn sớm quá. Hãy còn sớm, có hiểu không? Hãy để cho cậu ấy suy nghĩ cặn kẽ, để cậu ấy tự dằn vặt đau khổ.
- Trong khi anh đang chờ, thì anh ấy có thể xách va- li bỏ đi đâu đó rồi.
- Cậu ấy không bỏ đi đâu. Tôi cam đoan là cậu ấy sẽ không đi đâu cả.
- Sao anh lại nghĩ như vậy? Tôi không rõ… - Lena thở dài và nói bằng một giọng đã trở lại bình tĩnh hơn, - đầu tiên chúng tôi cãi nhau. Anh ấy không muốn nhìn mặt tôi, anh ấy bảo rằng tôi phải khinh bỉ anh ấy mới đúng, rằng anh ấy sẽ đi, chúng tôi sẽ không bao giờ gặp nhau nữa, nghe thương lắm… Nhưng tôi cho rằng anh ấy không cần phải đi đâu cả, mà phải ở lại Moskva học xong đại học. Tôi cho rằng bỏ đi như thế là hèn nhát, là trái với lương tâm người đoàn viên! Chẳng lẽ anh ấy lại sẽ học ở khoa hàm thụ? Tất nhiên là không nên! thế là anh ấy tranh cãi với tôi, thật khó mà giải thích cho anh ấy… Thậm chí tôi không biết… Giá anh đến gặp anh ấy… tôi cho rằng khi ấy anh ấy sẽ nghĩ lại, anh ấy hiểu ra, bởi vì anh… anh là con người như vậy.
- Tôi là con người như vậy… - Vadim nhắc lại, nhếch mép cười. Anh nhớ lại cũng những lời nói ấy của Lena, nhưng được nói trong một hoàn cảnh khác hẳn.
- Anh ấy khăng khăng định bỏ đi. Giá anh trông thấy anh ấy! Anh ấy trông khác hẳn đi. Ngồi lì ở nhà, cau có, người gầy đét, hút thuốc lá liên tục - hết điếu này đến điếu khác. Trông mà phát sợ lên ấy…
Lena im lặng, lắc đầu vẻ đau xót, Lần đầu tiên Vadim trông thấy cô chân thành và đau khổ đến như vậy khi nói tới những tình cảm sâu kín của mình.
- Và thế là tôi phải cầu cứu đến anh, - Lena nói. - Cần phải làm một việc gì đó. Phải đưa anh ấy quay trở lại, an ủi… Chỉ có như thế thôi, anh hiểu không? Nhưng dù thế nào đi nữa, anh cũng không được nói với anh ấy là tôi đã nói chuyện với anh. Bí mật đấy.
Sau phút tư lự, Vadim nói:
- Cậu ấy sẽ trở lại.
- Ôi… chi mong cho nhanh lên thôi! Không có tập thể anh ấy sẽ chết mất. Rõ ràng là như thế. Thế nào Vadim, anh có… Anh có thể nói chuyện với anh ấy được không? đến gặp anh ấy được không? Hay là bằng cách nào đấy - làm như là chỉ tình cờ thôi chẳng hạn?
- Tôi đã nói với cô: theo tôi, còn sớm…
- Sớm ư? - Lena do dự hỏi lại. - Có lẽ thế, tôi không biết nữa.
Cô đứng lên, rút trong túi ra một chiếc gương nhỏ, vừa soi, vừa lấy ngón tay vuốt lại mớ tóc sáng dưới vành mũ. Vadim nhìn cô, bất giác mỉm cười. Ôi, Lena thật đáng thương! Cô nói những câu hào nhoáng về lương tâm của người đoàn viên và về tập thể, nhưng trong đấu óc cô lại chỉ có một ý nghĩ, một ý nghĩ mãnh liệt duy nhất: “Anh ấy muốn ra đi. Anh ấy có thể ra đi và bỏ tôi lại. Bỏ tôi lại!”.
- Tôi không biết nữa, không biết nữa. - Lena thở dài nhắc lại. - Có lẽ, tôi cũng vẫn chưa hiểu phải như thế nào. Dù sao, tôi cũng vẫn chỉ là một con người nhẹ dạ phải không, Vadim?
- Đúng như thế, - Vadim nghiêm nghị đáp.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Người Sinh Viên
Yuri Trifonov
Những Người Sinh Viên - Yuri Trifonov
https://isach.info/story.php?story=nhung_nguoi_sinh_vien__yuri_trifonov