Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Huynh Đệ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 26
T
ảo mộ cho Tống Phàm Bình trở về, Lý Lan nằm trên giường suy nghĩ, cảm thấy những việc cần làm đã làm xong, hôm sau chị yên tâm đi nằm viện. Đúng như điềm Lý Lan đã dự cảm, sau khi nằm viện, bệnh tình ngày càng quá ra, chị đã không thể ra viện. Hai tháng sau, Lý Lan đành phải dựa vào ống dẫn nước dải để thải nước tiểu ra ngoài, hơn nữa còn sốt cao liên miên Chị cứ ngủ mê ngủ mệt li bì, những lúc tỉnh táo càng ngày càng hiếm.
Sau khi bệnh tình Lý Lan nặng ra, Lý Trọc đã bỏ học, suốt ngày trực bên giường mẹ, lúc đêm hôm khuya khoắt, từ trong cơn ngủ mê mệt, li bì, Lý Lan tỉnh dạy, thường thấy con trai gục xuống mép giường ngủ. Lý Lan nước mắt chảy dài, gọi giật giọng từng tiếng, giục con về nhà ngủ.
Khi Lý Lan cảm thấy mình sắp sửa phải ra đi, chị vô cùng thương nhớ đứa con khác, chị bảo Lý Trọc ghé sát tai vào mồm mình, giọng chị nhỏ nhẹ như tiếng muỗi kêu, cứ nhắc đi nhắc lại, sai Lý Trọc về quê gọi Tống Cương.
Đường về quê xa lắm, vừa đi vừa về phải hết nửa ngày, Lý Trọc nghĩ, mẹ trong bệnh viện cần phải có mình chăm nom, cậu không về quê, đi đến cầu gỗ ngoài cửa Nam, đã đứng lại, cậu ngồi trên lan can cầu hai tiếng đồng hồ, gặp một người nông dân ra khỏi thành phố, liền hỏi ông ở thôn nào, hỏi đến hơn mười thôn, đều không phải thôn của Tống Cương. Sau đó có một ông gà bế con lợn giống đi đến, lúc này Lý Trọc đã hết mọi hy vọng, nghĩ bụng thôi thì chịu khó chạy về quê như vận động viên chạy ma la tông, nhưng câu trả lời của ông lão, lại chính là thôn cuả Tống Cương. Lý Trọc nhảy phốc xuống, suýt nữa ôm chầm ông lão, Lý Trọc vừa gọi vừa nói, nhờ ông lão nhắn tin cho Tống Cương, bảo Tống Cương mau mau vào thành phố:
Đang có việc vô cùng khẩn cấp. Hãy ra ngay, tìm một người có tên là Lý Trọc.
Tống Cương đã đến, sáng tinh mơ đã gõ cửa nhà Lý Trọc. Lý Trọc luôn luôn trực ở bệnh viện cho đến lúc trời sáng. Khi Tống Cương đến gõ cửa, thì Lý Trọc vừa ngủ, cậu ngái ngủ, còn đang mắt nhắm mắt mở, ra mở cửa, Tống Cương lúc này đã cao hơn Lý Trọc một cái đầu, với vẻ căng thẳng, Tống Cương hỏi Lý Trọc:
Có chuỵện gì vậy em?
Lý Trọc dụi mắt nói:
Mẹ nguy cấp lắm rồi, mẹ muốn gặp anh, anh mau mau vào bệnh viện.
Ngay lúc đó, Tống Cương đã oà khóc. Lý Trọc giục:
Đừng khóc nữa, mau đi đi, em ngủ một lúc sẽ đến.
Tống Cương quay đầu, chạy đến bệnh viện. Lý Trọc đóng cửa lên giường ngủ tiếp. Lý Trọc định chỉ ngủ một lúc, cơn mệt mỏi liên miên đã khiến cậu ngủ đến trưa. Khi cậu thức dạy ra đến buồng bệnh, cảnh tượng nhìn thấy khiến cậu ngạc nhiên, mẹ cậu đã nghiễm nhiên ngồi dạy, giọng nói cũng sáng láng hơn hôm qua nhiều.Tống Cương ngồi trên chiếc ghế cạnh giường, đang nói chuyện thôn quê. Lý Trọc nghĩ bụng, có phải nhìn thấy Tống Cương, bệnh mẹ đã giảm một nửa? Lý Trọc đâu có biết,đây là ngọn đèn loé sáng trước khi tắt, mạng sống của Lý Lan sắp sửa chấm đứt, tinh thần đột nhiên trở nên tỉnh táo. Khi trông thấy Lý Trọc bước vào, Lý Lan còn cười, chị đau khổ nói với Lý Trọc:
Con đã gầy dộc hẳn đi.
Lý Lan bảo chị nhớ nhà vô kể, chị nói với bác sĩ hôm nay cảm thấy thoải mái hơn nhiều, hai con trai đều ở bên mẹ, chị muốn về thăm nhà. Bắc sĩ biết tình hình đã xấu đi đến nơi, cảm thấy cho chị về thăm nhà cũng được, nhưng nhắc nhở Lý Trọc và Tống Cương không được quá hai tiếng đồng hồ.
Tống Cương cao to hơn em, đã cõng mẹ ra khỏi bệnh viện. Ba mẹ con đi trên đường phố, mắt Lý Lan như mắt trẻ con, cứ ngơ ngác nhìn nhà cửa và người đi đường, có mấy người quen đã gọi tên chị, hỏi chị sức khoẻ có khá lên không? Lý Lan tỏ ra hết sức vui mừng, chị bảo khá lên nhiều. Khi đi qua bãi bóng Sáng Đèn, Lý Lan lại nhớ đến Tống Phàm Bình, tay chị ôm vai Tống Cương, nét mặt đầy vẻ sung sướng, chị nói:
Tống Cương, con càng ngày càng giống bố.
Về đến nhà, Lý Lan âu yếm nhìn bàn ghế và tủ quần áo, âu yếm nhìn tường và cửa sổ, âu yếm nhìn mạng nhện trên trần nhà và bụi bậm trên mâm. Cặp mắt nhìn đi nhìn lại của chị y như chất xốp thấm nước. Chị ngồi xuống ghế, Tống Cương đứng đằng sau đỡ mẹ, chị sai Lý Trọc đưa dẻ lau cho mình, chị lau đi lau lại bụi bẩn trên bàn, vừa lau chị vừa nói:
- Về nhà hay quá.
Sau đó chị cảm thấy rất mệt. Lý Trọc và Tống Cương đỡ mẹ nằm lên giường, chị nhắm mắt lại như đã ngủ, lát sau mở mắt ra, bảo hai con ngồi song song trước giường như học sinh ngồi trên lớp, với giọng yếu ớt, chị nói với hai anh em:
Mẹ sắp chết...
Tống Cương khóc hu hu, Lý Trọc cũng cúi đầu chùi nước mắt. Lý Lan nói với hai con:
Đừng khóc, đừng khóc, các con ngoan...
Tống Cương vâng lời gật gật đầu, thôi khóc, Lý Trọc cũng ngẩng đầu. Lý Lan nói tiếp:
- Quan tài mẹ đã đặt mua sẵn, các con chôn mẹ bên cạnh bố, trước kia mẹ đã từng nói chờ các con khôn lớn, mẹ sẽ đi theo bố, mẹ có lỗi với hai con, mẹ không chờ được đến lúc đó...
Tống Cương oà khóc thành tiếng. Tiếng khóc của thằng anh đã khiến thằng em lại cúi đầu, lại chùi nước mắt. Lý Lan lại nói:
Đừng khóc, đừng khóc.
Tống Cương chùi nước mắt, thôi khóc, Lý Trọc vẫn cúi đầu trước ngực. Lý Lan mỉm cười nói:
Người mẹ rất sạch, sau khi chết không cần phải tắm rửa nữa, quần áo mặc chỉ cần sạch là được, có nghĩa là không cần mặc áo len cho mẹ, trên áo len có rất nhiều nút, sẽ cuốn níu mẹ ở cõi âm, mặc cho mẹ quần áo vải bông...
Nói mệt, Lý Lan lại nhắm mắt ngủ một lát, mười phút sau, chị lại mở mắt nói với các con:
Vừa giờ nghe thấy bố các con gọi mẹ.
Lý Lan cười ngọt ngào, sai Tống Cương lôi cái hòm gỗ ở gầm giường, lấy các thứ bên trong ra. Sau khi Tống Cương và Lý Trọc mở hòm, có một gói đất nhuộm máu tươi của Tống Phàm Bình, một chiếc khăn mùi xoa gói ba đôi đũa người thượng cổ đã sử dụng và ba tấm ảnh kỷ niệm chụp chung cả nhà. Lý Lan nói, hai tấm ảnh cho mỗi con một tấm, yêu cầu các con nhất định phải giữ gìn cẩn thận, chị bảo Tống Cương và Lý Trọc sau này đều phải lấy vợ thành gia đình, cho nên đã giành cho mỗi còn một tấm, còn một tấm chị phải mang xuống cõi âm cho Tống Phàm Bình xem,Chị nói:
Bố các con đã kịp xem ảnh đâu.
Đũa người thượng cổ sử dụng chị cũng phải đem theo, đất nhuốm máu tươi Tống Phàm Bình chị cũng cần. Chị giặn:
Chờ khi mẹ nằm trong quan tài, các con sẽ rắc gói đất nhuốm máu này lên người mẹ…
Nói rồi, chị bảo hai con đỡ nình dạy, giúp mẹ thò tay vào trong gói đất. Bảy năm đã trôi qua, số đất nhuộm máu đã ngả hết sang màu đen, bàn tay chị cứ rà mò trong đất, chị bảo:
Bên trong ấm lắm.
Lý Lan cười ngọt ngào, chị nói:
Sắp được gặp bố các con, mẹ mừng lắm, bảy năm rồi, bố các con đã chờ mẹ bảy năm, mẹ có biết bao nhiêu là chuỵện cần phải kể cho bố các con nghe, rất nhiêù chuyện của Tống Cương, rất nhiều chuyện của Lý Trọc, kể mấy ngày mấy đêm cũng không hết.
Nhìn Lý Trọc và Tống Cương, Lý Lan lại khóc:
Nhưng các con làm thế nào đây? Một con mười lăm, một con mười sáu, mẹ không an tâm, hai con của mẹ, các con phải chăm lo tử tế cho bản thân, các con là anh em, các con phải chăm lo cho nhau…
Nói xong, Lý Lan nhắm mắt, hình như chị đã ngủ một lát, sau khi mở mắt ra lần nữa, chị bảo Lý Trọc ra phố mua mấy cái bánh bao. Sau khi sai Lý Trọc đi, Lý Lan nắm tay Tống Cương, nói lời di chúc cuối cùng của mình. Chị nói:
Tống Cương, Lý Trọc là em con, con phải chăm nom em suốt đời… Tống Cương ạ, Mẹ không lo cho con, mẹ lo cho Lý Trọc. Thằng bé này nếu đi theo con đường đúng đắn, tương lai sẽ nên cơ nghiệp lớn, nếu đi vào con đường gian tà, mẹ lo nó sẽ phải tù tội...Tống Cương, con phải thay mẹ trông nom Lý Trọc, không để em đi vào con đường sai trái. Tống Cương, con hãy nghe lời mẹ, măc dù Lý Trọc làm những chuỵên xấu xa hư hỏng như thế nào, con cũng phải trông nom em.
Tống Cương gạt nước mắt gật đầu nói:
Mẹ ơi, mẹ yên tâm, con sẽ trông nom em Lý Trọc suốt đời. Chỉ còn lại một bát cơm cuối cùng, con cũng sẽ nhường cho em ăn, chỉ còn lại một manh áo cuối cùng, con sẽ nhường cho em mặc.
Lý Lan ứa nước mắt, lắc đầu nói:
Bát cơm cuối cùng hai anh em chia nhau ăn, manh áo cuối cùng hai anh em thay nhau mặc...
Hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời Lý Lan. Trên giường nhà mình, chị ngủ cho mãi đến xẩm tối mới thức dạy. Khi thức dạy, chị nghe hai anh em đang rủ rỉ nói chuỵện, ráng chiều dọi vào, trong nhà đỏ ối, giọng nói của hai anh em khiến Lý Lan cảm thấy hết sức gắn bó thân mật, chị mỉm cười.Sau đó chị khẽ giục, nên trở lại bệnh viện.
Tống Cương cõng mẹ ra khỏi nhà, khi Lý Trọc khoá cửa, Lý Lan lại nói một câu:
Về nhà tốt quá.
Lý Trọc và Tống Cương luôn luôn chăm sóc mẹ trong bệnh viện, ngày hôm nay, tinh thần Lý Lan khá lên rất nhiều, chị cứ thiếp đi một lúc, lại tỉnh dạy một lúc, nhìn thấy hai đứa con vẫn luôn luôn ngồi bên cạnh, thủ thỉ nói chuyện rất thân mật, Lý Lan tỉnh lại lần nào, lại giục hai con lần ấy, bảo hai đứa về nhà ngủ.
Mãi đến một giờ sáng, Tống Cương và Lý Trọc mới ra khỏi bệnh viện, hai anh em đi trên phố vắng tanh vắng ngắt. Lúc này Lý Trọc biết Tống Cương thích đọc sách, liền bảo anh, thời kỳ đầu của cách mạng văn hoá, tất cả những thứ người ta tịch thu khi khám nhà, đều chứa trong một gian nhà to ở phố Cờ đỏ, bên trong thứ gì cũng có, nào sách, nào tranh, nào đồ chơi, các dạng các kiểu, toàn là những thứ tốt không thể tưởng tượng. Lý Trọc bảo Tống Cương, Triệu Thắng Lợi và Lưu Thành Công đã mò vào ăn cắp mấy lần, lần nào cũng cuỗm được vô khối sách hay. Lý Trọc nói:
- Tại sao Triệu Thắng Lợi trở thành nhà thơ Triệu, Lưu Thành Công trở thành nhà văn Lưu? Chính là ăn cắp những sách này, lại đọc những sách này, cuối cùng bản thân cũng viết được.
Lý Trọc và Tống Cương len lén đến trước ngôi nhà đó, chuẩn bị đập vỡ kính cửa sổ chui vào. Nhưng trên cửa sổ đã không còn kính. Sau khi leo cửa sổ chui vào, mới biết những thứ cất bên trong đã cuốn sạch từ bao giỡ bao giờ, chỉ có mấy cái tủ rỗng không. Hai anh em mò khắp các ngóc ngách, mò khắp mọi chỗ trong tủ, chỉ mò được một chiếc giầy cao gót màu đỏ. Lúc đầu hai anh em cứ tưởng là thứ bảo bối gì, sau khi trèo cửa sổ chui ra, đã dấu nó vào người chạy đi, chạy đến chỗ đèn đường vắng người mới lấy ra. Tống Cương và Lý Trọc đã nghiên cứu rất lâu dưới đèn đường, chúng chưa bao giờ trông thấy giầy cao gót, cũng chưa bao giờ nhìn thấy giầy màu đỏ, hai anh em hỏi nhau:
Cái này là cái gì?
Hai anh em lúc thì bảo là giầy, lúc lại bảo không phải giầy, sau đó lại nghĩ hay là thuyền, thuyền đồ chơi. Cuối cùng hai anh em xác nhận chắc chắn nó là đồ chơi, không là thuyền đồ chơi, thì là giầy đồ chơi. Lý Trọc và Tống Cương hí hửng đem chiếc giầy cao gót màu đỏ về nhà, lại ngồi trên giường nghiên cứu một hồi, một lần nữa xác định giầy cao gót là đồ chơi, mà là loại đồ chơi xưa nay chưa từng có. Sau đó cất chiếc giầy cao gót dưới gầm giường.
Hôm sau, khi hai anh em thức dạy, ánh nắng đã chiếu vào mông, lúc hai anh em hấp ta hấp tấp đến bệnh viện, thì giường bệnh của Lý Lan đã trống không. Giữa lúc hai anh em lúng ta lúng túng, đứng taị chỗ, nhòm nhòm ngó ngó, không biết làm thế nào, không biết đã sẩy ra chuyện gì, thì một y tá đi đến, bảo chúng Lý Lan đã chết, đã nằm trong nhà xác của bệnh viện.
Ngay lúc đó, Tống Cương đã gào khóc, cậu vừa khóc, vừa đi xuyên qua hành lang của bệnh viện, vừa khóc vừa đi đến nhà xác. Lúc đầu lý Trọc không khóc, cậu hoang mang không biết làm thế nào, cứ bám theo sau lưng anh. Khi hai anh em đi vào nhà xác, nhìn thấy mẹ nằm thẳng đơ trên bục xi măng, Lý Trọc lâp tức gào khóc, tiếng khóc của Lý Trọc còn to hơn Tống Cương.
Lý Lan chết vẫn mở mắt, trước khi tắt thở, chị rất muốn nhìn hai đứa con, mãi cho đến lúc ánh mắt chị tắt hẳn, chị vẫn không trông thấy hai đứa con mà mình đang sốt ruột rối gan.
Tống Cương quỳ trên đất trước bục xi măng khóc lóc, toàn thân run rẩy. Lý Trọc đứng trước bục xi măng khóc như cây non rung rung liên tục trong gió. Hai anh em vừa gào khóc vừa gọi mẹ. Giờ phút này, Lý Trọc mới thật sự cảm thấy mình là một đứa trẻ mồ côi trên thế giới này. Cậu chỉ còn laị Tống Cương, Tống Cương cũng chỉ còn một mình cậu.
Sau đó Tống Cương đã cõng xác mẹ, Lý Trọc đi theo sau, ba người đi về nhà. Khi cõng mẹ đi trên phố lớn,Tống Cương nước mắt ròng ròng, Lý Trọc cũng luôn luôn lau nước mắt. Hai anh em không còn gào khóc, hai anh em chỉ lặng lẽ khóc không thành tiếng. Khi đi qua sân bóng Sáng Đèn, Tống Cương lại khóc to, vừa khóc cậu vừa nói với em:
Hôm qua đi qua đây, mẹ còn nói chuyện với anh…
Tống Cương khóc tới mức không đi nổi. Lý Trọc vừa khóc, vừa bảo anh để cậu cõng mẹ. Tống Cương lắc đầu không đồng ý, Tống Cương nói:
Em là em trai, anh phải chăm nom em.
Hai cậu thiếu niên và một xác chết, vừa gào khóc, vừa đi trên phố lớn của thị trấn Lưu chúng tôi. Xác Lý Lan luôn luôn tụt khỏi lưng Tống Cương. Lý Trọc đi sau đỡ. Tống Cương cũng luôn luôn đứng lại, còng hẳn lưng xuống như một cái cung, để em đẩy nhẹ xác mẹ lên. Sau đó Tống Cương cúi rạp xuống, cõng mẹ đi, giống như một cánh cung. Hai tay Lý Trọc đỡ xác mẹ chạy gằn ở bên cạnh. Hai thiếu niên chăm sóc hết sức cẩn thận tử tế xác Lý Lan, tưởng như Lý Lan vẫn còn sống, Lý Lan chỉ đang ngủ, hai thiếu niên sợ làm mẹ đau. Trông thấy cảnh tượng này, bà Tô đã khóc, bà nói với con gái:
Lý Lan là con người tử tế, thật là tội nghiệp, bỏ lại hai đứa con trai ngoan ngoãn thế này ra đi.
Hai ngày sau, hai thiếu niên này kéo chiếc xe bò của anh Đồng thợ rèn đi trên phố lớn. Chiếc quan tài trên xe Lý Lan đã chọn mua cho mình khi còn sống. Lý Lan đã nằm trong quan tài, trong quan tài còn có một tấm ảnh chụp kỷ niệm cả gia đình, ba đôi đũa người thượng cổ đã sử dụng và số đất nhuộm thấm vết máu Tống Phàm Bình.Tống Cương kéo xe đi ở phía trước, Lý Trọc đẩy quan tài đi đằng sau. Hai anh em cứ sợ quan tài rơi khỏi xe, cả hai đều cúi rạp lưng xuống, để xe song song với mặt đường. Thân thể Tống Cương vẫn giống một cánh cung, thân thể Lý Trọc giống một cánh cung khác. Lúc này hai thiếu niên không khóc nữa, chúng cúi rạp lưng, lặng lẽ đi, bánh xe bò lăn trên đường lát đá tấm, kêu lạch cạch.
Bẩy năm trước, một chiếc xe bò chở quan tài khác cũng đi trên phố lớn như thế này. Lúc đó trong quan tài là xác Tống Phàm Bình, lão địa chủ kéo xe đi trước, Lý Lan và hai con đẩy xe đi sau, tiếng khóc trầm bổng dạt dào trong lồng ngực bốn người, nhưng họ không dám khóc thành tiếng. Bây giờ hai đứa trẻ đã lớn thành hai thiếu niên, Lý Lan đã nằm trong quan tài, hai thiếu niên có thể gào khóc tiễn đưa mẹ về nơi chín suối, nhưng chúng đã không khóc được.
Họ đi ra cửa Nam, đi vào con đường đất thôn quê. Bẩy năm trước taị nơi này, Lý Lan đã nói một tiếng "khóc đi", cả bốn người cứ việc gào khóc thoả thích, tiếng khóc thẩm thiết của họ đã làm cho đàn chim sẻ trên cây giật mình vỗ cánh bay đi. Hôm nay cũng một chiếc xe bò như thế, một cỗ quan tài gỗ mỏng như thế, vẫn cánh đồng bát ngát như thế, vẫn bầu trời cao xa như thế, chỉ khác ở chỗ bốn người đã biến thành hai người, hai người này cũng không có tiếng khóc. Chúng cúi gằm lưng xuống, một người phía trước, một người đằng sau, một người kéo, một người đẩy,thân thể hai anh em cúi rạp xuống còn thấp hơn chiếc quan tài trên xe bò, nhìn từ xa, không giống hai người, mà giống như chiếc xe bò ấy có thêm một đầu xe và một đuôi xe.
Hai thiếu niên chở mẹ chúng đến thôn Tống Phàm Bình đã sinh ra và trưởng thành. Trong mộ ở đầu thôn, Tống Phàm Bình đã chờ đợi bảy năm. Bây giờ cuối cùng vợ anh đã đến với anh.Lão địa chủ chống chiếc gậy trong tay, đứng bên cạnh mộ con trai, trông lão lọm khọm, yếu ớt như đang thoi thóp, nếu không có chiếc gậy trong tay, lão sẽ lăn kềnh ra đất. Lão địa chủ này nghèo tới mức ngay đến một chiếc gậy cũng không mua nổi. Tống Cương đã róc cho ông nội một cành cây để làm gậy. Một cái huyệt đã được đào sẵn bên cạnh mộ Tống Phàm Bình, vẫn là do mấy người thân thích nghèo rớt mồng tơi đào cho, mấy người thân thích nghèo, quần áo vẫn rách bươm như bảy năm trước, vẫn chống mai, chống cuốc đứng đó như bảy năm trước.
Sau khi đặt quan tài của Lý Lan xuống huỵệt, lão địa chủ chống gậy cành cây, nước mắt tuôn trào, người lão lảo đảo chực ngã, Tống Cương đã dìu ông ngồi xuống đất, lão địa chủ tựa vào một thân cây, nhìn những người lấp đất. Nước mắt tuôn trào, lão nói:
Con trai tôi có phúc, lấy được một người đàn bà nết na như thế này, con trai tôi có phúc, lấy được một người đàn bà nết na như thế này, ôi, con trai tôi có phúc…
Mộ Lý Lan cao dần lên, cao bằng mộ Tống Phàm Bình. Lão địa chủ vừa khóc vừa nói. Lão bảo con dâu mình tử tế biết chừng nào, thanh minh năm nào cũng tảo mộ cho chồng, tết xuân nào cũng về chúc tết, mỗi năm về thăm lão mấy lần…Lão địa chủ cứ vừa khóc vừa nói. Tống Cương bảo Lý Trọc đỡ ông nội đứng lên, bảo Lý Trọc cõng ông nội về nhà. Lý Trọc đã cõng lão địa chủ đi trước, mấy người thân thích nghèo, vác cuốc xẻng theo sau. Tống Cương nhìn họ đi vào thôn, nhìn bốn bề vắng vẻ, cậu quỳ xuống trước mộ Lý Lan, hứa với mẹ:
Mẹ ơi, xin mẹ yên tâm, chỉ còn laị bát cơm cuối cùng, con nhất định nhường cho em Lý Trọc ăn, chỉ còn lại manh áo cuối cùng, con nhất định nhường cho em lý Trọc mặc.
Hết Phần 1
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Huynh Đệ
Dư Hoa
Huynh Đệ - Dư Hoa
https://isach.info/story.php?story=huynh_de__du_hoa