Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Gỗ Mun
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Trong Bóng Cây, Ở Châu Phi
D
ã là đoạn kết của cuộc hành trình. Ít nhất cũng là đoạn kết của phần mà tôi thuật lại. Bây giờ, trên đường về, chỉ còn một lát nghỉ ngơi trong bóng cây. Cái cây mọc trong làng nhỏ mang tên Adofo nằm không xa sông Nile Xanh, ở tỉnh Wollega, Ethiopia. Đó là một cây xoài lớn rậm rạp, quanh năm xanh tốt. Ai du hành qua những cao nguyên châu Phi, qua Sahel và các thảo nguyên xa-van vô tận, sẽ thấy một hình ảnh kinh ngạc luôn lặp đi lặp lại: trên miền cát mênh mông cháy nắng, trên bình nguyên phủ thảm cỏ úa vàng và những bụi cây khô đầy gai mọc thưa thớt, đôi lúc lại xuất hiện một cái cây đơn độc, riêng lẻ, cành xòe rộng. Tán cây sum suê tươi tốt và tràn đầy nhựa sống, dày tới mức tạo thành một vết màu đậm và sắc nét trên đường chân trời mà người ta có thể nhìn thấy từ xa. Lá cây rung rinh và nhóng nhánh, dù không có lấy một làn gió. Từ đâu mà ra cái cây trên nền phong cảnh chết chóc như trên mặt trăng này? Vì sao lại chính là ở đây? Tại sao chỉ có một? Nó hút nhựa sống từ đâu? Đôi khi phải đi thêm nhiều cây số nữa mới gặp một cây khác.
Có thể nơi đây đã từng có nhiều cây, cả khu rừng, nhưng đã bị chặt và đốt, chỉ còn sót lại một cây xoài này. Mọi người trong vùng đều chăm chút nó, họ biết nó quan trọng nhường nào. Quanh mỗi cái cây đơn độc này luôn có làng mạc. Nếu nhìn thấy một cây xoài như thế này từ xa, anh có thể mạnh dạn đi về phía ấy, biết rằng ở đó mình sẽ gặp người, tìm được ít nước uống và có thể chút gì để ăn. Người ta bảo vệ cái cây vì không thể sống thiếu nó: trong cái nắng châu Phi, để tồn tại, con người cần bóng mát, mà cây là cái kho và nguồn cung cấp bóng râm.
Nếu ở làng có giáo viên, gốc cây sẽ là lớp học. Buổi sáng trẻ con khắp làng sẽ kéo đến đây. Không phân ra các lớp hay giới hạn tuổi, ai muốn đến học thì đến. Cô giáo hoặc thầy giáo đính lên thân cây bảng chứ cái in trên giấy. Họ dùng gậy chỉ các chữ cái, còn đám trẻ nhìn và đọc theo. Chúng phải học thuộc lòng: chúng không có gì để viết và không biết viết vào đâu.
Trưa đến, bầu trời trắng ra vì nóng, mạnh ai nấy trú vào bóng cây: trẻ con, người già, nếu trong làng có gia súc thì cả chúng nữa - bò, cừu và dê. Chờ cho cái nóng ban trưa qua đi dưới bóng cây tốt hơn là trong những căn nhà đất: trong nhà chật và ngột ngạt, dưới gốc cây thoáng đãng hơn và nhiều hy vọng có gió hơn.
Buổi chiều là quan trọng nhất: người lớn tụ họp dưới bóng cây. Cây xoài là nơi duy nhất họ có thể ăn uống và trò chuyện, vì trong làng không có nơi nào rộng rãi hơn. Mọi người đến những cuộc họp như thế này rất nhanh nhẹn và tự nguyện, người châu Phi là những người có tính đoàn thể một cách bẩm sinh, họ có nhu cầu rất lớn được tham gia vào tất cả những gì thuộc về đời sống công cộng. Mọi quyết định đều được đưa ra chung, họ cùng giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn, cùng quyết nghị ai được cấp bao nhiêu đất để cày cấy. Theo truyền thống, mọi quyết định đều phải được nhất trí thông qua. Nếu ai đó có ý kiến khác, đa số sẽ thuyết phục cho đến khi anh ta thay đổi quan điểm. Đôi khi điều này kéo dài vô tận, vì đặc điểm của các cuộc tranh luận này là ba hoa chích chòe tràng giang đại hải. Nếu trong làng có người cãi nhau thì tòa án được lập ra dưới gốc cây sẽ không tìm hiểu sự thật hay xác định xem ai có lý, mà chỉ có nhiệm vụ duy nhất là kết thúc cuộc cãi vã, hòa giải hai bên, công nhận cả hai đều đúng.
Khi ngày tàn và bóng tối ập xuống, những người tụ tập ngừng cuộc họp và tản về nhà. Không thể cãi lý trong bóng tối, cuộc tranh luận đòi hỏi người ta phải thấy được người nói chuyện, nhìn xem lời nói và ánh mắt anh ta có cùng nói chung một điều hay không.
Lúc này, phụ nữ và người già quây quần dưới cây, lũ trẻ kéo đến, cái gì chúng cũng tò mò. Nếu có củi, họ sẽ đốt lửa. Nếu có nước và bạc hà, họ sẽ nấu thứ trà thơm đặc. Khoảng thời gian dễ chịu nhất mà họ ưa thích nhất trong ngày bắt đầu: họ kể các sự kiện trong ngày, những câu chuyện thật pha hư cấu, những chuyên vui vẻ xen với những chuyện đáng sợ. Con gì đen đen và giận dữ buổi sáng làm om sòm trong bụi cây? Con chim kỳ lạ bay lên cao rồi biến mất là chim gì thế? Lũ trẻ đuổi con chuột chũi vào hang. Chúng đào hang lên nhưng không thấy chuột chũi nữa. Nó đã biến đi đâu? Theo dòng những câu chuyện này, mọi người bắt đầu nhớ lại thời trước, lâu lắm rồi, các bô lão kể rằng có một con chim kỳ lạ bay đến rồi biến mất, ai đó lại nhớ cụ mình từng nói từ xưa đã có con gì đen đen kêu om sòm trong bụi cây. Từ bao lâu rồi ư? Từ thời người ta còn có thể nhớ được. Vì ở đây, biên giới của ký ức là giới hạn của lịch sử. Trước đó không có gì hết. Trước đó - không tồn tại. Lịch sử là điều được nhớ.
Trừ miền Bắc Hồi giáo, châu Phi không biết đến chữ viết, lịch sử luôn luôn là truyền khẩu, bằng truyền thuyết từ miệng người này sang miệng người khác, bằng huyền thoại tập thể được sáng tác đời đời dưới gốc xoài, trong bóng tối sâu thẳm của đêm, khi chỉ có giọng run run của các cụ già cất lên, vì phụ nữ và trẻ em thì im lặng lắng nghe. Do đó, quãng thời gian buổi tối quan trọng đến vậy bởi đó chính là lúc cộng đồng suy tư mình là ai và từ đâu đến, nhận thức được cái riêng và sự khác biệt của mình, xác định căn tính của mình. Đó là những giờ trò chuyện với tổ tiên, những người thực sự đã ra đi nhưng vẫn hiện hữu cùng ta, dẫn dắt ta trong suốt cuộc đời, che chở cho ta trước cái xấu.
Buổi tối, sự yên tĩnh dưới gốc cây chỉ là bề ngoài. Thực tế, sự yên tĩnh ấy bị lấp đầy bởi các tiếng nói, âm thanh và những lời thì thầm muôn hình vạn trạng. Những âm thanh ấy đến từ khắp nơi - từ những cành cây cao, từ bụi rậm gần đó, từ dưới lòng đất, từ trên trời. Những lúc này, tốt hơn hết là ở gần nhau, cảm thấy sự có mặt của người khác, bởi điều đó tiếp thêm can đảm và dũng khí. Một người châu Phi luôn luôn cảm thấy bị đe dọa. Ở lục địa này, thiên nhiên có bộ dạng thật tàn ác và hung dữ, nó mang những chiếc mặt nạ thật đáng sợ và đầy oán hận, nó đặt ra cho con người thật nhiều cạm bẫy và những cuộc phục kích, đến mức lúc nào anh ta cũng sống trong cảm giác bất an về ngày mai, trong nỗi lo lắng và sợ hãi. Mọi thứ ở đây đều xuất hiện với bộ dạng cường điệu đầy kích động, bị nhân lên, bị thổi phồng. Nếu là bão thì sấm sét chấn động cả hành tinh, các tia chớp xé rách bầu trời ra làm trăm mảnh; nếu là mưa lớn thì cả thác nước từ trên trời đổ xuống sẽ nhấn chìm ta trong giây lát và dìm ta xuống đất; nếu là hạn hán thì sẽ là một trận hạn hán không còn lấy một giọt nước và ta sẽ chết khát. Nơi đây, không có bất cứ điều gì có thể xoa dịu mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên - không thỏa hiệp, không có các bước đệm, không có cấp độ tăng dần. Luôn luôn chỉ là vật lộn, chiến đấu, đấu tranh giữa sự sống và cái chết. Người châu Phi là một người từ khi chào đời cho đến lúc chết luôn luôn ở ngoài mặt trận, chiến đấu với thiên nhiên đặc biệt thù nghịch của châu lục mình, và chỉ riêng việc sống và biết cách tồn tại đã là chiến công lớn nhất của anh ta.
Vậy là buổi tối, chúng tôi ngồi dưới cái cây lớn, một cô gái bưng cho tôi cốc trà. Tôi nghe tiếng mọi người, khuôn mặt rắn chắc và bóng lên của họ chìm trong bóng tối bất động, tựa như được tạc lên gỗ mun. Tôi không hiểu mấy những gì họ nói, nhưng giọng họ nghiêm trang và xúc động. Khi nói, họ cảm thấy mình chịu trách nhiệm về lịch sử dân tộc. Họ phải giữ gìn và phát triển nó. Không ai có thể nói: “Hãy đọc lịch sử của chúng tôi trong sách”. Bởi vì chưa ai viết những quyển sách ấy, chúng không tồn tại. Lịch sử không tồn tại ngoài những gì họ có thể kể bây giờ và ở đây. Thể loại ở châu u gọi là lịch sử khách quan và mang tính khoa học sẽ không bao giờ hình thành ở đây, vì lịch sử châu Phi không có tư liệu và ghi chép, từng thế hệ, khi nghe phiên bản được truyền cho mình, lại thay đổi và tiếp tục thay đổi nó, làm biến dạng, sửa sang, tô màu cho nó. Nhưng nhờ đó, khi thoát khỏi sức nặng của thư khố, thoát khỏi sự hà khắc của dữ liệu và ngày tháng - lịch sử đạt đến hình thức trong suốt, tinh khiết nhất của mình: hình thức của huyền thoại.
Trong các huyền thoại này, chỗ của ngày tháng và thước đo thời gian cơ học - những ngày, tháng, năm - được thay thế bằng các chỉ định khác, như “thời xưa”, “xưa lắm”, “xưa đến nỗi chẳng ai còn nhớ”. Người ta có thể đặt tất cả mọi thứ vào trong khuôn khổ các từ này và sắp xếp chúng theo trật tự thời gian, nhưng thời gian này không tiến triển theo tuyến tính mà mang hình thức của chuyển động xoay tròn đều, như trái đất của chúng ta. Trong ý niệm thời gian này, khái niệm phát triển không tồn tại, thay vào đó là khái niệm kéo dài. Châu Phi là sự kéo dài vĩnh cửu.
Đã khuya, mọi người tản về nhà. Bắt đầu vào đêm, mà đêm thì thuộc về ma quỷ. Ví dụ, các phù thủy tụ tập ở đâu? Ai cũng biết chúng hội họp trên các cành cây, giấu mình chìm sâu trong vòm lá. Tốt hơn là không làm phiền chúng, tránh xa các gốc cây ra, chúng rất ghét bị nhìn lén và nghe trộm. Chúng có thể trả thù và hành hạ ta, truyền bệnh tật, gây ra nỗi đau, gieo rắc cái chết.
Bởi vậy, dưới gốc xoài sẽ vắng vẻ cho đến bình minh. Lúc bình minh, mặt trời và bóng râm sẽ xuất hiện cùng lúc trên mặt đất. Mặt trời đánh thức mọi người, những người ấy sẽ trốn tránh nó ngay, tìm sự che chở của bóng râm. Thật kỳ quặc, song lại là sự thật, cuộc sống con người phụ thuộc vào một thứ phù du và mong manh như cái bóng. Bởi thế, cây cho bóng là một cái gì đó lớn lao hơn cái cây - nó là sự sống. Nếu sét đánh và cây xoài bốc cháy, mọi người sẽ không có nơi ẩn náu tránh mặt trời cũng như hội họp. Không thể hội họp, họ không thể quyết định được gì, không giải quyết được gì. Nhưng quan trọng nhất là họ không thể kể lịch sử của mình, lịch sử chỉ tồn tại trong quá trình truyền từ miệng người này qua người khác trong những lần quây quần buổi tối dưới gốc cây. Như thế, họ sẽ nhanh chóng đánh mất kiến thức về ngày hôm qua của mình, mất ký ức về nó. Họ sẽ trở thành những người không có quá khứ - họ sẽ không là ai cả. Họ sẽ mất đi điều đã gắn kết họ với nhau, họ sẽ giải tán, mỗi người một phương, đơn độc. Nhưng ở châu Phi sự đơn độc là không thể xảy ra, một người đơn độc sẽ không sống sót nổi qua ngày, anh ta sẽ bị kết án tử hình. Do đó, nếu cây bị sét đánh, những người sống trong bóng nó cũng sẽ chết. Vì thế mà cũng có câu: con người không thể sống lâu hơn cái bóng của anh ta.
Bên cạnh bóng râm, giá trị tối cao thứ hai là nước.
- Nước là tất cả - Ogotommelli, nhà thông thái của dân Dogon sống ở Mali, nói. Đất bắt nguồn từ nước. Ánh sáng bắt nguồn từ nước. Và máu.
- Sa mạc dạy anh một điều - một thương gia Sahara du mục nói với tôi ở Niamey - rằng còn có một thứ mà người ta khao khát và yêu hơn cả phụ nữ. Đó là nước.
Bóng râm và nước - hai thứ chất lỏng, bất định, xuất hiện rồi sau đó biến mất, chẳng rõ đi đâu.
Có hai kiểu sống, hai tình trạng: bất cứ ai lần đầu tiên ở trong một siêu thị Mỹ, trong một cái mall khổng lồ vô tận ấy, sẽ ngợp vì sự phong phú và đa dạng của các loại hàng hóa tập hợp lại đó, vì sự hiện hữu của đủ loại đồ vật mà con người đã có thể phát minh và tạo ra, rồi sau đó chở đến, chứa vào và xếp lên, khiến cho khách hàng không cần phải suy nghĩ gì hết - người ta đã nghĩ trước thay anh ta để giờ đây, anh ta có tất cả mọi thứ sẵn sàng trong tầm tay.
Thế giới của một người châu Phi bình thường thì khác, đó là thế giới nghèo nàn, đơn giản nhất, sơ đẳng, rút gọn lại chỉ còn vài đồ vật: cái áo, cái chậu, nắm ngũ cốc, ngụm nước. Sự phong phú và đa dạng của nó không biểu hiện dưới hình thức vật chất, cụ thể, nhìn thấy và sờ mó được, mà trong các giá trị, ý nghĩa tượng trưng mà anh ta dành cho các đồ vật tầm thường nhất, những giá trị và ý nghĩa khó nhận thấy đối với người không thành thạo chính vì sự tầm thường này. Do đó, sợi lông gà trống có thể được coi là đèn pin soi đường trong bóng tối, còn giọt dầu ô liu là cái khiên chắn đạn. Đồ vật mang sức nặng tượng trưng, siêu hình, bởi con người đã quyết định như thế, thông qua lựa chọn của mình, anh ta nâng nó lên, chuyển nó sang chiều kích khác, lên tầng cao hơn của sự tồn tại - đến siêu nghiệm.
Có lần, ở Congo, tôi được phép biết một bí mật: được cho xem trường dạy vào đời của các chàng trai. Sau khi học xong trường này, họ sẽ trở thành những người đàn ông trưởng thành, có quyền biểu quyết trong các cuộc họp của bộ lạc, có thể lập gia đình. Một người châu u đến thăm cái trường tối quan trọng trong cuộc đời người châu Phi này sẽ sửng sốt và dụi mắt vì ngạc nhiên: Thế này là sao? Ở đây không có gì hết! Không có ghế, không có bảng! Mấy bụi cây đầy gai, một túm cỏ khô, thay vì sàn nhà là cát xám như tro. Đây mà là trường sao? Vậy mà thanh niên ở đây lại tự hào và xúc động vì nó. Họ rất vinh dự khi đến trường. Bởi vì ở đây, mọi thứ dựa trên một khế ước xã hội rất được tôn trọng, dựa trên sự tin tưởng sâu sắc: vì truyền thống công nhận nơi các chàng trai này đến là trường của bộ lạc dạy họ vào đời, nên nó có vị thế ưu tiên, đặc biệt, thậm chí thiêng liêng. Một vật chẳng đâu vào đâu trở thành điều gì đó quan trọng vì chúng ta đã quyết định như thế. Trí tưởng tượng của chúng ta đã bôi thơm và tán dương nó.
Chiếc đĩa hát của Leshina có thể là một ví dụ tốt của sự thần thánh hóa này. Leshina là một phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, sống ở Zambia. Bà buôn bán trên các đường phố của thị trấn Serenge. Bà không có gì nổi bật. Thời đó là những năm sáu mươi và ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn thấy máy quay đĩa. Leshina có một cái máy như thế và một đĩa hát đã xước, hỏng. Đĩa ghi âm bài phát biểu của Churchill năm 1940, khi ông kêu gọi người Anh hãy hy sinh trong thời chiến. Leshina đặt máy quay đĩa ngoài sân và mở đĩa. Từ cái loa kim loại sơn màu xanh phát ra tiếng khàn khàn ùng ục, trầm và nhấm nhẳng, từ đó nổi lên âm vang của một giọng lâm ly thống thiết, song không thể hiểu được và chẳng có nghĩa gì. Leshina giải thích cho những người xem tò mò kéo đến càng lúc càng đông rằng đó là lời Chúa phong bà làm sứ giả và lệnh cho mọi người phải tuyệt đối vâng lời. Người ta kéo đến nhà bà nườm nượp, ngày một đông hơn. Các tín đồ của bà, phần lớn là người nghèo không xu dính túi, bằng nỗ lực siêu phàm đã xây cho bà một đền thờ giữa rừng và bắt đầu cầu nguyện ở đó. Mở đầu mỗi buổi lễ thánh, giọng nam trầm ầm oàng của Churchill đưa họ vào cảnh giới xuất thần nhập định. Nhưng các lãnh đạo châu Phi xấu hổ vì những thứ thờ cúng kiểu này, và tổng thống Kenneth Kaunda cho quân đội dẹp Leshina. Vài trăm người vô tội bị sát hại, xe tăng nghiền nát cái đền thờ bằng đất thành tro bụi.
Đến châu Phi, một người châu u chỉ nhìn thấy một phần của nó, thường chỉ là cái vỏ bên ngoài, lại ít thú vị nhất và ít quan trọng nhất. Cái nhìn của anh ta trượt trên bề mặt, không xuyên xuống sâu hơn, dường như anh ta không tin rằng có một bí mật có thể nằm trong cũng như ẩn sau mỗi sự vật. Nhưng văn hóa châu u không chuẩn bị cho chúng ta sẵn sàng với những cuộc thám hiểm vào sâu hơn, đến nguồn gốc của các nền văn hóa và những thế giới khác. Trong quá khứ, bi kịch của các nền văn hóa - trong đó có cả văn hóa châu u - nằm ở chỗ các cuộc tiếp xúc đầu tiên của chúng thường được thực hiện bởi những loại người tồi tệ nhất: kẻ cướp, lính đánh thuê, những tên đại bợm, tội phạm, những kẻ buôn bán nô lệ, v.v… Thỉnh thoảng cũng có những người khác - các nhà truyền giáo tốt bụng, các nhà nghiên cứu và du hành nhiệt tâm - nhưng sắc thái, chuẩn mực và không khí chung đã được lớp hạ lưu hỗn tạp quốc tế hình thành và duy trì qua nhiều thế kỷ. Tất nhiên, đầu óc họ không nghĩ đến chuyện tìm hiểu các nền văn hóa khác, cùng với chúng tìm tiếng nói chung, tôn trọng chúng. Phần lớn là những kẻ tay sai đầu óc tối tăm, dốt nát, không tế nhị và nhạy cảm, thường là mù chữ. Họ chỉ quan tâm đến việc chinh phạt, cướp bóc, tàn sát. Hậu quả của những cuộc chạm trán này là thay vì tìm hiểu lẫn nhau, xích lại gần nhau và thẩm thấu vào nhau thì các nền văn hóa lại trở nên thù nghịch, hay trong trường hợp tối ưu - trở nên thờ ơ. Những người đại diện của chúng - ngoài những gã ma cà bông kia - thì giữ khoảng cách với nhau, trốn tránh và sợ nhau. Sự trao đổi liên văn hóa bị tầng lớp dốt nát độc quyền gây nên tình trạng tồi tệ trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Quan hệ giữa người với người bắt đầu bị ấn định theo tiêu chuẩn cổ sơ nhất: màu da. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trở thành hệ tư tưởng người ta dùng để xác định vị trí của mình và trật tự thế giới. Người Da Trắng-Người Da Đen: trong mối quan hệ này cả hai bên thường cùng cảm thấy không dễ chịu. Năm 1894, một người Anh là Frederick Lugard cầm đầu một sư đoàn nhỏ tiến sâu vào Tây Phi để chinh phục vương quốc Borgu. Trước tiên ông ta muốn gặp nhà vua. Nhưng sứ giả thông báo rằng quốc vương không muốn tiếp ông. Người sứ giả này, trong lúc nói chuyện với Lugard, liên tục nhổ nước bọt vào ống tre đeo trước cổ. Nhổ nước bọt là để bảo vệ và tẩy uế các hậu quả của việc giao tiếp với người da trắng.
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, lòng hận thù đối với người khác, lòng khát khao muốn hạ nhục họ có gốc rễ trong các mối quan hệ thực dân ở châu Phi. Ở đó, mọi thứ đã được phát minh và thực hành một thế kỷ trước khi các hệ thống toàn trị đem những kinh nghiệm tàn nhẫn và ô nhục này về châu u thế kỷ XX.
Một hậu quả khác của việc tầng lớp dốt nát độc quyền giao tiếp với châu Phi là: trong các ngôn ngữ châu u, vốn từ vựng cho phép miêu tả thích đáng những thế giới khác, phi châu u, không phát triển. Tất cả các lĩnh vực bao la của đời sống châu Phi vẫn không được đào sâu, thậm chí không được đụng đến vì sự nghèo nàn của ngôn ngữ châu u. Phải diễn tả lòng sâu của rừng xanh, âm u và ngột ngạt như thế nào? Hàng trăm thứ cây và bụi ấy, tên chúng là gì? Chúng ta chỉ biết những cái tên như “cọ”, “bao báp”, “đại kích”, nhưng những thứ cây ấy không mọc trong rừng. Rồi những cái cây mười tầng vĩ đại ở Ubangi và Ituri kia - chúng tên gì? Những thứ côn trùng đủ loại thấy ở khắp nơi, không ngừng tấn công và đốt ta ấy, gọi là gì? Đôi lúc có thể tìm thấy tên La tinh, nhưng nó giải thích được gì cho một độc giả bình thường? Đó mới chỉ là các khó khăn với thực vật và động vật học. Còn toàn bộ lĩnh vực rộng lớn của tâm lý học, tín ngưỡng, tâm linh của người châu Phi thì sao? Các ngôn ngữ châu u đều phong phú, nhưng là phong phú để miêu tả nền văn hóa của mình, để biểu đạt thế giới của mình. Khi cố gắng bước vào địa hạt của nền văn hóa khác và miêu tả nó, ngôn ngữ châu u liền lộ ra sự hạn chế, kém phát triển, sự bất lực về ngữ nghĩa.
Châu Phi là hàng nghìn tình huống khác nhau nhất, riêng biệt nhất, trái ngược nhất. Ai đó nói: “Ở đó đang là chiến tranh”. Anh ta có lý. Người khác nói: “Ở đó bình yên”. Và anh ta cũng có lý. Bởi vì tất cả phụ thuộc vào đó là nơi nào và ở đâu.
Trong thời tiền thực dân - nghĩa là chưa lâu lắm - ở châu Phi có hơn mười nghìn nước nhỏ, vương quốc, liên hiệp dân tộc và liên bang. Roland Oliver, nhà sử học của Đại học London, trong cuốn sách The African Experience[78] (New York 1991) đã lưu ý về một nghịch lý phổ biến: người ta đã quen với cách nói rằng các thực dân châu u đã phân chia châu Phi. “Phân chia ư?” Oliver ngạc nhiên. Đó là cuộc thống nhất hung tàn, bị đem tới bằng máu lửa binh đao! Con số mười nghìn đã bị rút xuống còn năm mươi.
Nhưng nhiều điều còn sót lại từ sự đa dạng này, từ bức tranh ghép từ sỏi, xương, ốc, những mẩu gỗ, mảnh tôn và lá cây này. Càng ngắm kỹ bức tranh ấy, ta càng thấy các mảnh ghép thay đổi vị trí, hình dạng và màu sắc trước mắt chúng ta, tạo nên một cảnh tượng khiến người ta choáng váng vì sự biến hóa, phong nhiêu và rộn ràng màu sắc của nó.
Cách đây mấy năm, tôi dự lễ Giáng sinh với bạn bè ở công viên Quốc gia Mikumi, sâu trong nội địa Tanzania. Một buổi tối ấm áp, đẹp trời, lặng gió. Trong khoảng rừng thưa, vài chiếc bàn đặt giữa trời. Trên bàn là cá rán, cơm, cà chua, bia pombe đặc sản địa phương. Nến, đèn lồng và đèn dầu được thắp lên. Không khí dễ chịu và thoải mái. Những lời bông đùa, tiếng cười, nhiều câu chuyện kể, như vẫn thường thấy trong các dịp như thế này ở châu Phi. Có mặt các bộ trưởng của chính phủ Tanzania, các đại sứ, tướng lĩnh, các tộc trưởng. Đã quá nửa đêm. Đột nhiên, tôi cảm thấy ngay sau vầng sáng của những cái bàn, bóng đen dày đặc chao đảo và ầm ầm như sấm. Điều đó diễn ra rất nhanh. Thế rồi, ngay sau lưng chúng tôi, từ sâu thẳm của đêm, một con voi hiện ra. Không biết có ai trong các bạn đã từng mặt đối mặt với voi chưa, nhưng không phải trong vườn bách thú hay ở rạp xiếc, mà giữa rừng châu Phi, nơi voi là vị chúa tể đáng sợ của vạn vật. Trông thấy nó là con người sợ chết khiếp. Một con voi đơn độc tách khỏi đàn thường là con vật đang lồng, một kẻ tấn công điên cuồng vào làng mạc, giày nát nhà cửa, giết chết người và gia súc.
Con voi thực sự vĩ đại, ánh mắt lạnh và sắc. Nó im lặng. Chúng tôi không biết trong cái đầu vĩ đại của nó đang nghĩ gì, nó sẽ làm gì trong giây lát. Nó đứng lại một lát, sau đó bắt đầu dạo bước quanh các bàn. Mọi người im phăng phắc, ngồi bên bàn bất động, tê liệt vì sợ. Không thể cử động, điều đó có thể làm nó nổi điên, mà nó thì rất nhanh, không thể chạy thoát được một con voi. Mặt khác, khi ngồi bất động, người ta tự đặt mình trước sự tấn công trực diện của nó và có thể bị giày chết dưới những bàn chân của con vật khổng lồ.
Con voi dạo quanh, nhìn những cái bàn bày ở đó, nhìn ánh đèn, nhìn những người đang chết cứng. Qua cử động và cái đầu lắc lư của nó, có thể thấy rõ là nó đang phân vân, mãi không quyết định được. Thời gian cứ kéo dài mãi ra, dường như vô tận, như cả sự vĩnh hằng băng giá. Đột nhiên tôi bắt gặp ánh mắt nó. Nó nhìn chúng tôi chăm chú, nặng nề, trong đôi mắt ấy có một nỗi buồn sâu thẳm, không nao núng.
Cuối cùng, sau khi đi vài vòng quanh những chiếc bàn và khoảng rừng thưa, con voi để chúng tôi lại, bỏ đi và tan biến vào bóng tối. Khi mặt đất thôi ầm vang và màn đêm trở lại bất động, một trong số những người Tanzania ngồi cạnh tôi hỏi:
- Anh thấy rồi chứ?
- Vâng - tôi đáp, người vẫn chưa hết cứng đờ. Đó là con voi.
- Không - anh trả lời. Linh hồn châu Phi luôn xuất hiện dưới lốt voi. Vì không có loài vật nào chiến thắng được nó. Cả sư tử, cả trâu, cả rắn.
Mọi người tản về nhà trong im lặng, các chàng trai thổi tắt đèn trên bàn. Vẫn còn là đêm, nhưng khoảnh khắc chói lọi nhất ở châu Phi sắp bắt đầu: bình minh.
Chú thích
[1] Người Sami (hay còn được gọi là người Lapp): sắc dân sinh sống ở vùng đất lịch sử thuộc Bắc u gồm một phần lãnh thổ các nước Na Uy, Phần Lan, Nga, Thụy Điển, là sắc dân nguyên thủy của toàn bộ khu vực Scandinavia.
[2] Thành phố quê hương của Ryszard Kapuscinski, nay thuộc Bạch Nga.
[3] Bruno Schulz (1892-1942); nhà văn, nhà phê bình văn học, họa sĩ người Ba Lan gốc Do Thái, sinh ra ở Drohobych, Ukraine. Gia đình ông sống trên tầng hai trong một ngôi nhà, dưới tầng trệt là cửa hàng. Căn nhà này được miêu tả trong loạt truyện ngắn “Những cửa hàng quế” của ông.
[4] Thủ đô, đồng thời là thành phố lớn nhất và hải cảng chính của Ghana.
[5] Đảng chính trị xã hội ở Ghana, do tổng thống Kwame Nkrumah sáng lập.
[6] Nguyên văn “kotchoínik” là loại loa đài thường dùng ở các nơi công cộng, trong các công sở và trường học ở Ba Lan những năm 50, chỉ có thể bắt được một sóng và thường không điều chỉnh được độ lớn nhỏ của âm thanh.
[7] Henry Morton Stanley (1841 -1904): nhà báo, nhà văn, nhà thám hiểm châu Phi nổi tiếng người xứ Wales.
[8] Hoàng đế cuối cùng của Ethiopia.
[9] Thành phố lớn nhất của Tanzania.
[10] Tiếng Tây Ban Nha trong nguyên bản: El Dorado có nghĩa là “người vàng”, là huyền thoại về một tộc trưởng người da đỏ ở Nam Mỹ dát vàng lên người mình. Theo thời gian, từ El Dorado trở thành ẩn dụ để chỉ những nơi có thể làm giàu nhanh chóng.
[11] Các thầy tu báo giờ gọi các tín đồ Hồi giáo đi cầu nguyện.
[12] Tước hiệu chỉ định nhà vua được dùng ở các xứ nơi Hồi giáo là quốc đạo.
[13] Một thành phố của Ba Lan.
[14] Leopold staff (1878-1957): nhà thơ, dịch giả và nhà văn viết tiểu luận người Ba Lan.
[15] Một vùng đất lịch sử, nay thuộc Ukraine.
[16] Tên gọi không chính thức của nhóm trại tù lao động khổ sai (các gulag) nằm ở vùng Đông Bắc Liên Xô cũ.
[17] Trại tập trung lớn nhất của Đức Quốc xã, nằm trên lãnh thổ Ba Lan.
[18] Áo dài, có mũ, trang phục truyền thống của người Ả rập.
[19] United Press International, một hãng thông tấn lớn của Mỹ.
[20] Nguyên văn: lửa cháy dưới chân.
[21] Tiếng Anh trong nguyên bản: Một nơi rất tệ!
[22] Tiếng Anh trong nguyên bản: Những người rất xấu!
[23] Chất liệu hỗn hợp được làm từ giấy ngâm nước, keo dán, thạch cao để bồi lên một khuôn hình có sẵn, khi khô sẽ cứng lại, thường được dùng trong trang trí sân khấu hay làm mặt nạ.
[24] Semiramis theo truyền thuyết là nữ hoàng của Babylon. Vườn treo Babylon còn được gọi là ‘Vườn treo Semiramis”.
[25] Nguyên văn: khó như công việc của Sisyphus.
[26] Tiếng Anh trong nguyên bản: Mang hết mọi thứ theo người. Tất cả mọi thứ! ở đây bọn họ đều là kẻ cắp cả.
[27] Tiếng Anh trong nguyên bản: Đây là kẻ cắp! Đây lả kẻ cắp!
[28] Tiếng Anh trong nguyên bản: Đây là trùm kẻ cắp, thưa ông.
[29] Tiếng Anh trong nguyên bản: Tôi phải chung sống với họ, thưa ông.
[30] Tiếng Anh trong nguyên bản: ông có thể giúp đỡ tôi được không, thưa ông?
[31] Tiếng Anh trong nguyên bản: ở đây chúng tôi ai cũng nghèo.
[32] Tiếng Anh trong nguyên bản: Xin hãy là người giúp đỡ cháu. Cháu cần người giúp đỡ!
[33] Tiếng Anh trong nguyên bản: ông hãy nhìn xem!
[34] Ông nhìn thấy rồi chứ?
[35] Những cuộc nổi dậy của người Kenya (người các bộ lạc Kikuyu, Embu và Meru) chống lại thực dân Anh trong các năm từ 1952 đến 1960.
[36] Tiếng Anh trong nguyên bản: Giết hắn! Giết hắn ngay bây giờ!
[37] Nhóm sắc dân sinh sông ở miền Đông Bắc Uganda, gồm người Langi, Iteso, Kumam, Kakwa và Karimojong.
[38] Tiếng Anh trong nguyên bản: thương gia đi xe đạp.
[39] Nguyên văn: supermatizm.
[40] Nguyên văn: informel.
[41] Tiếng Anh trong nguyên bản: Tôi ăn gì?
[42] Tiếng Anh trong nguyên bản: Sắn. Sắn cả ngày lẫn đêm.
[43] Endlösung (giải pháp tối hậu) là chương trình diệt chủng của Hitler để tàn sát toàn bộ người Do Thái ở châu u.
[44] Radovan Karadžić: cựu tổng thống Cộng hòa Srpska, bị cáo buộc tội diệt chủng và tội phạm chiến tranh vì đã giết hàng nghìn người Hồi giáo Bosnia và người Croatia ở Bosnia trong cuộc chiến Bosnia 1992-1995.
[45] Chỉ các nước Anh ngữ.
[46] Chữ viết tắt của Schutzstaffel, tổ chức quân đội của đảng Đức Quốc xã.
[47] Chữ viết tắt của Народный комиссариат внутренних дел (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del) Bộ Dân ủy Nội vụ, nơi tập trung toàn bộ bộ máy đàn áp của Liên Xô cũ trong thời Stalin.
[48] Chính trị gia, nhà hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, là người kiểm soát các vấn đề tư tưởng, văn hóa, tuyên truyền của Đảng Cộng sản.
[49] Nguyên văn: nomenklatura.
[50] Enver Hoxha (1908-1985): Tổng bí thư Đảng Lao động (Đảng Cộng sản) Albania, lãnh tụ của Albania từ sau Thế chiến thứ hai đến tận khi chết, thực hiện triệt để chủ nghĩa Stalin suốt gần nửa thế kỷ cầm quyền.
[51] Tiếng Anh trong nguyên bản: Bản kế hoạch hành động Lagos về phát triển kinh tế châu Phi 1980-2000.
[52] Tiếng Anh trong nguyên bản: Cách tiếp cận để phát triển đa chiều.
[53] Tiếng Anh trong nguyên bản: Phụ thuộc lẫn nhau.
[54] Tiếng Anh trong nguyên bản: Cạnh tranh với nhau.
[55] Tiếng Anh trong nguyên bản: Hộ chiếu? Hộ chiếu?
[56] Tiếng Anh trong nguyên bản: Vé khứ hồi?
[57] Tiếng Anh trong nguyên bản: Tiêm chủng? Tiêm chủng?
[58] Tiêng Anh trong nguyên bản: Hiệp hội Thuộc địa Hoa Kỳ.
[59] Hội Quốc Liên (League of Nations): tổ chức quốc tế được thành lập sau Thế chiến thứ nhất tại Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919 với mục đích giải giáp vũ trang, ngăn ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể, giải quyết tranh chấp giữa các nước thông qua đôi thoại và ngoại giao, cải thiện sự thịnh vượng toàn cầu.
[60] Tiếng Anh trong nguyên bản: Cơ quan Điều hành Quốc gia.
[61] Đơn vị Lính Thiếu niên, (tiếng Anh)
[62] Tiếng Tây Ban Nha, thường dùng để chỉ một thủ lĩnh chính trị-quân sự.
[63] Tiếng Anh trong nguyên bản: Khoa học viễn tưởng.
[64] Người đàn ông Hồi giáo có học vấn về thần học, người diễn giải các luật lệ tôn giáo và học thuyết Hồi giáo.
[65] Lời Kinh Lạy Cha bằng tiếng La tinh.
[66] Tiếng Pháp trong nguyên bản: Bọn chúng ma lanh thật, đám trộm cắp ấy!
[67] Tiếng Pháp trong nguyên bản: ở Bamako ấy à? Đắt gấp năm lần! Ở Dakar? Đắt gấp mười! Thế đấy!
[68] Thế đấy, này các ông các bà! ở Bamako giá bao nhiêu? Đắt gấp năm! Còn ở Dakar? Gấp mười! Lạy Chúa lòng lành! Thật là một món hời! (tiếng Pháp)
[69] Tiếng Pháp trong nguyên bản: Hãy nhìn xem, người anh em.
[70] Tiếng Pháp trong nguyên bản: Đây là những hành động tội ác của bọn người Tuareg!
[71] Nhân vật chính trong tiểu thuyết Tội ác và hình phạt của nhà văn Nga F.M. Dostoevsky.
[72] Dimitri Fedorovich Ustinov (1908-1984): Bộ trưởng Quốc phòng và thành viên Bộ Chính trị Liên Xô dưới thời Brezhnev, từ năm 1976 đến năm 1984.
[73] Sochi: khu nghỉ mát lớn nhất ở Nga, bên bờ Hắc Hải, gần biên giới Georgia.
[74] Sukhumi: thủ phủ của Abkhazia, thành phố nghỉ mát nằm bên một vịnh lớn ở bờ Đông của Hắc Hải, nổi tiếng với những bãi biển, suối nước khoáng và khí hậu bán nhiệt đới.
[75] Gagra: thành phố lớn thứ hai của Abkhazia, nằm dưới chân dẫy núi Kavkaz, là khu nghỉ mát nổi tiếng thời Liên Xô cũ.
[76] Côte d’Azur: vùng bờ biển Địa Trung Hải của Pháp, kéo dài từ Cassis và Marseille đến tận biên giới Ý, là vùng du lịch quan trọng nhất của nước này.
[77] Capri: hòn đảo du lịch của Ý trên biển Tirreno thuộc Địa Trung Hải, trong vịnh Napoli.
[78] Tiếng Anh trong nguyên bản: Trải nghiệm châu Phi.
Mục lục
Khởi đầu: Cú va chạm, Ghana 1958
Đường đến Kumasi
Cấu trúc thị tộc
Tôi, một Người Da Trắng
Trái tim rắn hổ mang
Bên trong tảng núi băng
Bác sĩ Doyle
Zanzibar
Giải phẫu một cuộc đảo chính
Hẻm phố của tôi, 1967
Salim
Lalibela, 1975
Amin
Cuộc phục kích
Sẽ có ngày hội
Thuyết trình về Rwanda
Những viên pha lê đen của màn đêm
Những người ấy, họ đâu rồi?
Cái giếng
Một ngày ở làng Abdallah Wallo
Trở dậy trong bóng tối
Địa ngục đang nguội
Dòng sông lững lờ
Ma đam Diuf đi về nhà
Muối và vàng
Xem kìa, Đức Chúa ngự trên đám mây bay
Cái hố Ở Onitsha
Những cảnh tượng Eritrea
Trong bóng cây, ở châu Phi
Chương trước
Mục lục
Gỗ Mun
Ryszard Kapuściński
Gỗ Mun - Ryszard Kapuściński
https://isach.info/story.php?story=go_mun__ryszard_kapuciski