Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Dưới Chín Tầng Trời
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 27: Ngôi Nhà Xưa
Ông tổng biên tập đang mải mê lục tìm gì đó trong ngăn kéo, thấy Nam đặt tờ đơn xin nghỉ phép trước mặt, ông bảo: Trong tình hình này không phép tắc gì hết. Tôi nói một là một hai là hai. Cậu nghỉ thì ai làm thay cậu?
Nam lặng lẽ về phòng ngồi biên thư cho cô Cam nói rõ sự tình. Đúng như dự đoán, ba ngày sau Nam nhận được thư cô Cam ghi vẻn vẹn mấy chữ nghệch ngoạc ngoài bì thư “ Cháu đọc thư xong, nhờ cháu chuyển cho Trần Tăng giúp cô” Thư cô Cam gửi Trần Tăng: Kính gửi ông chủ tịch tỉnh Trần Tăng. Tôi là Nguyễn Thị Cam làng Đoài, là mẹ của cái Măng, mẹ của thằng Vương. Sở dĩ tôi phải nói rõ như vậy vì sợ ông bận nhiều việc quá nên quên. Tôi nhờ ông mỗi một việc nói với ông tổng biên tập báo, cho nhà báo Hoàng Kỳ Nam nghỉ phép để dẫn thằng Vương vào chiến trường xưa có công chuyện hệ trọng, rất hệ trong, ông hiểu không. Thằng Vương nó đã có đứa con trong ấy. Phải để nó đi tìm con nó. Nó đã phải đổ xương máu ngoài chiến trường, cụt mất một chân rồi, sẽ chẳng ai người ta lấy nó nữa ông hiểu không. Nó rất cần có một đứa con. Tôi chỉ nói vậy. Chào ông.
Làng Đoài ngày...tháng...năm, ký tên: Nguyễn Thị Cam.
Nam cho lá thư cô Cam viết vào phong bì dán lại, ghi địa chỉ Trần Tăng gửi qua đường bưu điện. Hai ngày sau, ông tổng biên tập lại gọi Nam giao nhiệm vụ. Giọng ông vẫn thản nhiên:
- Giờ thì tớ lại buộc cậu phải nghỉ phép đấy. Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí chủ tịch tỉnh. Tổng biên tập bấm số máy gọi cho Trần Tăng.
- Anh Tăng à, tôi Khải đây! Việc anh giao, tôi đã giải quyết. Vâng...Vâng! Cậu Nam đang ở đây! Vâng ạ! Vâng ạ!
Tổng biên tập đưa điện thoại cho Nam. Tiếng Trần Tăng vang lên trong ống nghe: Tôi sẽ cho xe, cậu đi với Vương vào trong kia nhá, nhân tiện cho cả bà Cam, cả mẹ cậu cùng đi du lịch vào đó một chuyến cho biết đó biết đây. Khổ, cả đời các bà ấy chả bao giờ được mở mày mở mặt. Tôi sẽ cho thằng Hoà chồng cái Măng làm tài xế. Được không? Được hả, cứ thế nhé, cậu nên hiểu đây cũng là chính sách hậu phương quân đội đấy nhà báo ạ.
Nam không ngờ Trần Tăng lại tỏ ra quá chu đáo lo cho chuyến đi của Vương đến vậy. Chiếc xe mang nhãn hiệu Nisan màu sữa chạy bon bon trên quốc lộ 1A đưa hai mẹ con Hoàng Kỳ Nam và Đào Vương vào gặp Thương Huyền. Suốt chặng đường mấy trăm cây số, cô Cam luôn tỏ ra khoái chí vì đã sai khiến được Trần Tăng điều cả chuyến xe phục vụ mình. Chuyến đi này nhận được cháu, nhận được cả con dâu nữa thì đời mình hạnh phúc biết bao.
Đi suốt hai ngày đêm, xe tới thành phố miền Trung nắng cháy. Nam không ngờ mới có mấy năm mà thành phố đã đổi thay quá nhiều. Nhịp sống cuồn cuộn sôi động khác hẳn ngoài Bắc, khác hẳn ngày mới giải phóng. Nghĩ tới giây phút sắp được gặp Thương Huyền và con Ngọc Lan Nam thấy bồn chồn nhìn Vương ngồi lặng trong xe. Chẳng rõ nó đang vui hay buồn. Nam là người hiểu rõ tình cảm của hai mẹ con Thương Huyền hơn ai hết. Gặp Thương Huyền, Nam không biết nên nói thế nào để Thương Huyền hiểu thông cảm cho Vương. Nam nói ra những lo lắng của mình để mọi người hiểu.
- Mình cứ thật thà trình bày xin lỗi người ta. Cô Cam hào hứng bảo, tất cả là do chiến tranh. Chiến tranh nó ác liệt thế, tránh sao khỏi chuyện nọ chuyện kia. Sự thực nó là thế, đương nhiên con Ngọc Lan nó là con gái thằng Vương, nó là cháu tôi. Tôi vào nhận nó, vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm. Con Ngọc Lan có bố chả sướng sao?
- Đành thế rồi, Yến Quyên nói, tôi cũng chỉ mong hai mẹ con nó vui vẻ nhận mình là quí rồi.
Nam gợi ý mọi người nên tìm nơi nghỉ ngơi cho khỏe rồi hãy về gặp Thương Huyền.
- Tôi bây giờ chả còn đầu óc nghĩ chuyện nghỉ ngơi. Cô Cam vẻ sốt ruột, ta cứ đến thẳng đó xem sao. Công việc tốt đẹp, lúc đó tha hồ nghỉ ngơi thoải mái.
Theo yêu cầu của cô Cam, cậu Hoà cho xe đến thẳng nhà Thương Huyền. Nam nhìn nét mặt Vương căng thẳng đến tội nghiệp. Thi thoảng nó lại thở dài lo lắng. Mới có mấy năm Vương chôn mình trong chiếc xe lăn nên người teo tóp lại.
Khi xe đỗ xịch trước cổng dinh thự Hoa Cúc Vàng, cả Vương và Hoàng Kỳ Nam đều ngỡ ngàng bởi Dinh thự Hoa Cúc Vàng bây giờ đã thay đổi hẳn so với lần trước Nam về với Thương Huyền. Toàn bộ bức tường bao và cổng chính được xây mới theo lối hiện đại, ốp đá xanh rêu bóng loáng như gương. Trên nền dinh thự Đức Cường xưa mọc lên ngôi biệt thự lộng lẫy, cao ba tầng lầu theo kiểu dáng rất tân kỳ. Tầng trệt có gara, trước cửa là những bậc thềm giật cấp lát đá hoa cương mầu hoa cúc Vàng. Cửa sổ chớp gỗ mầu cánh gián, cửa chính cuốn vòm theo lối kiến trúc Pháp. Trước hiên là hàng trụ tròn, đấu vuông, kẻ chỉ sọc, kiểu cách sang trọng. Phía Đông ngôi nhà của anh Thịnh xưa không còn dấu tích. Nơi ấy bây giờ là một cái bể bơi ốp đá xanh, nước trong vắt. Phía giáp bờ sông là vườn cây cảnh được chăm sóc tỉa tót rất công phu. Giữa vườn hoa cảnh là một cột nước lúc nào cũng phun tít lên cao tạo thành màn sương trắng bạc. Nhìn ngôi biệt thự thể hiện rõ một đời sông khá giả yên bình của chủ nhân. Phía Tây là ngôi nhà của Thương Huyền xưa cũng đã mọc lên căn nhà mới, cách biệt với ngôi biệt thự bằng bức tường ngăn cao ngập đầu người. Trước khung cảnh huy hoàng lộng lẫy Cô Cam thở dài:
- Nhà người ta giàu có thế này cơ á. Vậy là không ổn rồi.
Nam nhảy xuống ấn chuông cổng. Người ra mở cổng là một cô gái trẻ măng với ánh mắt long lanh nhìn Nam, nhìn chiếc xe đỗ ngoài cổng.
- Cho tôi gặp chị Thu Cúc- Nam từ tốn nói.
- Xin lỗi ông, ông bà chủ cháu đi làm tối mới về.
- Vậy cho tôi gặp cô Thương Huyền Hoặc anh Thịnh.
- Chú Thịnh chết rồi. Cô Thương Huyền ở nhà bên đó, mời các ông đi cổng bên.
Lời cô gái trẻ nghe lạnh người. Anh Thịnh chết rồi... Chết rồi! Đầu Nam ong ong vang lên câu nói lạnh lùng của cô bé. Những người nhà thương gia Đức Cường nổi tiếng nhất vùng lần lượt ra đi hết. Nam chạy sang chiếc cổng cách đó chừng chục mét. Chiếc cổng mới mở với dãy tường bao, xây đơn giản nhưng rất đẹp. Trụ cổng không có chuông, cánh khép hờ. Nam khẽ đẩy hai cánh cổng bước vào khuôn sân nhỏ vẫy tay ra hiệu cho xe tiến vào. Từ trong nhà Thương Huyền mặc bộ đồ đen bước ra đứng sững như một chiếc bóng câm lặng ngơ ngác nhìn Nam, nhìn mọi người và chiếc xe đỗ ngoài cổng. Nam sững sờ nhìn vào đôi mắt Thương Huyền. Vẫn đôi mắt sâu thăm thẳm ngày xưa.
- Thương Huyền! Anh là Nam đây, em không nhận ra anh sao?
Bất chợt Thương Huyền khóc nấc lên ôm mặt chạy vào trong nhà.
- Không! Các người không được cướp con tôi. Ngọc Lan ơi sao con lại bỏ má mà đi. Ngọc Lan ơi về với má đi con.
Nam đâu biết Thương Huyến đã bị chấn thương tinh thần nặng không còn nhận ra Nam là ai. Tiếng Khóc của Thương Huyền khiến tay chân Nam bủn rủn. Mẹ Vương và mẹ Nam vội chạy vào trong nhà với Thương Huyền. Hoà, chồng cái Măng lái chiếc xe vào sân rồi mở cửa cõng Vương xuống xe. Vương lọc cọc chống nạng lò cò nhảy lên thiềm nhà. Nam chạy tới dìu Vương vào trong nhà. Thương Huyền ngồi rũ trên giường. Mẹ Nam và mẹ Vương nói với Thương Huyền đủ chuyện nhưng nàng không hiểu ra điều gì. Nhìn toàn bộ căn nhà mới, Nam hiểu ra mọi chuyện đã thay đổi. Hai tấm ảnh của ông bà Đức Cường treo ở dinh thự cũ đã được chuyển về đây cùng với tấm ảnh thờ anh Thịnh. Nam bảo mẹ Yến Quyên ra xe lấy gói bánh mua từ ngoài phố mang vào đặt lên ban thờ. Nam thắp ba nén hương đứng lặng trước ban thờ ông bà Đức Cường rồi quay sang nói với Thương Huyền.
- Chuyện gì đã xảy ra vậy? Thương Huyền nói đi. Anh Thịnh gặp chuyện gì mà lại đột ngột ra đi?
Thương Huyền vẫn lặng câm u uất.
- Cô giới thiệu với cháu, Yến Quyên nói, cô là mẹ của Nam còn đây là cô Cam mẹ của Vương từ miền Bắc vào thăm gia đình cháu. Cô không biết gia đình cháu gặp chuyên buồn.
- Các người ác lắm! Thương Huyền hét lên, Các người đã cướp con Ngọc Lan của tôi.
Cô gái giúp việc từ bên nhà chị Thu Cúc chạy sang nói:
- Ông bà chủ cháu đã về, mời các bác và các chú sang nhà. Cháu ở đây trông cô cháu ăn.
Nam đi trước, đến cô Cam, mẹ Yến Quyên, và chồng con Măng dìu Vương đi sau cùng bước vào ngôi biệt thự sang trọng. Tiếng nạng gỗ của Vương chọc xuống nền sân lọc cọc lọc cọc. Ngôi biệt thự bừng sáng. Hai trụ cổng là hai quả cầu hồng rực lên như có lửa cháy bên trong. Hai vợ chồng chị Thu Cúc ngơ ngác đứng trước cửa ngôi biệt thự nhìn đoàn khách. Nhận ra Nam, chị Thu Cúc vồn vã:
- Tôi không ngờ cậu Nam lại còn nhớ tới nơi này. Nghe con cháu nói tôi ngỡ đoàn Việt kiều bên Mỹ về. Mời mọi người vô nhà.
Căn phòng khách sáng lộng lẫy, mọi đồ dùng từ bàn ghế tách chén cứ sáng bóng lên.
- Xin giới thiệu với anh chị, chuyến vào thăm gia đình lần này có mẹ tôi, và mẹ đồng chí Vương và cậu lái xe đây là em rể Vương. Chị còn nhận ra ai đây không? Nam chỉ vào khuôn mặt thồn thộn đến ngây dại của Vương đang ngồi chống nạng bên cậu Hoà lái xe, chị Thu Cúc nhìn kỹ Vương.
- Trông quen lắm nhưng quên tên. Chị Thu Cúc chợt cười rũ rượi, nhận ra rồi, nhận ra rồi! Tên tù binh năm xưa bị bắt trong rừng đây rồi. Nhưng sao bây giờ lại ra nông nỗi này? Bị trận nào vậy?
- Thưa chị Thu Cúc, ngày ấy rời khỏi đây, tôi vào Tây Nam, rồi sang Cam phu chia là bị ngay.
- Người anh hùng của thời đại chúng ta đấy, đánh trăm trận trăm thắng. Nam nói.
- Mải chuyện quên mời mọi người uống nước. Thật là quý, mấy khi các cô vô chơi. Chị Thu Cúc nói, giới thiệu với hai cô và các cậu, đây là ông xã tôi. Anh ấy công tác bên ngành tư pháp.
Anh chồng chị Thu Cúc rót nước mời từng người. Nam nhìn khắp lượt căn phòng.
- U già đâu rồi chị Thu Cúc?
- U tôi mất rồi, cậu Thịnh cũng mất rồi.
Căn phòng lặng đi. Giọng chị Thu Cúc vang lên:
- Từ hồi cậu ra ngoài đó, đã xảy ra bao nhiêu chuyện khiến tôi không sao chịu nổi. Cứ như những ngày đói khát trên rừng lại thấy vui. Ngày ấy mình cõng hàng tạ trên lưng vẫn đi băng băng. Giờ một bước lên xe, vẫn thấy rã rời mệt mỏi. Hôm nay nhân tiện có hai cô vô chơi, chị Thu Cúc quay sang nói với chồng, anh chuẩn bị xe vợ chồng mình mời các cô đi ăn cơm.
Anh chồng chị Thu Cúc bước sang phòng bên gọi điện thoại đặt cơm nhà hàng.
- Lâu nay tôi băn khoăn không biết có nên nói điều này với mọi người không, chị Thu Cúc nhìn Nam nói, hai cô là má cậu Nam cậu Vương nên hiểu cho rõ chuyện này. Cô Thương Huyền bệnh nặng một phần cũng tại cậu Nam nhà ta đấy. Chị Thu Cúc nói và nhìn Nam thăm dò, tôi không rõ tình cảm của cô ấy với cậu Nam sâu nặng đến đâu. Từ lần đại tá Hoàng Kỳ Trung đưa xe vô đón cậu về Bắc, đêm đến cô Thương Huyền cứ lang thang vơ vẩn ngoài bờ sông. Suốt thời gian dài như thế sức khỏe cô ấy sa sút. Tôi cho bác sĩ đến khám, cô ấy bị bệnh suy nhược thần kinh. Cô ấy tự đày đọa mình, đày đọa cả tinh thần con Ngọc Lan. May sao vào đúng thời điểm đó, anh chàng Hall người Mỹ, bạn của cô ấy ngày xưa sang đây, anh ta muốn đưa cả mẹ con cô ấy sang Mỹ theo con đường bảo lãnh của đứa con trai cô ấy. Xét thấy đây là thời cơ thuận lợi nhất để cô ấy thay đổi môi trường sống nên tôi đã tạo mọi điều kiện làm thủ tục cho mẹ con cô ấy sang Mỹ. Nhưng không hiểu sao cô ấy vẫn kiên quyết không đi. Chị Thu Cúc ngập ngừng nhìn mọi người, cuối cùng tôi đành phải để con Ngọc Lan sang Mỹ. Đấy mọi người coi, tôi mà không giúp con Ngọc Lan đi Mỹ ngày ấy thì đời nó còn khốn khổ đến bao giờ. Sang bên đó chị em chúng nó gần nhau. Đứa em lai Mỹ của nó bảo lãnh, Sau này làm ăn có tiền chúng gửi về nuôi má chúng chả sướng sao. Vừa rồi hai chị em chúng gửi về chút ít, tôi mới xây lại ngôi nhà đó cho cô ấy đấy.
Lời chị Thu Cúc nhức nhói, Nam qúa hiểu chị Thu Cúc, quá hiểu chuyện gì đang xảy ra, và sẽ xảy ra. Tiếng chị Thu Cúc vẫn lành lạnh. Còn nguyên nhân về cái chết của anh Thịnh mới thật là sui. Cũng chẳng ai như anh Thịnh, cứ khăng khăng không đồng ý cho con Ngọc Lan đi Mỹ. Nhận thức kém cỏi thiệt là khổ thế. Không biết thân phận mình là lính nguỵ lại còn nói năng lung tung bảo tôi bán con Ngọc Lan sang Mỹ. Mọi người thấy anh ta nói thế có chết người không. Chẳng gì tôi cũng là một cán bộ tỉnh. Anh ta còn điên khùng vác dao đuổi chém cả tôi. Má tôi đã lao vào ngăn cản, bị anh ta chém vào đầu, má tôi phải đi viện cấp cứu mới qua khỏi. Công an đã bắt tạm giam anh Thịnh. Có lẽ anh Thịnh quá lo sợ nên đã tự vẫn trong phòng giam.
Phòng bên, tiếng chồng chị Thu Cúc ngọt ngào.
- Cho một phòng lạnh tám suất ăn tối nay nghe. Thực đơn có món chi nói nghe coi… đồ biển tươi, được được! Nhớ làm theo khẩu vị Miền Bắc đó nghe...
Căn phòng chợt lặng, người Nam gai lạnh mỗi khi ánh mắt chị Thu Cúc nhìn mình.
- Mấy năm nay tôi thiệt là khốn khổ vì cái gia đình này. Chị Thu Cúc lại than phiền, chẳng rõ ông bà Đức Cường xưa ăn ở ra sao mà cứ như thể trời phạt, mới có mấy năm đã lụn bại tan tác hết cả. Ông bà Đức Cường mất đi, hai người con thì như vậy. Thôi thì người chết đi đã an bài, giờ còn người sống. Nếu tôi không cứng rắn để mặc con Ngọc Lan ở với má nó mãi, rồi đến ngày nó cũng sẽ ngơ ngẩn như má nó bây giờ đấy. Mọi người thấy có nguy hại không. Nhận thức không đầy đủ, hành động nông nổi của anh Thịnh đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đến như vậy.
Nghe chị Thu Cúc nói thật tàn nhẫn, Nam gay gắt bật lên thành lời.
- Chị Thu Cúc ơi là chị Thu Cúc! Chị lầm lẫn mất rồi. Chính chị mới là người nhận thức không đầy đủ. Chị bắt con Ngọc Lan sang Mỹ là sai lầm nghiêm trọng. Với Thương Huyền, chị không thể tính toán bằng lợi nhuận. Thương Huyền đã phải chịu cảnh không còn nơi bám víu. Có ai mà chịu nổi mới mấy năm, bố mất, mẹ mất, anh trai mất, niềm tin còn lại duy nhất của cô ấy chính là con Ngọc Lan thì chị lại đưa nó đi sang Mỹ làm sao cô ấy chịu nổi.
- Cậu nói lạ, đi Mỹ bây giờ nhiều người mơ không được. Chị Thu Cúc nói, cậu làm như tôi bắt con Ngọc Lan đi tù không bằng. Nó mà ở với má nó thì bây gìơ cũng phát điên như má nó rồi.
- Chị không thể nói con Ngọc Lan ở với má nó là có lợi hay có hại. Có những chuyện bình thường với người này, nhưng lại không bình thường chút nào với người khác. Chị không hiểu Thương Huyền, không một ai hiểu Thương Huyền.
- Cậu chỉ nghĩ một chiều bênh vực cho cô ấy- Chị Thu Cúc nói- Tôi còn lạ gì tính đa sầu yếu đuối tiểu tư sản của Thương Huyền. Nếu biết nghĩ, lẽ ra cô ấy phải vui vẻ mà sống cho con Ngọc Lan có chỗ dựa. Đằng này cô ấy cứ ngẩn ngơ, ngơ ngẩn. Thôi, dù sao mọi chuyện cũng đã qua. Má tôi cũng mất rồi. Anh Thịnh cũng mất rồi. Giờ có nói cũng chẳng giải quyết được chi. Duy nhất còn cô Thương Huyền bệnh tình ngơ ngẩn như thế, nhìn thấy cô ấy là tôi vừa thương lại vừa tức. Nếu nhận thức đến nơi đến chốn, tư tưởng khỏe mạnh thì đâu đến nỗi. Con Ngọc Lan và em nó ở bên Mỹ sướng như ông hoàng bà chúa. Nghe nói con Ngọc Lan lại sắp lấy chồng ở bên đó. Nhiều người mơ sang Mỹ mà không được. Rõ sướng mà không biết hưởng thụ.
Ngoài cổng có tiếng còi xe tu tu.
- Có xe đến rồi, mời cả nhà lên xe, chồng chị Thu cúc nói.
Chị Thu Cúc đứng dậy đến bên mẹ Nam than phiền.
- Các cô, các cậu ấy bây giờ chẳng quan tâm chi đến những việc lớn lao, cứ quẩn quanh ba cái chuyện tình cảm sướt mướt mệt quá. Cô thấy không, ai cũng nhận thức đầy đủ như đại tá Hoàng Kỳ Trung nhà cô thì đất nước này đã tiến xa. Cháu đang định chờ công việc thư thư cũng muốn ra Hà Nội ít ngày. Năm nào cũng dự định đi nhưng công việc chồng chất không sao đi được.
Mọi người lên xe lao ra phố. Vợ chồng chị Thu Cúc dẫn đoàn khách vào nhà hàng Thủy Tiên.
- Đây là nhà hàng nổi tiếng của thành phố này đấy, chị Thu cúc giới thiệu.
Tiếp viên nhà hàng đôn đảo mở bia, nước ngọt mời khách, Nam nhìn Vương và mọi người mặt ai cũng buồn rượi. Tình thế xảy ra quá bất ngờ, không ai nói được nửa lời khi nghe Chị Thu Cúc nói chuyện. Lúc này Nam mới để ý tới chồng chị Thu Cúc, anh có nước da đen xạm, môi thâm sì, mặt săn sắt, miệng nhỏ, mắt luôn quan sát nhưng lại im lặng không nói gì. Chắc chắn anh là lính ở rừng bị bệnh sốt rét năm xưa, hoặc phải chịu chui rúc nằm hầm bí mật nhiều năm. Anh chỉ quen vặn hỏi người khác.
- Các cậu quen cô Thương Huyền từ bao giờ? Anh ta bất ngờ hỏi Vương.
- Từ hồi chiến dịch Mậu Thân 68. Vương nói.
- Kể cũng tiếc cho Thương Huyền, cô ấy không giữ được mình để kẻ thù quyến rũ bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng trong chiến tranh tránh sao khỏi lỗi lầm. Một tiểu thư có học như Thương Huyền lại là con gái của nhà thương gia nổi tiếng nhất vùng này, cô ấy thuộc diện hàng độc, vừa có học lại tài sắc hơn người, đó là một trong những đối tượng được tổ chức chúng tôi ngày ấy chú ý nên mới tin tưởng giao nhiệm vụ cho cô ấy vào sở Mỹ. Tất nhiên người mai mối giới thiệu cô ấy cho tôi chính là má của Thu Cúc. Các cậu ở ngoài ấy vào trong ni chịu đói khổ ở trên rừng năm phần thì những người hoạt động ở vùng địch chúng tôi nguy hiểm mười phần. Nói để các cậu biết má Thu Cúc chính là cơ sở hoạt động cách mạng tin tưởng nhất của chúng tôi. Không phải kể công, nhưng cô Thu Cúc được nguyên vẹn như ngày nay là do tôi và má cô ấy bố trí để cô ấy lên rừng chứ không bây giờ chả biết thế nào. Chiến tranh người sống kẻ chết, người may mắn kẻ rủi ro cũng là lẽ thường tình.
Chị Thu Cúc muốn ngắt lời chồng, rót đầy bia vào các cốc đứng dậy hào hứng nâng cốc mời mọi người.
- Hôm nay được đón hai cô và các cậu ngoài đó vô thăm, thay mặt gia đình tôi xin nâng cốc chúc sức khỏe mọi người. Chị Thu Cúc nói, tôi thực sự rất tiếc cho cô Thương Huyền không vượt qua được thử thách khắc nghiệt của cuộc chiến tranh cách mạng vĩ đại này. Tôi nghĩ, đấy chính là cái giá phải trả cho những ai không có lập trường tư tưởng vững vàng. Nhưng dù sao đối với Thương Huyền, tôi là người hiểu rõ cô ấy hơn ai hết. Tôi đã trực tiếp đề nghị cấp trên khôi phục danh dự xét tặng huân chương cho cô ấy. Tôi nghĩ có công là có thưởng mà có tội là chịu phạt, ta phải sòng phẳng chuyện này. Có điều bây giờ cô ấy bệnh tật thế. Hoàn cảnh của cô quá éo le không dễ gì mọi người thông cảm đối với những cô gái đã có con với Mỹ.
- Nhưng dù sao cô Thương Huyền đã lập công lớn giết được tên cố vấn Mỹ, anh chồng chị Thu Cúc nói, thật đáng tiếc, ngay sau đó lại thối chí, bỏ hết mọi nhiệm vụ, sống buông thả đến nỗi có con với cả với Mỹ.
- Không ngờ là sao, cô ấy đẹp như thế, lại sống xung quanh bầy quỷ ai mà giữ được. Cô Cam nói, chỉ băn khoăn cô ấy có làm gián điệp hại cách mạng không? Đến như bộ đội chính quy miền Bắc vào chiến trường có khối kẻ cũng chỉ ăn hại chứ đánh đấm được trận nào, đến mặt mũi thằng địch cũng chẳng biết nó dài ngắn ra làm sao.
- Cô nói đúng, chị Thu Cúc cười đắc ý, cháu nói hai cô đừng giận, lính miền Bắc như cậu Vương đây thí tuyệt vời rồi, nhưng cậu Nam thì quả là cần xem lại lập trường tư tưởng, sống buông thả lắm. Nếu tôi và Đại tá Trung không kiên quyết thì hậu quả bây giờ chẳng biết ra sao.
Lời kết tội bất ngờ của chị Thu Cúc làm mọi người ngồi ngây ra, biết chị Thu Cúc hiểu lầm Nam mà không ai muốn thanh minh nửa lời bởi Thương Huyền lúc này đã điên dại, con Ngọc Lan đã bị chị Thu Cúc đưa sang Mỹ.
Chuyến đi nhận con của Vương thất bại, không ai còn muốn thăm quan du lịch nơi nào. Cô Cam mãi tới khi ra về mới bất ngờ hỏi bâng quơ:
- Con Ngọc Lan đi Mỹ về, biết đâu sau này nó lại tìm về làng Đoài mình.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Dưới Chín Tầng Trời
Dương Hướng
Dưới Chín Tầng Trời - Dương Hướng
https://isach.info/story.php?story=duoi_chin_tang_troi__duong_huong