Người Về epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 26 -
ưới cùng là nét chữ ký thảo quen thuộc của cha nàng. Nàng cầm lá thư mân mê, ngồi ngẩn ngơ ở bàn học như xuất thần hồi lâụ Ðọc lá thư của cha, nàng đã rõ sự thể. Thì ra bà Phương đã gửi thư nói cho cha nàng hay, việc nàng xin vào ở ký túc xá, và cha nàng đã trả lời rằng không ưng như vậỵ ông lại nhờ bà Phương răn bảo nàng: cứ ở nhà bà mà đi học. Duy có một câu, khiến nàng thắc mắc, suy đoán không ra:
- “về lời nghị ước hôm nào, thì mong rằng cứ giữ nguyên ý cũ, đừng bàn đi tính lại thêm nữa”.
Cha nàng muốn nói gì trong câu đó? “Lời nghị ước hôm nào” là do ai đã bàn tính, thảo luận với ai, mà đi đến “một nghị ước”? “Nghị ước đó là gì?
Lòng đầy nghi hoặc, nàng đứng dậy, cầm phong thư đến bên giường, khẽ gọi bà Phương:
- Thưa bác, con muốn hỏi chút!
Bà bừng tỉnh, kêu “hử” một tiếng, rồi quay mình ra hỏi:
- Cháu xem thư chưả
- Dạ xem rồị
Và nàng đưa ngón tay tròn lẳn như búp măng, trỏ vào hàng chữ trong thư, hỏi với giọng buồn buồn:
- Chỗ này thì cháu không hiểu gì cả. “lời nghị ước trước đây” là thế nàỏ Vì sao lại nói “cứ giữ nguyên ý cũ? ”
Bà Phương ngẩn ngây chốc lát, rồi gượng nụ cười nhẹ:
- Ðiều này thì cháu ... thì cháu chưa hiểu được. Cố nhiên, đây là điều mà ba cháu với bác đã bàn luận toan tính, vào cái hôm ba cháu về Ðài Bắc dự lễ Quốc Khánh Song Thập.
Nàng níu lấy, hỏi gặng thêm:
- Bác với ba cháu bàn luận chuyện gì? Toan tính việc gì? chuyện gì mà bí mật đến nỗi phải dấu cả cháủ
- Có gì mà phải dấu diếm đối với cháủ
Bà Phương vươn mình ngồi dậy nói tiếp:
- Thì cũng không ngoài những chuyện có liên quan đến nếp sống hàng ngày của cháu ở đây, và vấn đề học hành của cháụ Chẳng hạn, cháu đã ở đây với bác, thì bác phhải phụ trách việc chăm sóc, lo liệu mọi thứ cho cháụ Ðại khái chỉ là vậy, nhưng bác với ba cháu đã bàn luận về từng chi tiết tỉ mỉ ... cho chu đáo cẩn thận.
- Ngoài ra, không bàn đến chuyện gì khác nữả
- Không.
Thanh Thanh đem lá thư đến bàn học, bỏ đó, rồi quay trở lại giường. Nàng ngồi trầm ngâm, chép miệng thở dài:
- Thế thì chuyến này kế hoạch sống trong ký túc xá, cháu đành phải gác bỏ?
- Gác bỏ là cái chắc!
Bà Phương bỗng bật cười, đắc ý lộ ra mặt:
- Bác viết thư cho ba cháu là để ba cháu hồi thư răn giữ cháu lại, vì bác sợ cháu không chịu nghe lờị
Nàng không nói gì thêm, nằm dài xuống giường, đôi mắt lơ đãng, nhìn lên dỉnh màn. Bà Phương đưa tay vỗ vỗ vào cánh tay nàng:
- Này Thanh cháu! Ðừng ngủ vội, dể bác còn hỏi cháu chuyện nàỵ
Nàng lật mình, quay nhìn bà:
- Cháu chưa ngủ đâụ Còn chuyện gì bác cứ hỏỉ
- Trong buổi dạ vũ vừa rồi, cứ như cháu thấy, thì con Hoa có bị điều gì uất ức không?
Nàng suy nghĩ rồi đáp:
- Cháu nghĩ rằng không có gì cả. Bởi vì cháu thấy mọi hành động cử chỉ của Hoa đều tự nhiên.
- Thật không có điều gì?
- Quả thật không có.
Bà Phương cười nhẹ một tiếng:
- Cháu trả lời như thế, thật quá khẳng định. Cứ như cháu kể lại, bác thấy nhà họ Trần hôm nay thật có điều sơ sót đáng chệ Cha mẹ thằng Quốc đã có mặt trong buổi dạ vũ thì đó phải coi là vì đón tiếp con Hoa mà tổ chức cuộc vui này! Và ông bà ấy không nên để con bé bị “bỏ quên” như thế.
- Cháu thấy ông bà ấy quả không cố ý như vậy, tuyệt đối không.
Bỗng bà Phương hỏi lại một câu thật sắc bén và đột ngột:
- Nếu đặt cháu vào địa vị con Hoa, cháu có chịu nổi chăng?
Thanh Thanh giật mình áy náỵ Nàng không ngờ bà lại đặt một câu hỏi nặng nề như vậỵ Nhưng nghĩ lại, nàng cũng cảm thông nỗi lòng e ngại của bà. Nếu quả nhà họ Trần có ý lạnh nhạt với Uyển Hoa, thì với bản tính nóng nảy bướng bỉnh. Uyển Hoa phải cắt đứt liên lạc tình cảm với Kiến Quốc.
Chuyện đó, bên ngoài có vẻ không dây dưa gì đến Thanh Thanh. Nhưng hôm nay nàng có dự vào cuộc khiêu vũ mừng sinh nhật của Kiến Quốc, mà bà Phương hỏi với giọng điệu áy náy vừa rồi, thì dường như bà nghi ngờ nhà họ Trần sở dĩ đổi thái độ, là vì có Thanh Thanh chen chân vàọ Thanh Thanh nghĩ mình bị oan uổng quá. Nàng phải nói thêm cho bà Phương rõ:
- Sau đó, Kiến Quốc đến hỏi chuyện cháu, thì cháu không hỏi han chuyện trò gì với hắn nữạ
Bà nhìn nàng chăm chú hỏi:
- Như vậy là cháu tức giận thay cho con Hoa, và “trả đũa” giùm cho nó?
Nàng còn chưa hết buồn bực, đáp:
- Ðương nhiên, bác có thể đoán như vậỵ
- Nếu vậy, phải chăng cháu còn vì một lý do nào khác nữa!
Nàng đỏ mặt, lắc đầu không đáp. Bỗng bà Phương khẽ dí ngón tay vào bên má nàng:
- “Mày” là một đứa con gái trời sinh ra không phải để nói dốị Hãy cứ thực thà, có chuyện gì kể hết cho bác nghe đi!
Nàng giả bộ giận dỗi:
- Cháu không hé môi nói gì, thì bác căn cứ vào đâu, mà bảo cháu nói dốỉ
- Ngậm miện không rỉ răng, mà cũng có khi có nghĩa là ... nói dối! Cháu có dám nói quyết rằng thằng Quốc không hề có ý tán tỉnh theo đuổi cháu chăng?
- Tuyệt đối không có!
Nàng lớn tiềng phủ nhận, đôi má nàng đỏ lên rần rần:
- Hắn thật sự nhất tâm, nhất trí yêu thương Uyển Hoa,
Bà tiến thêm bước nữa, hỏi thật sát nút:
- Nhưng nói giả tỷ: nếu hắn thay lòng đổi ý, theo đuổi cháu, thì saỏ
- Bác tưởng cháu thèm để ý đến hắn saỏ
Nàng thầm cảm ơn bà, đã cho nàng có một dịp để bộc bạch tâm sự của mình:
- Ðừng nói vì có Uyển Hoạ Dẫu hắn chưa hề làm quen với cô gái nào, mà hắn tán tỉnh cháu đi nữa, cháu cũng không ngó ngàng đến cái hạng con trai “thấy mới quên cũ” như thế. Ai mà thèm?
Bà nghe nàng nói thế, liến níu lấy hỏi:
- Cứ như cháu nói, thì thằng ấy đã thay lòng đổi ý rồi phải không?
- Cháu thấy hắn chưa hề như thế.
Trầm ngâm một lát, nàng nói thêm:
- Có điều là ... Uyển Hoa cũng nóng nảy thái quá. Kiến Quốc cố chấp tìm Hoa, nhắn hẹn với Hoa, và cô ấy một mực ngoảnh mặt không thèm cho gặp. Có lúc, cô ấy còn khiến cho hắn ê mặt đau lòng nữa, bác à! ...
Nàng bỗng đổi giọng như năn nỉ:
- Bác nên khuyên nhủ Hoa đị Hắn với Hoa thật là một đôi lý tưởng. Ðã đến nỗi nào, mà Hoa làm cho tình thế “găng” quá như vậỷ
Bà Phương nghe đến đây bật lên cười khúc khích, rồi đưa ngón tay quệt vào bên má của nàng:
- Cái con cù lần này! Mày khuyên tao làm thế, thì mày còn ngây ngô ngốc nghếch lắm cháu ơi! Có đời thửa nào, con gái và bạn trai của nó gấu ó khi dỗi nhau, mà mụ mẹ lại khuyên con gái hạ mình xin làm hòa trước?
- Thật ra, đây chẳng phải một sự hạ mình ...
Nàng nghiêm trang bảo bà:
- Con người cư xử với con người, gặp lúc trục trặc lỡ làng, thì nên nhường nhịn lẫn nhau, mỗi bên một chút. Ðến hàm răng, cái lưỡi, thân thiết với nhau là vậy, mà còn có lúc răng cắn phải lưỡi nữa là?
- Cháu nói điều này rất đúng!
Bà Phương gật đầu khen nàng, rồi tiếp:
- Chỉ có điều là tính con Hoa, nó không như nhiều người khác. Một khi uất giận, là nó phát sùng, sửa phạt thẳng tay! Có khi nó hờn dỗi cả với bác nữa lận!
Lâm Thanh Thanh cố ý nói khích bà một câu:
- Thế, bàc không muốn khuyên nhủ hai người làm hòa, có lẽ vì bác sợ Hoa giận dỗi bác?
- Ðiều đó không thể xảy rạ Nhưng điều cốt yếu là bác mong cho chúng nó sẽ tự động hòa hảo với nhaụ Mặt khác, từ trước đến nay, sự tình vui buồn mừng giận giữa chúng nó như thế nào, bác không được rõ.
- Thật ra, bác cũng chẳng cần phải lên tiếng khuyên hai bên nên như thế nọ, hoặc nên như thế kiạ Bác chỉ ra ý ngầm cho Hoa hiểu về cách cư xử hợp lý ở đời, là Hoa hiểu ngaỵ Hoa rất thông minh tinh ý mà!
Nỗi buồn của bà Phương tiêu tan quá nửa, sau khi nghe những lời chân thành của Thanh Thanh. Bà thầm nghĩ: “con bé này không hề giả dối, tính nó trung thực đáng khen. ít nhất, nó cũng không phải lòng thằng Quốc đâủ ”
Tuy nhiên còn một vấn đề vẫn khiến bà thắc mắc:
- Thế nàỏ ông bà Tường tỏ ra rất tốt với cháu, tiếp đãi nồng hậu ân cần quá, phải không?
- ông bà ấy rất trang trọng ân cần tiếp đãi cháu rất thân thiết. Nhưng như bác mới nhận định đó, ông bà ấy làm vậy là sai bởi vì người khách chủ chốt cuả buổi dạ hội phải là Uyển Hoa!
- Bác nói thật đấy, hiện bác đang lo ngại con Hoa nó buồn bực uất ức.
Nói rồi, bà Phương im lặng suy tự Thanh Thanh cũng đã mệt, nên im lặng theo, để đi vào giấc ngủ. Vừa vặn lúc đó chuông đồng hồ điểm hai giờ sáng ...
Người Về Người Về - Quỳnh Dao