Người Bình Xuyên epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 26 - Tới Bến Tre Ba Dương Tử Trận
ầu năm 1946, Ba Dương triệu tập hội nghị tại Rạch Su trình bày việc đưa quân xuống tăng cường chiến khu Bến Tre, tiếp cứu mặt trận An Hóa – Giao Hòa bị Tây uy hiếp nặng.
Theo lệnh Khu trưởng Nguyễn Bình, Ba Dương chỉ thị cho các bộ đội chọn đơn vị có thành tích lập liên quân đi Bến Tre. Đích thân ông chỉ huy đại đội Tân Thuận trong chuyến đi này.
Năm Hà được giao trọng trách thủ trại.
Bây nhờ nhằm cuối tháng chạp, Tết cũng gần kề. Nhiều người ngại đánh giặc trong mấy ngày giáp Tết, nhưng không ai dám nói ra.
Tại Nhà Tròn, xã An Thới Đông, các cánh quân Nhà Bè, Tân Thuận, Tân Quy, Thủ Thiêm tổ chức ăn Tết trước đồng bào ba ngày. Đây là một cái Tết khó quên giữa sông cái mênh mông và rừng xanh chằn chịt. Khung cảnh giống hệt vùng Lương Sơn Bạc.
Tám giờ đêm 30 Tết, tất cả vượt sông Soài Rạp, theo vàm Bao Ngược tới đóng quân ở xã Tân Dân trước bốn giờ sáng mùng một Tết Bính Tuất. Vừa đi vừa đánh tạo khí thế. Cánh Nhà Bè đánh Cần Giuộc, cánh Tân Thuận đánh Cần Đước, cánh Tân Quy đánh Chợ Trạm. Ngày hôm sau, các cánh tới Bình Phục Nhứt trong quận Chợ Gạo. Dù mệt nhoài anh em vẫn đào công sự phục kích địch trước khi hành quân vô tỉnh Bến Tre. Nhưng đến bờ Nam Cửa Tiểu thì được tin mặt trận An Hóa Giao Hòa đã mất. Bộ chỉ huy quyết định kéo qua xã Châu Bình đánh đoàn tàu ghe thực phẩm. Ba Dương đích thân chỉ huy cánh quân Tân Thuận phục kích tại ngã ba Giồng Trôm, sau đó rút về xã Bình Khương. Mối quan tâm của Ba Dương là lập liên quân.
Khi kéo đại bộ phận xuống Gò Công gặp bọ đội Hai Lung, Ba Dương đề nghị thống nhất lực lượng. Hai Lung là con nhà giàu làm nghề lưới biển bị phá sản. Đang học ban tú tài, anh xin qua học trường Bá nghệ để sớm đi làm kiếm sống. Tốt nghiệp, anh bị bắt đi hạ sĩ quan trong đại đội 7 lính thợ pháp thuộc địa (ème Compagnie d’Ouvriers d’Artillerie Coloniale – COAC). Đến lúc Nhật đảo chánh Pháp, Hai Lung trốn về Gò Công và được giao chỉ huy quân đội Cộng hòa tự vệ, lực lượng trên ba trăm quân. Anh rể Hai Lung là Maurice nhắn Hai Lung về giữ chức phó tỉnh trường, nhưng Hai Lung viết thư nói rõ mỗi người một mặt trận. Đất ai nấy giữ. Đơn vị của Hai Lung có điểm đặc biệt là bộ ba chỉ huy đều là cựu học sinh trường máy do Tây đào tạo, đó là trường Kỹ nghệ thực hành. Hai chỉ huy phó của Hai Lung là Ba Trứ và Ba Hậu.
Tới Bình Đại, Ba Dương triệu tập hội nghị bàn về phối hợp lực lượng giải giới Đệ tam sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp đã có hành động quân phiệt làm nhân dân ta thán. Đến dự có Hai Lung, Trương Văn Giàu, Bùi Sĩ Hùng. Trương Văn Giàu là chỉ huy Cộng hòa Vệ binh, Bùi Sĩ Hùng là sinh viên y khoa. Đang hội nghị tại Giao Hòa thì nghe tin Tây sắp tấn công. Hai Lung dàn quân nghênh chiến, còn Ba Dương rút qua sông Ba Lai đóng tại Châu Phú theo kế hoạch đã định.
Hai chiếc Xpít-phai (Spitfire) lên bắn phá dọn đường cho bộ binh. Trong lúc chưa đào phòng tuyến, Ba Dương chạy ra cây rơm sau nhà trú quân. Ông xoay quanh cây rơm vừa tránh đạn vừa ra lệnh cho đơn vị tản khai. Không may trúng đạn tử thương. Cái chết bất ngờ của Ba Dương khiến lực lượng Bình Xuyên trên đường hành quân xa phải quay trở về.
Ăn Tết được vài ngày, Năm Hà đang ở Tam Thôn Hiệp thì trình sát thuộc đại đội 2 chi đội 3, tốc xuồng về báo tin buồn: “Anh Ba Dương tử trận ở Bến Tre rồi anh Năm ơi!”. Tin như sét đanh bên tai khiến mọi người bàn hoàng. Năm Hà nhớ lại ngày ra đi, anh Ba dặn riêng: “Chú phải giữ kỹ anh em, đừng để chúng xách súng đi lung tung. Bây giờ mình là bộ đội cách mạng rồi”. Càng suy ngẫm, càng thương tiếc không nguôi…
Người Bình Xuyên Người Bình Xuyên - Nguyên Hùng Người Bình Xuyên