Những Bức Thư Từ Thế Giới Bên Kia
ức thư thứ nhất
Bạn Slepen thân mến!
Tôi đã chết rồi vẫn chả được yên. Muốn kêu lên: "Đủ rồi, hãy chôn cất tôi nhanh lên!..."
Nhưng tôi đã không thể kêu lên, nên không ai có thể nghe thấy, tôi nín thinh.
Trong nhà xác nhiều người như tôi. Một số đang đợi người ta đến tìm họ rồi mai táng, số khác – sẽ đưa lên phòng giải phẫu, còn số thứ ba - đợi người ta đến nhận. Giữa những tử thi khác nhau, ba người này làm tôi chú ý.
Người thứ nhất không ngừng cười, người thứ hai luôn khóc và người thứ ba đang trầm tư mặc tưởng.
Tôi bước đến người đang cười:
- Ngài yên nghỉ kính mến, đề nghị ngài bỏ quá cho. Ngài hãy cho biết, vì sao ngài luôn luôn cười?
Người chết hai tay ôm bụng thở hổn hển, cười rộ như cỗ máy được khởi động, thậm chí không nói được nên lời. Từ đôi mắt ông những giọt lệ lăn xuống, rồi ông mới kêu lên: "Ôi, tôi không thể!"... Lạy chúa, hiện giờ tôi bất tỉnh..."
Trời, tội nghiệp, người chết bất tỉnh!
Thế nhưng qua những tiếng cười, ông đã kể một cách đứt quãng cho tôi câu chuyện của mình:
- Hình như không có gì đáng cười. Vào buổi chiều lúc tôi sắp chết, tôi cùng vợ đi xem hát. Đã lâu nàng khẩn khoản: "Chúng ta đi xem kịch! Xem hài kịch! Đi tiêu khiển! và tôi mua hai vé xem hài kịch. Chúng tôi đến nhà hát thành phố. Khi màn vừa được kéo lên chúng tôi đã bắt đầu cười. Vở kịch rất lý thú. Thật nực cười đến nỗi suýt nữa chúng tôi chết vì cười. Nhưng lạ thay: ngoài vợ chồng tôi, trong rạp không ai cười. Ngược lại, nhiều người khóc. Đến giữa cảnh ba chúng tôi vẫn cười, những người kia nước mắt lã chã khôn cầm.
Thế rồi một khán giả nói với tôi:
"Quý ngài, đề nghị các vị yên lặng"
Lúc ấy vợ tôi lanh chanh nói:
"Thế tại sao không cho chúng tôi cười, vì đồng tiền của mình? Phải chăng chúng tôi không trả tiền".
"Để đến xem hài kịch", tôi tiếp lời ủng hộ phu nhân.
"Hài kịch nào!... Chính đây là bi kịch!"
Chúng tôi khẳng định "Hài kịch", còn họ – "Bi kịch".
Người ta kêu lên chúng tôi "Đồ thộn"... Chúng tôi đả lại "Đồ ngố rừng! Hãy ngồi xem hài kịch - đừng khóc rống lên thế!"
Để nhận rõ, chúng tôi nhìn vào áp phích. Ở đó đề rõ ràng: bi kịch!...
Tôi đã lầm lẫn mua vé xem bi kịch. Còn chính tôi và vợ cho rằng có nghĩa vụ cười.
Lúc đó nhà phê bình sân khấu đã can thiệp vào cuộc tranh cái giữa chúng tôi.
"Cả hai bên đều đúng, - ông nói. - Ông bà đã trả tiền và muốn vui chơi – bù lại chi phí của mình. Ông bà đã quyết định điều này vào chính lúc trả tiền vé. Còn những khán giả kia đã đến xem buổi diễn và đổ nước mắt, cũng đã trả tiền và cũng bù lại chi phí bỏ ra. Họ sớm quyết định khóc và họ khóc thoả thuê. Cả ông bà cười, lẫn họ khóc không do những gì diễn ra trên sân khấu. Nếu như thậm chí người ta không diễn trò gì, hoặc ngay cả khi màn đã hạ và chỉ mới nhẹ nhàng lay động vì gió, thì một số vị đã cười ran, còn số kia lau nước mắt. Vậy sự thể chính ra sao? Vì đến xem kịch vui của tác giả chúng ta, họ nói "Tôi là thằng ngu, đã ngồi mất ba tiếng đồng hồ trong phòng ngột ngạt" còn trong buồng chật cứng, nơi diễn kịch đa cảm, liệu khán giả có cười đứt ruột không?
Tôi muốn được biết, liệu ai đó khi xem vở diễn của tác giả hài kịch đã bật cười, nếu như cần trả tiền vé sau buổi diễn, chứ không phải trước đó!"
- Bây giờ ông hiểu vì sao tôi cười rồi chứ? – Người chết đã kết thúc câu chuyện của mình, cười sặc sụa và thốt lên: Ôi, tôi chết!... Nào những người này là những thằng gàn dở! Đến nay người ta cười sau vở hài ngộ nghĩnh này. Kha-kha! Khi-khi! Kho-kho!
Sau đó tôi bắt chuyện với người chết luôn luôn khóc.
- Tôi hiểu, vì sao ông khóc! – Tôi mở đầu. – Có lẽ trước lúc chết ông muốn xem bi kịch mà đã rơi vào hài kịch...
- Ông đoán không đúng đâu - ông ta trả lời, thở dài, lau nước mắt và khịt mũi. – Sinh thời tôi là người đọc báo "Con đường đúng đắn". Một lần trên báo đó đã đăng bài dưới nhan đề "Tổn thất vô cùng lớn lao" về việc từ trần của một người rất quan trọng và đáng kính nào đó. Trong đời tôi, tôi chưa đọc bài nào buồn thảm hơn. Mỗi từ gợi ra những dòng nước mắt. "Ngài sống vĩnh viễn", "Loài người sẽ không bao giờ quên ngài, những chiến công của ngài đối với chúng ta..." – Những câu như vậy nói về người quá cố. Cuối cùng, đọc xong bài báo, tôi bổ thẳng đến toà soạn, tìm nhà báo và nói với anh ta:
- Nếu như tôi biết rằng sau khi chết, tôi được dành cho bài điếu văn tương tự, tôi đồng ý chết ngay.
"Về việc đó ông đừng băn khoăn. Gì mà chả sáng tác được, tất cả là do ông trả tiền như thế nào!"
Tôi đã đưa ông ta số tiền đúng theo ông đề nghị.
Đôi mắt người chết đỏ lửng, sưng lên vì nước mắt. Tôi toan an ủi ông.
- Tôi không khóc thế nào được, - ông nói, thế là tôi đã chết, nhưng đến đôi dòng về tôi nhà báo này cũng không viết. Bực mình thật...
- Thế người qúa cố này là ai?
- Tôi không biết – người chết trả lời, nuốt nước mắt.
- Tôi không quen biết ông ta... – Nhưng người ta viết bài điếu văn rất xúc động như vậy...
- Thế bây giờ ông khóc làm gì, ông chết rồi!
- Sao tôi lại không khóc? Tôi đã trả tiền, nhưng trên báo không có từ nào về tôi. Đến giờ bài điếu văn từ báo "Con đường đúng đắn" cứ luẩn quẩn trong đầu. Tôi cứ hơi nhớ – thì nước mắt lại ràn rụa.
Cuối cùng tôi bước đến người chết thứ ba luôn đắm chìm trong trầm tư mặc tưởng.
- Ông bỏ quá cho, tôi nói với ông ta, - từ lúc tôi ở đây ông luôn nghĩ về điều gì đó. Rất thú vị được biết ông đang nghĩ gì?
- Tôi không thể quyết định, tôi là ai – con người hay không phải con người!
- Sao có thể lầm lẫn được!... Tất nhiên là con người!
- Tôi cũng cho là như vậy. Nhưng không thể chứng minh được cho ai. Này ông nghe đây. Bao lâu chúng ta ở đây không kêu lên mà cũng không gào thét, người ta ở đó, trên mặt đất không nghe được tiếng thét của chúng ta và không hiểu, vì rằng chúng ta có giọng chết, lời chết! Những người sống không hiểu tiếng của người chết. Thường trên mặt đất có những người sống không hiểu những người sống. Một số kêu gào, la hét, khóc lóc, nhưng tiếng nói của họ không tới được! Chẳng rõ những người này sống hay không sống, họ chả khác gì chúng ta. Trong đời sống, đáng rủa này vào những ngày thông thường, người ta không coi họ là con người. Người ta chỉ chú ý đến họ khi nào cần để họ thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, còn việc này thường có ở bản kê khai dân số, trong cuộc vận động bầu cử, khi đánh thuế má, khi gọi thường kỳ vào quân đội. Phải chăng trên thế gian nhiều người có thể tự hào tuyên bố: "Vâng, tôi là con người?..." Trong cuộc sống của chúng ta tất cả đều ước lệ. Là con người – nghĩa là sống theo tình người và cảm nhận mình là người. Bất kỳ ở đâu người ta cũng hỏi một cách miệt thị: "Phải chăng anh là con người?" Như vậy tôi đã không thể trả lời câu hỏi này, vì rằng trong cuộc sống tôi đã làm việc nhiều, cố gắng đảm bảo tồn tại cho mình nên không có thì giờ để ngẫm nghĩ, tôi là người hay không – Lạy thánh Ala, bây giờ chết đi tôi mới có đủ thì giờ, để suy nghĩ, sinh thời tôi đã là con người hay không.
- Thế ông đã tìm ra câu trả lời sau khi trầm ngâm suy nghĩ quá lâu?
- Chưa, đến giờ tôi còn suy nghĩ kỹ vấn đề này. Quả nếu tôi là con người, đã sống theo tình người, xung quanh nghe được tiếng tôi. Đồng thời nếu như tôi không là con người, thì người ta không đòi hỏi tôi thực hiện đủ thứ nghĩa vụ, đóng thuế, hoàn thành những nhiệm vụ khác nhau, không được săn lùng phiếu bầu của tôi.
Nghe người chết, tôi cũng đâm nghĩ ngợi. Chúng ta là những sinh vật, trong cuộc sống không thể bắt những người khác nghe tiếng nói của mình. Những bài ca của chúng ta nín lặng.
Phải chăng như vậy, Slepen thân mến! Cảm thấy anh cũng nghĩ ngợi đọc xong thư này. Cả anh, có thể đã mua vé, cười xem bi kịch, vì rằng anh đã trả tiền và để bù lại chi phí của mình. Có thể cả anh nhỏ nước mắt trên bài báo điếu tang xúc động, viết nhân cái chết của một con người anh hoàn toàn không biết. Anh hãy thông báo rằng tôi đã chết cho những người đã thoá mạ tôi khi còn sống, ngoài ra cứ để họ vui sướng.
Chúc anh hạnh phúc và dồi dào sức khoẻ.
Bạn của anh
Mertvưi Osel
Bức thư thứ hai
Slepen thân mến!
Anh biết, khi chúng ta đi lại trên mặt đất, tôi dễ tính. Tôi có thể nằm và ngủ ngon nơi tôi rơi vào. Xem thường những gì ngày nay cho anh được buông thả, có đặc quyền của số ít người được ưu đãi.
Anh nhớ chứ, Slepen thân mến, nơi ấy, trên mặt đất có thể từ chối cái gì đó không cho xâm nhập vào chúng ta!
Tôi đã ngủ thiếp đi bất kỳ nơi nào tôi ngả lưng: ở nhà hoặc ở khách sạn, trong chăn đệm hoặc trên đống gỗ, ở đồng bằng hay trên đồi, cả trong tù. Tôi có thể viết ở bất kỳ nơi nào: trong quán cà phê hoặc ở nhà, tại bàn làm việc văn phòng, hay trên đầu gối...
Có những người với tính cầu kỳ khó giải thích. Tôi biết một cô gái dáng đàn ông ở tiệm nhảy. Vì uống quá say, cô ta với đôi mắt đẫm lệ nói với tôi: Suốt đời tôi chỉ mơ ước có một điều là một người đàn ông nào đó tặng tôi hoa! Tôi đã nhận nhiều quà tặng, tiền, nhưng không ai không khi nào gửi cho tôi một bông cẩm chướng!"
Và còn nữa, tôi biết một người đã ngủ qua đêm trên đệm lông tơ trong khác sạn sang nhất, nhưng lại nói rằng đã không ngủ đẫy giấc vì không có chăn điệm tiện nghi. Chính tôi có thể ngủ ngon ngay cả trên tấm gỗ, có đóng đinh giống như nhà ảo thuật Ấn Độ.
Những người gây cho tôi ngạc nhiên là những nô lệ thói quen của mình. Chẳng hạn như buổi tối tôi cùng người bạn đang xem kịch trong nhà hát. Đột nhiên giữa hồi kịch anh ta nói với tôi:
- Chúng ta đi mau lên!
- Việc gì vậy? - Tôi sợ hãi.
Hoá ra anh bị rối loạn tiêu hoá. Và nhất thiết phải trở về nhà mình, vì rằng anh không chịu đựng được những nhà vệ sinh của người khác. Thế là nửa đêm chúng tôi lao vội ra taxi, vì rằng nhất thiết phải có cho anh ta cái mà anh ta quen!...
Đúng, Slepen thân yêu, cõi trần của chúng ta đã sắp xếp như thế đó, thứ gì không có nào!
À còn chúng ta? Mọi thứ cho ta đều rẻ như bèo, chúng ta không thông thạo cả bộ quần áo véc, lẫn phòng ở, cả căn hộ lẫn đàn bà, những gì mà Thánh Ala không gửi cho chúng ta. Chẳng rõ vì sao tôi không chống lại khi người ta đặt tôi xuống mộ này. Tôi thấy nó là cái giường mềm mại mát mẻ. Hơi mát thổi hiu hiu từ mọi nỗi cô đơn.
Chỗ nằm của tôi tưởng như tốt cả, chỉ từ dưới, có cái gì đó cứng, đá hoặc rễ cây chọc vào lưng tôi. Tôi muốn trở mình, nhưng bỗng dưng có tiếng nói từ dưới:
- Đừng cựa quậy!
Tôi nhìn lại thấy một người chết nữa nằm dưới tôi.
- Thế anh từ đâu hiện ra? Tôi hỏi.
- Sao anh lại hỏi vậy? Đây là mồ của tôi! - Anh ta cao giọng.
- Do đâu lại như vậy, bạn thân mến? Chính người ta chôn tôi ở đây.
- Này, nhưng tôi được đặt ở đây sớm hơn hai tiếng. Nghĩa là quyền ở tôi.
- Nếu vậy, tại sao chính cậu không phản đối khi người ta đặt tôi trên cậu?
- Tôi có thể kêu thế nào được, khi tôi là người chết!
Dù sao người ta cũng nghe thấy tôi được. Ta hãy đợi xem, cậu sẽ gào thét ra sao, khi người ta đặt người nào đó lên cậu.
- Người ta cũng sẽ đặt ai đó lên tôi ư?!
- Ai biết được, có thể thêm hai! Dưới tôi cũng một người đang nằm.
- Không có lẽ! Tại sao lại chất tất cả chúng ta vào một mộ?
- Rất đơn giản, bây giờ chỉ có thể mua chỗ trong nghĩa địa ở chợ đen!
Có những kẻ trục lợi, đầu cơ các mộ huyệt, bán mộ huyệt cho một số người chết. Vì vậy ở đây chúng ta nằm chồng lên nhau. Ngay đến chúng ta không thể phàn nàn gì được. Còn người thân của chúng ta không biết, chúng ta ở tình trạng nào. Ngoài ra cả thành phố chỉ có một nghĩa địa. Chỗ ở cho người sống còn không đủ, lấy đâu chăm lo người chết!
Số phận tai ác đã ám ảnh tôi. Hôm sau người ta đặt lên tôi người đàn ông – cụ già tám mươi tư tuổi!
- Đây là mộ gia đình chúng tôi, hãy xéo đi! – Anh ta thét lên.
Trên mặt đất chủ nhà đuổi chúng tôi, còn dưới đất, các cư dân ở những mộ gia đình. Lạy thánh Alla, Thánh Alla!
Slepen quí mến, tôi rất muốn gặp anh. Còn anh có nhớ tôi không? Hãy chuyển lời thăm hỏi đến dòng nước xanh lục – da trời Zolato Rog, bao quanh các xuồng dưới cầu Galat... Và hãy nhớ đến tôi, khi anh đi dưới cửa vòm Enidgiami, ra quảng trường Eminhenhia. Dưới vòm bao giờ cũng có gió nhẹ. Chỉ ở đó tôi mới cảm thấy mình tự do. Tôi ưỡn ngực đón gió mát và đứng lặng đi.
Khi còn sống, chúng ta không biết tự do là gì, chúng ta chỉ đọc về nó trong sách. Nhưng khi gió mơn trớn ngực tôi dưới cửa vòm Enidgiami, tôi nghĩ. Chắc là cái gì đó như hơi mát này. ở đó người ta thường khóc... Nhưng gió làm nước mắt khô nhanh, để không ai nhận ra rằng anh khóc!
Tôi hôn ngòi độc của anh, cái đâm vào bọn đểu cáng.
Bạn thân của anh
Mertvưi Osel
Bức thư thứ ba
Bạn Slepen rất thân
Khi chúng ta học phổ thông, người ta buộc cả lớp chúng ta hát lời cầu kinh. Bây giờ tôi chỉ còn nhớ đôi lời: Những dòng đời chảy vào thiên đường, Thánh Alla nói ra ý nguyện của mình". Nhưng tôi chưa đến thiên đường nên không làm theo lời của Thánh Alla.
Trong trí tôi còn một dòng kinh nữa: "Dưới tôi là đất, trên tôi có lá cây..."
Theo kinh Koran, câu này nói về một người chết nằm trên đất được lá vàng mùa thu rơi phủ lên. Người ta ép chúng ta, trẻ nhỏ sáu – bảy tuổi hát vang câu kinh này. Thế đấy, từ tuổi ấy bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống ấm cung!...
Khi lớn lên, câu kinh trước rối bời với những bài kinh tôi nghe được ngoài phố. Ở đó hát "Đôi tay ta làm gối cho con, còn tóc làm chăn".
Nhưng như vậy, trên đất tôi không gặp cánh tay làm gối, và tóc phủ chống sét, mà sau khi chết, đất không thành giường và lá chẳng làm chăn. Dưới tôi người chết, trên tôi người chết, còn tôi ở giữa.
Người chết nằm dưới tôi kể:
- Tôi đã buôn bán phụ nữ da trắng.
Người chết bao giờ cũng nói thật. Nên anh ta không giấu diếm, rằng đã buôn bán phụ nữ.
- Tôi là thằng đểu, - anh ta thẳng thắn thú nhận.
Nghe điều này, người chết nằm trên tôi đã kêu lên lo lắng cho người vợ chưa cưới đang nằm dưới cùng trong mộ của chúng tôi:
- Các ông đang ở trong mộ gia đình của những người đáng kính! Những người chết không có quyền xúc phạm sự thiêng liêng của truyền thống gia đình!
Những người chết không lừa dối. Tiện thể người láng giềng của tôi kể tiếp:
- Phải, tôi là thằng đểu, rất đểu. Tôi đã lừa đảo, buôn lậu, ăn cắp. Thậm chí tôi đã giết người. Nhưng tôi đã thực hiện những việc đểu cáng trong giới thượng lưu, nên bàn tay pháp luật không thể với tới tôi. Như tất cả những kẻ đểu cáng của tầng lớp trên, tôi có chính quyền đã đưa ra toà và thậm chí xử tội ba nhà báo viết bài xúc phạm tôi. Thế rồi tôi từ trần. Hai hôm trước đây tang lễ của tôi được cử hành. Người ta đặt quan tài tôi lên sàn đá tang lễ trong sân nhà thờ hồi giáo. Trong khi chuẩn bị lễ nghi, âm thanh hành khúc tang lễ của Sopanh từ xa bay tới tôi. Sopanh – nhà thiên tài. Trên trái đất, bất kỳ chỗ nào, con người vĩ đại nổi tiếng cũng không chết, đội nhạc bắt đầu hành hạ linh hồn nhạc sĩ.
Ai biết được, trong tính chất rộng lớn như vậy, không đồng loạt vang lên khúc quân hành của ông! Sopanh phải bị trừng phạt vĩnh viễn về việc ông đã sáng tác nó.
Tiếng nhạc đến gần đến chầm chậm. Xét đội nhạc và đám đông người tiễn đưa, người quá cố là nhân vật rất quan trọng. Có thể là thị trưởng, thủ tướng, tổng thống. Người ta đặt quan tài của ông bên cạnh của tôi. Đội nhạc yên lặng.
Người quá cố nổi tiếng chắc là theo mùi nhận ra tôi là thằng đểu, nên bắt đầu kêu lên:
"Hãy đưa tôi đi khỏi đây! Tôi không ở bên cạnh thằng đểu!... Tôi là anh hùng!..."
Nhưng người sống không nghe được tiếng người chết, nên tôi trả lời ông bằng tiếng hiểu được của chúng tôi:
"Đừng lo, người anh hùng kính mến, chóng thôi, những con đường của chúng ta sẽ rẽ khác nhau!".
Đúng vậy, không lâu chúng tôi chia tay. Nhưng khi chia tay thay có sai sót nhỏ. Đám người rất đông đưa tiễn ông đến đoạn đường cuối cùng đã khiêng nhầm quan tài tôi, còn một ít người đã đi sau thi thể tôi lại nắm lấy quan tài ông ta. Giờ đây đội nhạc cũng cử hành khúc tang cho tôi, hàng trăm người đi sau quan tài tôi, còn một ít người đê tiện thấp hèn kéo ông đi...
Sau đó tôi mất hút tin ông. Tôi cảm thấy mình là anh hùng. Người ta đặt tôi vào mộ này, đọc bài điếu văn cho tôi. Tôi nghe bao sự nghiệp vĩ đại tính cho tôi. Lương tâm tôi bị cắn rứt. Thật đau lòng khi chiếm chỗ người anh hùng, và cảnh sát những quyền lợi của ông. Dương gian nơi chúng ta đã sống đầy rẫy những bất công. Những kẻ đểu cáng, như tôi sống như những người cao thượng. Thôi được, tôi có thể lên thiên đàng. Nhưng việc gì xảy ra với người anh hùng này? Tất nhiên ở đó người ta hỏi ông về sự nghiệp đã làm trên dương gian. Chẳng hạn khi thiên thần hỏi người anh hùng kính mến câu hỏi này: "Mày đã buôn bán phụ nữ ư?" – Hãy hình dung ông ta sẽ như thế nào! Ông đang chết lần thứ hai.
Slepen thân mến, đừng lên án anh ta nghiêm khắc quá - bảo rằng anh ta là người tồi tệ đã buôn bán phụ nữ. Anh thấy không, anh ta đã kể cởi mở câu chuyện của mình ra sao, rồi khóc ràn rụa nước mắt vì đã chiếm vị trí của người anh hùng.
Tôi cảm thấy rất nực cười, người ta đã lầm lẫn người anh hùng với thằng đểu cáng. Trên dương gian hoặc âm phủ – ở khắp nơi, cảm thấy như nhau cả.
Vào lúc người buôn bán phụ nữ khóc sướt mướt, thì tôi cười đứt ruột, không rõ từ đâu tiếng nói thô thiển vang lên:
- Đừng khóc!... Sự công bằng thần linh đã thắng!
Tiếng nói anh nghe là của người đỡ đẻ, đã đỡ cho mẹ anh năm mươi tư năm về trước. Khi mẹ anh sinh anh, còn người phụ nữ khác sinh đứa con trai.
Thế do đâu có sự rối rắm này. Do lầm lẫn anh được trao cho người phụ nữ kia, còn con trai của bà ta được trao cho mẹ anh. Suốt đời các anh đã không thể cải chính sự lầm lẫn này. Nói trắng ra, anh phải trở thành người anh hùng, còn người kia thành thằng đểu. Bây giờ, khi cả hai đã chết, sự công bằng thần linh đã thắng. Vậy nên đừng quá đau đớn. Lỗi lầm đã được sửa lại.
Nghe điều này, người cạnh tôi thốt lên:
- Tạm được thôi!... Sự công bằng này không thể thắng bốn mươi năm về trước! Khi đó tôi chưa từng buôn bán phụ nữ!
Tôi nói với anh ta:
- Nhờ thánh Alla, nên anh chết sớm, điều gì sẽ xảy ra nếu như anh sống tới tám mươi tư tuổi, như cụ già nằm trên chúng ta?
- Anh ở đâu? – Tôi hỏi người đỡ đẻ. – Bây giờ anh là ai?
- Tôi là cây cúc gai, mọc trên mộ các anh. Khi đó tôi là người, nhưng tôi đã chết mười tám năm trước, thân thể mủn ra đã lâu, trộn lẫn với đất. Nên từ đất tôi mọc lên thành cây cúc gai.
- Đồ quỷ quái gì thế này! – Tôi lẩm bẩm.
Lúc đó tiếng nói xa xôi khác vang lên:
- Ở đó không có quỷ quái nào! Còn sự rối rắm nữa xảy ra trước rối rắm này. Theo giấy khai sinh tôi là bố của anh! Nhưng trên thực tế tôi là bố người anh hùng kia. Một lần vào đêm tối trời... Tôi rất say rượu... Tôi lạc vào nhà người khác, nghĩ rằng nhà mình, bước vào phòng ngủ người khác, nằm vào giường đệm người khác, với vợ người khác. Nhưng có lẽ bà ta biết tôi không còn là chồng bà.
- Trên chúng tôi một thảo mộc nữa lên tiếng, - tôi thông báo, - nhưng anh, người bạn, không cần chú ý!
Nếu tất cả cây cỏ trên chúng tôi bắt đầu nói, chúng ta hoàn toàn bị rối tung.
Slepen quí mến, thế đấy chúng tôi sống ở đây như vậy. Ở đó trên trần gian anh vùng vẫy ra sao, hay giống chúng tôi ở đây. Nơi không được ngăn nắp này. Tôi không còn tin rằng sự bất công có thể được khắc phục.
Tôi buồn bã, hôn anh.
Bạn anh
Mertvưi Osel
Leo Lên Và Tụt Xuống Leo Lên Và Tụt Xuống - Azit Nêxin Leo Lên Và Tụt Xuống