Chương 6: Cuộc Cãi Lộn Trong Hậu Trường
ao lo âu và hồi hộp đủ loại trong suốt những ngày qua đã không cho chú tôi để ý thấy rằng tháng ba đã đến và gió đã dịu đi. Nhưng ngày thứ ba sau cuộc phiêu lưu ấy, buổi sáng khi xuống sân, tôi đột nhiên hiểu rằng đang là mùa xuân. Một làn gió nhẹ dễ khiến ngất ngây như dòng nước ấm chảy loang bên trên bức tường, một trận mưa lặng lẽ trong đêm đã làm ướt lá các cây mẫu đơn. Đất trở mình trong khu vườn tỏa hương ngào ngạt, và tôi nghe trên cái cây cạnh cửa sổ tiếng một con chim đang học nhạc...
Giờ ra chơi đầu tiên, Môn bàn chuyện thử nga cuộc hành trình mà chàng học sinh Bôhêmiêng đã nói rõ. Rất khó khăn, mới thuyết phục được anh đợi tới khi gặp lại người bạn nọ của chúng tôi, khi thời tiết thực tốt, khi mận ở Xanhtơ-Agat đều nở hoa đã.
Tựa vào bức tường thấp dọc phố nhỏ, tay đút trong túi và đầu trần, chúng tôi trò chuyện với nhau. Gió khi thì khiến chúng tôi run run vì lạnh, khi thì mang đến những luồng hơi ấm thức tỉnh torng chúng tôi niềm hân hoan sâu thẳm những ngày xưa. Ôi, là anh em, bè bạn nhà du lịch, cả hai chúng tôi vững tin biết bao rằng hạnh phúc đang ở rất gần, rằng chỉ cần lên đường là đạt được.
Trong bữa ăn trưa lúc 12g20, chúng tôi nghe vọng lại tiếng trống đổ hồi ở quảng trường Bốn Đường. Chúng tôi nhảy phắt ra cửa hàng rào thấp lưới mắt cáo, khăn ăn trên tay... thì ra là Ganasơ laon báo 8g tối, "do trời đẹp" tổ chức một buỗi biểu diễn ra trò trên quảng đường nhà thờ. Hoàn toàn ngẫu nhiên, "để phòng mưa", một cái trại sẽ được dựng. Tiếp theo là một chương trình dài dằng dặc, mà lời thông báo gió thổi bạt đi mất, nhưng chúng tôi vẫn nghe phỏng chừng những "kịch câm, hài, trò cưỡi ngựa...", tất cả bị ngắt quãng bởi những hôi trống mới.
Trong bữa ăn chiều, để báo đến giờ diện, tiếng trống cái vang lên như sấm dưới cửa sổ nhà tôi, làm rung kính. Chỉ lúc sau, người các làng tốp năm tốp ba vừa cười nói ầm ĩ, vừa lũ lượt đổ về về quảng trường nhà thờ, thế mà chúng tôi vẫn phải ngồi ăn, lòng nóng như lửa đốt.
Cuối cùng khoảng 9g, chúng tôi nghe tiếng chùi chân và tiếng cười nén lại ở hàng rào thấp, đó la các cô giáo đến tìm chúng tôi. Trời tối mịt, chúng tôi kéo cả đoàn ra chỗ biểu diện. Từ xa, chúng tôi đã thấy bức tường nhà thờ sáng rực ánh đèn. Hai ngọn đèn dầu tỏa sáng trước cửa căn nhà bạt phập phồng theo gió...
Bên trong, các dãy ghế bậc thang được chỉnh đốn chỉnh tề như trong rạp xiếc. Ông Xơren, các cô giáo, Môn và tôi ngồi trên những ghế băng cuối rạp. Tôi nhìn chung quanh, khá chật chội, nhưng là rạp xiếc thực sự, với những khoảng tối lớn, trong đó ngồi trêc các dãy ghế cao dần là là bà hàng bánh Pinhô, bà hàng thực phẩm Phêcnăngđơ, các cô gái thị trấn, các thợ bịt móng ngựa, các mệnh phụ, lũ trẻ lau nhau, các bác nông dân và nhiều người khác nữa.
Chương trình đã diễn được quá nửa. Trên sân khấu, một con dê cái thông thái bé con đang đặt bốn chân thật khéo thật nhẹ lên bốn cái cốc, rồi lên hai, rồi chỉ một. Chính Ganasơ điều khiển nó bằng đôi que như gậy chỉ huy dàn nhạc, nhưng lo lắng nhìn về phía chúng tôi, mồm há to, mắt như chết.
Ngồi trên một cái ghế đẩu, cạnh hai cây đèn dầu khác ở chỗ sàn diễn thông với nhà xe, đấy là người chỉ huy đêm diễn, mà chúng tôi nhận ra trong cái áo nịt đen rất đẹp, trán vẫn còn băng.
Chúng tôi ngồi chưa ổn chỗ, thì nhảy tung vô ra sân khấu một con pônây yên cương đàng hoàng, mà chàng trai bị thương, mặt còn búng ra sữa, cho chạy nhiều vòng, và lần nào nó cũng đứng trước một trong hai chúng tôi khi phải chỉ người đáng yêu nhất và dũng cảm nhất trong rạp. Nhưng bao giờ cũng trước bà Pinhô, khi phải phát hiện người đàn bà hay lừa dối nhất, keo kiệt nhất, hoặc "đa tình nhất"... Xung quanh bà rộ lên tiếng cười, tiếng thét, tiếng vịt đực, cứa như một đàn ngỗng bị một con chósăn xua đuổi.
Trong khi đổi tiết mục, chàng chỉ huy đến trao đổi với ông Xơren, vốn không còn tự hào từng tiếp chuyện Tanma hay Lêôta nữa. Chúng tôi hau háu lắng nghe chuyện của chàng: về vết thương - đã kín miệng như cũ, về buổi diễn này - chuẩn bị suốt những ngày đông dài lê thê, về việc ra đi của họ - không trước cuối tháng, vì họ còn muốn hiến bà con ở đây nhiều chương trình mới lạ và đa dạng.
Đêm diễn sẽ kết thúc bởi một màn kịch câm.
Sắp hết giờ nghỉ, bạn chúng tôi cáo từ, và để về chỗ ở lối vào nhà xe, buộc phải đi qua một đám khán giả mà chúng tôi nhận ra ở giữa là Giacxmanh Đơlusơ. Các bà các cô dãn ra. Trang phục đen, dáng vẻ bi thương, dị thường và quả cảm, chàng đã cảm phục được tất cả đám phụ nữ này. Còn Giaxmanh, chợt lộ vẻ như vừa đi du lịch về, và đang thì thào gì đấy với bà Pinhô, hắn tưởng rằng sự chinh phục của hắn đã được bảo đảm bởi cái giây lưng tu sĩ, cổ cồn thấp, và đôi ống quần chùng rộng thùng thình... Hắn thọc ngón tay cái vào ve áo vét-tông, tư thế vừa hợm hĩnh vừa ngượng ngập. Khi chàng Bôhêmiêng đi qua, với một cử chỉ bất cẩn, hắn nói to với bà Pinhô một câu mà chúng tôi không nghe được; nhưng chắc chắn đó là một câu chửi, một lời khiêu khích nhằm vào bạn chúng tôi. Hẳn đấy là một lời hăm dọa nghiêm trọng và bất ngờ, bởi lẽ chàng trai không nén nổi, ngoái lại nhìn trừng trừng thằng kia, mà để khỏi mất bình tĩnh, hắn phải cười khẩy, hích khuỷu tay vào người ngồi bên hòng tìm sự đồng tình... Tất cả chỉ diễn ra trong vài giây. Chắc chắn tôi là người duy nhất trên hàng ghế của tôi nhìn thấy.
Chàng chỉ huy đêm diễn đi vào với bạn sau tấm ri-đô che lối ra vào sân khấu. Khán giả về chỗ, đình ninh phần thứ hai của chương trình sắp bắt đầu. Rạp lắng dần đi. Bây giờ, trong khi những tiếng rì rầm cuối cùng của người xem im hẳn, thì đằng sau tấm ri-đô nổi lên tiếng cãi nhau. Chúng tôi không nghe nổi nội dung câu chuyện, nhưng nhận ra hai giọng khác nhau, của chàng Bôhêmiêng, và của gã cao ngất nghểu - giọng thứ hai giải thích, thanh minh; giọng thứ nhất la mắng vừa tức giận vừa buồn phiền.
- Thật khốn khổ! - giọng này nói - sao không nói trước với tôi.
Sau đấy chúng tôi không phân biệt được nữa, dù cố lắng nghe. Rồi bỗng im bặt. Rồi lại nghe lời qua tiếng lại rất khẽ. Bọn trẻ trên các hàng ghế cao bắt đầu hét lên:
- Đưa đèn măng-xông ra! Bắt đầu thôi - và dậm chân loạn xạ.
Lâu Đài Huyền Bí Lâu Đài Huyền Bí - Alain Fournier Lâu Đài Huyền Bí