Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đường Đi Không Đến
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 25
S
áng hôm sau tôi vừa mở mắt ra là thấy ông Chín lom khom xếp những cành lá trên sàn.
Tôi nói ngay:
- Nếu không có múa Hoa Champa hồi hôm thì lính ngủ không được đấy ông Chín ạ!
- Tại sao vậy? – Ông Chín chống nạnh lên và hất hàm hỏi tôi – Tại sao không ngủ được?
Tôi bình tĩnh đáp:
- Tại vì bụng đói quá mà. Nước suối không xoa dịu được cơn đói chứ sao! Phải nhờ tới hoa Champa.
Ông Chín nói một cách thản nhiên:
- Hoa Champa không uống được.
- Ông Chín quên rằng nghe hát thì đỡ đói sao?
- Phải rồi, nhưng máy bay quan trọng hơn.
- Nhưng nó chỉ quan trọng khi nó có thật kia. Còn đằng này không có mà quan trọng cái gì?
Ông Chín đứng lặng người ra rồi cất tiếng cười đắc chí với kết quả mà ông đạt được đêm qua.
Đến trưa thì có lệnh hành quân. Đường đã xoi thủng. Trong giây lát thấy ba-lô lục đục trên lưng. Soong chảo, súng ống lớp vác lớp gánh lớp khiêng, đụng khua nhau lộp cộp lạc cạc lèng xèng không biết có thể so sánh nó với cảnh tượng nào trong cuộc sống. Chợ không phải chợ, hội không phải hội, liên hoan không phải liên hoan.
Tôi bất chợt nhìn thấy trong đám lính một anh bạn quen. (Hẳn bạn đọc còn nhớ “ông già Noël ở nơi có cái đế cối 82 lót đường).
Không biết bao lâu rồi tôi không gặp lại anh ta. Anh ta gầy đến mức độ không còn gầy được nữa. Gương mặt anh ta không còn thịt chỉ còn đôi gò má nhăn nheo, nhô hẳn lên và cặp mắt sâu như hai cái giếng cạn. Anh ta choắt lại như một miếng khô sấy.
Không hiểu lý do nào anh ta lại treo và hôm nay vẫn còn treo chiếc khăn lông nhỏ dưới quai nón làm cho anh ta giống ông già có bộ râu vĩ đại. Tay anh ta mỗi bên vẫn cầm một chiếc gậy như cặp chân giả chắp vào cặp chân thiệt đã kiệt lực từ lâu. Trông anh ta đi, tôi muốn khóc. Bao giờ anh ta mới tới nơi? Vậy mà không chịu nằm lại dọc đường mà cứ lắt nhắt đi từng bước một.
Anh giao liên dẫn đường trên chặng này đã nai nịt xong. Anh đứng trên một cái rễ cây và tuyên bố nội qui mới do anh ta đặt ra sau khi đã được cấp chỉ huy truyền lại tình hình địch. Anh ta rất gọn. Súng cạc-bin, quần đùi, áo tay ngắn.
Anh ta nói:
- Hôm nay chúng ta sẽ đi một con đường đặc biệt. Có thể nói là rất gian khổ và nguy hiểm.
- Có nhiều dốc không đồng chí? – Một anh chiến sĩ hỏi.
Anh giao liên đáp:
- Không có dốc sao phải Trường Sơn. Càng đi vô càng dốc nhiều. Ở đầu đường, các anh bị cái đồi “Ngàn lẻ một”, vô đến cuối dãy Trường Sơn các anh sẽ bị cái đồi em em cái “Ngàn lẻ một” đó.
Anh giao liên xoè bàn tay ra:
- Đồng chí nào còn thuốc cho xin điếu, lạt miệng quá. Hình như cơn sốt tới.
Một anh chiến sĩ móc trong túi ra một mẩu thuốc và trao cho anh giao liên.
- Tôi còn có bấy nhiêu. Thăng Long đấy!
- Ồ! Thăng Long hả? Để làm vài hơi cho biết mùi – Anh giao liên bật lửa châm thuốc hút và nói tiếp:- Nhưng vô Nam dốc cao hơn các đồng chí à!
Một người cãi lại:
- Vô Nam là đi về phía đồng bằng, tại sao dốc càng cao hơn?
Anh giao liên phì phèo điếu thuốc không chịu cháy, anh phun phun sợi thuốc và nói với sự chắc chắn:
- Đành rằng đi về Nam là đi về phía đuôi Trường Sơn, nhưng tới đó dốc sẽ cao hơn nữa. Là vì sức khoẻ của các đồng chí đã kiệt. Ở đầu Trường Sơn các đồng chí leo cái “Ngàn lẻ một” tuy cao nhưng các đồng chí còn sức. Còn vô Nam tuy là dốc thấp hơn nhưng người hết gân, ngựa hết cỏ, muối mắm cũng cạn, chỉ còn có nước suối mà thôi!
Ai nầy lẵng lặng nghe và nhìn lại bản thân mình thì thấy đó là điều chí lý.
Nghe anh giao liên nói, tôi ớn quá. Trước mắt mình không có cái gì phấn khởi cả. Con đường hôm nay, không biết có vạch nổi hay không?
Đường đi gian nan thật vì đây là con đường không có đường. Không một ai đi trước mình trên lối này. Một thứ đường không biết sẽ đưa mình đi tới đâu?
Đi vài bước lại dốc, mạnh ai nấy đi theo ý thích và sức khoẻ của mình. Cả một khu rừng đó, cả một dãy đồi đó, ai muốn đi hàng ngang hàng dọc gì thì cứ đi. Người khiêng súng đi theo sự bất lợi của người khiêng súng; người mang ba-lô đi với sự uể oải của người mang ba-lô. Cho nên cả đoàn người đi qua rồi vẫn không để lại phía sau một vết mòn nào khả dĩ gọi đó là đường mòn để cho kẻ đi sau nhờ. Lên đến một cái đỉnh dốc, anh giao liên nhìn dáo dác và bảo:
- Bỏ mẹ! Lạc rồi!
Một người nhảy cỡn lên như đạp phải lửa:
- Hả, đồng chí nói cái gì? Lạc rồi hả?
- Chưa chắc nhưng sao đi mãi mà chưa qua được buông Ô.
- Buông Ô là buông gì đồng chí?
- Buông Ô là buông Ô chớ buông gì..
- Cái buông đó nằm ở đâu đồng chí?
- Ở chỗ nó nằm chớ đâu.
- Nhưng ở hướng nào? Đông hay Tây?
- Tôi chẳng biết Đông Tây gì hết!
- Trời đất! Anh học lớp mấy mà anh không biết phương hướng khi đi rừng?
Hai người đôi co với nhau làm cho anh giao liên đang lúc mệt, đổ quạu. Anh nói:
- Tôi không có học lớp mấy hết! Hồi nhỏ tới lớn tôi đi chăn trâu cho người ta không hè!
Rồi anh giao liên bỏ đi giữa sự câm lặng của mọi người. Đi được vài bước anh quay lại:
- Ở đâu ngồi đó nghe! Bỏ đồ xuống nghỉ. Đi bậy bạ tụi nó bắn tên thuốc độc chết ráng chịu.
Tôi lắc đầu hỡi ôi! Thế là lạc mất rồi.
Trời chiều gió ít nhưng không khí âm âm lạnh rợn người. Nắng đã xuống thấp chỉ còn vài ba đốm nhợt nhạt trên rễ cây. Không có con chim nào về tổ. Rừng hoang đến nỗi chim không làm tổ.
Vài ba người ném ba-lô xuống. Súng đạn kẻ thì treo trên cành cây, người thì giá súng, nhiều người lót đít ngồi như khúc gỗ.
Mấy anh chỉ huy thì dở bản đồ ra xem. Tôi cũng chen vào đám này khom xuống xem bản đồ làm như mình cũng là tham mưu.
Bản đồ nằm dưới đất, li ti những gân xanh gân đỏ chạy chằng chịt nhưng loay hoay mãi không ai tìm ra điểm hiện mình đang ngồi. Tôi nóng mũi nên chen vào một cách hết sức vô trách nhiệm:
- Thôi các đồng chí ơi! Đừng có tìm mà mất công! Biết đâu mà tìm? Thiệt là vô lý!
Lặng thinh một lát tôi lại nói:
- Tôi có cách này hay lắm!
- Cách nào?
- Quay lại trạm cũ!
- Để làm gì?
- Để có suối!
Hai vị chỉ huy mới té ngữa. Ở đây đâu có nước nôi gì? Ai cũng khát, mong cho tới nơi để nốc ba bi-đông một lúc vào cái dạ dày thay cơm. Nhưng bây giờ nước suối cũng không có nữa rồi.
Đành vậy thôi chớ biết làm sao? Quay trở lại đâu có phải là dễ? Đi rừng như đi đêm, nhất nhất đều phải có người dẫn nếu không thì cứ đi quanh quanh mãi trên vết chân mình mà thôi. Người hướng dẫn đã đi lạc thì làm sao?
Tôi buồn rầu vô cùng, vừa việc lớn vừa việc nhỏ, vừa đường ngắn vừa đường dài, đều không có một chút gì thuận lợi…
Tôi đang tìm chỗ để mắc võng. Bỗng tôi ngồi phệt xuống. Hai tay quơ quào bứt lấy một bụi rau xanh đưa lên mũi ngửi rồi bỏ vào túi cài nút lại ngay. Một cử chỉ chớp nhoáng nhưng Việt cũng trông thấy. Việt hỏi:
- Cái gì vậy anh?
- Ngò, ngò gai cậu ơi!
- Ngò nêm canh chua đó phải không?
- Đúng rồi.
Sự trao đổi của chúng tôi lọt vào tai những người bên cạnh, rồi lập tức được truyền ra khắp đoàn nhanh như gió.
- Ở đây có ngò gai nghe!
- Tìm ngò gai nấu tộ canh chua với lá bứa bây ơi!
Thế là mọi người dẫm lên gai góc, bới vào những kẹt đá để tìm cái món gia vị thân thuộc đó như một cuộc hành quân truy lùng địch quân.
Nhưng không ai tìm ra được thêm một lá nào nữa.
Việt bảo tôi:
- Đúng ngò không anh?
- Sao không đúng? Tôi ăn canh chua mòn răng mà!
- Đưa coi!
Tôi móc túi đưa mấy cái lá rau cho Việt. Việt đưa lên mũi hít hít như ngửi thuốc khoẻ:
- Đúng rồi. Ngò! Ngò!
Lính tráng văng tục ầm ĩ. Kẻ khiêm tốn thì than thở, đứa lỗ mãng thì chửi thề. Có những kẻ đã từng gặp cái cảnh lạc đường này thì ngồi lặng thinh chỉ kêu lên một tiếng rồi thôi.
Nước trong bi-đông đã cạn. Suối reo thì dưới chân núi. Chỉ hoá thành khỉ thì hoạ may mới đi xuống lấy nước được vì dốc đứng và ít ra bây giờ cũng đã 6 giờ chiều.
Người người thiêm thiếp vì đói lả và thất vọng. Đã nhọ mặt người, mỗi con người đều hòa lẫn vào cây cỏ và bóng tối.
Người giao liên nào đã dẫn họ tới đây? Bao giờ thì họ sẽ tới nơi hay không bao giờ họ đến?
Nỗi sợ sống giữa rừng sâu cùng với nỗi lo câu bị dẫn lạc đường nhồi lại làm một đè nặng lên tâm trí tôi như một tảng đá. Tôi chưa mắc võng vội. Lòng cứ bồn chồn không sao ổn định được. Loay hoay một chập thì trời mưa. Mưa thật to, bất ngờ. Ai cũng lấy ni-lông ra choàng và đứng co rút lại tìm một gốc cây mà nép mình vào. Mưa càng nặng hạt. Sườn núi nghiêng trút cho nên không thể đứng thẳng hai chân được, phải đứng một chân thẳng một chân dùn và cứ chịu như thế cho đến tàn đám mưa.
Không có gì buồn bằng khi hạ trại mà lại gặp mưa. Rồi lại không có nước và cuối cùng là không một que củi. Mà lại tối mịt.
Thôi, đành mắc võng rồi leo lên nằm với cái bụng tóp ve. Và chỉ có thể xoa dịu cơn đói bằng mấy giọt nước còn tráng đít bi-đông.
Nhiều người lầm bầm chửi giao liên, nhiều người đốt lửa hơ quần áo. Tôi thì chỉ nằm queo, không buồn nói tới Thu cũng không động tới Việt.
Bỗng Việt đến nói với tôi:
- Ta nấu canh chua đi anh!
- Giỡn cậu!
- Thiệt mà! Tôi vừa bắt được đúng ba con cua đá.
Việt móc túi quần đưa ra ba chú cua. Mỗi chú to bằng ngón chân cái, đen như than, ngời ngời như da trùn hổ. Việt còn móc trong túi áo ra mấy cái đọt bứa và nói:
- Vậy là đủ chất liệu rồi.
Tôi nói:
- Đâu còn nước!
- Vét hết nước trong bi-đông của tôi, của anh và của Thu là đủ.
Rồi Việt hăng hái tiến hành nấu canh chua. Việt chẻ những thanh nứa ra bằng chân nhang, bó lại. Tất cả cua, lá bứa và nước cho vào một cái ga-men. Tôi cầm cái quai, còn Việt thì châm lửa vào mớ que nứa kia kê duới đít ga-men. Việt gọi:
- Thu ơi! Có ăn canh chua không?
- Canh chua đâu anh?
- Có đây!
Tôi bảo Việt:
- Coi chừng hễ nước vừa sôi chín lá bứa và cua thì ngưng, kẻo sôi lâu cạn hết nước.
Quả thật, nước không ngập lưng mấy con cua. Chập sau, canh vừa sôi là tôi bảo Việt dập lửa ngay, rồi bảo Việt và Thu mang ga-men lại. Tôi lấy muỗng chia cho từng người. Mỗi người được một chú cua đá, mấy cái lá bứa và ba muỗng canh.
Bỗng Thu kêu lên:
- Ấy chết, ngò đâu không nêm vào?
- À ạ! Cái món chính mà lại quên.
Tôi bảo Thu:
- Em móc túi áo anh lấy ngò ra, tay anh bẩn quá.
Thu phụng phịu:
- Anh bóc lột em từng chút.
- Anh là tư sản văn chương đây mà!
Việt cười:
- Nhưng tư sản hụt.
Rồi mỗi đứa đem thức ăn về lều ăn riêng tùy theo sở thích của mình, cốt làm sao các món phụ thêm làm cho món canh chua cua đá được tăng thêm giá trị.
Cơm nắm mang đi từ trưa tới giờ thiu nhớt. Tôi cắn vô một miếng. Tôi không ngờ nó thiu đến thế nhưng không lẽ lại phun ra. Dù thiu nó cũng là cơm mà. Cho nên tôi ráng sức bình sinh mà nuốt nó vào. Ngon hay không tôi cũng biết nữa, chỉ thấy sau khi miếng cơm đi khỏi mồm thì tôi nôn thốc nôn tháo và cuối cùng nó dội hết ra ngoài.
Tôi cầm cái nắp ga-men canh chua lên mà húp mà nhai luôn con cua với mớ lá bứa và nuốt ngay. Còn mấy lá ngò thì tôi nhai chầm chậm để mà thưởng thức hương vị của quê hương với tất cả sự mơ ước và tưởng tượng của tôi.
Cơm vừa xong thì anh giao liên xuất hiện. Anh bảo đã tìm được đường xuống suối. Thế là cả đoàn nhao nhao đứng lên, không ai bảo ai, ùn ùn đi theo anh giao liên xuống suối.
Tôi và Việt phải thay nhau mà dìu Thu. Vì đi núi, leo lên rất nguy hiểm mà đi xuống lại càng nguy hiểm hơn. Ngã một cái là tai nạn ngay.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đường Đi Không Đến
Xuân Vũ
Đường Đi Không Đến - Xuân Vũ
https://isach.info/story.php?story=duong_di_khong_den__xuan_vu