Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tướng Cướp Đổi Mạng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 25: Tướng Cướp Đổi Mạng - Thám Tử... Lọ Lem I
C
ác bậc cha mẹ thật bất công. Con gái lớn xầm xầm như thế này còn gọi là Bé. Tên mình là Loan sao không ai thèm nhớ? Đâu phải cái tên thị Loan cù lần. Kiều Loan hẳn hòi, gọi là Kiều Loan thì mình khoái biết mấy?
- Bé?
- Dạ.
Chị Ngọc vừa từ phòng tắm bước ra. Bé Loan đang táy máy thỏi son môi mầu vỏ quýt. Chà, màu vàng pha đỏ của thỏi son này ngon ghê. Giá chị Ngọc cho mình thử một tí...
Chị Ngọc quắc mắt:
- Bé.
- Dạ.
- Đồ con nít. Đặt cái đó xuống bàn ngay. Chưa đến tuổi được rờ tới, nghe cô. Cô Bé.
- Em không thích chị kêu em bằng Bé.
- Đồ con nít, đòi lớn với ai.
- Em không còn là con nít nữa. Dầu sao em cũng đã 14 tuổi.
- Ngưởi ta tính tuổi tròn chứ không tính ăn gian như mày. Nè, mày sinh cuối tháng chạp, sắp sửa Tết, chỉ có ba, bốn ngày mày đã xí một tuổi. Tiếng là 14, kỳ thật chưa đến 13. Son môi là của người lớn. Đồ con nít, lo học cho giỏi, lát nữa tao mua kẹo bạc hà tao cho.
Vừa nói chị Ngọc vừa uốn éo tấm thân tròn trịa trươc tủ gương cao hơn đầu người. Chị ngắm thẳng, ngắm nghiêng, ngắm mặt mũi, ngắm ngực bụng, ngắm hoài, ngắm mãi. Các bậc cha mẹ thật bất công. Cùng là con gái, đàn chị thì được may áo mới luôn luôn, được dùng son phấn thả cửa, được tự do đi lượn với bồ, đàn em thì quanh năm suốt tháng nằm khàn ở nhà.
- Bé.
Giờ đây là tiếng kêu của ba. Ba khắc nghiệt quá rõ rệt với bé Kiều Loan. 14 hay 15 tuổi ba không cần biết. Đồ con nít phải ở nhà cho người lớn đi chơi. Đồ con nít phải ở nhà làm bài. học bài, đồng thời làm những việc lỉnh kỉnh khác như gột sạch bùn khô nơi đế giầy te-nít của ba, chui vào gậm tủ, gậm giường, mở mắt thao láo tìm kiếm cái lò-so nhỏ xíu trong cây bút Pạc-ke nguyên tử của chị Ngọc, chị gác chân lên bàn, múa tay theo điệu nhạc giựt gân rồi để rơi nó lúc nào không biết...
- Dạ.
- Ừ, hôm nay bé có vẻ ngoan. Con đau cổ họng hả?
- Dạ, dạ…
- Nói mau lên, tao không có thời giờ chờ được mãi.
- Thưa ba, tối qua con đau, còn tối nay...
- Khỏi rồi hả? Bệnh đau họng không lành được ngay đâu con. Phải dưỡng sức vài ba hôm mới bình phục hẳn. Ba má và chị đi xi-nê, phim hay thật đấy nhưng xi-nê máy lạnh sẽ làm con đau lại. Đau lại rồi nghỉ học thì phiền. Để chị Ngọc kể lại truyện phim cho con nghe.
- Thưa ba, con...
Bé Kiều Loan sửa soạn đi một đường năn nỉ, kèm theo mấy giọt nước mắt long lanh trên má. Ba rất nghiêm mà cũng rất hiền, đòn nước mắt thường khiến ba thay đổi lệnh cấm đối với bé Loan vào phút chót.
- Bé.
- Dạ.
Chết rồi, má đã trang điểm xong, trở ra giữa phòng. Oai vệ, hùng dũng như vị đại tướng. Về mọi phương diện, má là xếp sòng trong nhà. Má nói là ba ô-kê cái rụp. Không ai – kể cả ba - dám phản đối má.
- Không có xi-nê, xi neo gì hết. Bé phải ở nhà, ở nhà, ở nhà... coi nhà. Bé lười lắm, ai cũng phàn nàn.
Bé Kiều Loan im thin thít. Những giọt nước mắt «săng ta» vừa ra khỏi khóe mắt vội vàng tụt lại. Má hỏi chị Ngọc:
- Con cũng đi chứ?
Trời ơi, chị Ngọc được mời mọc đàng hoàng. Chị có quyền đi hay không đi. Quyền đi xem chiếu bóng hay đi du dương với anh bồ mới toanh có mái tóc dài lê thê, cái áo may chật muốn rách và đôi giầy cao như đại lữ quán chục tầng Ca-ra-ven.
- Thưa má, con đi phim khác.
«Phim khác» nghĩa là cho ông bà già... de. Nghĩa là chị có hẹn với bồ. Sướng ghê. Má không mắng chị một tiếng. Con gái lớn mặn mòi mà lị. Má chỉ nhún vai:
- Về sớm, nghe Ngọc.
Hai tiếng «về sớm» chỉ là cách nói chiếu lệ. Nhiều đêm, còi giới nghiêm rúc tu lu, ngoài đường vắng tanh vắng ngắt, chị cũng chưa chịu về.
Ba má đi trước, chị Ngọc còn rềnh rang, mặc áo này vừa xong đã thay áo khác. Cũng may tủ áo chỉ gồm vài chục chiếc, nếu có vài trăm thì dám chắc chị mặc suốt đêm chưa tìm ra chiếc vừa ý.
- Bé.
- Dạ.
- Cái ấy của tao đâu rồi?
«Cái ấy» là cái gì? Chị Ngọc vẫn có lối nói vớ vỉn, bất cứ vật gì chị cũng đặt tên là «cái ấy ». Bé Loan ngước cặp mắt trong veo nhìn chị. Chị Ngọc quát:
- Đồ con nít, tìm cái ấy cho tao. Rõ con gái ngu, tao không mua kẹo bạc hà cho mày nữa. Mấy chịch một gói chứ bộ. Ngu như mày nhai kẹo bạc hà phí tiền.
Mắt Kiều Loan rưng rưng:
- Chị không nói rõ cái ấy là cái gì thì em tìm sao nổi?
Chị Ngọc à một tiếng dài:
- Tao quên. Cái ấy là cái đồng hồ của tao. Tao quên, mày là em, mày không được quên. Đồ con nít, alê, ở nhà tụng bài cho được việc, tao xuất hành đây.
Sầm. Cánh cửa được dập lại một cách tàn nhẫn. Bé Loan có cảm tưởng như chị Ngọc vừa tát bé thật đau. Của đáng tội, chị không đánh bé bao giờ, nhưng chị rất độc miệng, lời nói ác ôn chị còn làm bé đau hơn cả những cái tát cháy má.
Kiều Loan thở dài ngồi xuống bàn. Cuốn sách toán mở rộng trước mắt, bé cố học mà những con số đen sì, ngoằn ngoèo, phiến loạn, cứ rủ nhau khiêu vũ trong óc bé. Trong đời kẹp tóc của bé, bé chưa ghét gì bằng môn toán. Bé thích được lang thang ngoài phố, miệng ngậm kẹo bạc bà. Thích được coi xi-nê máy lạnh, phim cao-bồi bắn súng đi đùng, với cây kem ét-ki-mô bọc súc-cù-la thơm rệu nước miếng. Thích được...
Reng reng...
Chuông điện thoại. Lại chuông điện thoại. Bé là cái tổng đài trong nhà, hễ có reng reng là bé có nhiệm vụ nhấc máy và alô, alô, ông hỏi ai. Tiếng là điện thoại của ba má, khách điện thoại của ba má rất ít. Toàn là bạn trai của chị Ngọc. Anh bồ mới của chị tính nóng như lửa, chị trễ hẹn nên anh kêu đến hỏi lý do đây.
Reng, reng...
Kiều Loan không có thiện cảm nhiều với anh ta. Kêu thì kêu. Chờ lát nữa cho bỏ ghét.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tướng Cướp Đổi Mạng
Người Thứ Tám
Tướng Cướp Đổi Mạng - Người Thứ Tám
https://isach.info/story.php?story=tuong_cuop_doi_mang__nguoi_thu_tam