Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trại Tập Trung
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 25: Một Kiểu Cachot
C
achot xây bằng đá tảng. Trần đổ bê tông. Sàn đan dọc ngang những thanh sắt tròn, lớn hàn xì dính chặt vào nhau thành những hình vuông nhỏ, người không thể chui lọt. Dưới sàn là cái hầm nước có lối thông ra ngoài. Chuột bọ, cóc rắn, ếch nhái sinh sống ở đó. Mùa mưa, nước sấp sỉ mặt sàn. Mùa nắng, nước rút, hầm nước biến thành vũng nước tù hôi hám đầy muỗi. Cánh cửa thép vừa một người lách vô. Tù nhân nằm ngủ trên lưới sắt gập ghềnh, tiểu tiện và đại tiện xuống hầm nước. Giấy vệ sinh không được cấp phát ở cachot này. Và, ở cachot này, sự tắm gội tùy hứng cai ngục và tùy mức độ kỷ luật của tù nhân.
James Fisher đến cachot này vì thiếu thiện chí cải tạo tư tưởng. Người ta cưỡng bức chàng viết những lời mà chàng cho rằng không đúng sự thật. Người ta nuông chiều chàng rồi người ta trừng phạt chỉ với mục đích bắt chàng chống đối tổ quốc của chàng. James Fisher không dám chống đối tổ quốc. Chống đối tổ quốc là chống đối tổ tiên, cha mẹ, anh em, họ hàng, bằng hữ, là tự ý khu trù khỏi đời sống nước Mỹ và cư ngụ bất cứ nơi nào trên trái đất cũng bị khinh bỉ. James Fisher cố gắng làm người chân thật, suốt đời chân thật. “Các ngươi nên nói: có, có; không, không. Quá lời ấy, đều do kẻ ác mà ra”. Chàng đã có nói có, không nói không. James chẳng thể yea những gì lương tri chàng nay. Và chàng đã tình nguyện vác thánh giá cho sự đói khát công chính.
Cachot tối mò không có cửa gió. Chàng đón nhận dưỡng khí từ cái hang hốc nào đó dưới hầm. Nghe chừng thán khí ngập cachot. James được mặc bộ quần tù, tay không bị còng, chân không bị xích. Người ta cố tình quên cấp chăn chiếu. James sẽ nằm ngủ trên lưới sắt gập ghềnh hệ lụy. Ngày hai bữa, người ta mở cửa đẩy vô một ca cơm lạt và một ca nước. Nếu trại tù Lý Bá Sơ là địa ngục, James đã bước xuống tầng thứ ba. Tầng thứ ba thoải mái hơn tầng thứ hai. Bởi chỉ có lạnh mà thiếu nóng hừng hực. Cái lạnh của hầm đá cũng thua cái lạnh của conex ban đêm. Mùi vị của cachot đá tệ hại gấp bội mùi vị conex, nhưng chàng đã quen. Giả dụ lần đầu tiên vào tù Cộng Sản, người ta nhốt chàng chỗ này, chàng đã cay mắt, ngộp thở mà chết.
Người lính chân thật James Fisher vẫn chưa tìm thấy niềm bí ẩn trong trò chơi ý thức hệ. Trò chơi quái đản này không bắt con người chết đói, chết khát mà chỉ muốn con người đói, khát; không bắt con người chết mà chỉ muốn con người sợ chết; không bắt con người ngã gục mà chỉ muốn con người rã rượi. Nó cũng không bao giờ dồn con người cùng đường để người phản tỉnh bằng phẫn nộ. Nó biết lúc nào nhấn nước sặc sụa và lúc nào kéo lên. Nó biết hé những tia hy vọng trong tuyệt vọng của con người. Cái bí quyết của trò chơi ý thức hệ là làm con người thèm sống, thèm ăn, thèm uống và khiếp nhược. Từ đó, con người ngơ ngẩn trong hôn mê và thực hiện những gì kẻ điều khiển trò chơi muốn. James Fisher giả dụ là James Fisher khờ khạo. Người ta đang mong đợi chàng kết tội bọn đầu não chiến tranh Nhà trắng, Ngũ giác đài, không khi nào người ta để James Fisher chết, dẫu chàng khoái chết. Nàng Chi Mai đã nghiên cứu con người James. Nàng thừa hiểu tín đồ Thiên Chúa giáo không tự tử. James đã nói điều này thừa thãi.
Với cachot đá, quan tài đá, James mất ngủ vì muỗi tấn công chàng tới tấp. Bọn chuột đói không tha chàng. Chúng gặm ngón chân, ngón tay chàng khiến chàng la hoảng. James không dám nằm, không dám ngồi. Chàng phải đứng, xua tay đuổi muỗi, dậm chân đuổi chuột. Chàng hết sợ người và hình phạt của người thì lại sợ muỗi, sợ chuột. Mà cachot này, ngày như đêm. James Fisher đã rờ rẫm tìm ca uống nước. Nước trôi, một vật gì nham nháp cổ họng chàng. Khi chàng đập mạnh một sinh vật trên mu bàn tay và đưa tay lên ngửi, chàng mới biết nó là dán. James Fisher đã nuốt dán sống. Chàng phát ớn. Chàng buồn nôn. Chàng khạc hoài, khạc hoài. Con dán không phọt ra mà trôi xuống dạ dày chàng. James kinh hoàng. Chàng đợi phản ứng ghê gớm làm co quắp thể xác chàng rồi nhắm mắt lìa đời. Những giây phút chờ đợi đã khiến thần kinh của James căng thẳng. Chàng hét lớn. Nhưng cơn khủng hoảng đã qua. Chẳng có phản ứng gì. James vẫn sống. Chàng đã nuốt con dán. Người Mỹ đã nuốt con dán, vẫn sống! Bản năng sinh tồn của con người phép tích nhiệm mầu của Thượng đế. James vừa khám phá ra. Chàng lại không sợ muỗi và chuột nữa.
James buồn ngủ nhíu mắt, chàng lăn kềnh trên lưới sắt gập ghềnh. Và chàng ngủ ngon lành, ngủ say sưa, mặc kệ muỗi đốt, chuột bò lên thân thể và gặm nhấm ngón chân chàng. James bất chấp chuột đánh nhau chí chóe dưới hầm, ễnh ương, nhái ếch kêu loạn và muỗi bay vo ve. Ở đây, hình như gần khu giam nhốt tù chính trị Việt Nam, James nghe rõ tiếng kẻng tù. Chàng biết thời gian qua những hồi kẻng. Khi cóc nhái, ễnh ương ngưng kêu, kẻng báo thức: Buổi sáng. Hồi kẻng thứ hai: Buổi trưa. Hồi kẻng thứ ba: Buổi chiều. Sau hồi kẻng thứ ba, chuột bọ hoành hành. Tiếng kẻng tù, James có cảm tưởng như âm điệu của thù hận. Nó nhắc nhở tù nhân hình phạt mà tù nhân đang chịu đựng. Nó gợi tưởng chết chóc, thê lương. Tiếng kẻng tù James đã nghe ở Việt Nam, gợi tưởng muôn vàn đắng cay và cô đơn trong nhớ nhung, gợi tưởng mòn vẹt thể xác, tê cứng tâm hồn. Nó buồn thảm làm sao, tiếng kẻng tù Việt Nam, buồn ra riết hơn những hồi chuông báo chết bất đắc kỳ tử. James bằng lòng nghe ễnh ương kêu. Chàng muốn ễnh ương kêu tối ngày, át tiếng kẻng tù.
Chàng lại bị gọi ra gặp Chi Mai. Lần này chàng chui hang ra ban đêm. Chi Mai không chiêu đãi chàng thuốc Winston và Coca Cola nữa. Tháng trăng mật đã tàn.
- Thế nào, James?
- Thế nào là thế nào, cô Chi Mai?
- Anh ngủ được chứ?
- Tôi ngủ ngon.
- Anh nói thật, hả?
- Luôn luôn tôi chân thật.
- Tôi không tin rằng chuột, dán, muỗi, cóc nhái … cho anh ngủ ngon.
- Hôm đầu, muỗi đốt toi, chuột gặm ngón chân tôi, cóc nhái ồn ào. Rồi muỗi thương tôi tha đốt tôi, chuột thương tôi tha gặm ngón chân tôi. Cóc nhái ru tôi ngủ.
- James, anh kể chuyện cổ tích à?
- Chuyện Việt Nam, chuyện ở cachot đá Việt Nam. Tôi đã nuốt dán. Mới đầu tôi sợ hãi, tưởng sẽ chết đau đớn. Nhưng chẳng sao cả. Tôi đã nuốt dán, vẫn sống. Cô cho phép tôi phát biểu một cảm tưởng được không?
- Nói đi!
- Côn trùng ở Việt Nam nhiều lòng trắc ẩn cô ạ!
Chi Mai tái mặt:
- Anh ám chỉ gì?
James nói:
- Tôi phát biểu cảm tưởng chân thành. Cũng như, tôi chân thành đồng ý với cô khi cô phê bình người Mỹ vệ sinh quá lố và không biết đau khổ. Khi người Mỹ biết đau khổ như tôi, họ sẽ hết sợ hãi đau khổ. Có nhiều điều người Mỹ cần học tập.
Nàng bĩu môi:
- Anh cần học tập trước, học tập sự biết điều.
James nhìn nàng:
- Lúc nào tôi chả biết điều.
Nàng cười nhạt:
- Hôm nay anh tỏ thiện chí viết những lời tôi đọc chứ?
Chàng đứng dậy, đứng thẳng, ngẩng mặt:
- Tôi rất tiếc, cô Chi Mai ạ!
Người ta dẫn chàng trở lại cachot đá. Chàng nằm chưa yên thì người ta đến mở cửa. Một gã cai ngục rọi đèn bấm, một gã mở khóa cái nắp nhỏ ở dưới sàn, nâng lên. Người ta bảo chàng bước gần chỗ cái nắp và đẩy chàng xuống hầm. Người ta rọi đèn xem chàng ngoi lên chưa. Khi biết chàng đã ngoi lên, người ta sập nắp, khóa chặt rồi rời cachot. James Fisher ở dưới hầm nước. Nước sấp sỉ bụng chàng. Nước thối tha tanh tưởi. Nước của bùn lưu cửu, của phân tiểu tù nhân, của cả cả phân tiểu của chàng. Nước ướt sũng đầu tóc James. Chàng phải đưa tay vuốt tóc và nhắm chặt mắt vuốt mặt. James đã xuống tầng thứ tư của địa ngục. Chàng đang ngoi ngóp dưới đó. Chân chàng lún bùn. Chàng chôn chân một chỗ, đưa tay quờ nước để chuột bọ, ếch nahí, rắn nước khỏi bu quanh, bám lấy chàng. James bồng bềnh trong bóng tối, thứ bóng tối thiếu định nghĩa thông thường, thứ bóng tối phải định nghĩa bằng thù hận. Một nửa thân thể chàng chìm nghỉm, một nửa thân thể chàng lênh đênh. Bây giờ, James mới hiểu James, hiểu thân phận làm người.
Chàng thôi vùng vẫy đôi tay. Hầm nước thinh không. Bóng tối hư vô. Chuột bọ chui vào hàng lỗ. Ếch nhái im lặng. Giun dế nín câm. Côn trùng không hẳn chỉ có lòng trắc ẩn, mà còn biết cảm thông với con người. Côn trùng xúc động nỗi thống khổ của con người. Nhưng con người không xúc động nỗi thống khổ của con người. Con người luôn bày đặt những trò chơi hành hạ con người điêu đứng, khốn đốn. Chủ nghĩa, ý thức hệ, chiến tranh, thù hận, ngục tù, hình phạt … Đó là những trò chơi của con người. Những trò chơi này đã làm hư hỏng con người, đã dẫn dắt con người phiêu lưu quá xa khỏi quê hương đích thực của nó. Rốt cuộc, con người tự hủy diệt tâm hồn con người. Vì nó khước từ niềm cung kính đối với Thượng đế. Con người càng tiến vượt mức văn minh kỹ thuật bao nhiêu, càng mất mát vơi đạo nghĩa bấy nhiêu. Con người chế máy móc điều khiển con người. Riết rồi, con người quên gốc gác người, còn người đồng hóa cùng máy móc. Và sự độc ác nảy sinh, mọc rễ ở tim óc con người. Con người hết là cây sậy của Pascal. Nó đã là công cụ của ý thức hệ mù lòa, của kỹ thuật câm điếc.
James vẫn là con người nguyên vẹn của Thượng đế, con người chân thật trong hạnh phúc và trong bất hạnh, trong sung sướng và trong đau khổ, trên thiên đường cuộc sống và dưới địa ngục tù đày. Chàng đang chôn chân lún đầm đời hiu quạnh. James Fisher dang rộng đôi cánh tay ngang vai. Bóng tối mịt mù chẳng ai nhận diện chàng, trừ Thượng đế nằm úp mặt trên lưới sắt gập ghềnh hệ lụy ngó xuống. Chàng như thể Jésus Christ. Nếu nước Mỹ đã gây ra những lỗi lầm, những tội ác, James Fisher chịu cực hình cho nước Mỹ như Jésus Christ đã chịu cực hình cho nhân loại. Chắc chắn, người Mỹ sẽ phải truy nã bản thân mình. James nhắm mắt. Chàng ngủ đứng dưới hầm nước ngục đá. Xác chàng định cư ở cõi thế hẹp hòi, nhỏ bé nhưng hồn chàng phiêu du lên ngọn đỉnh đời mới lạ, ở đó, loài người đã quên hết mọi chuyện bần tiện và đã thương yêu nhau thắm thiết.
Chàng mở mắt khi nghe hồi kẻng báo ngày. James vẫn đứng, vẫn dang hai tay. Chàng ngạc nhiên biết mình còn sống. James thấy một luồng ánh sáng ùa vào hầm nước đen thui. Cơ hồ một dòng sông êm đềm giữa biển cuồng nộ. Cơ hồ một lối bình yên giữa khu rừng bốc cháy. Ánh sáng trên cửa hầm, chỗ dẫn nước ra vào mùa mưa, nơi dưỡng khí cho tù nhân chút hy vọng mong manh. Chàng lại nghe tiếng chân bước mạnh trên lưới sắt. Đèn bấm rọi xuống hầm nước. Nắp lưới kéo cao. Người ta thả cái thang giây. James bám lấy, leo lên, leo lên … Chàng vất vả leo lên từng bậc, từng bậc. Nghĩa đời ở những bậc thang giây đó.
Người ta dẫn James trở lại phòng cũ. Như lần từ conex trở về, chàng được tắm gội, đánh răng, thay quần áo mới. James Fisher chẳng còn băn khoăn, lo lắng gì về những hệ lụy chập chùng mà nàng Chi Mai đã răn đe chàng, đã bắt chàng ngụp lặn. Phải chăng, khi con người quá đau khổ, nó mất hết cảm giác đau khổ; khi con người quá sợ hãi, nó mất hết cảm giác sợ hãi. Và khi đó, tất cả mọi trò chơi của ý thức hệ đều vô nghĩa.
(Trích Một tù binh Mỹ ở Việt Nam)
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trại Tập Trung
Duyên Anh
Trại Tập Trung - Duyên Anh
https://isach.info/story.php?story=trai_tap_trung__duyen_anh